Tản mạn văn học
Nhiều năm trước, tôi có tham dự buổi ra mắt tác phẩm Mouring Headband For Hue của nhà văn Nhã Ca tại Toronto. Nghe danh Nhã Ca-Trần Dạ Từ đã lâu từ trong nước mãi đến nay tôi mới gặp cả hai ông bà. Mouring Headband For Hue do giáo sư Sử học, Tiến sĩ Olga Dror thuộc Đại học Texas A&M University chuyển ngữ từ tác phẩm Giải Khăn Sô Cho Huế, tập hồi ký của Nhã Ca in tại Sài Gòn 1969, được Giải Văn Chương Quốc gia Việt Nam Cộng Hòa năm 1970.
Nhiều năm trước, tôi có tham dự buổi ra mắt tác phẩm Mouring Headband For Hue của nhà văn Nhã Ca tại Toronto. Nghe danh Nhã Ca-Trần Dạ Từ đã lâu từ trong nước mãi đến nay tôi mới gặp cả hai ông bà. Mouring Headband For Hue do giáo sư Sử học, Tiến sĩ Olga Dror thuộc Đại học Texas A&M University chuyển ngữ từ tác phẩm Giải Khăn Sô Cho Huế, tập hồi ký của Nhã Ca in tại Sài Gòn 1969, được Giải Văn Chương Quốc gia Việt Nam Cộng Hòa năm 1970.
Trong cuộc tổng tấn công Mậu Thân Huế, tác giả Giải Khăn Sô Cho Huế là chứng nhân trước thảm cảnh thành phố Huế bị tàn phá và hàng chục ngàn người dân bị tàn sát. Sau hơn hai tháng sống kề cận với cái chết, Nhã Ca về Sài Gòn đã viết nên những trang hồi ký Giải Khăn Sô Cho Huế kể lại những điều mắt thấy tai nghe trong cuộc tổng công kích của Cộng Sản vào thành phố lịch sử Huế. Tuy nhiên, trước đó bà phải đợi tình hình thời sự sau biến cố Tết Mậu Thân cũng như "những hậu ý xô bồ của thời cuộc" lắng xuống đến gần hai năm sau, "Hai năm, hài cốt cả chục ngàn dân Huế bị tàn sát ở bờ bụi, vứt bỏ xuống đáy sông đáy suối, đã được thu nhặt dần…" tác phẩm này mới thực sự ra đời. Khi Giải Khăn Sô Cho Huế vừa xuất bản đã sớm đến tay độc giả, từ đó toàn bộ tác quyền của tác phẩm nổi tiếng này được tác giả dành tặng cho Huế.
Nhưng sau năm 1975, vì nội dung trong tác phẩm Giải Khăn Sô Cho Huế, Nhã Ca bị nhà nước Cộng Sản bắt giam hai năm. Chính cuốn Giải Khăn Sô Cho Huế bị liệt vào hàng phản động, trưng bày trong “Nhà Triển Lãm Tội Ác Mỹ Ngụy” là chứng tích kết tội bà “biệt kích văn hóa” trong khi chồng bà, nhà thơ Trần Dạ Từ, sống lây lất trong tù đến 12 năm. Do sự can thiệp của hội Văn Bút Quốc tế phối hợp với hội Ân Xá Quốc tế và thủ tướng Thụy Điển Ingvar Carlsson, ông bà được sang Thụy Điển tị nạn. Năm 1992 bà cùng gia đình sang California định cư và lập hệ thống Việt Báo Daily News tại Quận Cam đến nay.
Đọc Giải Khăn Sô Cho Huế người đọc nhận ra những nạn nhân trong trận Tổng công kích Mậu Thân Huế đã chết dưới những viên đạn và những nhát cuốc ác liệt của phía bên kia là nỗi đau của cộng đồng và là cái tang chung cho cả nước. Ở nhà văn nữ này, cuốn hồi ký trên là sự kết hợp của trí tuệ trang nghiêm, sâu lắng, giản dị và nhân từ. Cho đến nay tôi vẫn nghĩ rằng chữ nghĩa thâm trầm nhưng gần gũi thân thiết kia như giải khăn sô hay đúng hơn là tấm khăn tang mà tác giả dụng ý đắp lên nỗi oan khiên của người Huế, những nạn nhân vốn cần cù, giản dị, gần gũi và bình thường như bất kỳ người dân đất Thần Kinh hiền lành như đất đai, như cây lúa mà tôi đã từng gặp. Thật ra chết dưới mọi hình thức nào cũng là chết, nhưng không đâu trên khắp đất nước này cái chết lại tàn bạo như ở Huế.
Ở Nhã Ca-Trần Dạ Từ tôi luôn cảm phục và kính trọng nhân cách của hai ông bà và những người con, trong cơn khốn khó vẫn âm thầm che giấu nhà văn Mai Thảo trong nhà mình, giữa lúc Mai Thảo đang bị nhà nước Cộng Sản truy lùng ráo riết.
Nhã Ca sinh năm 1939 tại Huế, dù sớm lìa quê Huế nhưng suốt đời bà, Huế vẫn là niềm thương khó, là nỗi ám ảnh khôn nguôi. Những tưởng Huế muôn đời trầm mặc, cổ kính nhưng chiến tranh đã làm Huế hiển lộ và trong nỗi khốn khổ đó Nhã Ca đã gặp lại Huế như một kiếp số mà không cách gì thoát ra được. Hình như cuộc đời bà, số phận bà và Huế cùng gánh chung một nỗi đau đời, quá sức. Chính vì lẽ đó, Nhã Ca và Huế, Huế và chiến tranh đã làm ra Giải Khăn Sô Cho Huế. Đọc hồi ký này có lẽ nhiều người cũng như tôi như nuốt nhầm một thứ tai họa to lớn của Huế cùng với máu và nước mắt chảy ngược vào lòng.
Tôi vẫn còn nhớ hồi ở lính tôi đến với thế giới thơ Nhã Ca trước khi đọc tản văn của bà. Cũng nhờ anh bạn cùng đơn vị ở Pleiku sưu tầm thơ của các nhà thơ nữ, anh chịu khó chép tay, đóng thành tập và tự đặt một cái tựa là lạ Tiếng Gió Chuông. Văn học miền Nam vào thập niên 1960 rất ít nhà thơ nữ nên tập thơ chép tay Tiếng Gió Chuông chỉ có vài chục trang giấy học trò. Bài thơ đầu tiên tôi đọc là bài Tiếng Chuông Thiên Mụ của Trần Thy Nhã Ca sau này tôi mới biết là của nhà thơ kiêm nhà văn xứ Huế – Nhã Ca:
Tôi lớn lên bên này sông Hương
Con sông chẻ đời ra những vùng thương nhớ
Cây trái Kim Long, sắt thép cầu Bạch Hổ
Cửa từ bi vồn vã bước chân sông
Mặt nước xanh trong suốt tuổi thơ hồng
Tháp cổ chuông xưa sông hiền sóng mọn
Những đêm tối bao la những ngày tháng lớn
Những sáng chim chiều dế canh gà
Tiếng chuông buồn vui dợn thấu xương da
Người với chuông như chiều với tối
Tôi bỏ nhà ra đi năm mười chín tuổi
Đêm trước ngày đi nằm đợi tiếng chuông
Cuối cơn điên đầu giấc ngủ đau buồn
Tiếng chuông đến dịu dàng lay tôi dậy
Tiếng chuông đến và đi chỉ mình tôi thấy
Chỉ mình tôi nhìn thấy tiếng chuông tan
Tiếng chuông tan đều như hơi thở anh em
Tiếng chuông tan rời như lệ mẹ hiền
Tiếng chuông tan lâu như mưa ngoài phố
Tiếng chuông tan dài như đêm không ngủ
Tiếng chuông tan tành như tiếng vỡ trong tôi
Từ dạo xa chuông khôn lớn giữa đời
Đổi họ thay tên viết văn làm báo
Cơm áo dậy mồm ăn lơ nói láo
Cửa từ bi xưa mất dấu đứa con hư
Tháp cổ chuông xưa, sông nhỏ sương mù
Dòng nước cũ trong mắt nhìn ẩm đục
Con đường cũ trong hồn nghe cỏ mọc
Chuông cũ giờ đây bằn bặt trong da
Tuổi hồng sa chân chết đuối bao giờ
Ngày tháng cũ cầm bằng như thác lũ
Nhưng sao chiều nay bỗng bàng hoàng nhớ
Tiếng chuông xưa bừng sống lại trongtôi
Tiếng chuông xưa kìa tuổi dại ta ơi
Chuông oà vỡ trong tôi nghìn tiếng nói
Những mảnh đồng đen như da đêm tối
Những mảnh đồng đen như tiếng cựa mình
Những mảnh đồng đen như máu phục sinh
Những mảnh đồng đen kề nhau bước tới
Tôi thức dậy rồi đây chuông ơi chuông hỡi
Tôi thức dậy đây tôi thức dậy rồi
Thưc dậy thực sự rồi
Thức dậy cùng giông bão, thức dậy cùng tan vỡ
Thưc dậy cùng lịch sử
Mẹ hiền ơi thành phố cũ chiều nay
Có tiếng chuông nào rơi như lệ trên tay
Trên mặt nước trên mặt người mặt lộ
Cho con trở về đừng mê sảng ngó
Con sông chẻ đời ra những vùng thương nhớ
Cây trái Kim Long, sắt thép cầu Bạch Hổ
Cửa từ bi vồn vã bước chân sông
Mặt nước xanh trong suốt tuổi thơ hồng
Tháp cổ chuông xưa sông hiền sóng mọn
Những đêm tối bao la những ngày tháng lớn
Những sáng chim chiều dế canh gà
Tiếng chuông buồn vui dợn thấu xương da
Người với chuông như chiều với tối
Tôi bỏ nhà ra đi năm mười chín tuổi
Đêm trước ngày đi nằm đợi tiếng chuông
Cuối cơn điên đầu giấc ngủ đau buồn
Tiếng chuông đến dịu dàng lay tôi dậy
Tiếng chuông đến và đi chỉ mình tôi thấy
Chỉ mình tôi nhìn thấy tiếng chuông tan
Tiếng chuông tan đều như hơi thở anh em
Tiếng chuông tan rời như lệ mẹ hiền
Tiếng chuông tan lâu như mưa ngoài phố
Tiếng chuông tan dài như đêm không ngủ
Tiếng chuông tan tành như tiếng vỡ trong tôi
Từ dạo xa chuông khôn lớn giữa đời
Đổi họ thay tên viết văn làm báo
Cơm áo dậy mồm ăn lơ nói láo
Cửa từ bi xưa mất dấu đứa con hư
Tháp cổ chuông xưa, sông nhỏ sương mù
Dòng nước cũ trong mắt nhìn ẩm đục
Con đường cũ trong hồn nghe cỏ mọc
Chuông cũ giờ đây bằn bặt trong da
Tuổi hồng sa chân chết đuối bao giờ
Ngày tháng cũ cầm bằng như thác lũ
Nhưng sao chiều nay bỗng bàng hoàng nhớ
Tiếng chuông xưa bừng sống lại trongtôi
Tiếng chuông xưa kìa tuổi dại ta ơi
Chuông oà vỡ trong tôi nghìn tiếng nói
Những mảnh đồng đen như da đêm tối
Những mảnh đồng đen như tiếng cựa mình
Những mảnh đồng đen như máu phục sinh
Những mảnh đồng đen kề nhau bước tới
Tôi thức dậy rồi đây chuông ơi chuông hỡi
Tôi thức dậy đây tôi thức dậy rồi
Thưc dậy thực sự rồi
Thức dậy cùng giông bão, thức dậy cùng tan vỡ
Thưc dậy cùng lịch sử
Mẹ hiền ơi thành phố cũ chiều nay
Có tiếng chuông nào rơi như lệ trên tay
Trên mặt nước trên mặt người mặt lộ
Cho con trở về đừng mê sảng ngó
(Sài Gòn, 9-1963)
Tiếng chuông của bài thơ này không những ngân vang thật xa mà còn mang theo nỗi buồn của người con gái Huế. Cố đô Huế là cái nôi của Phật giáo, mảnh đất thần kinh có nhiều chùa chiền linh thiêng. Đặc biệt là chùa Thiên Mụ, nhất cổ tự xứ Huế được xây dựng năm 1601 bởi chúa Tiên Nguyễn Hoàng, vị chúa Nguyễn đầu tiên ở Đàng Trong. Chùa Thiên Mụ với tiếng đại hồng chung ngân rất xa, từ lâu đã đi vào thơ ca.
Bài thơ của Trần Thy Nhã Ca làm tôi nhớ hồi trẻ tôi hay lon ton trên những nẻo đường, cũng từng được nghe tiếng đại hồng chung của chùa Khải Đoan, Banmêthuột, chùa Linh Mụ, Huế, chùa Linh Sơn, Đà Lạt và chùa Quang Minh, Đồng Xoài.
Tiếng Chuông Thiên Mụ của Nhã Ca sáng tác tại Sài Gòn 1963, sáu năm sau tôi mới được đọc bằng bản chép tay và mãi đến tháng 5/2023 ở quê người tôi phổ thành ca khúc mang cùng tên.
Nhã Ca tên thật Trần Thị Thu Vân, sinh năm 1939 tại Huế. Năm 1960 vào Sài Gòn bắt đầu sự nghiệp thơ văn. Nhã Ca Mới là tập thơ đầu tay. Tại hải ngoại, bà tiếp tục sáng tác: Hồi Ký Một Người Mất Ngày Tháng, Đường Tự Do Sài Gòn (2006), O Xưa (2023).
Gửi ý kiến của bạn