Hôm nay,  

Song Thao, Vua Phiếm...

21/05/202311:33:00(Xem: 3109)
Tản mạn văn học

Song thao
Nhà văn Song Thao.


Năm 2011, tôi dự định Ra Mắt Sách truyện dài Đi Mỹ, tác phẩm tôi ấp ủ đã mấy năm. Để cuộc Ra Mắt Sách có màu sắc tôi đã mời các bạn văn nghệ đàn anh mà tôi thân thiết như mời được nhạc sĩ Nhật Ngân và nhà văn Nguyễn Đình Toàn... lên nói về chuyện tác phẩm của tôi. Với Nhật Ngân sẽ lên nói về trường hợp phổ bài thơ Khan Cổ Gọi Tình, Về, và bà xã của Nhật Ngân sẽ lên hát bài này. Mọi chuyện đều suôn sẻ, tôi chỉ đợi đến ngày Ra Mắt Sách. Chủ nhật tuần đó, tôi điện thoại cho nhà thơ Thành Tôn để mời Thành Tôn đi uống cà phê, Thành Tôn cho biết có nhà văn Song Thao từ Canada qua chơi. Tôi nói Thành Tôn mời luôn Song Thao, dù chưa gặp anh lần nào. Đó là lần lần đâu tiên tôi gặp Song Thao tại Quán Phở Quang Trung.
    Trong lần gặp đầu tiên, thời điểm 2011, Song Thao còn rất trẻ, cao ráo, đẹp trai, nói giọng bắc. Giọng nói của người đàn ông Hà Nội (?), rất nhẹ nhàng, hấp dẫn. Chúng tôi nói chuyện văn nghệ "văn gừng", rồi nói đến nhạc sĩ Nhật Ngân. Thành Tôn cho biết tin Nhật Ngân bịnh nặng, đang nằm bịnh viện, rồi Thành Tôn bảo:
    – Sẵn đây, tụi mình đi thăm Nhật Ngân nghe.
    Tất cả đồng ý, ủy thác tôi điện thoại cho Nhật Ngân. Tôi bấm điện thoại thì có giọng nữ trả lời:
    – Tôi là vợ Nhật Ngân đây.
    Tôi nói:
    – Chúng tôi muốn đến thăm Nhật Ngân bây giờ, được không chị?
    Chị bảo:
    – Anh Nhật Ngân mới uống thuốc xong nên còn mệt lắm, thôi để lúc khác. Xin cảm ơn mấy anh.
     Thế là chúng tôi qua Coffee Factory uống cà phê.
    Tôi gặp Song Thao lần đầu trong trường hợp như vậy.
    Và trong buổi Ra Mắt Sách lần đó của tôi, (dĩ nhiên) có nhà viết Phiếm Song Thao tham dự. Trong lời giới thiệu với các quan khách, tôi đã gọi anh là Vua Phiếm, dù lúc đó, tôi đọc những tác phẩm Phiếm của anh rất ít, đâu ba, bốn cuốn (bài) gì đó, do anh Thành Tôn gởi tặng thay Song Thao, mà (thật ra) không đọc được hết cuốn nào.
 
***
 
Phiếm nói chung là những bài viết, ý tưởng nói lan man, không chủ đích... như chuyện Phiếm... chẳng hạn. Tra trên Google thì từ Phiếm có nghĩa là: Tính từ có nghĩa là: trò chuyện, chơi đùa, chung chung, không thiết thực, không đâu vào đâu. Động từ: (Ít dùng) bàn luận chung chung, không thiết thực. Nhưng tôi thấy chữ Phiếm sau này đã bị lạm dụng nhiều qua sách báo, như những bài Phiếm luận của các nhà báo thường bày tỏ quan niệm của mình và thường chỉ trích, đả kích các ý của các tác giả khác. Các tác giả thường thì đả kích có lúc nhẹ nhàng, lịch sự, nhưng cũng có tác giả lợi dụng chữ phiếm để đả kích thật mạnh vào tác giả đối nghịch, nhiều khi đem đời tư của người ta ra mà nói (xấu). Có một thời, ở Nam Cali có tờ báo có mục “Phiếm Dị”, thường gây nên những nỗi lo sợ cho nhiều người, vì những bài Phiếm này thường hay gây sóng gió trong cộng đồng.
    Nhưng với Song Thao thì khác, chủ đích Phiếm của Song Thao là bàn những đề tài chung chung, nhưng xoáy sâu vào các vấn đề qua cái nhìn từ đông tây kim cổ, khiến người đọc mở rộng thêm tầm nhìn. Với văn phong dí dỏm, nhẹ nhàng, khiến người đọc muốn đọc bài viết từ đầu đến cuối. Đó cũng là biệt tài của Song Thao. Như vậy, dù bàn chuyện chung chung mà đến nay, Song Thao đã xuất bản đến 29 cuốn Phiếm, cuốn nào cũng dày trên 300 trang, thật là dễ nể. Nên (từ năm 2011), tôi gọi Song Thao là Vua Phiếm cũng không ngoa tí nào.
    Tôi thường thích bộ môn truyện ngắn hơn. Truyện ngắn của một tác giả nào tôi yêu thích là tôi đọc say mê từ đầu đến cuối, thế mà Phiếm Song Thao, cũng đã hấp dẫn không kém, khiến tôi đọc thường hết một bài. Như vậy, cũng đã nói lên tài viết Phiếm của anh. (Bây giờ, tôi thường chọn những truyện, thơ, được viết ngắn, chứ dài lê thê, nhiều chữ quá (dù hay) tôi cũng đọc không hết, có lẽ não trạng tôi đã bị lão hóa mất rồi chăng.)
    Ngoài Phiếm ra, Song Thao còn viết truyện ngắn nữa. Anh đã in được 7 tập truyện là:  Bỏ chốn mù sương, Đong đưa cuộc tình, Còn đó bóng hình, Chân mang giày số 6, Cuối ngày, một lần ngồi lại,  Bên lưng những con chữ, Chốn cũ... Với 29 tập Phiếm và 7 tập truyện ngắn, Song Thao đã cho chúng ta thấy sức viết của anh rất mạnh, bây giờ ở tuổi trên hàng tám, mà anh vẫn đều đều cho ra sách.
    Cách đây khoảng 3, 4 năm, tôi lại gặp Song Thao ở nhà  Thành Tôn. Thành Tôn có ý chiêu đãi vợ chồng Song Thao, khi có chị Song Thao đi cùng anh qua thăm bà con ở Nam Cali. Trong bàn tiệc, nghe giới thiệu, chị Song Thao là con gái của ông bà giáo sư Lê Nguyên Diệm, người đã cùng các giáo sư Bùi Tấn, Đinh Quy, ra sách Toán Giáo Khoa từ đệ thất đến đệ tứ hồi đó, học trò chúng tôi ai cũng học, nên ai cũng biết ba vị giáo sư này. Thầy Lê Nguyên Diệm có thời gian làm hiệu trưởng trường trung học Võ Tánh, Nha Trang.
    Hôm đó ăn uống (nhậu nhẹt chút đỉnh) xong, chúng tôi bắt tay nhau ra về trong vui vẻ. Từ nhà Thành Tôn, đi một đoạn ngắn thì xe của nhà văn Phạm Phú Minh bị xẹp lốp, nhà thơ Thành Tôn chủ nhà, đành phải xắn tay áo, mở cốp sau lấy bánh xe "sơ cua" ra thay cho xe anh Phạm Phú Minh. Ở đây, toàn là các nhà văn, nhà thơ "chân yếu tay mềm", chỉ biết cầm cây bút thôi, mà nay phải hì hục sửa xe! Thật là đáng nể. Công đầu phải dành cho nhà thơ Thành Tôn, anh sửa xe rất giỏi. Còn chúng tôi chỉ thợ vịn.
    Một kỷ niệm đáng ghi nhớ.
   Nay, từ Nam Cali, nhìn qua đất nước Canada thật xa vời vợi, tôi vẫn mãi nhớ anh Song Thao, anh Luân Hoán. Mong các anh luôn luôn khỏe mạnh. Nếu có dịp, các anh qua thăm Nam Cali, chơi với chúng tôi thì vui biết mấy. Chúng ta cùng uống với nhau vài ly rượu nhẹ thôi cũng vui lắm rồi.
    Được thế thì vui biết bao nhiêu há vua Phiếm Song Thao!

   

– Trần Yên Hòa

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Milan Kundera, nhà văn nổi tiếng quốc tế với những tác phẩm văn học bất đồng chính kiến ở Tiệp Khắc thời Cộng sản đã khiến ông phải sống cuộc đời lưu vong từ năm 1975, vừa qua đời ở Paris. Ông thọ 94 tuổi...
Cuộc phỏng vấn được thực hiện với ông Hoàng Hưng, cựu giáo viên trung học môn Văn, nhà thơ, dịch giả từ miền Bắc, và ông Lê Nguyễn, nhà nghiên cứu lịch sử độc lập, cựu Phụ tá Tỉnh trưởng đặc trách Phát triển Kinh tế dưới chế độ VNCH, từ miền Nam...
Anh tặng em mùi máu / Trên áo trận sa trường / Máu anh và máu địch / Xin em cùng xót thương... (Thơ TMT).
Lớp tuổi của chúng tôi, những người sinh ra và lớn lên trong những thập niên 30, 40, 50 của thế kỷ trước, được cắp sách đi học đến bậc trung học, chắc có lẽ ai ai cũng biết đến ông, nhà văn Nhất Linh, người sáng lập Tự Lực Văn Đoàn, nhà hoạt động cách mạng và chính trị Nguyễn Tường Tam. Hình ảnh của ông là biểu tượng cho một ước vọng tuổi trẻ – tuổi thanh niên lúc bấy giờ:..
Kể từ khi Putin xua quân xâm lược Ukraine ngày 24/2/2022, những vùng đất quân Nga xâm chiếm đã xảy ra những thảm cảnh vô cùng bi đát như cướp của, hãm hiếp phụ nữ rất man rợ! Những hình ảnh đó được loan tải trên hệ thống truyền thông, hầu hết các quốc gia trên thế giới lên án sự tàn ác, vô luân của quân Nga. Nhân đây, đề cập đến tác phẩm Giờ Thứ 25, cách đây hơn bảy thập niên, nhà văn Virgil Gheorghiu đã mô tả thú tính xác thịt của bọn quân xâm lược hãm hiếp phụ nữ thời đó và hiện nay man rợ như nhau...
Sáng thứ bảy, 3 tháng 6, thành phố Santa Ana còn trong tinh sương, các thiện nguyện viên trẻ của Hội Văn Học Nghệ Thuật Việt Mỹ VAALA đã lăng xăng bận rộn chuẩn bị cho chương trình hội luận khai mạc VietBookFest, Hội Chợ Sách đầu tiên giới thiệu sách viết bằng tiếng Anh của các tác giả gốc Việt, và đây cũng là hội chợ sách Việt có tầm vóc đầu tiên tại Hoa Kỳ, một ngày "festive" với nhiều sinh hoạt chữ nghĩa từ sáng đến chiều, bao gồm hội luận buổi sáng, chợ sách buổi trưa, và chương trình đọc thơ và trình diễn nhạc buổi chiều.
Chúng ta hàng ngày đọc tin thời sự, dễ dàng nhìn về thế giới Hồi giáo dường như đầy những bạo lực, và nhìn về một quốc gia Iran như một tuyến đầu tua tủa những dàn phóng phi đạn hướng về thế giới tự do. Chúng ta cũng từng thấy các chính phủ Hồi giáo theo các hệ phái khác nhau đã kình nhau, thậm chí trong một nước, như Iraq, cùng từng sinh khởi nội chiến. Tuy nhiên, vẫn có một Hồi giáo khác, một Hồi giáo rất mực hòa bình, một hệ phái ít được báo chí hàng ngày tường thuật chỉ vì họ không gây ra các biến cố hung hăng nào. Đó là Hồi giáo Sufi, một khuynh hướng rất mực thần bí có từ nhiều thế kỷ qua, và là nơi rất mực thơ mộng của Hồi giáo: một nơi của những dòng chữ về vẻ đẹp của sa mạc, của tịch lặng, của yêu thương. Các tác phẩm văn học Sufi ghi trong nhiều ngôn ngữ khác nhau, có nội dung tư tưởng thần bí của Hồi giáo Sufi. Khuynh hướng này trong tiếng Anh gọi tắt là Sufism
Nhiều năm trước, tôi có tham dự buổi ra mắt tác phẩm Mouring Headband For Hue của nhà văn Nhã Ca tại Toronto. Nghe danh Nhã Ca-Trần Dạ Từ đã lâu từ trong nước mãi đến nay tôi mới gặp cả hai ông bà. Mouring Headband For Hue do giáo sư Sử học, Tiến sĩ Olga Dror thuộc Đại học Texas A&M University chuyển ngữ từ tác phẩm Giải Khăn Sô Cho Huế, tập hồi ký của Nhã Ca in tại Sài Gòn 1969, được Giải Văn Chương Quốc gia Việt Nam Cộng Hòa năm 1970...
Nhắc đến GS Nguyễn Văn Sâm, người ta biết ông nhiều trong cương vị một nhà giáo, nhà nghiên cứu, nhà sưu tầm, dịch thuật, khảo cứu di sản Hán-Nôm và văn học Nam Bộ hơn là nhà văn, nhà thơ. Điều này không phải do sáng tác của ông chưa chín, mà có lẽ chính sự đóng góp quá lớn của ông ở mảng khảo cứu, dịch thuật Hán-Nôm đã làm che khuất những tác phẩm văn chương giá trị của ông...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.