Hôm nay,  

Sức sống của một ý thơ

18/04/202313:32:00(Xem: 2206)
Tản mạn văn học

nha-tho-ly-bach
Thi tiên Lý Bạch.


Mấy tháng đầu năm 2023 này sao mà mưa bão liên miên... Làm như thiên nhiên muốn bù đắp cho tình trạng hạn hán kéo dài cả thập niên trước đây ở tiểu bang Cali. Dường như không hẳn thế mà xem ra còn ngược lại: Đợt biến động khí hậu này liên tiếp cũng đã và đang gây nên quá nhiều thiệt hại trên hầu hết các vùng của lãnh thổ Hoa Kỳ, đe dọa nặng nề đến môi trường sống của toàn thể dân cư nữa!
     Riêng cá nhân tôi thì phải thú nhận, sức khỏe rõ rệt đã bết bát rồi. Vì đủ mọi thứ, mà chắc hẳn rõ rệt và gần gũi nhất vẫn là tuổi tác: Năm nay tôi thực sự đã bước vào lớp tuổi tám mươi. Thêm nữa, mấy năm vừa qua, bạn hữu thân thuộc của tôi, họ rủ nhau đi vào cõi vô cùng khá là nhiều; nhiều đến độ chưa bao giờ tôi cảm thấy chóng mặt. Nói chung, cụ thể là tôi bị cảm cúm, không nặng lắm nhưng lại dây dưa kéo dài hai ba tuần lễ mới khỏi. Và dĩ nhiên là tôi bắt buộc phải ở nhà dưỡng sức, thưa hẳn đi các dịp ra ngoài gặp gỡ bè bạn.
     Trong lúc rảnh rỗi ấy, tôi nhẩn nha mò vào Google và kiếm ra được đoạn Cổ phong [bài thứ 39] của Lý Bạch, do GS Dương Anh Sơn biên soạn và dịch.

Nguyên bản và thơ dịch:

Đăng cao vọng tứ hải
Thiên địa hà man man                
Sương b
ị quần vật thu
Phong phiêu đại hoang hàn.

Vinh hoa đông lưu thủy
Vạn sự giai ba lan
Bạch nhật yểm tồ huy
Phù vân vô định đoan.
Ngô đồng sào yến tước
Chỉ cức thê uyên loan
Th
ả phục quy khứ lai
Kiếm ca hành lộ nan.
                                  
  
Dịch nghĩa:

Lên cao, trông vời bốn biển. Cớ chi trời đất rộng mênh mông! Sương mùa thu che phủ khắp mọi vật. Vùng hoang rộng lớn gió cuồn cuộn thổi lạnh lùng. Chuyện sang giàu như nước trôi chảy về phương đông .Muôn việc đều như những đợt sóng lớn tràn bờ. Ánh sáng ban ngày bị che khuất! Đám mây trôi nổi không biết dừng nơi nao! Con chim én, chim sẻ làm tổ nơi cây ngô đồng; con chim uyên, chim loan đậu nghỉ nơi bụi gai. Thôi thì hãy quay trở về chốn cũ. Cùng thanh kiếm hát bài "đường đi bao khó khăn".


Tạm chuyển sang thể lục bát:  

Lên cao bốn biển vời trông
C
ớ sao trời đất mênh mông khôn lường!
M
ùa thu mọi vật phủ sương,
Gi
ó cuồn cuộn lạnh khắp vùng rộng hoang.
Về đ
ông xuôi chảy giàu sang,
Bi
ết bao nhiêu chuyện sóng tràn cuốn bay!
Khuất che
ánh sáng ban ngày,
Không sao đoán đư
ợc mây trôi bềnh bồng!
Tổ chim
én, sẻ, ngô đồng,
Uy
ên, loan gai góc cũng dừng nghỉ ngơi.
H
ãy về quê cũ hỡi người!
C
ùng thanh kiếm hát: đường đời khó khăn!
(GS Dương Anh Sơn).

***


Nội dung bài thơ Cổ phong nêu trên của Lý Bạch đã khiến tôi liên tưởng nhớ lại cách đây trên nửa thế kỷ. Khoảng độ năm 1967, tôi sống bằng nghề dậy học trong xã hội Miền Nam Việt Nam bấy giờ đang dần dần thấm sâu vào hoàn cảnh bức bách, với một tương lai mỗi lúc một đen tối thêm. Quay quắt bí lối, tự nhốt mình vào không khí Thơ Đường, trong ba năm trời tôi miệt mài đọc những cuốn sách mà đến giờ còn nhớ được. Như Tản Đà Vận Văn toàn tập của Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu; như Đường Thi do cụ Trần Trọng Kim tuyển dịch, nhà xuất bản Tân Việt; hay Cổ Văn Trung Quốc của Nguyễn Hiến Lê... Hồi ấy, tôi đã nhẩn nha đọc, thấm thía và tiện thể phóng dịch, cứ thế độ trên hai trăm bài của nhiều tác giả, suốt từ đời Tùy xuống đến triều đại nhà Thanh, tất cả theo thể lục bát. Dĩ nhiên trong ấy có bài Cổ phong này.
     Và nếu tôi còn nhớ không lầm thì hồi ấy tôi đã tự diễn nghĩa ra theo phương thức tôi hiểu bài thơ này một cách hợp lý và đồng thời sử dụng từ ngữ của thời đại hiện tôi đang sống, đương nhiên là cụ thể và khẳng định hơn thời xưa nhiều. Chẳng hạn tôi muốn dẫn giải như sau:


     Lên lầu cao, nhìn ra bốn phương tám hướng. (Thấy) trời đất sao mà rộng đến thế! Sương thu che phủ khắp mọi vật. Ngoài bãi hoang rộng lớn mênh mông, gió cuồn cuộn thổi lạnh lùng. (Mà tự nghiệm thấy) chuyện vinh hoa phú quý trong đời người (thì lúc còn lúc mất) giống như ớc trôi xuôi rồi cũng chảy (mất hút) về (biển) đông (mà thôi). Muôn sự việc (ở đời) cũng đều như những đợt sóng lớn tràn bờ. Ban ngày nắng sáng rồi cũng bị che khuất! (Trên bầu trời) mây luôn luôn trôi nổi vô định. Chim én, chim sẻ làm tổ nơi cây ngô đồng; chim uyên, chim loan đậu nghỉ nơi bụi gai. Thôi thì hãy quay trở về chốn xưa. Cùng thanh kiếm (mà) hát "đường đi gian nan"!
     Dẫn giải đây có nghĩa là tôi muốn trình bày theo những gì tôi hiểu nội dung bài thơ của người xưa theo như nguyên trạng như vậy. Nhưng đồng thời tôi lại thấy phần đoạn thơ ở giữa (từ câu thứ hai đến câu thứ chín), nhà thơ Lý Bạch đã diễn giải lan man từ những hiện tượng – cảnh sắc thiên nhiên – sang đến cảm nhận được biến đổi hoàn cảnh sống của đời người lẫn vũ trụ vạn vật; nhưng trong những đổi dời miên man ấy, vạn vật cũng như con người luôn tìm cách để được ổn định, an bình.
     Phần diễn tả thực tại này hiện diện từ thời đại của Lý Bạch, nghĩa là xưa đến cả trên dưới một ngàn rưỡi năm, xem ra so với giai đoạn 1967-1975, hoàn cảnh tôi đang ngụp lặn hồi ấy đã phức tạp và gay gắt hơn rất nhiều rồi. Khác biệt đến độ tôi thấy đoạn thơ này được tác giả Lý Bạch diễn đạt khá đơn giản và đã không đủ sức kích thích để tôi phóng dịch đầy đủ ra thành cả bài. Và cuối cùng tôi đã chỉ có thể diễn đạt qua bốn câu lục bát, qua 2 câu đầu và hai câu cuối nguyên của bài thơ Cổ phong ấy, để chỉ muốn diễn tả cảm xúc của cá nhân tôi hồi đó.
     Trình bày một cách rành mạch hơn: Sự kiện mà tôi tiếp cận với bài cổ phong này của Lý Bạch lại đã cách nay cả trên nửa thế kỷ nữa rồi, tôi không chắc là mình nhớ đúng nguyên văn như vậy. Nhưng cụ thể thì lục ra những gì còn ghi lại, tôi chỉ tìm thấy có bốn câu cảm tác bài Cổ phong ấy như sau:


Một hôm lên được lầu cao
Nh
ìn ra bốn phía, cảnh trào ý dâng...
Th
ôi ta về quách cho xong
Vỗ gươm m
à hát rằng đường gian nan!

Bình tâm mà nghiệm lại, tôi thấy hoàn cảnh tại Sàigòn, với những biến động như Tết Mậu Thân (1968), đã khiến cá nhân tôi phải nỗ lực bươn trải tranh đấu gay gắt để được sống sót từng ngày trước một tương lai mù mịt. Hoàn cảnh lúc ấy cũng đã quá sôi động, hơn hẳn khung cảnh mà Lý Bạch diễn đạt trong nguyên tác bài thơ của ông.
     Huống chi bây giờ, giữa lúc tâm trí tôi đang bấn bíu bởi những sự kiện đang biến động gay gắt trong xã hội: Chẳng hạn như đại dịch Covid-19 ba năm rồi vẫn dây dưa và chưa dứt khoát biết được nguyên do, cũng như sinh hoạt xã hội-chính trị hiện quá nhiều bế tắc đang cần phải điều chỉnh cấp thời. Và nhất là hiện trạng ở Việt Nam đang diễn biến sau gần nửa thế kỷ nay:
     – Một mặt chính quyền mỗi lúc một lộ rõ chủ trương nô lệ hóa chính dân cư của mình!
     – Trong khi ấy thì dân chúng mỗi lúc một cam go trong nỗ lực sống còn bằng diễn trình thực thi quyền làm người nói chung, mà phải lặn ngụp qua những gian khổ để mong tạo cho được nếp sống xã hội dân sự của nền dân chủ phôi thai.
     Và tôi thấy cũng nên ngẫm lại từ kinh nghiệm sống của cá nhân mình:
     – Cách đây trên nửa thế kỷ, sau sự kiện Tết Mậu Thân 1968, tôi đã phải ngụp lặn trong
 hàng loạt những gian khổ triền miên bên bờ vực tử sinh cả trên một thập niên sau đó.
     – Còn hiện tại, con đường trở về với cái tâm trong sáng của từng cá nhân mỗi người trong chúng ta chắc chắn là vẫn cứ phải phấn đấu sống còn ở tương lai trước mặt.
     Từ đấy, tôi bật ra ý định rằng mình tự nhiên muốn viết lại bốn câu thơ chót, thành:

Một hôm lên được lầu cao
Nh
ìn ra bốn phía, cảnh trào ý dâng...
Th
ôi ta về quách cho xong
Dẫu t
âm đã rõ rằng đường gian nan.


Phạm Quốc Bảo

(14/04/2023)



     

                 



Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hằng năm, cứ đúng ngày 15 tháng Chạp, dù bận cách mấy vợ tôi cũng không hề quên việc lặt lá cho cây mai trong sân nhà. Nếu thời điểm này trời tạnh ráo, thường là cây mai sẽ nở hoa thật đẹp vào Tết nguyên đán.
Năm nay, 2020 đánh dấu 200 năm thi hào Nguyễn Du qua đời (1820-2020). Trang Từ Điển Bách Khoa www.newworldencyclopedia.org đã xếp thi hào Nguyễn Du ngang hàng với thi hào Homer của Hy Lạp và thi hào Shakespeare của Anh Quốc.
Trong năm 2020, thế giới sẽ chào mừng 250 năm ngày sinh của Ludwig van Beethoven (1770-1827) trong khi người Việt Nam chúng ta thì nhớ tới Nguyễn Du, đã tạ thế đúng 200 năm về truớc.
Trong cương vị của một cá nhân, một người học sử và hiểu rõ tầm quan trọng của lịch sử, ngày Tết tôi nghĩ về sự mất mát của lịch sử, của kinh nghiệm, của trí ức. Thành vậy nên dịp Tết này tôi thành tâm kêu gọi mọi người quan tâm đến lịch sử và hãy kể hoặc viết lại lịch sử của mình hầu góp phần duy trì lịch sử cho thế hệ mai sau cũng như góp phần dệt nên một bức tranh lịch sử Việt Nam và con người Việt Nam đa dạng và phong phú hơn những gì đang có trong sách sử.
Thi hào Nguyễn Du (1766–1820) mang trong tâm rất nhiều nỗi buồn sâu thẳm… Đó là điểm nổi bật khi đọc lại thơ Nguyễn Du, nơi đó từng trang sách, từng câu văn là những suy nghĩ rất buồn.
Nhà văn Doãn Quốc Sỹ sinh ngày Mùng Hai Tết Quí Hợi, nhằm ngày 17/02/1923. Từ lâu, ông đã là vị niên trưởng của văn giới Việt Nam. Năm nay, Canh Tý 2020, Ông đã qua 8 con giáp và tròn 97 tuổi vào đúng ngày mùng 2 Tết, nhà văn ung dung tự tại, có mặt tại các chương trình sinh hoạt văn hóa nghệ thuật trong cộng đồng.
Lời tòa soạn: Từ Franz Kafka đến Milan Kundera, hai nhà văn kiệt xuất của thế kỷ XX. Cả hai đều có chung một nền tảng văn hóa, một khảo hướng và một chủ hướng văn học: làm mới văn chương và dùng tiểu thuyết để nói những điều chỉ tiểu thuyết mới nói được. Cả hai đều để lại cho hậu thế những kiệt tác văn học, ảnh hưởng bao trùm gần như toàn thể nhân loại. Kafka sống vào đầu thế kỷ, Kundera vẫn còn tại thế dù năm nay, 2020, đã trên 90 tuổi. Việt Báo hân hạnh gửi đến độc giả Việt bốn phương ít dòng tiêu biểu của hai nhà văn lừng lẫy này qua phần chuyển ngữ và giới thiệu của dịch giả Trịnh Y Thư.
Nhà văn Dương Hùng Cường sinh ngày 1/10/1934 tại Hà Nội. Ông gia nhập Không quân và học về cơ khí tại Pháp năm 1953. Ông là hạ sĩ quan phục vụ ở nhiều đơn vị từ 1955, đến những năm 1960 mang cấp bậc Chuẩn úy, làm việc tại Phòng Tâm lý chiến, Bộ Tư lệnh Không quân VNCH.
Thứ Hai, ngày 20 tháng 1 năm 2020, nước Mỹ ăn mừng sinh nhật lần thứ 91 của Mục Sư Martin Luther King, Jr., nhà lãnh đạo nổi tiếng của phong trào nhân quyền và dân quyền Mỹ trong 2 thập niên 1950s và 1960s.
Vào một sáng mai thức sớm, ông già vừa ngâm nga câu hát “…Rồi dặt dìu mùa xuân theo én về/Mùa bình thường/Mùa vui nay đã về…”. Nhìn qua khung cửa, mặt hồ Michigan mênh mông băng giá, gió và tuyết, ông nói một mình, mới đó mà đã 42 năm, mùa xuân trong suốt 42 năm ấy lặng lẽ qua khung cửa này.