Hôm nay,  

Sức sống của một ý thơ

18/04/202313:32:00(Xem: 2204)
Tản mạn văn học

nha-tho-ly-bach
Thi tiên Lý Bạch.


Mấy tháng đầu năm 2023 này sao mà mưa bão liên miên... Làm như thiên nhiên muốn bù đắp cho tình trạng hạn hán kéo dài cả thập niên trước đây ở tiểu bang Cali. Dường như không hẳn thế mà xem ra còn ngược lại: Đợt biến động khí hậu này liên tiếp cũng đã và đang gây nên quá nhiều thiệt hại trên hầu hết các vùng của lãnh thổ Hoa Kỳ, đe dọa nặng nề đến môi trường sống của toàn thể dân cư nữa!
     Riêng cá nhân tôi thì phải thú nhận, sức khỏe rõ rệt đã bết bát rồi. Vì đủ mọi thứ, mà chắc hẳn rõ rệt và gần gũi nhất vẫn là tuổi tác: Năm nay tôi thực sự đã bước vào lớp tuổi tám mươi. Thêm nữa, mấy năm vừa qua, bạn hữu thân thuộc của tôi, họ rủ nhau đi vào cõi vô cùng khá là nhiều; nhiều đến độ chưa bao giờ tôi cảm thấy chóng mặt. Nói chung, cụ thể là tôi bị cảm cúm, không nặng lắm nhưng lại dây dưa kéo dài hai ba tuần lễ mới khỏi. Và dĩ nhiên là tôi bắt buộc phải ở nhà dưỡng sức, thưa hẳn đi các dịp ra ngoài gặp gỡ bè bạn.
     Trong lúc rảnh rỗi ấy, tôi nhẩn nha mò vào Google và kiếm ra được đoạn Cổ phong [bài thứ 39] của Lý Bạch, do GS Dương Anh Sơn biên soạn và dịch.

Nguyên bản và thơ dịch:

Đăng cao vọng tứ hải
Thiên địa hà man man                
Sương b
ị quần vật thu
Phong phiêu đại hoang hàn.

Vinh hoa đông lưu thủy
Vạn sự giai ba lan
Bạch nhật yểm tồ huy
Phù vân vô định đoan.
Ngô đồng sào yến tước
Chỉ cức thê uyên loan
Th
ả phục quy khứ lai
Kiếm ca hành lộ nan.
                                  
  
Dịch nghĩa:

Lên cao, trông vời bốn biển. Cớ chi trời đất rộng mênh mông! Sương mùa thu che phủ khắp mọi vật. Vùng hoang rộng lớn gió cuồn cuộn thổi lạnh lùng. Chuyện sang giàu như nước trôi chảy về phương đông .Muôn việc đều như những đợt sóng lớn tràn bờ. Ánh sáng ban ngày bị che khuất! Đám mây trôi nổi không biết dừng nơi nao! Con chim én, chim sẻ làm tổ nơi cây ngô đồng; con chim uyên, chim loan đậu nghỉ nơi bụi gai. Thôi thì hãy quay trở về chốn cũ. Cùng thanh kiếm hát bài "đường đi bao khó khăn".


Tạm chuyển sang thể lục bát:  

Lên cao bốn biển vời trông
C
ớ sao trời đất mênh mông khôn lường!
M
ùa thu mọi vật phủ sương,
Gi
ó cuồn cuộn lạnh khắp vùng rộng hoang.
Về đ
ông xuôi chảy giàu sang,
Bi
ết bao nhiêu chuyện sóng tràn cuốn bay!
Khuất che
ánh sáng ban ngày,
Không sao đoán đư
ợc mây trôi bềnh bồng!
Tổ chim
én, sẻ, ngô đồng,
Uy
ên, loan gai góc cũng dừng nghỉ ngơi.
H
ãy về quê cũ hỡi người!
C
ùng thanh kiếm hát: đường đời khó khăn!
(GS Dương Anh Sơn).

***


Nội dung bài thơ Cổ phong nêu trên của Lý Bạch đã khiến tôi liên tưởng nhớ lại cách đây trên nửa thế kỷ. Khoảng độ năm 1967, tôi sống bằng nghề dậy học trong xã hội Miền Nam Việt Nam bấy giờ đang dần dần thấm sâu vào hoàn cảnh bức bách, với một tương lai mỗi lúc một đen tối thêm. Quay quắt bí lối, tự nhốt mình vào không khí Thơ Đường, trong ba năm trời tôi miệt mài đọc những cuốn sách mà đến giờ còn nhớ được. Như Tản Đà Vận Văn toàn tập của Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu; như Đường Thi do cụ Trần Trọng Kim tuyển dịch, nhà xuất bản Tân Việt; hay Cổ Văn Trung Quốc của Nguyễn Hiến Lê... Hồi ấy, tôi đã nhẩn nha đọc, thấm thía và tiện thể phóng dịch, cứ thế độ trên hai trăm bài của nhiều tác giả, suốt từ đời Tùy xuống đến triều đại nhà Thanh, tất cả theo thể lục bát. Dĩ nhiên trong ấy có bài Cổ phong này.
     Và nếu tôi còn nhớ không lầm thì hồi ấy tôi đã tự diễn nghĩa ra theo phương thức tôi hiểu bài thơ này một cách hợp lý và đồng thời sử dụng từ ngữ của thời đại hiện tôi đang sống, đương nhiên là cụ thể và khẳng định hơn thời xưa nhiều. Chẳng hạn tôi muốn dẫn giải như sau:


     Lên lầu cao, nhìn ra bốn phương tám hướng. (Thấy) trời đất sao mà rộng đến thế! Sương thu che phủ khắp mọi vật. Ngoài bãi hoang rộng lớn mênh mông, gió cuồn cuộn thổi lạnh lùng. (Mà tự nghiệm thấy) chuyện vinh hoa phú quý trong đời người (thì lúc còn lúc mất) giống như ớc trôi xuôi rồi cũng chảy (mất hút) về (biển) đông (mà thôi). Muôn sự việc (ở đời) cũng đều như những đợt sóng lớn tràn bờ. Ban ngày nắng sáng rồi cũng bị che khuất! (Trên bầu trời) mây luôn luôn trôi nổi vô định. Chim én, chim sẻ làm tổ nơi cây ngô đồng; chim uyên, chim loan đậu nghỉ nơi bụi gai. Thôi thì hãy quay trở về chốn xưa. Cùng thanh kiếm (mà) hát "đường đi gian nan"!
     Dẫn giải đây có nghĩa là tôi muốn trình bày theo những gì tôi hiểu nội dung bài thơ của người xưa theo như nguyên trạng như vậy. Nhưng đồng thời tôi lại thấy phần đoạn thơ ở giữa (từ câu thứ hai đến câu thứ chín), nhà thơ Lý Bạch đã diễn giải lan man từ những hiện tượng – cảnh sắc thiên nhiên – sang đến cảm nhận được biến đổi hoàn cảnh sống của đời người lẫn vũ trụ vạn vật; nhưng trong những đổi dời miên man ấy, vạn vật cũng như con người luôn tìm cách để được ổn định, an bình.
     Phần diễn tả thực tại này hiện diện từ thời đại của Lý Bạch, nghĩa là xưa đến cả trên dưới một ngàn rưỡi năm, xem ra so với giai đoạn 1967-1975, hoàn cảnh tôi đang ngụp lặn hồi ấy đã phức tạp và gay gắt hơn rất nhiều rồi. Khác biệt đến độ tôi thấy đoạn thơ này được tác giả Lý Bạch diễn đạt khá đơn giản và đã không đủ sức kích thích để tôi phóng dịch đầy đủ ra thành cả bài. Và cuối cùng tôi đã chỉ có thể diễn đạt qua bốn câu lục bát, qua 2 câu đầu và hai câu cuối nguyên của bài thơ Cổ phong ấy, để chỉ muốn diễn tả cảm xúc của cá nhân tôi hồi đó.
     Trình bày một cách rành mạch hơn: Sự kiện mà tôi tiếp cận với bài cổ phong này của Lý Bạch lại đã cách nay cả trên nửa thế kỷ nữa rồi, tôi không chắc là mình nhớ đúng nguyên văn như vậy. Nhưng cụ thể thì lục ra những gì còn ghi lại, tôi chỉ tìm thấy có bốn câu cảm tác bài Cổ phong ấy như sau:


Một hôm lên được lầu cao
Nh
ìn ra bốn phía, cảnh trào ý dâng...
Th
ôi ta về quách cho xong
Vỗ gươm m
à hát rằng đường gian nan!

Bình tâm mà nghiệm lại, tôi thấy hoàn cảnh tại Sàigòn, với những biến động như Tết Mậu Thân (1968), đã khiến cá nhân tôi phải nỗ lực bươn trải tranh đấu gay gắt để được sống sót từng ngày trước một tương lai mù mịt. Hoàn cảnh lúc ấy cũng đã quá sôi động, hơn hẳn khung cảnh mà Lý Bạch diễn đạt trong nguyên tác bài thơ của ông.
     Huống chi bây giờ, giữa lúc tâm trí tôi đang bấn bíu bởi những sự kiện đang biến động gay gắt trong xã hội: Chẳng hạn như đại dịch Covid-19 ba năm rồi vẫn dây dưa và chưa dứt khoát biết được nguyên do, cũng như sinh hoạt xã hội-chính trị hiện quá nhiều bế tắc đang cần phải điều chỉnh cấp thời. Và nhất là hiện trạng ở Việt Nam đang diễn biến sau gần nửa thế kỷ nay:
     – Một mặt chính quyền mỗi lúc một lộ rõ chủ trương nô lệ hóa chính dân cư của mình!
     – Trong khi ấy thì dân chúng mỗi lúc một cam go trong nỗ lực sống còn bằng diễn trình thực thi quyền làm người nói chung, mà phải lặn ngụp qua những gian khổ để mong tạo cho được nếp sống xã hội dân sự của nền dân chủ phôi thai.
     Và tôi thấy cũng nên ngẫm lại từ kinh nghiệm sống của cá nhân mình:
     – Cách đây trên nửa thế kỷ, sau sự kiện Tết Mậu Thân 1968, tôi đã phải ngụp lặn trong
 hàng loạt những gian khổ triền miên bên bờ vực tử sinh cả trên một thập niên sau đó.
     – Còn hiện tại, con đường trở về với cái tâm trong sáng của từng cá nhân mỗi người trong chúng ta chắc chắn là vẫn cứ phải phấn đấu sống còn ở tương lai trước mặt.
     Từ đấy, tôi bật ra ý định rằng mình tự nhiên muốn viết lại bốn câu thơ chót, thành:

Một hôm lên được lầu cao
Nh
ìn ra bốn phía, cảnh trào ý dâng...
Th
ôi ta về quách cho xong
Dẫu t
âm đã rõ rằng đường gian nan.


Phạm Quốc Bảo

(14/04/2023)



     

                 



Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chiều thứ Bảy, 13/4/2024, tại hội trường Nhật báo Người Việt, Quận Cam, đã có một sự kiện văn học đáng chú ý. Đó là buổi Ra Mắt Sách (RMS) của nhà văn Đặng Thơ Thơ với cuốn tiểu thuyết mới nhất của chị, “Ai”...
Nhà văn, nhà thơ Viên Linh (1938-2024) vừa ra đi. Ông tên thật là Nguyễn Nam, sinh ngày 20/1/1938 tại Hà Nam, từ trần ngày 28/3/2024 tại Virginia, Hoa Kỳ, hưởng thọ 86 tuổi. Bài viết này để đưa tiễn nhà thơ Viên Linh, người mà tôi hân hạnh có nhiều năm thân cận tại Quận Cam, California. Tôi thuộc thế hệ sau nhà thơ Viên Linh rất xa, nên những gì biết và tương tác với nhà thơ chỉ là một góc nhìn. Tôi hân hạnh được gọi nhà thơ Viên Linh là "anh" theo thói quen giao tiếp trong giới văn nghệ, cũng như tôi đã gọi anh Mai Thảo, anh Nhật Tiến, anh Nguyễn Mộng Giác, anh Trần Dạ Từ, chị Nhã Ca... trong những buổi gặp nhau ở Quận Cam. Thật sự họ cách biệt tôi rất nhiều, vì họ đã hiện ra như các ngọn núi huyền thoại của văn học Miền Nam trước 1975. Và tôi đã có cơ duyên làm người bạn trẻ của họ. Và cũng là người viết các bản tin về họ, vì tôi phụ trách mục tin tức trên tờ Việt Báo. Trong các bài viết hay bản tin trước giờ về Viên Linh, đôi khi tôi gọi Viên Linh là anh, đôi khi gọi là ông.
Nhà thơ Viên Linh ra đi trong Tháng Ba, nhưng tang lễ của ông diễn ra trong Tháng Tư. Ừ nhỉ, Tháng Tư! Bây giờ đã bước vào Tháng Tư. Tháng Tư đối với người Việt Nam chứa đầy ký ức thương đau! Đất nước thay ngôi đổi chủ. Hàng hàng lớp lớp người bị đẩy vào các ngục tù khổ sai trên khắp nước. Hàng triệu người bị đuổi khỏi nhà cửa vườn tược để đi tới những “vùng kinh tế mới” xa xôi, lạ hoắc, những nơi “khỉ ho cò gáy.” Hàng trăm ngàn người bỏ nước ra đi, lên núi, xuống biển để tìm lẽ sống trong cái chết bi hùng! Đúng như nhà thơ Viên Linh đã viết, “Tháng tư máu chảy một trời sương tan.”
Cùng một thời điểm làm “Thơ Tình”với Đinh Hùng và Vũ Hoàng Chương, nhưng có một cái gì rất khác với hai thi sĩ này. Thanh Tâm Tuyền mở ra cho chúng ta một trang Thơ Tình rất lạ, rất khác, rất kén độc giả nhưng vô cùng quyến rũ. Nhân kỷ niệm ngày qua đời của Thi Sĩ Thanh Tâm Tuyền, tôi muốn nói về 2 bài Thơ trong số những bài Thơ tôi yêu thích của Thanh Tâm Tuyền...
Vòng Tay Học Trò là tác phẩm tiêu biểu của nữ văn sĩ Nguyễn Thị Hoàng, được đăng nhiều kỳ trên tạp chí Bách Khoa năm 1964. Tác phẩm được công chúng nồng nhiệt đón nhận và theo đó cũng hứng nhiều luồng ý kiến khác nhau, càng làm cho tác phẩm nổi tiếng hơn. Chính vì vậy, từ khi xuất hiện, tác phẩm đã gây được tiếng vang lớn, làm xôn xao dư luận trong giới chuyên môn và công chúng độc giả. Hàng chục năm sau, lúc chúng tôi còn nhỏ, chưa đọc tác phẩm đã thuộc tựa đề vì Vòng Tay Học Trò gắn liền với tên tuổi tác giả. Nói đến Nguyễn Thị Hoàng người ta nhớ đến Vòng Tay Học Trò...
Nhà sư, nhà thơ, nhà thư pháp Thích Nhuận Tâm cho biết sau khi thầy hoàn tất Lớp hướng dẫn thư pháp tại Huntington Beach, California cuối tuần này, Thầy sẽ bay sang Houston, Texas để sẽ hướng dẫn một lớp thư pháp dự kiến sẽ mở ra tại Tịnh Xá An Nhiên ở Houston.
Bài thơ Lời tình buồn được nhạc sĩ Vũ Thành An phổ nhạc năm 1967, khi nhạc sĩ và thi sĩ Chu Trầm Nguyên Minh cùng đang theo học lớp Sĩ quan tại quân trường Lam Sơn, Đồng Đế, đến nay đã trở thành một trong những ca khúc vượt thời gian, được thể hiện qua những giọng ca: Tuấn Ngọc, Khánh Ly, Bằng Kiều…
Trong một bối cảnh đất nước nhiễu nhương, hỗn loạn, nhà văn thường đóng một vai trò quan trọng bằng cách sử dụng ngôn từ của mình để phản ánh, phê bình, truyền cảm hứng và đôi khi thậm chí thách thức hiện trạng. Trong suốt chiều dài lịch sử, nhà văn phản ứng với những biến động khác nhau, cho dù đó là xã hội, chính trị hay văn hóa...
Tết và Xuân, Xuân và Tết, thời điểm kỳ lạ trong một năm. Vừa trông chờ vừa mong đừng đến. Vừa lưu luyến rét đông vừa háo hức xuân ấm. Vừa khép kín đoàn tụ gia đình vừa chan hoà xôn xao lễ hội. Vừa lặng lẽ hoài niệm chuyện riêng tư vừa hân hoan cùng nhau “nâng chén ta chúc nơi nơi”...
Nhà hiền triết người Ấn Độ Jiddu Krishnamurti (1895-1986) qua đời vào ngày 17 tháng 2 năm 1986 tại Ojai Valley, Quận Ventura, Nam California, Hoa Kỳ, nơi ông đã chọn làm quê hương thứ hai từ năm 1922 cho đến khi ông mất, dù ông không ở đó thường trực. Tính đến tháng 2 năm nay, 2024 đã tròn 38 năm kể từ ngày ông lìa bỏ trần gian. Krishnamurti là một trong những nhà hiền triết có sức ảnh hưởng rất lớn đối với nhân loại trong thế kỷ 20. Cuốn “The First and Last Freedom” của ông được Giáo sư Phạm Công Thiện dịch sang tiếng Việt từ trước năm 1975 ở Sài Gòn với tựa đề “Tự Do Đầu Tiên và Cuối Cùng” là một trong những cuốn sách tôi rất yêu thích đọc từ thời còn niên thiếu. Nhân tìm đọc lại một số bài giảng và bài viết của Krishnamurti, tôi tình cờ gặp được bài thơ “Song of the Beloved” (Bài Ca Về Người Yêu), nhưng không thấy ghi ông đã làm từ bao giờ. Có lẽ bài ca này ông làm vào những lúc về nghỉ ngơi tịnh dưỡng ở Ojai, vì bài đó nói lên lòng yêu thích thâm thiết của ông đối với thiên nhiên,