Hôm nay,  

"O Xưa" và Một Buổi Tối Hạnh Phúc

13/02/202314:36:00(Xem: 2099)
_O Xưa_ và một buổi tối hạnh phúc
Nhà văn Nhã Ca và thi sĩ Trần Dạ Từ tại buổi ra mắt tuyển tập truyện ngắn O Xưa.  Hình: Nguyễn Lập Hậu

 

Một trong những điều lôi cuốn tôi đến với buổi ra mắt tuyển tập truyện ngắn "O Xưa" là giọng đọc thơ của nhà văn Nhã Ca, tác giả của "O Xưa". Khi được nghe lại "Tiếng Chuông Thiên Mụ", một trong những bài thơ của thi sĩ Nhã Ca qua giọng đọc của chính tác giả, trái tim tôi ngân nga nhỏ lệ vì giây phút ấy thầm thì bên tai tôi câu hỏi: "Có phải bạn đang hạnh phúc?"

 

Có điều gì đó thật kỳ diệu, khó nói được thành lời, cứ lâng lâng trong lòng tôi khi giọng đọc của thi sĩ Nhã Ca cất lên quyện với tiếng chuông hoài niệm đang "thức dậy cùng lịch sử". Khi nhớ lại buổi tối hạnh phúc vừa qua, tôi mơ màng đọc lại những câu sau cùng trong bài thơ "Tiếng Chuông Thiên Mụ":

 

"Tôi thức dậy rồi chuông ơi chuông hỡi

Tôi thức dậy đây, tôi thức dậy rồi

Thức dậy thực sự rồi

Thức dậy cùng giông bão

Thức dậy cùng tan vỡ

Thức dậy cùng lịch sử

Mẹ hiền ơi thành phố cũ chiều nay

Có tiếng chuông nào rơi như lệ trên tay

Trên mặt nước trên mặt người mặt lộ

Cho con trở về đứng mê sảng ngó."

 

Thi sĩ Nhã Ca bắt đầu làm thơ lúc tôi chưa chào đời. Khi tuyển tập truyện ngắn "O Xưa" của bà được ra mắt tại Quận Cam, tiểu bang California, Hoa Kỳ, vào ngày 10 tháng 2 năm 2023, thì tóc tôi đã ngả chút màu sương gió. Trong chiếc áo dài tha thướt tình quê, nhà văn Nhã Ca dịu dàng đứng cạnh người chồng hiền đức và tài hoa của mình, thi sĩ Trần Dạ Từ, cùng gửi lời tri ân đến tất cả mọi người có mặt trong buổi giới thiệu tác phẩm mới của bà. Đó là một hình ảnh đẹp mãi mãi lung linh trong tâm thức tôi vì chân-thiện-mỹ chẳng bao giờ mất đi ở bất cứ thời đại nào.

 

Tôi hiếu kỳ mua sách qua trang Amazon trước ngày ra mắt vì cái tựa "O Xưa". Đây cũng là tựa đề của truyện ngắn thứ mười ba, và cũng là truyện ngắn sau cùng trong tuyển tập "O Xưa". "O" là từ địa phương mà người miền Trung thường dùng để gọi một người phụ nữ có tuổi. "Xưa" là tên của nhân vật chính có thật mà tác giả hồi tưởng để viết thành truyện:

 

"Tôi viết truyện này để tặng bạn bè cũ, đã có cùng một thời thơ dại ở xóm Chùa, cùng trên "con đường Nam Giao thẳng mà không bằng", như lời nhà thơ Xuân Diệu từng mô tả." Đây là lời kết của truyện ngắn "O Xưa".

Nếu ai đã từng đọc hồi ký "Giải khăn sô cho Huế" của nhà văn Nhã Ca, được in lần đầu tại Sài Gòn vào năm 1969, thì sau khi đọc tuyển tập truyện ngắn "O Xưa", được in lần đầu tại Hoa Kỳ vào năm 2022, sẽ cảm nhận được điều giản dị đáng quý trọng từ những tác phẩm của nhà văn nữ có biệt tài làm thơ hay như viết văn. Bà nghĩ thật, viết thật, và khẳng khái để lại sự chân thành trong lòng người đọc dù đó là bài thơ thuở đầu đời, hồi ký về một giai đoạn tan thương của đất nước, hay truyện ngắn để tặng bằng hữu cùng trang lứa.

 

Trải qua ngần ấy năm trời lênh đênh theo mệnh nước thăng trầm, bà vẫn gìn giữ được tâm hồn dạt dào tình cảm, tấm lòng nhiều thương mến và khí phách trong sáng của một người cầm bút giàu lòng can đảm.

 

Tôi được biết chương trình thơ nhạc đón mừng thêm một đứa con tình thần của nhà văn Nhã Ca đã được thâu hình và sẽ được trình chiếu trên YouTube trong tương lai. Đây không chỉ là niềm vui của những độc giả yêu quý bà mà còn là nỗi mừng cho những người đọc ở thế hệ chưa được sanh ra vào thời bà bắt đầu sáng tác.

 

Tôi tin, nếu là người Việt Nam, hiểu được tiếng Việt phổ thông, thì độc giả dù có sống ở phương trời nào, trong thể chế nào, cũng sẽ mỉm cười khi một lần đọc tiếng Việt của Nhã Ca:

 

"Khi những nàng tiên từ bỏ trần gian

Em là nàng tiên ở lại yêu anh."

(trích "Đêm Xuân" của Nhã Ca)

 

Khi bài hát "Bài Nhã Ca Thứ Nhất", do cố nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng phổ nhạc từ bài thơ cùng tên của thi sĩ Nhã Ca, được Khánh Ly cất lên tại buổi ra mắt sách Nhã Ca, tình yêu đậm sâu ngày nào trong tôi, tưởng đã nhạt nhòa như bóng nắng lịm tắt ban chiều, bỗng chốc dâng đầy nơi khoé mắt theo từng câu, từng chữ của Nhã Ca:

 

"Tôi làm con gái

Một lần yêu người

Một lần mãi mãi

Bao giờ cho nguôi

 

Tôi làm con gái

Bao nhiêu tuổi đời

Bấy lần thơ dại

Buồn không ai hay."

(trích "Bài Nhã Ca Thứ Nhất" của Nhã Ca)

 

Vì "một lần mãi mãi", tôi xin được tỏ bày lòng biết ơn đối với nhà văn Nhã Ca và những người cầm bút biết nâng niu bảo bọc chân-thiện-mỹ cho nhân loại như bà. Vì những tác phẩm của họ, sẽ có thêm những niềm hạnh phúc tiếp theo cho người đọc.

 

Là một trong những người đến dự buổi ra mắt "Tuyển tập truyện ngắn O Xưa” của nhà văn Nhã Ca, tôi thành tâm cảm ơn các cô chú, anh chị và các bạn đã tham gia tổ chức và đóng góp công sức để thực hiện một chương trình nghệ thuật công phu và ý nghĩa.

 

Nguyên Thái

(California, ngày 12 tháng 2, năm 2023)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hằng năm, cứ đúng ngày 15 tháng Chạp, dù bận cách mấy vợ tôi cũng không hề quên việc lặt lá cho cây mai trong sân nhà. Nếu thời điểm này trời tạnh ráo, thường là cây mai sẽ nở hoa thật đẹp vào Tết nguyên đán.
Năm nay, 2020 đánh dấu 200 năm thi hào Nguyễn Du qua đời (1820-2020). Trang Từ Điển Bách Khoa www.newworldencyclopedia.org đã xếp thi hào Nguyễn Du ngang hàng với thi hào Homer của Hy Lạp và thi hào Shakespeare của Anh Quốc.
Trong năm 2020, thế giới sẽ chào mừng 250 năm ngày sinh của Ludwig van Beethoven (1770-1827) trong khi người Việt Nam chúng ta thì nhớ tới Nguyễn Du, đã tạ thế đúng 200 năm về truớc.
Trong cương vị của một cá nhân, một người học sử và hiểu rõ tầm quan trọng của lịch sử, ngày Tết tôi nghĩ về sự mất mát của lịch sử, của kinh nghiệm, của trí ức. Thành vậy nên dịp Tết này tôi thành tâm kêu gọi mọi người quan tâm đến lịch sử và hãy kể hoặc viết lại lịch sử của mình hầu góp phần duy trì lịch sử cho thế hệ mai sau cũng như góp phần dệt nên một bức tranh lịch sử Việt Nam và con người Việt Nam đa dạng và phong phú hơn những gì đang có trong sách sử.
Thi hào Nguyễn Du (1766–1820) mang trong tâm rất nhiều nỗi buồn sâu thẳm… Đó là điểm nổi bật khi đọc lại thơ Nguyễn Du, nơi đó từng trang sách, từng câu văn là những suy nghĩ rất buồn.
Nhà văn Doãn Quốc Sỹ sinh ngày Mùng Hai Tết Quí Hợi, nhằm ngày 17/02/1923. Từ lâu, ông đã là vị niên trưởng của văn giới Việt Nam. Năm nay, Canh Tý 2020, Ông đã qua 8 con giáp và tròn 97 tuổi vào đúng ngày mùng 2 Tết, nhà văn ung dung tự tại, có mặt tại các chương trình sinh hoạt văn hóa nghệ thuật trong cộng đồng.
Lời tòa soạn: Từ Franz Kafka đến Milan Kundera, hai nhà văn kiệt xuất của thế kỷ XX. Cả hai đều có chung một nền tảng văn hóa, một khảo hướng và một chủ hướng văn học: làm mới văn chương và dùng tiểu thuyết để nói những điều chỉ tiểu thuyết mới nói được. Cả hai đều để lại cho hậu thế những kiệt tác văn học, ảnh hưởng bao trùm gần như toàn thể nhân loại. Kafka sống vào đầu thế kỷ, Kundera vẫn còn tại thế dù năm nay, 2020, đã trên 90 tuổi. Việt Báo hân hạnh gửi đến độc giả Việt bốn phương ít dòng tiêu biểu của hai nhà văn lừng lẫy này qua phần chuyển ngữ và giới thiệu của dịch giả Trịnh Y Thư.
Nhà văn Dương Hùng Cường sinh ngày 1/10/1934 tại Hà Nội. Ông gia nhập Không quân và học về cơ khí tại Pháp năm 1953. Ông là hạ sĩ quan phục vụ ở nhiều đơn vị từ 1955, đến những năm 1960 mang cấp bậc Chuẩn úy, làm việc tại Phòng Tâm lý chiến, Bộ Tư lệnh Không quân VNCH.
Thứ Hai, ngày 20 tháng 1 năm 2020, nước Mỹ ăn mừng sinh nhật lần thứ 91 của Mục Sư Martin Luther King, Jr., nhà lãnh đạo nổi tiếng của phong trào nhân quyền và dân quyền Mỹ trong 2 thập niên 1950s và 1960s.
Vào một sáng mai thức sớm, ông già vừa ngâm nga câu hát “…Rồi dặt dìu mùa xuân theo én về/Mùa bình thường/Mùa vui nay đã về…”. Nhìn qua khung cửa, mặt hồ Michigan mênh mông băng giá, gió và tuyết, ông nói một mình, mới đó mà đã 42 năm, mùa xuân trong suốt 42 năm ấy lặng lẽ qua khung cửa này.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.