Hôm nay,  

Vài ý rời về… “Đêm thơ văn Nhã Ca”

13/02/202312:50:00(Xem: 2178)
Nha Ca TDT Jimmy
MC Jimmy Nhựt phỏng vấn nhà văn Nhã Ca trong ct sinh hoạt ra mắt sách O Xưa, Westminster. Photo: Patrick Hoàng

 

Nói một tiệc lễ Thượng Thọ do con cháu tổ chức theo phong tục quê nhà thì không đúng. Nói lễ ra mắt tập truyện ngắn O XƯA cũng chưa chính xác, dù có bán sách, có tác giả ký tặng, có người hào phóng ôm cả mươi đầu sách...

 

Nói dạ tiệc  kỷ niệm một đời thơ văn Nhã Ca nghe có lý hơn: sinh hoạt  thơ- văn, ca-vũ-nhạc,  đã diễn ra suốt tối Thứ Sáu tuần rồi ở căn The Villa với đầy ắp nét nồng ấm tình văn nghệ sĩ Quận Cam dành cho Nhã Ca, quả là hiếm hoi trong kỳ “ hậu Covid 19” với hơn hai trăm người đến dự gồm nhà văn, nhà báo, họa sĩ, tài tử, ca sĩ, MC,  nhóm chuyên mục “Viết về nước Mỹ”  cùng các kỹ thuật viên online cùng phóng viên tờ Việt Báo và các thân hữu từ khắp nơi ...v..v..

 

Trên sân khấu tí hon của căn phòng được thiết kế âm thanh, ánh sáng ấm cúng như một quán trà hay căn phòng sinh hoạt, một số thân hữu như tài tử Kiều Chinh, ca sĩ Khánh Ly…  nhắc lại các kỷ niệm gắn bó với đời thơ văn  bà Nhã Ca kể từ những năm đầu thập niên 1960.  Nhiều người khác như nhà thơ Đỗ Quý Toàn (cũng là bình luận gia Ngô nhân Dụng), nhà nghiên cứu Phật học Nguyên Giác (tức Phan tấn Hải, cựu chủ bút Việt Báo), giọng opera tên tuổi Bích Liên, nhà thơ Ngu Yên về từ Houston…v..v.., đã nói chuyện và trích đọc một số bài thơ Nhã Ca mà họ từng yêu thích, thu hút cử tọa lắng nghe…

 

Bài thơ làm nên tên tuổi Nhã Ca và nằm trong ký ức đông đảo thanh thiếu niên mê thơ Nhã Ca dạo 1960’s, bài HỒI CHUÔNG THIÊN MỤ,   đã được minh họa qua vũ điệu đơn độc của nữ vũ công ballet, cùng giọng đọc chậm rãi pha chút bùi ngùi của chính tác giả đã mở màn đêm văn nghệ ra mắt cuốn O XƯA này. Điệu múa bay bổng mà lại lột tả chân xác từng tâm trạng cô đơn, khắc khoải  của người thiếu nữ đất Kim Long, chỉ có người bạn tâm giao là tiếng vọng, tiếng rung ngân thanh thoát từ những hồi chuông chùa giữa đêm khuya tĩnh mịch, thuở nào. 

Nicole
Vũ điệu ballet minh họa bài Tiếng Chuông Thiên Mụ do vũ công ballet Nicole Voris trình bày, biên soạn bởi Thắng Đào. Photo: Nguyễn Lập Hậu.

 

Phòng trà sinh hoạt tuy không hề có chuông Chùa, mà sao toàn thể cử tọa ngồi yên ắng lắng nghe. Người vũ công mảnh dẻ, đẹp như tranh Nguyễn Trung, Đinh Cường, uyển chuyển qua một vài động tác như muốn nói người trong Thơ đang thao thức, chờ nghe tiếng chuông ngân. Lúc ấy, tôi có cảm giác khán giả đang nín thở, chờ nghe tiếng đại hổng chung vọng rung từ đỉnh đồi chùa Linh Mụ. Ấy là khi giọng Nhã Ca diễn đọc bài thơ: 

    
 “Tiếng chuông buồn vui rợn thấu trong da 

      Người với chuông như chiều với tôi”

      ……

      “Nhưng sao chiều nay bỗng bàng hoàng nhớ 

      Tiếng chuông xưa giờ sống lại trong tôi

      Tiếng chuông xưa, kìa tuổi dại ta ơi

      Chuông òa vỡ trong tôi nghìn tiếng nói,”

        

       Rồi tiếp đó:

        
      “Những mảnh đồng đen như máu phục sinh

       Những mảnh đồng đen kề vai bước tới!…

        và:

      Tôi thức dậy rồi, chuông ơi chuông hỡi

      Thức dậy cùng giông bão!

      Thức dậy cùng lịch sử.”

          …

Nhiều bài ca phổ từ thơ Nhã Ca, đã được ca sĩ Khánh Ly cùng một số giọng ca thế hệ sau, hoà nhập trong niềm vui chúc tụng sự nghiệp thơ văn của người cựu nữ sinh Huế này. Họ trình bày thật sống động, ấm áp, tự nhiên như thể sân khấu là phòng khách của một gia đình đang sum họp với người thân yêu! Cử tọa vốn là thân hữu, kể cả ba vị ni sư thiền tông, đều bày tỏ niềm hân hoan bằng những tràng pháo tay và nụ cười tán thưởng. 

 

Một tiết mục đáng nhớ (theo tôi) trong chương trình ra mắt sách là cử tọa được nghe giọng cô Lê đình Y Sa, một nhà làm văn nghệ trẻ từ hội VAALA,  giới thiệu và đọc trích đoạn tác phẩm mới của Nhã Ca: cuốn O XƯA. Đây là sách thứ 50 của nhà thơ nhà văn này sau sáu mươi năm cầm bút. 

 

Vậy mà vẫn còn cả ngàn trang bản thảo, sáng tác chưa in, theo như giới thiệu trên bìa sách.

 

O XƯA, tập truyện ngắn phác họa sinh hoạt xã hội và con người VN trong bối cảnh còn chiến tranh lẫn lúc đã hết chiến chinh. 

 

O XƯA, thuật lại chuyện một cô gái mất trí thời tác giả còn bé, mà nhiều người Huế vùng dốc Nam Giao nay còn nhớ. Thành phố nào cũng có các cô gái, bà già điên điên, mát mát, thưởng bị dân gian gọi là Mụ điên, Con điên.  Vậy mà cư dân vùng Nam Giao thuở ấy gọi bằng O, nghe thật trân trọng.

 

Phải chăng O XƯA này toát lên chất “Liêu trai”, khiến các bà nội trợ Huế có chút kiêng dè, gọi bằng O rất vai vế. Cũng nhờ vậy, truyện O Xưa cũng… rất liêu trai!

 

Mụ điên O Xưa, qua ngòi bút Nhã Ca, mang cả nhân tính lẫn thánh thần. O luôn tin vào thượng đế đã đặt để số phận mình, và ban phát cho  những đứa con. Dưới mắt người địa phương, thực ra O Xưa liên tiếp bị chứa hoang, những đứa con hoang không cha, bởi chẳng ai thừa nhận. 

 

O XƯA luôn sống trong mơ. Mơ một Chàng Ba ở trên cao, một người yêu hay đấng thần linh? Có ai chịu tiếp cận để phỏng vấn O đâu. Cái bi thảm cuộc sống là ở chỗ đó. Nhã Ca đã nhớ lại lời kể của bàng dân thiên hạ, O Xưa tuy điên, nhưng có phá phách, chửi bới, gây gỗ ai đâu, mà còn cả gan đến vuốt mắt những người chết trong chiến tranh, hoặc bị trả thù. Vậy thì O Xưa đâu có điên. Cái lắt léo của truyện ngắn Liêu trai này, vừa rất đậm chất liêu trai, vừa đậm tình người.

Theo tác giả, chuyện thực bảy tám chục năm trước, là thực hay là hư cấu? ai mà biết. Tôi thì cho rằng  O Xưa chắc mang bịnh hoang tưởng, một chứng tâm lý rất nhiều người bị.  Nhưng thắc mắc làm chi, chỉ biết O XƯA là một truyện liêu trai thật hay, ai chưa đọc nên tìm đọc.

 

Và, ý rời cuối cùng: đêm văn nghệ đánh dấu ngày ra mắt cuốn O XƯA, thật trên cả tuyệt vời!  Tuyệt vời từ chuyện tổ chức công phu, trang trí thanh nhã từng góc phòng, kệ sách, chương trình và lời lẽ súc tích từ các MC, diễn giả, vũ công, ca sĩ, nhạc sĩ v..v đến các món ăn và các món tráng miệng cùng quầy trà rượu,  cùng dàn “volunteer” phục vụ ân cần giúp chương trình đã được biên soạn tổ chức công phu vượt lên trên cả tuyệt vời.

 

Nói theo chữ “thời đại”, buổi dạ tiệc đã hoàn thành…viên mãn!

               

 

Nguyễn Hiền
Một người được mời tham dự, viết nhanh gửi Việt Báo như một lời cám ơn.

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trên Văn Việt ngày 16 tháng 2 vừa qua, Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn (University of New South Wales, Sydney, Úc) cho biết một số độc giả trên mạng đã hiểu một cách sai lầm rằng câu “Lưỡi lê no máu rửa Tây hồ” là thơ của thi sĩ Vũ Hoàng Chương. Từ chuyện ngộ nhận ấy, nhiều vị viết lời bình luận rằng Vũ Hoàng Chương là một người sắt máu, chẳng khác gì Tố Hữu ngoài Bắc. Cũng qua câu trên, có người cho rằng thơ văn miền Nam thời Việt Nam Cộng Hoà cũng “máu me” lắm chứ chẳng nhân bản, nhân văn gì. Theo Giáo sư Tuấn, “Sự thật có lẽ không phải vậy, mà chỉ là một sự bịa đặt trong một cuốn tiểu thuyết, cuốn Ván Bài Lật Ngửa của tác giả Nguyễn Trương Thiên Lý” (tức nhà văn, nhà biên khảo, Ủy viên Tuyên huấn Trung ương Trần Bạch Đằng). Giáo sư Tuấn cho biết là câu ấy không có trong bài “Lửa từ bi” của Vũ Hoàng Chương, và chụp lại bài thơ “Từ đây” trong tập thơ Hoa Đăng của thi nhân họ Vũ (Sài Gòn : Văn Hữu Á Châu, 1959) để chứng minh rằng câu thơ ghê gớm ấy cũng không có trong đó:
Trong tiểu thuyết HIỆP KHÁCH HÀNH, nhà văn Kim Dung kể chuyện về cuộc phiêu lưu của chàng trai trẻ Thạch Phá Thiên từ năm 12 tuổi, không cha mẹ, anh em, họ hàng, bạn hữu, không học hành chữ nghĩa, không võ công, không tiền của, mà tình cờ lạc vào giữa chốn võ lâm giang hồ. Đọc xong bộ truyện, tôi tò mò muốn tìm hiểu bài thơ HIỆP KHÁCH HÀNH của thi hào Lý Bạch...
Ngày Xuân Phân là ngày chính giữa của mùa Xuân theo âm lịch và cũng là ngày đầu tiên của mùa Xuân ở Bắc bán cầu theo dương lịch (Vernal Equinox). Trong ngày này, thời gian của ban ngày và ban đêm bằng nhau, nói cách khác là âm dương cân bằng. Nhờ thế vạn vật bắt đầu sinh sôi nảy nở, hoa sẽ dâng hương cho niệm xuân tình. Trong một ngày lập xuân nhiều thế kỷ trước, Sư Huyền Quang [?] ngẫu nhiên bắt gặp hình ảnh một thiếu nữ bên song liền viết bài “Xuân Nhật Tức Sự”. Bài thơ tả người thiếu nữ đang thêu thùa, bỗng chim hoàng oanh líu lo từ lùm tử kinh bên ngoài khiến nàng ngừng mũi kim. Không tiếng lời vì xuân tràn trong ngỏ ý, ngoại cảnh cũng như tâm tư. Nói lời gì cũng bằng thừa khi mạch mới tràn dâng. Nụ đang chúm, không chỉ hoa, nụ còn là môi bung cánh sen, đỏ hường xuân thắm. Bởi vì bây giờ đã sang xuân. Xuân đang thì...
Ly dị, thông thường, bắt đầu bằng vết thương lòng. Những vết thương sâu đậm, máu chảy dai dẳng sẽ từ từ ẩn vào tiềm thức và ảnh hưởng vô thức hoạt động đưa ra những ý nghĩ về khuynh hướng ly hôn. Trong một số trường hợp, vết thương nhẹ, rướm máu sơ sài, nhưng bỗng dưng lớn chuyện, vì tự ái, vì tiếp tục tranh cãi, vì giận quá lỡ lời, vì bạo hành thiếu suy nghĩ. Từ đó, ly nước đã đổ xuống đất, làm sao để hốt lên? Trong một số trường hợp khác, có kẻ muốn ly dị vì nhiều lý do, từ tài chánh cho đến người thứ ba; từ xung đột trong đại gia đình đến thành công hoặc thất bại trên đường đời. Những trường hợp này vô cùng phức tạp, khó có thể giải thích cặn kẽ. Khó phân định lỗi phải. Tuy nhiên, có thể kết luận: Nếu yêu nhau đủ thì khó khăn nào cũng có thể vượt qua. Nhà nhân loại học Paul Bohannan đưa ra lý thuyết về ly dị, trình bày sáu giai đoạn riêng biệt mà một cá nhân sẽ trải qua trên đường ly hôn. Bohannan xác nhận: sáu giai đoạn có thể xảy ra theo thứ tự khác nhau và với cường độ khác nhau
Buổi ra mắt tập thơ “Tháng năm là mộng đang đi” của Nguyễn Thị Khánh Minh đã hoàn tất, nhưng nhiều câu hỏi vẫn lơ lửng sau khi nhà thơ nổi tiếng này nói rằng ấn phẩm này có lẽ là tập thơ cuối cùng của chị. Không có lời giải thích rõ ràng vì sao tập thơ thứ 12 này có thể là ấn phẩm cuối cùng của chị, nhưng buổi ra mắt sách hôm 25/2/2023 tại một quán cà phê giữa Little Saigon đã để lại nhiều kỷ niệm trong những người yêu thơ tham dự.
Đã năm mươi năm trôi qua, nguyên nhân thực sự về cái chết của nhà thơ Pablo Neruda vẫn là một câu hỏi còn bỏ ngỏ đối với nhiều người trên thế giới. Ông đột ngột lìa đời sau cuộc đảo chánh năm 1973 của Chile. Pablo Neruda không chỉ là nhà thơ từng đoạt giải Nobel danh giá, mà còn là một trong những nhà hoạt động chính trị có ảnh hưởng nhất ở Chile. Pablo Neruda công khai theo chủ nghĩa cộng sản, thẳng thắn ủng hộ và làm việc trong chính quyền của Salvador Allende, vị tổng thống cánh tả của Chile, cầm quyền từ năm 1970 đến năm 1973.
Tôi viết về Nhạc sĩ Phạm Duy, một bài khá dài, nhiều chương, với một tình cảm thân thiết, rõ ràng, đơn giản, như ta nói thân hình ông ta chia làm ba phần đầu mình và tay chân, trong đầu có bộ não, vầy thôi, nhưng/ hẳn sẽ làm rất nhiều người không đồng tình. Thậm chí cay đắng, “Thằng này đã ca ngợi thằng kia”.Đây là những người vốn không thích, chẳng ưa, rất ghét Phạm Duy. Tôi không có quyền bình phẩm đúng sai. Tôi vẫn tôn trọng những người này. Vì tôi hiểu, Tự do phải cần được tôn trọng.
Ngày 11 tháng 2 năm 2023, vài tờ báo và trang mạng trong nước đưa tin: Vũ Hoàng Chương từng được đề cử Giải Nobel Văn Chương (The Nobel Prize in Literature). Danh sách được Ủy Ban Nobel công bố trong tháng 2, năm 2023, sau 50 năm giữ kín theo quy định của giải này. Theo đó, Vũ Hoàng Chương là một trong 100 tác giả tên tuổi được đề cử giải Nobel Văn Chương năm 1972...
Vì "một lần mãi mãi", tôi xin được tỏ bày lòng biết ơn đối với nhà văn Nhã Ca và những người cầm bút biết nâng niu bảo bọc chân-thiện-mỹ cho nhân loại như bà. Vì những tác phẩm của họ, sẽ có thêm những niềm hạnh phúc tiếp theo cho người đọc.
Nhã Ca làm thơ trước khi viết văn, chị làm thơ từ Huế và khi vào trong Nam chị mới bắt đầu viết văn cùng anh Trần Dạ Từ – cũng là một thi sĩ nổi tiếng với những bài “thơ Tình”. Không biết hai anh chị yêu thơ của nhau trước rồi mới yêu người hay yêu người rồi mới bật ra thơ. Nhưng phải nói là cả hai người làm thơ này đã là hai tác giả nổi tiếng về “thơ Tình” cho những người đang yêu nhau từ thời 1964 cho đến bây giờ. (Nếu người ta còn thích đọc “thơ Tình” như tôi.)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.