Hôm nay,  

Nobel Và Nữ Quyền Nhà Văn Pháp, Annie Ernaux - Giải Nobel Văn Chương 2022

14/10/202200:00:00(Xem: 3039)

Hình chính trang nhất
Giải Nobel Văn Chương 2022 - Annie Ernaux (1940 - Hiện tại)
  
Annie Ernaux, nhà văn người Pháp 82 tuổi, đoạt giải Nobel văn học năm 2022, có lẽ được biết đến nhiều nhất ở Hoa Kỳ với cuốn sách năm 2000 "Happening", ghi lại ca nạo phá thai bất hợp pháp mà bà đã trải qua, vào năm 1963 ở tuổi 23 và là nguồn cảm hứng cho bộ phim cùng tên của Audrey Diwan. Bộ phim đã được phát hành vào tháng 5 vừa qua, không lâu trước khi Tòa án tối cao pháp viện Hoa Kỳ kết thúc gần nửa thế kỷ Quyền bảo vệ sinh sản của liên bang bằng cách lật ngược Roe vs. Wade.
 
Dù sau khi cải cách, Hàn Lâm Viên đã nỗ lực tuyên bố giải Nobel văn học đánh giá trên giá trị văn chương, nhưng câu hỏi vẫn được nêu ra: Giá trị văn chương và ảnh hưởng chính trị có biên giới ở đâu? Như trường hợp giải Nobel năm 2016, trao cho nhạc sĩ Bob Dyland. “Một nhạc sĩ kiêm nhà viết ca khúc, không phải tác giả. Mặc dù ông đã viết một hồi ký rất hay, một tập thơ dở và một bài diễn văn về The Eagles Woman.”* Việc này đưa đến nhiều dư luận phê phán, tạo ra tên gọi “kỷ nguyên hỗn loạn của giải Nobel.”
 
Năm 2018, giải Nobel văn chương đình chỉ để tự điều chỉnh một vụ bê bối bên trong, dẫn đến sự kiện một số người từ chức và phản ứng dữ dội của phe bảo thủ trong viện.

Năm 2019, khi sinh hoạt trở lại, giải Nobel dường như đã hứa hẹn một loạt các thay đổi.

Rồi trường hợp nhấn mạnh về ảnh hưởng chính trị được nêu ra khi giải Nobel văn chương năm 2021 được trao cho tiểu thuyết gia người Anh gốc Zanzibarian Abdulrazak Gurnah, một nhân vật ít người biết đến, ngay cả theo tiêu chuẩn riêng của Viện Hàn Lâm: “Sách của ông đã bán được tổng cộng 3,000 bản tại Hoa Kỳ trước khi ông được công nhận.”

Gurnah là nhà văn tranh đấu về kỳ thị da màu và về những chủ trương bất bình của thời hậu lục địa. Trong công việc liên quan đến đấu tranh màu da ở Liên Hiệp Quốc, ông đã bị phê phán vì chỉ chăm lo việc kỳ thị ở Châu Phi thay vì quán xuyến toàn cầu.

Những vấn đề chính trị xã hội đang sôi nổi hiện nay như kỳ thị chủng tộc, nữ quyền, quyền phá thai, quyền giới tính … với giải Nobel liên tiếp năm 2021 và 2022 trao cho Gurnah và Ernaux, không khỏi có nghi vấn. Chưa có giải đáp nào rõ rệt, vì chính trị dù nghĩa rộng hay hẹp đều là bản chất hoặc linh hồn của tâm trí, của quốc gia và của thế giới, trong thời hiện tại, nếu văn chương là kết quả của cách sống, thì phải phân biệt chính trị và văn chương bằng cách nào?


Sách của Ernaux, hồi ký và tự truyện, đều nằm trong số những tác phẩm văn học quan trọng được xuất bản trong nửa thế kỷ qua. Những cuốn sách liệt kê các chi tiết sâu sắc và ấn tượng về cuộc đời và thời đại của Ernaux. Sách của bà thường mang tính chính trị nhưng luôn theo một cách nhìn cá nhân sâu sắc: Ernaux ám chỉ các sự kiện của cuộc đời mình, cho dù lớn lên trong nghèo khó ở vùng nông thôn Normandy, phá thai trong hẻm khi là một sinh viên 23 tuổi, hay có một mối tình ám ảnh với một nhà ngoại giao, bằng ngôn ngữ rõ ràng và thẳng thắn. (Alex Shephard.)

Cuốn sách được xem là kiệt tác của bà là: “The Years,” kể câu chuyện của một thế hệ phụ nữ Pháp bằng những trải nghiệm của chính Ernaux. Đây là một tác phẩm cách mạng mà động lực chính trị hiển hiện không thể chối cãi.  Hầu hết các tác phẩm của bà, đều tập trung vào những yếu tố xác định trong cuộc sống và trong kinh nghiệm riêng.

“Annie là một nhà nữ quyền, nhưng bà còn đi xa hơn: Bà đã mô tả không tiếc lời về kinh nghiệm của phụ nữ”, Daniel Simon, nhà xuất bản người Mỹ của Ernaux, Seven Stories, nói với tôi. “Annie là một dạng nhân vật phổ quát. Cô ấy là một nhà văn rất Pháp theo một nghĩa nào đó, nhưng không phải theo cách mà chúng ta vẫn quen dùng — bà ấy viết những câu rất trực tiếp. Annie luôn gắn bó với phong cách của mình, với dự án của mình, cho dù người khác có hiểu nó hay không, và đã làm như vậy trong hơn 50 năm.” (Nhận xét của Alex Shephard.)

Theo như sự quan sát của riêng tôi: Bắt đầu từ đầu thế kỷ 21, các phong trào văn học thế giới tiến vào khu vực tích cực đi kèm theo hành động. Nhà văn, nhà thơ, nghệ sĩ và nhà hoạt động được nhập thành một. Phong trào Engagement (Littérature engagée) bắt nguồn từ Jean Paul Sartre với ý niệm “Trách nhiệm nghiêm túc của nghệ sĩ đối với xã hội” đã được hoạt động mạnh mẽ trong vài thập niên gần đây. Sự kiện này giải thích những tác phẩm và sản phẩm nghệ thuật đương đại nào phản ảnh, giải tỏa những thao thức, những tư duy, những đau buồn của con người hôm nay, không thể tách rời khỏi chính trị, nơi mà quyền lực có thể giải quyết những vấn nạn lại trở thành sự cản trở lớn nhất bởi quyền lợi cá nhân và đảng phái.

Có thể kết luận rằng giá trị văn chương hiện tại là giá trị chính trị phản kháng của cá nhân và toàn cầu. Đây là câu trả lời.
 
Ngu Yên
 
*Nhận xét của Alex Shephard, biên tập viên của The New Republic, New York.
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Kỷ vật, không trừu tượng, là một thứ gì bằng vật chất ghi lại, cưu mang, hoặc ẩn tượng một kỷ niệm nào đó. Loại kỷ niệm có động lực gợi lại những vui buồn, thương tiếc, nhớ nhung; có khả năng làm nhếch một nụ cười hoặc làm mờ khóe mắt. Có những kỷ vật dù đã mất nhưng không quên. Mỗi đời người càng sống lâu, càng có nhiều kỷ vật. Điều này cất vào kho tàng quá khứ, có hay không, nhiều hạnh phúc đã qua mà mùi hương không bao giờ xao lãng.
Có một tương đồng giữa Tổng Thống Hoa Kỳ Joe Biden và Tổng Bí Thư CSVN Nguyễn Phú Trọng. Đó là đôi khi họ làm thơ. Nhưng dị biệt lớn giữa hai nhà thơ tài tử này chính là chủ đề, là nguồn cảm hứng để làm thơ. Nguyễn Phú Trọng làm thơ ca ngợi ông Hồ Chí Minh và những chủ đề tương tự, thí dụ, một lần ông Trọng làm ca ngợi khách sạn Mường Thanh Grand Phương Đông. Nhưng Tổng Thống Biden chỉ làm thơ tình, và chỉ tặng vợ thôi. Chúng ta không nói rằng thơ hay, hay dở, chỉ muốn nói rằng trong tâm hồn của Biden là hình ảnh thướt tha của Đệ nhất phu nhân Jill Biden. Và trong tâm hồn của ông Trọng là những khối xi măng có hình Lăng Ông Hồ, và rồi hình khách sạn Mường Thanh. Không hề gì. Thơ vẫn là thơ (giả định như thế). Bây giờ thì hai nhà thơ Joe Biden và Nguyễn Phú Trọng đã gặp nhau.
Truyện Thạch Sanh Lý Thông lưu truyền trong dân gian dưới hình thức chuyện kể truyền miệng chắc có đã lâu, phải hiện hữu trước khi ông Dương Minh Đức đưa bản văn sáng tác của mình sang bên Quảng Đông khắc ván ‒ cũng như đã từng đưa vài chục tác phẩm khác của nhóm, nhờ đó miền Nam Kỳ Lục tỉnh có được một số tác phẩm Nôm đáng kể mà người nghiên cứu Nôm thường gọi là Nôm Phật Trấn...
Sau tháng Tư năm 1975, tất cả những tác phẩm truyện ngắn truyện dài của các tác giả Việt Nam Cộng Hòa [1954-1975] đều bị chế độ mới, Xã hội chủ nghĩa cấm in ấn, phổ biến, lưu trữ. Tên tuổi tác giả, tác phẩm được công bố rõ ràng. Việc tưởng xong, là quá khứ. Bỗng dưng 32 năm sau năm, 2007, từ Hà Nội một nhà văn có chức quyền, có Đảng tịch, ông Phạm Xuân Nguyên, vận động, hô hào sẽ in lại một số tác phẩm Miền Nam, đang bị cấm. Trước tiên là 4 [bốn] tập truyện ngắn của Dương Nghiễm Mậu. Đó là các tác phẩm Đôi mắt trên trời, Cũng đành, Tiếng sáo người em út và Nhan sắc. Khi sách được phát hành có ngay phản ứng. Rất nhiều bài báo lần lượt xuất hiện liên tiếp trên các báo tại Sàigòn “đánh/ đập” ra trò. Hóa ra, những người vận động in lại sách là các cán bộ văn hóa từ Hà Nội. Hung hăng đánh phá là những cây bút… Sàigòn. Trong đó có Vũ Hạnh, một cán bộ nằm vùng, người trước kia bị chế độ Miền Nam bắt giam tù, Dương Nghiễm Mậu là một trong số các nhà văn, ký đơn xin ân xá cho Vũ Hạnh.
Kể lạ, ở “nước non mình”, bút hiệu của các nhà sáng tác qua nhiều lãnh vực văn chương, thi ca, âm nhạc, hội họa, nghiên cứu phê bình, truyền hình, báo chí, diễn viên, có bút hiệu/danh, là Sơn [không kể Sơn ở đầu như Sơn Nam, Sơn Tùng, Sơn Vương…] là đông vô số kể. Thiếu Sơn, Triều Sơn, Trúc Sơn, Phạm văn Sơn, Trịnh Công Sơn, Mai Sơn, Phong Sơn, Vân Sơn, Trần văn Sơn, Linh Sơn, Trần Áng Sơn, Từ Sơn, Vinh Sơn, Tiến Sơn, Cao Sơn, Ngô văn Sơn, Lê Thái Sơn, Nguyễn Lê La Sơn, Lê Tây Sơn. Chu Sơn, Tùng Sơn, Hoài Sơn, Đào Bá Sơn…Trong đó hai ông Sơn thi sĩ là….đáng yêu nhất. Nguyễn Đức Sơn và Nguyễn Bắc Sơn. Đáng yêu, vì hai ông này đều có tài, đều có cái lạ trong thơ, lẫn ngất ngư, ngất ngưỡng, ngất ngây trong đời sống.
Bài phỏng vấn dưới đây do Christian Salmon thực hiện, đăng trên quý san văn học The Paris Review năm 1983 và sau đó xuất hiện trong tập văn luận “Milan Kundera Nghệ thuật tiểu thuyết” xuất bản năm 1986...
Tiểu thuyết, theo Kundera, thể hiện trong mình “tinh thần của phức tạp”, “hiền minh của hoài nghi”, nó không đi tìm các câu trả lời mà đặt ra các câu hỏi, nó nghiên cứu “không phải hiện thực mà hiện sinh”, nghiên cứu chính ngay bản chất sự tồn tại của con người...
Milan Kundera, nhà văn nổi tiếng quốc tế với những tác phẩm văn học bất đồng chính kiến ở Tiệp Khắc thời Cộng sản đã khiến ông phải sống cuộc đời lưu vong từ năm 1975, vừa qua đời ở Paris. Ông thọ 94 tuổi...
Cuộc phỏng vấn được thực hiện với ông Hoàng Hưng, cựu giáo viên trung học môn Văn, nhà thơ, dịch giả từ miền Bắc, và ông Lê Nguyễn, nhà nghiên cứu lịch sử độc lập, cựu Phụ tá Tỉnh trưởng đặc trách Phát triển Kinh tế dưới chế độ VNCH, từ miền Nam...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.