Hôm nay,  

30 năm Việt Báo

05/09/202215:35:00(Xem: 4151)
Hinh tren
Hình 1. Tờ báo Việt Báo Kinh Tế Số 1 phát hành ngày 5 tháng 9, 1992.
2. Ban sáng lập Việt Báo và thân hữu trồng cây trước cửa tòa soạn Việt Báo
đầu tiên trên đường Moran, Westminster năm 1992. Từ trái: Đỗ Quý Toàn,
Nhã Ca, Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh, Kiều Chinh, Huỳnh Mai, Nguyễn Dũng Tiến, Tài Nguyễn.
 


Đang ở Thụy Điển, đang buông để tuổi già thanh thản, bình yên như cảnh mặt trời lặn trên biển chiều.  Con gái Hòa Bình và thân hữu báo tin: Đến ngày 5 tháng 9, Việt Báo tròn 30 tuổi. Ngày 5 tháng 9, năm 1992 khai sinh của tờ báo. Chúng tôi bàng hoàng nhớ. Toa tầu ký ức, những toa tầu xình xịch chở nặng đi cùng với thời gian. Nặng lắm. Nặng tình nghĩa.

Xin đừng hỏi một người “Đã mất ngày tháng” như tôi, phải nhớ rõ chi tiết, tháng nào, ngày nào. Chỉ nhớ có trước, có sau.

Trước: Từ Lê Đình Điểu, bạn chúng tôi, đã bỏ nhiều công sức, thời giờ để hướng dẫn đi tới các cánh cửa công quyền giúp chúng tôi có được giấy phép ra báo. Bạn Điểu của chúng tôi ít nói, chỉ cười cười. Cười mà được việc. Từ hai cháu thân yêu Nhung Hiển, chia phòng, dọn patio rộng phía sau nhà để làm một tòa soạn nhỏ. Từ sự hỗ trợ của anh Nguyên Sa, nhà báo Hồ văn Đồng, nhạc sĩ Phạm Duy, anh chị Hoàng Văn Đức, anh Trương Quốc Hoa, anh chị Mai Kim Ngọc, hai em Tài-Mai, sự giúp đỡ chân tình của luật Sư Chistine Nga Vũ Đình, khi chúng tôi gặp rối rắm và hoàn tất giấy tờ cho chúng tôi được ở lại, làm báo. Từ chị Kiều Chinh, hàng ngày lái xe bao dặm đường đem về cho chúng tôi những quảng cáo mới. Lê Giang Trần đến với chúng tôi vào thời điểm đó, người em thi sĩ phụ trách Layout, rất mã. Và không thể nào quên anh Trần Huy Bích, người bạn, người anh, lúc nào gặp khó khăn là có anh bên cạnh.

Người anh lớn, Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh, một hôm bỏ San Jose, với một túi xách nhẹ hều, bước vào nhà: “Anh xuống đây làm báo, ở luôn với bọn em. Anh chỉ cần một chỗ ngủ.”

Người già thì ngủ được bao nhiêu. Viết bài tối khuya, sáng sớm cùng với cháu Hòa Bình đi bỏ báo trên chiếc xe cà rịch cà tàng. Hai bác cháu có biết bao kỷ niệm vui, buồn về nghề báo.

Ngày nào, tháng nào, không nhớ. Địa chỉ được dời tới đường Moran, khu báo chí, chỉ là một phòng nhỏ cùng ké với em Phạm Đắc Hiện, là vua stock thời đó. Hiện vui vẻ nhường cho kê một chiếc bàn để giao thiệp, gặp gỡ bạn văn và độc giả. Lúc này, Phạm Minh đã dựng được nhiều thùng báo để bán, một tờ lấy ra, bỏ vào 25 xu, nhưng đồng xu 25 thì ít, mà những miếng nắp ken cà bằng phẳng giả bỏ vào để lấy báo thì nhiều vô kể.

Chặng đường giữa còn biết bao khó khăn, vẫn được sự giúp đỡ của bạn hữu, của các thân hữu quảng cáo. Tòa soạn báo được dọn sang một khu nhà bên, lớn hơn, cạnh văn phòng nhỏ của Phạm Đắc Hiện. Việt Báo từ một tuần một số, rồi lên một tuần ba số, rồi một tuần bảy số. Lúc này, tòa soạn có thêm Viên Linh, anh Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh trở về lại San José, trấn thủ một chi nhánh Việt Báo. Có thêm sự hợp tác của anh Nguyễn Ngọc Ngạn, nhà in, cùng với những người bạn trẻ mới, Tân, Thắng. Lúc tòa soạn rời đường Moran, xuống Sullivan, có mặt chị Quyên Trần, lo về trị sự. Về kỹ thuật có thêm Khanh Nguyễn, Huy Nguyễn, chị Loan Nguyễn. Về online, có thêm Phạm Luyến… những đêm làm báo khuya có Nguyễn Hoàng Đoan đem các hủ mắm cà thịt kho Khánh Ly tiếp tế, những tô phở của Phở Tàu Bay Lý Thái Tổ, bánh trung thu Kiên Giang, thức ăn và cây xanh từ vườn cây Mimosa Nguyễn Dũng Tiến, vô số cácmón ăn ân tình… Chặng đường giữa này, chúng tôi còn có thêm được tờ Việt Báo Houston do Sông Văn và Như Băng điều hành, tờ Việt Báo Seattle, do Phú Bùi phụ trách, tờ Việt Báo San Diego, do gia đình nhà báo Nguyễn Khắc Nhân phụ trách, chúng tôi có thêm bạn hữu các địa phương. Chúng tôi có sự cộng tác bài vở của các anh Như Phong Lê văn Tiến, anh Lê Văn, bác sĩ Đặng Đức Nghiêm, nhạc sĩ Cung Tiến, nhà trồng lan Ngô Bảo, chị Bích Đào... Đặc biệt anh Doãn Quốc Sỹ, đã gần 90 tuổi, cùng với cô gái út Doãn Hương vẫn hằng ngày viết, dịch truyện cổ tích thế giới cho trang thiếu nhi. Tường Chinh, cô giáo Lan Phương Phạm, cùng hai con BảoNgọc, Quốc Nam, Julie QTran đã ghé vai với cô Nhã Ca, cùng lo trang báo cho con nít, Trương Ngọc Bảo Xuân, Trương Ngọc Anh, Mina Minh Hà, Lê Minh Hải, anh Vi Anh, anh Vũ Linh… và các bạn lo trang báo chuyên mục hàng tuần, rồi Thảo Trương, Tiffany Đoàn cùng Hằng Nguyễn lo trong lo ngoài ... Kể thì nhiều lắm, nhưng quên cũng nhiều, xin đừng giận một bà già trên 80 tuổi đã quên nhiều hơn nhớ.


Không thể quên những thân tình của các vị dành cho Việt Báo: Đức ông Trần văn Hoài, Hòa thượng Geshe la Tsultim Gyeltsen, H.E Zong Rinpoche la, các chư tăng và phái đoàn Tây Tạng từ Ấn Độ, Hòa thượng Thích Nhất Hạnh, Hòa thượng Thích Mãn Giác, Hòa thượng Thích Nhật Thiện, Hòa thượng Thích Tâm Châu, Hòa thượng Thích Như Điển, hòa thượng Thích Trí Chơn, giáo sư Tenzin Dorjee thường ghé thăm, cầu nguyện.

Sau: là tưởng nhớ những người anh đã ra đi: Anh Hồ Văn Đồng, anh Nguyên Sa, anh Nguyễn Sỹ Tế, anh Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh, Phí Ích Bành.

Và rồi, tiếp tục: nhiều thân hữu đến, rồi đi như Nguyễn Ngọc Minh, Ngân Nguyễn, Nguyễn Hiền phóng viên, Phụng Linh, Nguyễn Chí Khả, Phí Ích Bành, biên tập, anh Nguyễn Hữu Hiền, bảo trợ… dù ở hay đi, vẫn luôn là thân hữu, khi cần, vẫn đến với nhau. Nhà văn Thảo Trường, khi sang tới Mỹ, không rời bạn hữu cùng tờ báo. Không thể thiếu Nguyễn Xuân Nghĩa, báo ngày, báo Xuân, bất kể ngày đêm, mặc áo giáp chủ biên báo xuân Việt Báo chăm sóc tờ báo xuân trong nhiều năm, với các bạn góp bài văn nghệ và thơ xuân hàng năm như Du Tử Lê, Nguyễn Quốc Thái, Nguyễn Lương Vỵ, Quỳnh Giao... Bà Trùng Quang với giải thưởng Trùng Quang của Viết Về Nước Mỹ. “Giải Thưởng Viết Về Nước Mỹ” hằng năm, những tác giả đoạt giải, những người viết, đã gắn bó với giải thưởng, với tòa soạn. Nhóm thân hữu Việt Bút, đã luôn luôn chia xẻ ngọt bùi, góp sức, họp mặt mỗi lần phát giải. Nhóm NTM, đầu tàu là Thân Nguyễn và Bích Liên, luôn sát cánh và hỗ trợ Việt Báo trong các chương trình. Một người mà chúng tôi rất biết ơn, anh TP, ở San Diego, không bao giờ muốn được nhắc, đã âm thầm giúp đỡ giải thưởng VVNM hằng năm. Luật sư Nguyễn Hoàng Dũng và Thụy Trinh, là MC trường kỳ trong các buổi phát giải thường niên, anh Nguyễn Hoàng Linh vẫn hàng năm với Xe Đò Hoàng đưa các tác giả từ bắc xuống nam... Ngoài các chủ khảo kỳ cựu như anh Giao Chỉ Nguyễn Văn Lộc, Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh, Nguyễn Xuân Nghĩa, Bồ Đại Kỳ, một số đoạt giải trong “VVNM” đã trở thành giám khảo như Trương Ngọc Bảo Xuân (rồi lại vác thêm trách nhiệm chánh chủ khảo), Trần Nguyên Đán, Nguyễn Viết Tân, Phạm Hoàng Chương (đã mất), Bồ Tùng Ma (đã mất), Lê Tường Vi, Khôi An, gần đây nhất là Anne Khánh Vân….

Thật tệ, đầu óc tôi. Phan Tấn Hải đến với chúng tôi năm nào, không nhớ. Nhưng với tôi thì lâu lắm, như  từ đầu, như mãi mãi về sau.  Rồi Huỳnh  Kim Quang, Trịnh Y Thư, Thanh Huy, Hưng Doãn, thi sĩ Ngu Yên, Hằng Nguyễn. Còn phải nhớ Trúc Hồ của STBN, lại cho dọn về chung trụ sở của mình, để trở thành anh chị em một nhà. Và điều đáng trân quí biết bao, khi chúng tôi đã mệt, đã nghỉ, tất cả vẫn còn cùng với Hòa Bình giữ tờ Việt Báo, cho đến hôm nay, cùng nhau kỷ niệm Việt Báo 30 năm.

30 năm, biết bao vui buồn. Chúng ta đã xem nhau như anh chị em, như cùng một gia đình. Con tàu vẫn chạy, trẻ hơn, mạnh mẽ hơn. Nặng thêm tình nghĩa.

 

Xin cám ơn tất cả, anh chị em trong gia đình Việt Báo, các thân hữu, các thân chủ quảng cáo, các mạnh thường quân cùng với lời chúc mừng gửi tới tương lai.

Nhã Ca

Chủ Nhiệm Sáng Lập

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bùi Giáng qua đời tại Sài-gòn tháng 10-1998, tới tháng 10 năm này, 2023, đúng là 25 năm, một phần tư thế kỷ “Vắng bóng người Điên giữa kinh thành”. Trong tất cả các bút hiệu của Bùi Giáng, Sáu Giáng là tên hiệu dễ thương với mọi người, Bùi Giáng lại thích “anh Sáu Giáng” nhất; bởi/từ cái gốc gác quê mùa, đồi sim, ruộng lúa, tiếng gà trưa, con cò bãi nước xa, cái nền nhà lát gạch hoa, đứa con thứ sáu trong gia đình tộc Bùi, thằng bé Giáng tập bò tập đi.
Tôi viết những cảm nhận ở đây căn cứ vào những trích đoạn đã phổ biến, không đặt nó vào bối cảnh toàn diện của cuốn tiểu thuyết “Đường Về Thủy Phủ”, vì cuốn sách chưa ra đời, nhưng cũng có được cái nhìn về thủ pháp bố cục truyện và văn phong của nhà văn Trịnh Y Thư...
Có cách nào để tìm hòa bình cho vùng Trung Đông? Hãy hình dung về một phép thần nào đó, làm cho quân Israel và quân Hamas buông súng, cùng bước tới bắt tay nhau bùi ngùi, nước mắt ràn rụa, cùng nói rằng tất cả chúng ta hãy sống như một trẻ em mới sinh ra, rằng hãy quên hết tất cả những ngày đau đớn cũ, và cùng trải bản đồ ra vẽ lại, sao cho các thế hệ tương lai không bao giờ nghĩ tới chuyện cầm súng giết nhau nữa. Hình như là bất khả. Đúng là có vẻ bất khả, để có thể sống như một trẻ em mới sinh ra đời. Chỉ trừ, vài thiền sư và nhà thơ. Tôi có một giấc mơ. Vua Trần Nhân Tông bay từ đỉnh núi Yên Tử tới vùng Gaza, ngay nơi cửa khẩu đang mịt mù khói súng. Bên ngoài cửa khẩu là hàng ngàn xe tăng Israel đang chờ tiến vào, bên trong là nhiều đường hầm và hố chiến hào nơi chiến binh Hamas thò mắt nhìn ra để chờ trận chiến cuối đời của họ. Ngay nơi cửa khẩu là một giáo sĩ Đạo Do Thái ngồi đối diện, nói chuyện với một giáo sĩ Đạo Hồi, trước khi họ có thể nhìn thấy đồng bào của họ xông vào nhau.
Tiểu thuyết gia, thi sĩ và kịch tác gia người Na Uy Jon Fosse – người ngày càng thấy số lượng độc giả trong thế giới nói tiếng Anh càng tăng vì những cuốn tiểu thuyết viết về những đề tài tuổi già, cái chết, tình yêu và nghệ thuật – đã được trao Giải Nobel Văn Chương hôm Thứ Năm, 5 tháng 10 năm 2023, “vì những vở kịch và văn xuôi đầy sáng tạo giúp tiếng nói cho những điều không thể nói,” theo bản tin của báo The New York Times cho biết hôm 5 tháng 10 năm 2023. Điều này đã làm cho Fosse trở thành người đầu tiên lãnh giải thưởng Nobel Văn Chương viết bằng tiếng Nynorsk. Ông là người Na Uy thứ tư đoạt giải này và là người đầu tiên kể từ Sigrid Undset trúng giải vào năm 1928. Là tác giả đã xuất bản khoảng 40 vở kịch, cũng như tiểu thuyết, thơ, tiểu luận, sách thiếu nhi và nhiều tác phẩm được dịch sang nhiều thứ tiếng, Fosse đã từ lâu được quý trọng vì ngôn ngữ bao dung, siêu việt và thử nghiệm chính thức của ông.
Kỷ vật, không trừu tượng, là một thứ gì bằng vật chất ghi lại, cưu mang, hoặc ẩn tượng một kỷ niệm nào đó. Loại kỷ niệm có động lực gợi lại những vui buồn, thương tiếc, nhớ nhung; có khả năng làm nhếch một nụ cười hoặc làm mờ khóe mắt. Có những kỷ vật dù đã mất nhưng không quên. Mỗi đời người càng sống lâu, càng có nhiều kỷ vật. Điều này cất vào kho tàng quá khứ, có hay không, nhiều hạnh phúc đã qua mà mùi hương không bao giờ xao lãng.
Có một tương đồng giữa Tổng Thống Hoa Kỳ Joe Biden và Tổng Bí Thư CSVN Nguyễn Phú Trọng. Đó là đôi khi họ làm thơ. Nhưng dị biệt lớn giữa hai nhà thơ tài tử này chính là chủ đề, là nguồn cảm hứng để làm thơ. Nguyễn Phú Trọng làm thơ ca ngợi ông Hồ Chí Minh và những chủ đề tương tự, thí dụ, một lần ông Trọng làm ca ngợi khách sạn Mường Thanh Grand Phương Đông. Nhưng Tổng Thống Biden chỉ làm thơ tình, và chỉ tặng vợ thôi. Chúng ta không nói rằng thơ hay, hay dở, chỉ muốn nói rằng trong tâm hồn của Biden là hình ảnh thướt tha của Đệ nhất phu nhân Jill Biden. Và trong tâm hồn của ông Trọng là những khối xi măng có hình Lăng Ông Hồ, và rồi hình khách sạn Mường Thanh. Không hề gì. Thơ vẫn là thơ (giả định như thế). Bây giờ thì hai nhà thơ Joe Biden và Nguyễn Phú Trọng đã gặp nhau.
Truyện Thạch Sanh Lý Thông lưu truyền trong dân gian dưới hình thức chuyện kể truyền miệng chắc có đã lâu, phải hiện hữu trước khi ông Dương Minh Đức đưa bản văn sáng tác của mình sang bên Quảng Đông khắc ván ‒ cũng như đã từng đưa vài chục tác phẩm khác của nhóm, nhờ đó miền Nam Kỳ Lục tỉnh có được một số tác phẩm Nôm đáng kể mà người nghiên cứu Nôm thường gọi là Nôm Phật Trấn...
Sau tháng Tư năm 1975, tất cả những tác phẩm truyện ngắn truyện dài của các tác giả Việt Nam Cộng Hòa [1954-1975] đều bị chế độ mới, Xã hội chủ nghĩa cấm in ấn, phổ biến, lưu trữ. Tên tuổi tác giả, tác phẩm được công bố rõ ràng. Việc tưởng xong, là quá khứ. Bỗng dưng 32 năm sau năm, 2007, từ Hà Nội một nhà văn có chức quyền, có Đảng tịch, ông Phạm Xuân Nguyên, vận động, hô hào sẽ in lại một số tác phẩm Miền Nam, đang bị cấm. Trước tiên là 4 [bốn] tập truyện ngắn của Dương Nghiễm Mậu. Đó là các tác phẩm Đôi mắt trên trời, Cũng đành, Tiếng sáo người em út và Nhan sắc. Khi sách được phát hành có ngay phản ứng. Rất nhiều bài báo lần lượt xuất hiện liên tiếp trên các báo tại Sàigòn “đánh/ đập” ra trò. Hóa ra, những người vận động in lại sách là các cán bộ văn hóa từ Hà Nội. Hung hăng đánh phá là những cây bút… Sàigòn. Trong đó có Vũ Hạnh, một cán bộ nằm vùng, người trước kia bị chế độ Miền Nam bắt giam tù, Dương Nghiễm Mậu là một trong số các nhà văn, ký đơn xin ân xá cho Vũ Hạnh.
Kể lạ, ở “nước non mình”, bút hiệu của các nhà sáng tác qua nhiều lãnh vực văn chương, thi ca, âm nhạc, hội họa, nghiên cứu phê bình, truyền hình, báo chí, diễn viên, có bút hiệu/danh, là Sơn [không kể Sơn ở đầu như Sơn Nam, Sơn Tùng, Sơn Vương…] là đông vô số kể. Thiếu Sơn, Triều Sơn, Trúc Sơn, Phạm văn Sơn, Trịnh Công Sơn, Mai Sơn, Phong Sơn, Vân Sơn, Trần văn Sơn, Linh Sơn, Trần Áng Sơn, Từ Sơn, Vinh Sơn, Tiến Sơn, Cao Sơn, Ngô văn Sơn, Lê Thái Sơn, Nguyễn Lê La Sơn, Lê Tây Sơn. Chu Sơn, Tùng Sơn, Hoài Sơn, Đào Bá Sơn…Trong đó hai ông Sơn thi sĩ là….đáng yêu nhất. Nguyễn Đức Sơn và Nguyễn Bắc Sơn. Đáng yêu, vì hai ông này đều có tài, đều có cái lạ trong thơ, lẫn ngất ngư, ngất ngưỡng, ngất ngây trong đời sống.
Bài phỏng vấn dưới đây do Christian Salmon thực hiện, đăng trên quý san văn học The Paris Review năm 1983 và sau đó xuất hiện trong tập văn luận “Milan Kundera Nghệ thuật tiểu thuyết” xuất bản năm 1986...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.