Hôm nay,  

Không Sợ Điều Chưa Biết

01/06/202209:50:00(Xem: 1662)

Màu trời xanh biếc. Nắng mai ngập trên sân cỏ và những lối đi ngoằn ngoèo của khu xóm. Những cành phượng vươn lên, trổ đầy hoa, che khuất đi những nhánh lá đang còn xanh tươi, khiến cho nhìn từ xa, chỉ thấy một màu tím. Hai chú sóc liến thoắng rượt đuổi nhau từ nhành này qua nhành kia trong khi con quạ già trên cây không buồn dịch chuyển. Bên cửa số nhìn ra, lão già chống cằm trầm ngâm ý tứ cho một bài thơ chưa có câu đầu. Nhưng mọi thứ thực sự đã bắt đầu từ lâu. Những gì đang hiển hiện chỉ là những chớp lòe liên tục nối nhau trong dòng chảy xiết của nhân-duyên-quả.

Gã thanh niên dắt chó đi dạo hóa ra là cậu bé học mẫu giáo của hai mươi năm trước. Năm ấy cậu còn ngại ngùng gõ cửa xin được nhặt trái banh rớt vào sân sau của nhà lão già. Bẵng đi một thời gian không thấy cậu ra vào; giờ đã thành chàng trai cao lớn, rậm râu.

Cô bé đương độ tuổi mới lớn, ở dãy nhà đối diện thường vác ba-lô đi học mỗi sáng, mấy năm nay cũng không thấy quay lại, có lẽ vì đã ra trường, đi làm, lập gia đình ở một thành phố nào đó.

Con mèo tam thể thường nằm phơi nắng trước căn nhà đầu góc, năm nay không thấy nữa, thay vào chỗ đó là một con ếch bằng đồng.

Căn nhà nằm xéo phía bên phải thì cũng đã thay đổi chủ mấy lần. Giờ chẳng biết ai là chủ nhân. Thỉnh thoảng đi bộ ngang đó, nghe tiếng chó sủa từ trong.

Đổi thay xảy ra trong từng khoảnh khắc chứ không phải ở khoảng cách một năm, năm năm, hai mươi năm. Trong diễn trình sinh-diệt liên tục của một vật thể, sự thể, thời gian có vẻ trôi chậm đối với cậu bé; và lướt qua thật nhanh đối với lão già. Tuổi già, như hình ảnh thường được ví, đi về hướng tương lai bằng cuộc trổ dốc sau khi lên đến đỉnh đồi. Có một trạng thái hay cảnh giới mơ hồ đang chờ đợi trước mắt. Cái mơ hồ, bất định ấy làm người ta sợ hãi, lo âu. Trong tâm lý học, có thuật ngữ “sợ cái chưa biết” (fear of the unknown), “không chịu đựng nổi điều chưa chắc chắn” (intolerance of uncertainty) để diễn tả nỗi sợ hãi bất an trước người lạ, hoặc đối với điều mà người ta chưa biết đến, hoặc thiếu thông tin về nó.

Cái chết là một trong những nỗi sợ phổ thông nhất của con người. Mặc dù ai cũng hiểu chết là gì qua sách vở, lời kể, và chứng kiến tận mắt cái chết của người thân, của người khác, nhưng chưa ai thực sự trải nghiệm cái chết. Vì vậy mà sợ. Sợ cái chưa biết. Chưa biết vì chưa trải qua.

Đạo Phật dạy cách vượt qua sống-chết – thoát ly sinh-tử. Có nhiều phương cách phù hợp với mọi trình độ và căn cơ, hoàn cảnh của mỗi người. Nhưng cách căn bản, dễ nhận thức, dễ thực hiện nhất để không còn sợ hãi sanh-lão-bệnh-tử ngay trong kiếp sống hiện tại là, không làm những điều xấu-ác, đồng thời tích cực thực hiện những điều lành trong cả ý nghĩ, lời nói và hành động.

Có những điều chúng ta chưa biết, chưa chắc chắn ở tương lai và đời sau, nhưng nguyên lý nhân-quả là lẽ tự nhiên, tất định, không thể sai khác; ai cũng có thể suy nghiệm, hiểu biết và tin vào. Vì vậy, khi một người chỉ tâm tâm niệm niệm tránh xa các điều ác, tận tụy làm những điều lành, sẽ nắm chắc hạnh phúc an vui trong hiện tại, trong tương lai gần, tương lai xa, mà không cần phải tìm hiểu cảnh giới nào sẽ chờ đón mình. Người thiện sẽ đi về cảnh giới thiện. Mạnh dạn bước tới, không sợ hãi, âu lo.

California, ngày 20/5/2022

Vĩnh Hảo

***

biachanhphap127
Hình bìa của Hồ Bích Hợp


CHÁNH PHÁP Số 127, tháng 6.2022

NỘI DUNG SỐ NÀY:

THƯ TÒA SOẠN, trang 2

TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3

CHA LÀ…, NGHĨ VỀ CHA (thơ Trần Hoàng Vy), trang 6

NGHIÊN CỨU THỨC THỨ TÁM, t.t. (HT. Thích Thắng Hoan dịch), trang 7

GIỮA ĐÔI BỜ TỈNH THỨC, CHẦM CHẬM THÔI… (thơ Tôn Nữ Mỹ Hạnh), trang 10

SEN NỞ TRONG LÒ LỬA VẪN TƯƠI (Nguyễn Thế Đăng), trang 11

PHẬT ĐẢN MIỀN ĐÔNG BẮC HOA KỲ (ĐNT Tín Nghĩa), trang 12

NGỌC BÁU TRONG ÁO (thơ TM Ngô Tằng Giao), trang 16

NHƯ LAI - BẬC NÓI LỜI CHÂN THẬT (Quảng Tánh), trang 17

THÀNH KÍNH PHÂN ƯU: BÁC SĨ NGUYỄN Ý ĐỨC MÃN PHẦN (BBT Chánh Pháp), trang 18

CHIẾN TRANH VÀ BẤT BẠO ĐỘNG, t.t. (HT. Thích Quảng Độ dịch), trang 19

LỤC BÁT VỚI SÁCH (thơ Vĩnh Hữu Tâm Không), trang 22

THÔNG BÁO SỐ 2 VỀ AN CƯ KIẾT HẠ VÀ ĐẠI HỘI THƯỜNG NIÊN PL 2566 (HĐĐH), trang 23

ĐI TỨC LÀ TRỞ VỀ, TÂM (thơ Diệu Viên), trang 24

BÁT CHÁNH ĐẠO – CON ĐƯỜNG ĐƯA ĐẾN CHẤM DỨT ĐAU KHỔ, t.t. (Bhikkhu Bodhi - Thích Tâm Hạnh & Cs. Tâm Cảnh dịch), trang 25

DƯỚI BÓNG MÂY (thơ Lý Thừa Nghiệp), trang 27

THIỀN TỈNH THỨC VỚI VÔ NGÃ (Nguyên Giác), trang 28

CON DAO TRONG TÂM – Phật Pháp Thứ Năm (Nhóm Áo Lam), trang 30

NGÀY THẾ GIỚI THIỀN… (Huỳnh Kim Quang), trang 31

BỐN CON RỐI (Truyện cổ Phật giáo), trang 34

VAI TRÒ CỦA TRUYỀN THÔNG VỚI SỨC KHOẺ QUẦN CHÚNG (Bs. Nguyễn Ý Đức), trang 39

THE STORY OF AN EX-BHIKKHU (Daw Tin), trang 41

SONOMAMA (Huệ Trân), trang 42

CÔ GÁI UKRAINE XINH ĐẸP (thơ Thanh Nguyễn), trang 43

ĐẠO PHẬT VÀ NHÂN QUYỀN TRONG LỊCH SỬ VN, t.t. (Tạ Văn Tài), trang 44

BÍ ĐAO NƯỚNG NGŨ VỊ CHAY (Bích Việt), trang 48

TRUYỆN CỰC NGẮN (Steven N), trang 49

NGÓN TAY CHỢT BUỒN (thơ Thy An), trang 50

TÌM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ “A-LẠI-DA THỨC” (TN Hằng Như), trang 51

ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN TẠI CHÙA BÁT NHÃ, CALIFORNIA (Thanh Huy), trang 54

“CỠI TÂM VÀO CÕI LỜI” CỦA HUỲNH KIM QUANG (Tâm Thường Định), trang 56

NƠI NÀO LẠNH NHẤT (thơ Hạnh Chi), trang 57

KIÊN TRÌ TU TẬP DẸP BỚT “CÁI TA” (TL Đào Mạnh Xuân), trang 58

SUỐI NGUỒN VI DIỆU TAY NGƯỜI TRỔ HOA (thơ Nguyễn An Bình), trang 59

PHƯỢNG THẮM HÈ XƯA… (thơ Hoàng Thục Uyên), trang 60

NGÕ THOÁT – chương 13, t.t. (truyện dài Vĩnh Hảo), trang 61


https://www.chanhphap.net/CHANH%20PHAP%20BO%20MOI/Muc%20luc%202022/CP%20so%20127%20(06.22).htm

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
LTS: Chiều Thơ Nhạc Ra Mắt Sách O Xưa | Nhã Ca đã được tổ chức vào chiều thứ Sáu, 10 tháng 2 cuối tuần qua. Gia đình Nhã Ca/Trần Dạ Từ và Việt Báo xin cảm ơn quý bạn hữu gần xa đã đến tham dự sinh hoạt cùng chúng tôi. Cũng xin cảm ơn các thân hữu, độc giả, khách tham dự đã gửi bài viết đến tòa soạn. Chúng tôi sẽ lần lượt đăng các bài quý vị gửi đến.
Nhã Ca làm thơ trước khi viết văn, chị làm thơ từ Huế và khi vào trong Nam chị mới bắt đầu viết văn cùng anh Trần Dạ Từ – cũng là một thi sĩ nổi tiếng với những bài “thơ Tình”. Không biết hai anh chị yêu thơ của nhau trước rồi mới yêu người hay yêu người rồi mới bật ra thơ. Nhưng phải nói là cả hai người làm thơ này đã là hai tác giả nổi tiếng về “thơ Tình” cho những người đang yêu nhau từ thời 1964 cho đến bây giờ. (Nếu người ta còn thích đọc “thơ Tình” như tôi.)
Phạm Duy từng là một anh bộ đội. Phạm Duy từng là một văn nghệ sĩ, một cán bộ văn hóa, phục vụ khắp các chiến trường những năm đầu cuộc Kháng chiến chống Pháp, từ 1945 đến 1951. Chỉ sau hai năm đầu toàn dân cùng một lòng chung nhau chống Pháp đã bắt đầu có sự phân rã, vì lý do ý thức hệ tư tưởng chính trị. Những thành phần Quốc gia hiểu ra họ cần một môi trường chống Pháp không cùng hàng ngũ với Mặt trận Việt Minh. Từ 1947, đã có phong trào dinh tê [rentrer, trở về]. Người Quốc gia cùng nhau rời bỏ hàng ngũ kháng chiến để trở về thành phố, những vùng có quân Pháp chiếm đóng. Năm 1948 đã hình thành Lực lượng Quốc gia Việt Nam, có chính phủ và quân đội riêng, nằm trong khối Liên Hiệp Pháp. Vua Bảo Đại đứng đầu.
Chúng tôi chào đời vào buổi không mấy vui. Cái vui chưa đúng là vui, không đáng nhớ. Cái buồn đi lố cái gọi là buồn, phải kèm thêm từ “thảm”. Trốn đi đâu cũng chẳng thể ra ngoái nỗi nhớ. Cuộc đời thì dài dặc, niềm vui biến đâu mất tiêu. Cứ nghe cha đêm khuya thở dài. Mẹ ru con toàn nỗi nhớ // Chiều chiều ra đứng ngõ sau / nhớ về quê mẹ ruột đau chín chiều // Nhớ ai không nhớ, nhớ người thất thế sa cơ // Chiều chiều én liệng truông mây / cảm thương chú Lía bị vây trong thành //
Chúng ta đều rõ là Âu, Mỹ đón Tết Dương Lịch mỗi năm vào ngày 01.01. Hằng năm, người Á Châu nói chung và người Việt Nam nói riêng đều đón Tết theo Âm Lịch. Như vậy người Á Chân có dịp mừng Năm Mới đến hai lần.
LTS: Trải dài suốt mấy thế hệ, từ thời kháng chiến chống Pháp, cuộc chiến hai mươi năm, và rồi tha hương, tên tuổi Phạm Duy luôn luôn gắn bó với tình tự dân tộc, là một huyền thoại trong khu làng âm nhạc, văn nghệ Việt Nam. Hiếm ai trong chúng ta không cảm thấy lòng dạt dào yêu quê Mẹ Việt Nam hơn khi nghe nhạc và ca từ của Ông. Cả một cuộc đời dài sáng tác, Ông đã để lại cho đời sau một gia sản tinh thần khổng lồ với “ngàn lời ca” mà có lẽ trước và sau Ông khó ai bì kịp. Đúng ngày này 10 năm trước, ngày 27 tháng 1 năm 2013, người nhạc sĩ nổi trôi cùng mệnh nước 93 năm đã kết thúc cuộc hành trình “trên đường về nơi cõi hết”. Nhân ngày giỗ Ông năm thứ 10, Việt Báo hân hạnh đăng tải dưới đây loạt bài của nhà văn Cung Tích Biền. Loạt bài gồm 4 phần, mỗi phần là cái nhìn ở mỗi chặng đường soi giọi bước chân của người nhạc sĩ.
mưa bụi lướt về trong mơ ướt sũng một thời trí nhớ thì thầm cổ tích như thơ bay vào trong con giấc ngủ mẹ ru con lời dịu dàng nguyện cho mưa về tốt lúa nguyện cho khắp cõi bình an nguyện người người xa nhà lửa
Sinh thời, Hemingway, tác giả của “Ngư ông và biển cả” vào bất cứ lúc nào cũng có nuôi chừng vài chục con mèo. Ngôi nhà của ông ở Key West, Florida, trở thành viện bảo tàng có khoảng 40 cho đến 50 con mèo sáu ngón (polydactyl cat). Tất cả đều được đặt tên của những nhân vật nổi tiếng. Đám mèo sáu ngón này là hậu duệ của con mèo Snow White do một vị thuyền trưởng tặng cho Hemingway.
... Nếu thế thì mỗi bài thơ là một sự cách tân, mỗi thi sĩ là một người làm mới sự vật. Có những điều chỉ ngôn ngữ thi ca mới nói được, chỉ thi ca mới có cái “thần” giúp chúng ta thấu thị tận đáy sâu của bản ngã. Người làm thơ là người nắm trong tay quyền năng “soi sáng” sự vật, quyền năng cho sự vật một đời sống mới, quyền năng “đi vào linh hồn của sự vật[1],” và không ai có thể tước đoạt quyền năng đó từ tay hắn...
Ngày nay nhân loại có quá nhiều thú vui không kể xiết. Người ta tìm kiếm, ngụp lặn trong thú vui và cho đó là hạnh phúc. Nhưng này bạn ơi, Thú vui không phải là hạnh phúc, Mà nhiều khi nó là nguồn gốc của khổ đau. Niềm vui lớn nhất của nhân loại ngày hôm nay.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.