Hôm nay,  

Không Sợ Điều Chưa Biết

01/06/202209:50:00(Xem: 1661)

Màu trời xanh biếc. Nắng mai ngập trên sân cỏ và những lối đi ngoằn ngoèo của khu xóm. Những cành phượng vươn lên, trổ đầy hoa, che khuất đi những nhánh lá đang còn xanh tươi, khiến cho nhìn từ xa, chỉ thấy một màu tím. Hai chú sóc liến thoắng rượt đuổi nhau từ nhành này qua nhành kia trong khi con quạ già trên cây không buồn dịch chuyển. Bên cửa số nhìn ra, lão già chống cằm trầm ngâm ý tứ cho một bài thơ chưa có câu đầu. Nhưng mọi thứ thực sự đã bắt đầu từ lâu. Những gì đang hiển hiện chỉ là những chớp lòe liên tục nối nhau trong dòng chảy xiết của nhân-duyên-quả.

Gã thanh niên dắt chó đi dạo hóa ra là cậu bé học mẫu giáo của hai mươi năm trước. Năm ấy cậu còn ngại ngùng gõ cửa xin được nhặt trái banh rớt vào sân sau của nhà lão già. Bẵng đi một thời gian không thấy cậu ra vào; giờ đã thành chàng trai cao lớn, rậm râu.

Cô bé đương độ tuổi mới lớn, ở dãy nhà đối diện thường vác ba-lô đi học mỗi sáng, mấy năm nay cũng không thấy quay lại, có lẽ vì đã ra trường, đi làm, lập gia đình ở một thành phố nào đó.

Con mèo tam thể thường nằm phơi nắng trước căn nhà đầu góc, năm nay không thấy nữa, thay vào chỗ đó là một con ếch bằng đồng.

Căn nhà nằm xéo phía bên phải thì cũng đã thay đổi chủ mấy lần. Giờ chẳng biết ai là chủ nhân. Thỉnh thoảng đi bộ ngang đó, nghe tiếng chó sủa từ trong.

Đổi thay xảy ra trong từng khoảnh khắc chứ không phải ở khoảng cách một năm, năm năm, hai mươi năm. Trong diễn trình sinh-diệt liên tục của một vật thể, sự thể, thời gian có vẻ trôi chậm đối với cậu bé; và lướt qua thật nhanh đối với lão già. Tuổi già, như hình ảnh thường được ví, đi về hướng tương lai bằng cuộc trổ dốc sau khi lên đến đỉnh đồi. Có một trạng thái hay cảnh giới mơ hồ đang chờ đợi trước mắt. Cái mơ hồ, bất định ấy làm người ta sợ hãi, lo âu. Trong tâm lý học, có thuật ngữ “sợ cái chưa biết” (fear of the unknown), “không chịu đựng nổi điều chưa chắc chắn” (intolerance of uncertainty) để diễn tả nỗi sợ hãi bất an trước người lạ, hoặc đối với điều mà người ta chưa biết đến, hoặc thiếu thông tin về nó.

Cái chết là một trong những nỗi sợ phổ thông nhất của con người. Mặc dù ai cũng hiểu chết là gì qua sách vở, lời kể, và chứng kiến tận mắt cái chết của người thân, của người khác, nhưng chưa ai thực sự trải nghiệm cái chết. Vì vậy mà sợ. Sợ cái chưa biết. Chưa biết vì chưa trải qua.

Đạo Phật dạy cách vượt qua sống-chết – thoát ly sinh-tử. Có nhiều phương cách phù hợp với mọi trình độ và căn cơ, hoàn cảnh của mỗi người. Nhưng cách căn bản, dễ nhận thức, dễ thực hiện nhất để không còn sợ hãi sanh-lão-bệnh-tử ngay trong kiếp sống hiện tại là, không làm những điều xấu-ác, đồng thời tích cực thực hiện những điều lành trong cả ý nghĩ, lời nói và hành động.

Có những điều chúng ta chưa biết, chưa chắc chắn ở tương lai và đời sau, nhưng nguyên lý nhân-quả là lẽ tự nhiên, tất định, không thể sai khác; ai cũng có thể suy nghiệm, hiểu biết và tin vào. Vì vậy, khi một người chỉ tâm tâm niệm niệm tránh xa các điều ác, tận tụy làm những điều lành, sẽ nắm chắc hạnh phúc an vui trong hiện tại, trong tương lai gần, tương lai xa, mà không cần phải tìm hiểu cảnh giới nào sẽ chờ đón mình. Người thiện sẽ đi về cảnh giới thiện. Mạnh dạn bước tới, không sợ hãi, âu lo.

California, ngày 20/5/2022

Vĩnh Hảo

***

biachanhphap127
Hình bìa của Hồ Bích Hợp


CHÁNH PHÁP Số 127, tháng 6.2022

NỘI DUNG SỐ NÀY:

THƯ TÒA SOẠN, trang 2

TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3

CHA LÀ…, NGHĨ VỀ CHA (thơ Trần Hoàng Vy), trang 6

NGHIÊN CỨU THỨC THỨ TÁM, t.t. (HT. Thích Thắng Hoan dịch), trang 7

GIỮA ĐÔI BỜ TỈNH THỨC, CHẦM CHẬM THÔI… (thơ Tôn Nữ Mỹ Hạnh), trang 10

SEN NỞ TRONG LÒ LỬA VẪN TƯƠI (Nguyễn Thế Đăng), trang 11

PHẬT ĐẢN MIỀN ĐÔNG BẮC HOA KỲ (ĐNT Tín Nghĩa), trang 12

NGỌC BÁU TRONG ÁO (thơ TM Ngô Tằng Giao), trang 16

NHƯ LAI - BẬC NÓI LỜI CHÂN THẬT (Quảng Tánh), trang 17

THÀNH KÍNH PHÂN ƯU: BÁC SĨ NGUYỄN Ý ĐỨC MÃN PHẦN (BBT Chánh Pháp), trang 18

CHIẾN TRANH VÀ BẤT BẠO ĐỘNG, t.t. (HT. Thích Quảng Độ dịch), trang 19

LỤC BÁT VỚI SÁCH (thơ Vĩnh Hữu Tâm Không), trang 22

THÔNG BÁO SỐ 2 VỀ AN CƯ KIẾT HẠ VÀ ĐẠI HỘI THƯỜNG NIÊN PL 2566 (HĐĐH), trang 23

ĐI TỨC LÀ TRỞ VỀ, TÂM (thơ Diệu Viên), trang 24

BÁT CHÁNH ĐẠO – CON ĐƯỜNG ĐƯA ĐẾN CHẤM DỨT ĐAU KHỔ, t.t. (Bhikkhu Bodhi - Thích Tâm Hạnh & Cs. Tâm Cảnh dịch), trang 25

DƯỚI BÓNG MÂY (thơ Lý Thừa Nghiệp), trang 27

THIỀN TỈNH THỨC VỚI VÔ NGÃ (Nguyên Giác), trang 28

CON DAO TRONG TÂM – Phật Pháp Thứ Năm (Nhóm Áo Lam), trang 30

NGÀY THẾ GIỚI THIỀN… (Huỳnh Kim Quang), trang 31

BỐN CON RỐI (Truyện cổ Phật giáo), trang 34

VAI TRÒ CỦA TRUYỀN THÔNG VỚI SỨC KHOẺ QUẦN CHÚNG (Bs. Nguyễn Ý Đức), trang 39

THE STORY OF AN EX-BHIKKHU (Daw Tin), trang 41

SONOMAMA (Huệ Trân), trang 42

CÔ GÁI UKRAINE XINH ĐẸP (thơ Thanh Nguyễn), trang 43

ĐẠO PHẬT VÀ NHÂN QUYỀN TRONG LỊCH SỬ VN, t.t. (Tạ Văn Tài), trang 44

BÍ ĐAO NƯỚNG NGŨ VỊ CHAY (Bích Việt), trang 48

TRUYỆN CỰC NGẮN (Steven N), trang 49

NGÓN TAY CHỢT BUỒN (thơ Thy An), trang 50

TÌM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ “A-LẠI-DA THỨC” (TN Hằng Như), trang 51

ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN TẠI CHÙA BÁT NHÃ, CALIFORNIA (Thanh Huy), trang 54

“CỠI TÂM VÀO CÕI LỜI” CỦA HUỲNH KIM QUANG (Tâm Thường Định), trang 56

NƠI NÀO LẠNH NHẤT (thơ Hạnh Chi), trang 57

KIÊN TRÌ TU TẬP DẸP BỚT “CÁI TA” (TL Đào Mạnh Xuân), trang 58

SUỐI NGUỒN VI DIỆU TAY NGƯỜI TRỔ HOA (thơ Nguyễn An Bình), trang 59

PHƯỢNG THẮM HÈ XƯA… (thơ Hoàng Thục Uyên), trang 60

NGÕ THOÁT – chương 13, t.t. (truyện dài Vĩnh Hảo), trang 61


https://www.chanhphap.net/CHANH%20PHAP%20BO%20MOI/Muc%20luc%202022/CP%20so%20127%20(06.22).htm

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
14 tháng 2 hàng năm là Ngày Lễ Valentine mà nhiều người gọi là Ngày Lễ Tình Nhân, là ngày Lễ Thánh Valentine mà cũng là ngày đặc biệt để những người yêu thương nhau biểu lộ tình cảm cho nhau.
Nhà văn Nguyễn Thị Vinh sinh ngày 15 tháng 7 năm 1924 tại Hà Nội. Hai cụ thân sinh mất sớm khi bà mới lên tám. Khởi đầu bà làm thơ sau đó viết văn từ những năm 1939-1940. Năm 1948-1951: bà và con gái sang Hồng Kông tị nạn chính trị cùng với chồng là dịch giả Trương Bảo Sơn.
Sáng Thứ Ba, ngày 11 tháng 2 năm 2020, văn phòng tòa soạn tuần báo Việt Báo, 10517 Garden Grove Blvd., thành phố Garden Grove, CA 92840 có nhân duyên lành đón tiếp nhà thơ Khế Iêm, Chủ Bút Tập San Thơ Tân Hình Thức, đến thăm và tặng sách.
Cứ mỗi tháng 2 dương lịch, Hoa Kỳ lại đón mừng Tháng Lịch Sử Da Đen (Black History Month), nhằm vinh danh thành quả của người da đen Hoa Kỳ, một truyền thống lần đầu tổ chức vào năm 1926 bởi sử gia Carter G. Woodson và kéo dài tới bây giờ.
Có những mùa khô nắng đổ trên thịt da bỏng rát. Đất nứt từng rãnh, chia thành những ô vuông bé nhỏ. Mỗi ô vuông nứt ra một mệnh đời. Mỗi mệnh đời rơi mãi vào trong những cơn mê sảng với cổ họng khô rang khát nước, loắn quắn tìm về suối nguồn tận non cao.
Một thập niên trước, nhiều người Nhật Bản vì rất xấu hổ khi bị bắt gặp đang ăn một mình tại trường hay tại nhà ăn nơi làm việc mà họ chọn ăn trong nhà vệ sinh. Từ sự xuất hiện không bạn bè được cho là điều không nên, dẫn tới điều được biết như là “benjo meshi” – “ăn trưa trong nhà vệ sinh.”
Đối với độc giả người Việt lớn lên từ thập niên 60 trở đi, có lẽ không mấy ai không biết đến Kim Dung với những bộ tiểu thuyết võ hiệp kỳ tình của ông như Anh Hùng Xạ Điêu, Thần Điêu Đại Hiệp, Cô Gái Đồ Long, Tiếu Ngạo Giang Hồ, Lộc Đỉnh Ký, v.v…
Văn giới Hoa Kỳ những ngày đầu năm 2020 xôn xao về cuốn tiểu thuyết American Dirt của nhà văn Jeanine Cummins. Lý do là vì cuốn sách vẽ ra những hình ảnh rất tiêu cực về vấn đề di dân lậu, mà chủ yếu là dân Mexico và châu Mỹ Latin.
Được tin buồn ngày đầu năm mới: Giáo sư, Cư sĩ Hồng Dương Nguyễn Văn Hai đã từ trần vào ngày 25-1-2020 (nhằm mùng 1 Tết Canh Tý), tại tư gia ở Yardley, Pennsylvania, Hoa Kỳ; hưởng thượng thọ 93 tuổi.
Olga Nawoja Tokarczuk, sinh ngày 29 tháng 1 năm 1962 tại Sulechów gần Zielona Góra, Miền Tây Ba Lan. Bà là nhà văn, nhà hoạt động, và trí thức nổi tiếng là người được mô tả tại Ba Lan như là một trong những tác giả được đánh giá cao và thành công về thương mại thuộc thế hệ của bà.