Hôm nay,  

Đọc Văn Học Nga Như Thế Nào Trước Cuộc Chiến Ở Ukraine?

06/05/202200:00:00(Xem: 4096)
il_794xN.2882049539_plur
Các tác phẩm văn học có thể trường tồn một phần là vì chúng đủ sức nặng để được đọc và ngẫm trước những thăng trầm của hiện tại. Khi đối mặt với quân Nga ném bom bừa bãi và tàn sát người Ukraine, các tác phẩm văn học vĩ đại của Nga nên được đọc và nghiền ngẫm: làm thế nào để ngăn chặn bạo lực?  

 

Việt Báo phỏng dịch theo bài viết của Ani Kokobobo, Phó Giáo sư Văn học Nga, Trường Kansas, được đăng trên trang TheConversation.
 
Là một giáo sư dạy về văn học Nga, tôi không thể không giới thiệu thế giới qua các tiểu thuyết, truyện, thơ và vở kịch của đất nước này, ngay cả vào thời điểm các tác phẩm văn hóa Nga đang bị tẩy chay trên khắp thế giới.

Khi quân Nga gây ra những cảnh bạo lực tàn khốc ở Ukraine, cũng là khi dấy lên những tranh cãi về việc phải làm gì với văn học Nga?

Tôi không lo rằng tác phẩm nghệ thuật thực sự có giá trị sẽ bị hủy hoại. Các tác phẩm văn học có thể trường tồn một phần là vì chúng đủ sức nặng để được đọc và ngẫm trước những thăng trầm của hiện tại. Lập luận này có thể được đưa ra với bất kỳ tác phẩm vĩ đại nào trong văn học Nga, nhưng với tư cách là học giả chuyên nghiên cứu về các tác phẩm của Leo Tolstoy và Fyodor Dostoevsky, tôi sẽ nói về những tác phẩm văn học nổi tiếng nhất của họ.

Sau Thế chiến II, phê bình gia người Đức Theodore Adorno đã mô tả cuộc diệt chủng Holocaust là một cái tát đau điếng vào văn hóa và triết học phương Tây, thậm chí còn đi xa đến mức đặt ra nghi ngờ về khả năng quay lại cuộc sống của một con người “sau khi đã nếm trải trong trại tập trung Auschwitz.”
Ý tưởng này, được sinh ra từ bối cảnh rất cụ thể của thảm trạng Holocaust, không nên được áp dụng bừa bãi cho thời điểm hiện tại. Nhưng theo những lý luận của Adorno, tôi tự hỏi liệu - sau trận pháo kích tàn bạo vào thành phố Mariupol, sau nỗi kinh hoàng trên đường phố Bucha, cùng với những thương tâm ở Kharkiv, Mykolaev, Kyiv và nhiều nơi khác – thứ bạo lực vô lương này rồi sẽ thay đổi cách độc giả tiếp cận các tác giả vĩ đại của Nga như thế nào?
 
Nhìn đau khổ bằng đôi mắt sắt bén

Khi biết rằng nhà văn Nga Ivan Turgenev đã ngoảnh mặt đi vào phút cuối khi chứng kiến cảnh một người bị hành quyết, Dostoevsky đã nói rõ lập trường của mình: “Người sống trên trái đất không có quyền quay lưng và làm ngơ trước những gì đang xảy ra trên trái đất, và cần có những căn bản đạo đức cao hơn trong sự việc này.”

Nhìn thấy đống đổ nát của một nhà hát ở Mariupol, nghe tin người dân Mariupol chết đói vì các cuộc không kích của Nga, tôi tự hỏi Dostoevsky - người đặc biệt tập trung quan điểm đạo đức xoáy sâu vào sự đau khổ của trẻ em trong cuốn tiểu thuyết năm 1880 “Anh em nhà Karamazov” - sẽ nói gì đây? Khi mà chính quân Nga lại đi ném bom một nhà hát nơi trẻ em đang trú ẩn, khi mà hàng chữ “TRẺ EM” được vẽ rất to trên vỉa hè bên ngoài nhà hát để có thể nhìn thấy từ trên cao. Chẳng có sự hiểu lầm nào ở đây cả.

Ivan Karamazov, nhân vật chính trong “Anh em nhà Karamazov,” tập trung nhiều hơn vào các câu hỏi về trách nhiệm đạo đức hơn là sự chấp nhận hay tha thứ và hòa giải của Cơ đốc giáo. Trong cuộc trò chuyện, Ivan thường đưa ra các ví dụ về việc trẻ em bị tổn hại, cầu xin các nhân vật khác nhận ra việc tàn ác mình đang làm. Anh quyết tâm đi tìm đường trả thù.

Chắc chắn rằng việc cố ý nã đạn pháo vào trẻ em ở Mariupol là điều mà Dostoevsky cũng sẽ không thể ngoảnh mặt. Nhưng liệu ông có cách nào bênh vực quan điểm đạo đức của nước Nga khi nhìn thấy xác những thường dân vô tội - đàn ông, phụ nữ và trẻ em - nằm vất vưởng trên đường phố Bucha?
 At the same time, nor should readers look away from the unseemliness of Dostoevsky and his sense of Russian exceptionalism. These dogmatic ideas about Russian greatness and Russia’s messianic mission are connected to the broader ideology that has fueled Russia’s past colonial mission, and current Russian foreign politics on violent display in Ukraine.

Cùng lúc, độc giả có lẽ cũng thể ngoảnh mặt không chú ý đến quan điểm của Dostoevsky và ý thức của ông về Chủ Nghĩa Phi Ngoại Lệ của Nga (Russian exceptionalism). Những ý tưởng giáo điều về sự vĩ đại và sứ mệnh trời ban của Nga được liên kết với hệ tư tưởng rộng hơn, đã thúc đẩy sứ mệnh xâm chiếm thuộc địa của Nga trong quá khứ, và ngay cả trong chính trị đối ngoại hiện tại của Nga, được thể hiện đầy bạo lực ở Ukraine.

Tuy nhiên, Dostoevsky cũng mang một tư tưởng nhân văn vĩ đại, gắn liền tầm nhìn về sự vĩ đại của đất nước Nga với sự đau khổ và niềm tin của người dân Nga. Nhìn thấy giá trị tinh thần của sự đau khổ của con người có lẽ là kết quả tự nhiên đối với một người bị đưa đến trại lao động ở Siberia trong 5 năm chỉ vì tham gia một câu lạc bộ sách tôn vinh xã hội chủ nghĩa.

Liệu một tác giả, trong cuốn tiểu thuyết “Tội ác và trừng phạt” (Crime and Punishment) năm 1866 của mình, giải thích chi tiết cặn kẽ về cái chết của kẻ sát nhân – với lời giải thích rằng khi ai đó tước đoạt mạng sống người khác, họ cũng đồng thời giết chết một phần nào đó bên trong mình – có thể chấp nhận tầm nhìn của Putin về nước Nga không? Với những u nhọt đầy nhức nhối, liệu đội quân siêu hình vĩ đại nhất của Nga có tái xuất và nổi dậy chống lại bạo lực của Nga ở Ukraine không?

Tôi hy vọng rằng ông sẽ, cũng như nhiều nhà văn Nga đương đại đã làm. Nhưng phải nói là, các lý luận giáo điều của Điện Kremlin có sức lan tỏa rất mạnh mẽ. Nhiều người Nga đã chấp nhận chúng. Nhiều người Nga đã ngoảnh mặt đi.

Tolstoy trên con đường đến với chủ nghĩa hòa bình

Không có nhà văn nào nhìn nhận chiến tranh ở Nga một cách sâu sắc hơn Tolstoy, một cựu binh trở thành nhà truyền bá hòa bình nổi tiếng nhất nước Nga. Trong tác phẩm cuối cùng “Hadji Murat,” ông đã nghiên cứu kỹ lưỡng các cuộc khai thác thuộc địa của Nga ở Bắc Caucasus. Tolstoy đã soi rọi vào thứ bạo lực vô nghĩa của người Nga đối với một ngôi làng Chechnya.

Tác phẩm vĩ đại nhất của Tolstoy về chiến tranh Nga, “Chiến tranh và hòa bình” (War and Peace) là cuốn tiểu thuyết “gối đầu giường” của dân Nga trong các cuộc chiến tranh lớn, bao gồm cả Thế chiến II. Trong “Chiến tranh và hòa bình,” Tolstoy cho rằng tinh thần của quân đội Nga là chìa khóa để chiến thắng. Các trận chiến có nhiều khả năng thành công nhất là các trận phòng thủ, bởi vì những người lính hiểu rất rõ tại sao họ phải chiến đấu, và những gì họ đang ra sức để bảo vệ: quê nhà.

Tolstoy thậm chí đã truyền đạt được những trải nghiệm đau đớn của những người lính trẻ khi đối đầu trực tiếp với chết chóc trên chiến trường. Họ biến mất cùng cả tiểu đoàn, mỗi một người lính đều có cả một gia đình đang chờ họ quay về.

Sau khi “Chiến tranh và hòa bình” được xuất bản, Tolstoy đã công khai tố cáo nhiều chiến dịch quân sự của Nga. Phần cuối cùng của cuốn tiểu thuyết “Anna Karenina” năm 1878 của ông ban đầu không được xuất bản vì nó chỉ trích hành động của Nga trong cuộc chiến Nga-Thổ Nhĩ Kỳ. Trong cuốn tiểu thuyết đó, Konstantin Levin gọi sự can thiệp của Nga vào cuộc chiến là “sát nhân” và cho rằng việc người dân Nga bị lôi kéo vào chiến tranh là vô lý.

Ông nói: “Người ta chấp nhận hy sinh và sẽ sẵn lòng hy sinh cho tâm hồn của họ, không phải để giết người.”

Năm 1904, Tolstoy viết một lá thư công khai tố cáo Chiến tranh Nga-Nhật, đôi khi được so sánh với cuộc chiến của Nga ở Ukraine. Ông viết: “Lại là chiến tranh. Lại là những đau khổ mà không ai đáng phải chịu; cay đắng thay không có ai mong đợi mà nó vẫn tới. Lại là lầm lỗi. Thế giới lại kinh hoàng trước sự tàn bạo của con người.” Người ta gần như có thể nghe thấy ông hét lên rằng “Hãy tự ngẫm lại bản thân các người đi,” qua tiêu đề của bài viết (Bethink Yourselves).

Trong một trong những tác phẩm theo chủ nghĩa hòa bình nổi tiếng nhất của mình, “Thou Shalt Not Kill” năm 1900, Tolstoy đã “bắt mạch” được vấn đề của nước Nga ngày nay.

“The misery of nations is caused not by particular persons, but by the particular order of Society under which the people are so bound up together that they find themselves all in the power of a few men, or more often in the power of one single man: a man so perverted by his unnatural position as arbiter of the fate and lives of millions, that he is always in an unhealthy state, and always suffers more or less from a mania of self-aggrandizement.”

“Sự khốn cùng của các quốc gia không do những cá nhân cụ thể gây ra, mà là do trật tự cụ thể của Xã hội, nơi mọi người gắn kết với nhau trong guồng máy đến mức họ thấy mình sống dưới quyền lực của một vài người, hoặc là của một người duy nhất: một người biến thái từ vị trí quyền lực bất tự nhiên khi nắm trong tay số phận và cuộc sống của hàng triệu người, đến mức anh ta ở trong tình trạng tâm thân bệnh hoạn, và ít nhiều tự vĩ đại hóa bản thân mình.”

Tầm quan trọng của hành động

Nếu Dostoevsky khăng khăng rằng người ta không được ngoảnh mặt đi, thì Tolstoy lại cho rằng mọi người phải có hành động.

Trong nạn đói ở Nga từ năm 1891 đến năm 1892, ông đã bắt đầu mở các bếp súp để giúp đỡ những người đồng hương, những người đang chết đói và bị chính phủ Nga bỏ rơi. Ông đã giúp những người lính Nga trốn quân dịch, thăm và hỗ trợ những người lính bị bỏ tù vì không muốn chiến đấu. Năm 1899, ông bán cuốn tiểu thuyết cuối cùng của mình, “Resurrection,” để giúp những người Doukhobors di cư đến Canada, để họ không cần phải chiến đấu trong quân đội Nga.

Những tác giả văn học xa xưa không liên quan nhiều đến cuộc chiến hiện tại. Các tác giả vĩ đại đó không thể xóa bỏ hoặc giảm nhẹ các hành động của quân Nga ở Ukraine. Nhưng những tác phẩm của họ nằm trong phần cốt lõi của cấu trúc văn hóa Nga và sách của họ được đọc như thế nào mới là vấn đề quan trọng. Không phải vì văn học Nga có thể giải thích cho bất kỳ điều gì đang xảy ra, đơn giản là không thể. Mà bởi vì, như nhà văn Ukraine Serhiy Zhadan đã viết vào tháng 3 năm 2022, cuộc chiến của Nga ở Ukraine đã đánh dấu một thất bại đối với truyền thống nhân văn vĩ đại của Nga.

Khi đối mặt với quân Nga ném bom bừa bãi và tàn sát người Ukraine, các tác phẩm văn học vĩ đại của Nga nên được đọc và nghiền ngẫm: làm thế nào để ngăn chặn bạo lực? Lãnh đạo phe đối lập Nga Alexey Navalny đã lưu ý trong phiên tòa xét xử vào tháng 3 năm 2022, rằng Tolstoy kêu gọi những người đồng hương chống lại cả chế độ chuyên quyền và chiến tranh, vì thứ này cho phép thứ kia xảy ra.

Alevtina Kakhidze, một nghệ sĩ người Ukraine, đã trích dẫn “Chiến tranh và hòa bình” trong nhật ký đồ họa của cô rằng: “Tôi đã đọc tác phẩm văn học của nước bạn. Nhưng mà có vẻ như Putin không có thèm đọc, và dân Nga các bạn thì quên hết rồi.”

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chiều thứ Bảy, 13/4/2024, tại hội trường Nhật báo Người Việt, Quận Cam, đã có một sự kiện văn học đáng chú ý. Đó là buổi Ra Mắt Sách (RMS) của nhà văn Đặng Thơ Thơ với cuốn tiểu thuyết mới nhất của chị, “Ai”...
Nhà văn, nhà thơ Viên Linh (1938-2024) vừa ra đi. Ông tên thật là Nguyễn Nam, sinh ngày 20/1/1938 tại Hà Nam, từ trần ngày 28/3/2024 tại Virginia, Hoa Kỳ, hưởng thọ 86 tuổi. Bài viết này để đưa tiễn nhà thơ Viên Linh, người mà tôi hân hạnh có nhiều năm thân cận tại Quận Cam, California. Tôi thuộc thế hệ sau nhà thơ Viên Linh rất xa, nên những gì biết và tương tác với nhà thơ chỉ là một góc nhìn. Tôi hân hạnh được gọi nhà thơ Viên Linh là "anh" theo thói quen giao tiếp trong giới văn nghệ, cũng như tôi đã gọi anh Mai Thảo, anh Nhật Tiến, anh Nguyễn Mộng Giác, anh Trần Dạ Từ, chị Nhã Ca... trong những buổi gặp nhau ở Quận Cam. Thật sự họ cách biệt tôi rất nhiều, vì họ đã hiện ra như các ngọn núi huyền thoại của văn học Miền Nam trước 1975. Và tôi đã có cơ duyên làm người bạn trẻ của họ. Và cũng là người viết các bản tin về họ, vì tôi phụ trách mục tin tức trên tờ Việt Báo. Trong các bài viết hay bản tin trước giờ về Viên Linh, đôi khi tôi gọi Viên Linh là anh, đôi khi gọi là ông.
Nhà thơ Viên Linh ra đi trong Tháng Ba, nhưng tang lễ của ông diễn ra trong Tháng Tư. Ừ nhỉ, Tháng Tư! Bây giờ đã bước vào Tháng Tư. Tháng Tư đối với người Việt Nam chứa đầy ký ức thương đau! Đất nước thay ngôi đổi chủ. Hàng hàng lớp lớp người bị đẩy vào các ngục tù khổ sai trên khắp nước. Hàng triệu người bị đuổi khỏi nhà cửa vườn tược để đi tới những “vùng kinh tế mới” xa xôi, lạ hoắc, những nơi “khỉ ho cò gáy.” Hàng trăm ngàn người bỏ nước ra đi, lên núi, xuống biển để tìm lẽ sống trong cái chết bi hùng! Đúng như nhà thơ Viên Linh đã viết, “Tháng tư máu chảy một trời sương tan.”
Cùng một thời điểm làm “Thơ Tình”với Đinh Hùng và Vũ Hoàng Chương, nhưng có một cái gì rất khác với hai thi sĩ này. Thanh Tâm Tuyền mở ra cho chúng ta một trang Thơ Tình rất lạ, rất khác, rất kén độc giả nhưng vô cùng quyến rũ. Nhân kỷ niệm ngày qua đời của Thi Sĩ Thanh Tâm Tuyền, tôi muốn nói về 2 bài Thơ trong số những bài Thơ tôi yêu thích của Thanh Tâm Tuyền...
Vòng Tay Học Trò là tác phẩm tiêu biểu của nữ văn sĩ Nguyễn Thị Hoàng, được đăng nhiều kỳ trên tạp chí Bách Khoa năm 1964. Tác phẩm được công chúng nồng nhiệt đón nhận và theo đó cũng hứng nhiều luồng ý kiến khác nhau, càng làm cho tác phẩm nổi tiếng hơn. Chính vì vậy, từ khi xuất hiện, tác phẩm đã gây được tiếng vang lớn, làm xôn xao dư luận trong giới chuyên môn và công chúng độc giả. Hàng chục năm sau, lúc chúng tôi còn nhỏ, chưa đọc tác phẩm đã thuộc tựa đề vì Vòng Tay Học Trò gắn liền với tên tuổi tác giả. Nói đến Nguyễn Thị Hoàng người ta nhớ đến Vòng Tay Học Trò...
Nhà sư, nhà thơ, nhà thư pháp Thích Nhuận Tâm cho biết sau khi thầy hoàn tất Lớp hướng dẫn thư pháp tại Huntington Beach, California cuối tuần này, Thầy sẽ bay sang Houston, Texas để sẽ hướng dẫn một lớp thư pháp dự kiến sẽ mở ra tại Tịnh Xá An Nhiên ở Houston.
Bài thơ Lời tình buồn được nhạc sĩ Vũ Thành An phổ nhạc năm 1967, khi nhạc sĩ và thi sĩ Chu Trầm Nguyên Minh cùng đang theo học lớp Sĩ quan tại quân trường Lam Sơn, Đồng Đế, đến nay đã trở thành một trong những ca khúc vượt thời gian, được thể hiện qua những giọng ca: Tuấn Ngọc, Khánh Ly, Bằng Kiều…
Trong một bối cảnh đất nước nhiễu nhương, hỗn loạn, nhà văn thường đóng một vai trò quan trọng bằng cách sử dụng ngôn từ của mình để phản ánh, phê bình, truyền cảm hứng và đôi khi thậm chí thách thức hiện trạng. Trong suốt chiều dài lịch sử, nhà văn phản ứng với những biến động khác nhau, cho dù đó là xã hội, chính trị hay văn hóa...
Tết và Xuân, Xuân và Tết, thời điểm kỳ lạ trong một năm. Vừa trông chờ vừa mong đừng đến. Vừa lưu luyến rét đông vừa háo hức xuân ấm. Vừa khép kín đoàn tụ gia đình vừa chan hoà xôn xao lễ hội. Vừa lặng lẽ hoài niệm chuyện riêng tư vừa hân hoan cùng nhau “nâng chén ta chúc nơi nơi”...
Nhà hiền triết người Ấn Độ Jiddu Krishnamurti (1895-1986) qua đời vào ngày 17 tháng 2 năm 1986 tại Ojai Valley, Quận Ventura, Nam California, Hoa Kỳ, nơi ông đã chọn làm quê hương thứ hai từ năm 1922 cho đến khi ông mất, dù ông không ở đó thường trực. Tính đến tháng 2 năm nay, 2024 đã tròn 38 năm kể từ ngày ông lìa bỏ trần gian. Krishnamurti là một trong những nhà hiền triết có sức ảnh hưởng rất lớn đối với nhân loại trong thế kỷ 20. Cuốn “The First and Last Freedom” của ông được Giáo sư Phạm Công Thiện dịch sang tiếng Việt từ trước năm 1975 ở Sài Gòn với tựa đề “Tự Do Đầu Tiên và Cuối Cùng” là một trong những cuốn sách tôi rất yêu thích đọc từ thời còn niên thiếu. Nhân tìm đọc lại một số bài giảng và bài viết của Krishnamurti, tôi tình cờ gặp được bài thơ “Song of the Beloved” (Bài Ca Về Người Yêu), nhưng không thấy ghi ông đã làm từ bao giờ. Có lẽ bài ca này ông làm vào những lúc về nghỉ ngơi tịnh dưỡng ở Ojai, vì bài đó nói lên lòng yêu thích thâm thiết của ông đối với thiên nhiên,
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.