Hôm nay,  

Rừng Phong Thu Đã Nhuộm Màu Quan San*

07/11/202111:46:00(Xem: 3607)
Rung Thu Phong
Rừng phong thu. (nguồn: www.pixabay.com)



Màu quan san là màu gì? Bảng vẽ của họa sĩ không thấy nói đến, bảng màu mẫu cũng chưa từng nghe qua.  Ây vậy mà cái màu quan san nó tha thiết trong tâm hồn người, màu này đâu phải mới đây, đã hơn ba trăm năm rồi, mà nào phải từ khi cụ Nguyễn Du chế ra màu quan san thì cái màu quan san mới da diết như thế! Cả ngàn năm trước cái màu gây nhớ thương, gây u hoài trong lòng người đã có. Cái màu quan san tê tái khi Chiêu Quân sang Hồ, khi Tô Vũ ngoài biên ải ngóng về cố quận, khi Nguyễn Du đi sứ bên Tàu… 

Rừng phong đã nhuộm màu hay lòng người nhuốm màu thu? Những kẻ sống ở  vùng ngoại phương không ít thì nhiều, không cạn thì sâu ắt biết. Cái màu rừng phong đẹp lắm, rực rỡ lắm, đất trời như bừng lên, ánh nắng như lồng vào trong phiến lá. Nói muôn hồng nghìn tía không còn là ước lệ, không phải là tỷ dụ nữa mà hoàn toàn thật sự như thế. Hồng, đỏ, cam, vàng, nâu, tím, trắng… cứ thế mà lá phô diễn trước khi về với đất mẹ. Những chiếc lá sắc màu ấy có thật là lá chăng? Hay cũng chỉ là sự hội tụ hợp thành của ánh nắng mặt trời, hơi thở của gió, nước mát thiên nhiên, chất cứng từ đất mẹ. Những chiếc lá quanh năm xanh biếc, cung cấp dưỡng khí cho người và muôn loại hữu tình. Những chiếc lá reo ca với gió ngàn, chắn bão giông, che sức nóng và bức xạ của mặt trời… Khi lá đã hết trách vụ của mình lá vẫn còn hiến dâng cái đẹp lần cuối trước khi trở về đất mẹ. Lá sẽ hóa thành mùn đen và mùa sau lại tái diễn, cái vòng quay miên viễn kia vốn chẳng biết bắt đầu tự bao giờ và cũng chẳng ai biết khi nào sẽ kết thúc.
 

Thành Ất Lăng mùa này đẹp lắm, tuy không bằng núi rừng Colorado, New Hampshire, Virgina, Vermont… Nhưng vẫn đủ để quyến rũ những tâm hồn đa cảm. Ngày hôm qua nội thành Ất Lăng đã tưng bừng màu sắc cờ hoa mừng đội Braves vô địch quốc gia, một niềm hãnh diện của cư dân, dù là da trắng, da đen, da nâu, da vàng… Cuộc diễu hành kéo dài trên con đường Peace Tree, muôn ngàn người vẫy cờ hò reo. Những cây phong, cây bạch quả thả những chiếc lá vàng như rắc kim tuyến mừng các cầu thủ và cả người hâm mộ. Môn bóng cà na này là quốc hồn quốc túy của xứ Cờ Hoa, nó là đặc trưng của người Mỹ. Nói đến Mỹ thì lập tức nghĩ ngay đến bóng cà na, bánh hamburger và Coca Cola. Thành Ất Lăng là quê hương, là đại bản doanh của Coca cola, của đội Braves. Hóa ra thành Ất Lăng chiếm đến hai biểu tượng của xứ sở này rồi! 

Thành Ất Lăng vốn ở miệt đông nam nên nắng nhiều hơn mưa, nóng nhiều hơn lạnh, trời xanh quanh năm, tuyết trắng chỉ đỏng đảnh như gái dậy thì, chợt có chợt không. Vì ở gần miệt cuối nên nàng thu cũng đến chậm hơn so với những bang trên hướng bắc, nếu những bang ấy đã vàng từ hai ba tuần trước thì giờ này Ất Lăng mới trổ màu. Mùa này đi vào rừng cứ như bơi giữa biển sắc màu, duy chỉ có bọn thông, tùng, bách thì xanh quanh năm. Đẹp nhất, rực rỡ nhất có lẽ họ nhà phong và họ cây bạch quả. Bọn chúng nuốt lấy ánh mặt trời để rồi tỏa ra từ phiến lá. Tựa như bọn con nít lấy giấy kiếng màu bịt cái đèn pin. Nằm dưới gốc phong hay gốc cây bạch quả cứ ngỡ mình về với cổ tích xa xưa, giá mà chết ngay dưới hàng phong hay dưới gốc bạch quả thì diễm tuyệt biết bao, giá mà trút hơi thở cuối trên thảm lá vàng này thì còn gì thú vị bằng, nếu có thể đổi hơi thở để trở thành chiếc lá trong vô số chiếc lá kia thì vui biết nhường nào. Nằm dưới gốc phong lá phủ trên thân xác, đời nhẹ và đẹp biết bao. Làm thân con người trong cõi nhân gian này nhọc nhằn lắm, phải vất vả mưu sinh, phải chịu ràng buộc trong những mối quan hệ thân sơ, phải  gánh lấy hậu quả của chính mình trong quá khứ và bao nhiêu thứ phải khác nữa. Bởi vậy gã du tử ước chi hóa làm chiếc lá ngay ở cái khoảnh khắc này. Mình hóa thành chiếc lá, mình sẽ vui như lá, sẽ thở như gió, sẽ ấm như nắng trời, sẽ thanh khiết như nước và sẽ vững chãi như đất.  Gã du tử hoàn toàn không hối tiếc, sẵn sàng đổi thân để làm chiếc lá kia.

Mùa này những gã du tử đi lang thang dưới tán lá đầy màu sắc cứ như những kẻ đi tìm dĩ vãng. Có đôi khi trên những cung đường mòn cứ ngỡ lạc vào xứ sở “Bạch tuyết và bảy chú lùn”. Bạch Tuyết không thấy, những chú lùn cũng không làm sao nhận ra. Cả khối người mắt xanh da trắng thì biết ai là Bạch Tuyết đây? Thiên hạ cũng toàn là lùn cả thì làm sao phân biệt đâu là bảy chú lùn? Những người lớn, những bậc đại nhân thì hiếm gặp và chẳng mấy khi xuất hiện giữa đời. Bạch Tuyết không có nhưng những người bạn của Bạch Tuyết thì hiện diện ở nơi này, bọn nai, sóc, chim chóc...nhộn nhạo cả khu rừng. 

Mùa này trời đất phong quang lắm, có lẽ lá cây rụng dần nên thưa thớt, nhờ thế mà ánh sáng chiếu khắp mọi nơi. Phong quang vì sắc màu của lá làm rạng rỡ đất trời. Những chiếc lá kia mặc kệ sự đời, mặc cho ai ăn thịt bò dát vàng, mặc cho dân đen thiếu cơm áo, mặc cho chữ nghĩa nhì nhằng, mặc cho lòng người đa đoan… Những chiếc lá hạnh phúc biết bao, đem chuyện kẻ quyền thế ăn bẩn, ăn bạo vào chuyện những chiếc lá kia cũng là bất đắc dĩ mà thôi! Dù biết rằng nó sẽ làm ô uế chiếc lá, làm lấm lem sắc màu của thu, nhưng không thể không nói. Gã du tử chưa phải là chiếc lá, vẫn còn mang thân phận con người, vẫn còn là con dân một nước, nước dẫu xa, nhà dẫu cách nhưng lòng con dân không thể không hướng về. Muôn triệu người dân đang cơn dịch bệnh, chết chóc, khổ đau, túng thiếu, đói kém...nhưng quan quyền thì trơ như đá, dối như cuội, leo lẻo như vẹt học nói. Tiền một bữa ăn của quan có thể đủ gạo cho ngàn gia đình, một chầu nhậu của quan có thể đủ học phí cho ngàn em học sinh, một cuộc du hí của quan có thể đủ tiền chữa bệnh cho biết bao người. Quan vơ vét không chừa thứ gì, miễn nó phải thành tiền trong túi. Quan ăn cả đất đai, tiền bạc, tài sản tư lẫn công, ăn cả khí huyết, đờm dãi của những con bệnh. Ăn không chừa thứ gì, tích cóp không bao giờ biết đủ, dùng mọi thủ đoạn với nước với dân.

Những chiếc lá mùa này đẹp lắm, nhưng chưa hẳn đẹp bằng những tấm lòng tận tụy hy sinh vì đồng loại. Cây phong, cây bạch quả có vững chãi cũng không bằng sự trụ vững của những người lên tiếng vì nước vì dân. Chỉ có một điều là họ cô đơn quá, họ tranh đấu cho chính đồng loại nhưng đồng loại lại thờ ơ vô cảm hay quá nhút nhát e dè. Ngục tù, hình án, côn đồ… cứ như bầy quạ đen túa ra che chắn mặt trời. Ai đó bảo rằng, nghệ thuật không liên can đến chính trị, cái đẹp tách rời với chính trị. Thế những con người lên tiếng vì tự do không phải là cái đẹp sao? Những người tranh đấu vì đồng loại, vì người dân không phải cái tuyệt vời sao? Nếu nói như thế có khác gì con đà điểu rúc đầu vào trong  cát? Cái đẹp của thiên nhiên dễ nhìn, dễ thấy, dễ rung cảm. Cái đẹp của tâm hồn khó mà nhận ra, cái đẹp của lương tri càng khó thấy, cái đẹp của vô úy cũng không dễ được nhìn nhận. Tuy nhiên những cái đẹp của nhân cách con người mới đi sâu vào lòng người, mới tồn tại theo tháng năm, mới đi vào sử sách. Nghệ thuật mà xa rời đời sống, thì nó giống như món đồ chưng trong tủ kiếng chẳng ích gì cho đời. Nghệ thuật phải gắn liền với đời sống, phải phục vụ đời sống thì ấy mới chính là nghệ thuật. 

Lý thuyết thì mùa thu đã đến cả hai tháng rồi, nhưng thực tế thì thành Ất Lăng chỉ mới vào thu một tuần này mà thôi, trong vòng ba tuần tới là cao điểm của sắc màu. Thiên nhiên hóa một cõi địa đàng, lá không còn lãng đãng thả trong gió mà là từng cụm, từng vồng, từng mảng lá đổ xạc xào trong gió thu. Bầy vịt trời, chim trời đang hối hả bay về vùng nắng ấm. Có lẽ kỳ diệu nhất là những đàn bướm Monarch. Chúng cũng rực rỡ muôn màu như lá thu, chúng còn mong manh hơn cả chiếc lá, ấy vậy mà hàng năm họ nhà chúng bay di cư cả mười ngàn dặm, trên đường thiên di ấy, có vô số bướm bỏ lại xác thân với lá cỏ và cũng có vô số bướm con được sinh ra. Mười ngàn dặm là một khoảng cách vô cùng nghiệt ngã với cả con người chứ đừng nói chi là những cánh bướm mong manh kia. Thế mà bao đời nay chúng vẫn cứ đi về như thế! Thật đúng như nhạc sĩ họ Trịnh đã ca: ”Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt.” Con người mệt thật, mệt đến rũ rượi ra, mệt tưởng chừng như bỏ cuộc. Ấy vậy mà đàn bướm Monarch kia vẫn đi về hàng năm, vẫn đẹp, vẫn mong manh đến nao lòng. Cái đẹp nào cũng mong manh, càng đẹp lại càng mong manh, những tưởng mong manh sẽ bị bóp bể, sẽ bị bẻ gãy, sẽ đập nát tan bởi những cái thô tháo, cường bạo, dã man…

Nhưng không, Cái đẹp, cái mong manh vẫn tồn tại và đã tồn tại song song với con người. Những con người bị đày đọa trong ngục tối, bị hành hạ, bị bức bách kia vẫn không hề run sợ, không khuất phục tí nào. Những con người đáng tôn vinh ấy vẫn âm thầm như đất, như mùn để cho đời những chiếc lá mùa sau.

Mùa thu đã đến, đang đến và sẽ đến. Những chiếc lá đã lên màu, đang lên màu và sẽ lên màu. Những gã du tử vụng về giữa đường đời không biết đi về đâu? Cứ như những chiếc lá thả mình trong gió, những chiếc lá tưởng chừng vô tích sự biết đâu nguồn cội đi về. Lá vẫn sống trọn đời lá, lá cháy hết mình lần cuối trước khi về ngủ yên trong đất mẹ. Những gã du tử ước mình là chiếc lá, ắt cũng sẽ có một ngày hóa thành chiếc lá thông qua một nắm mùn dưỡng chất. Một chiếc lá có cả nắng trời, hơi thở trong lành của gió, thanh khiết của nước và mùn đen từ đất mẹ. Những gã du tử còn mang thân phận con người nhưng hồn hòa cùng sắc màu lá, bay cùng lá khắp cả đất trời.


TIỂU LỤC THẦN PHONG

Ất Lăng thành, 11/21

 

* Truyện Kiều – Nguyễn Du

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Một nhà thơ khi sáng tác, thường là từ cảm xúc riêng. Có khi ngồi lặng lẽ nửa khuya, có khi lặng lẽ nhìn ra suối hay góc rừng, và có khi chợt thức dậy lúc rạng sáng và nhớ tới một vấn đề… Làm thơ là ngồi một mình với chữ nghĩa, đối diện trang giấy trắng và nhìn vào tâm hồn mình. Trên nguyên tắc, không ai làm thơ với “hai mình” hay nhiều người.
Bây giờ đống rác (theo Soko) chỉ còn lại đất và rêu. Lần này thì chắc chắn phải hốt, đổ đi rồi.
Cô đơn có lẽ là chất liệu sung mãn nhất cho sự sáng tác của những ngưởi cầm bút. Khi viết, người cầm bút sống trọn vẹn trong thế giới của riêng mình. Họ không muốn bất cứ ai, bất cứ điều gì, bất cứ ngoại cảnh nào chi phối hay có thể lôi kéo họ ra khỏi cái thế giới sáng tạo đầy hứng thú mà họ đang bơi lội trong đó. Càng say mê viết họ càng lặn sâu vào cõi cô đơn. Nỗi cô đơn càng mãnh liệt bao nhiêu thì sự sáng tạo của người cầm bút càng độc đáo bấy nhiêu. Trong cô đơn cùng cực thì sự sáng tạo mới đủ sức để khai sinh ra được đứa con tinh thần độc đáo mang thể chất nguyên vẹn của chính nhà văn mà không phải là phó sản của bất cứ từ đâu khác. Ernest Hemingway là loại người như thế. Đặc biệt khi ông viết cuốn tiểu thuyết “The Old Man and The Sea” [Ông Lão và Biển Cả], mà ở VN trước năm 1975 hai nhà văn nữ Phùng Khánh và Phùng Thăng đã dịch sang tiếng Việt với tựa để “Ngư Ông và Biển Cả.” Ernest Miller Hemingway sinh ngày 21 tháng 7 năm 1899. Ông là ký giả, tiểu thuyết gia, người viết truyện
Nguyên ngồi lặng yên nhìn Yến. Nỗi thắc mắc về người đàn ông đứng nói chuyện với nàng vẫn còn là một ám ảnh dằng dai, ấm ức. Chàng thấy khó hỏi thẳng. Giá hắn ta cùng trạc tuổi chàng (hoặc lớn hơn, hoặc nhỏ hơn đôi chút) nhìn cách nói nói chuyện, chàng còn có thể đo lường được mức độ thân mật giữa hai người. Lại giá hắn ta cứ già như thế, nhưng có một bề ngoài bảnh bao, lịch thiệp, cử chỉ chững chạc, đàng hoàng, dầu sao cũng vẫn còn là một điều dễ chịu cho chàng trong việc ước đoán mối liên hệ tình cảm giữa nàng và hắn (nếu hắn thuộc hạng người như thế, Nguyên có đủ lý do để tỏ lộ mối nghi ngờ một cách thẳng thắn mà không ngại làm Yến phật lòng). Đằng này hắn không giống bất cứ người đàn ông nào vào loại đó để có thể nghi được là người tình của Yến. Mái tóc đã lấm tấm ít sợi bạc, bôi dầu bóng nhẫy, hai bên ép sát vào da đầu, lượn một cách rất khéo về phía sau. Nước da xanh mét như một người nghiện thiếu thuốc lâu ngày
Theo dòng thời gian, từ trước công nguyên cho đến nay, nhiều nước trên thế giới đã từng xảy ra nội chiến (civil war - chiến tranh trong nước), những cuộc nội chiến đó trong quá khứ thường được nhắc đến trong những bài học lịch sử. Lịch sử nước ta thời Đại Việt cũng trải qua vài giai đoạn như nội chiến Nam Bắc triều (1533-1677) giữa nhà Mạc và nhà Hậu Lê. Thời kỳ Trịnh Nguyễn phân tranh (1627-1775) giữa chúa Trịnh ở phía Bắc sông Gianh (Đàng Ngoài) và chúa Nguyễn ở miền Nam (Đàng Trong). Chiến tranh Tây Sơn - Chúa Nguyễn (1771-1785 và 1787-1802). Nguyễn Huệ (1753-1792) đánh Nam dẹp Bắc, lên ngôi Quang Trung Đại Đế nhưng chết khi còn trẻ, nhà Tây Sơn suy yếu, Nguyễn Phúc Ánh (1762-1820), tiến hành cuộc chiến, thống nhất sơn hà, năm 1802, lên ngôi Gia Long Hoàng Đế, quốc hiệu Việt Nam, chấm dứt cuộc nội chiến tranh kéo dài gần 270 năm.
Trăng 14 lẻn nhẹ vào thiền đường. Mắt khép hờ mà hành giả vẫn thấy rõ. Nhưng trăng ngây thơ, tưởng sẽ đùa như trẻ nhỏ khi vờn lên vạt áo tràng nâu làm hành giả giật mình, để trăng khúc khích cười. Thôi được, giả như không thấy mà tạo niềm vui thì có sao đâu, nhất là niềm vui này lại tặng ánh trăng, đối tượng tri kỷ thường cùng tọa thiền những đêm tĩnh lặng. Đêm nay 14 nên trăng tỏ. Vạt áo nâu loang loáng ánh trăng tưởng như đang muốn lao xao múa hát. Trăng và áo đồng lõa, lay động những ngón tay đang đặt lên nhau. Hương từ bụi dạ lý bên cửa sổ cũng nhập cuộc, cùng “chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách”. Tất cả chợt quyện vào nhau: Hành giả, trăng, hương dạ lý, cùng vỗ đôi cánh nâu, nhịp nhàng theo một cung bực.
Vì quen nếp sống thanh đạm, gia dĩ lại sống một mình nên ít lo sinh kế, hằng ngày thường hay đọc sách, da dẻ trắng trẻo xanh xao, mình gầy vóc hạc. Lại luôn luôn mục kích sự tàn bạo của đám phú nông mà tâm sự ủ ê lộ ra ở đôi mày hay nhíu, miệng có cười, cũng héo hắt không vui. Tính vốn ít nói, trong chốn giao du lại cố tình giữ trọn cái nghĩa nước nhạt của người nước Lỗ, cho nên lắm khi cả ngày không lên tiếng một câu, hàng tháng biếng bước chân ra khỏi cổng. Họa hoằn thao thao bất tuyệt, là lúc đối diện một người hiểu biết. Những lúc đó, Đỗ thường ngửa mặt lên trời mà than thời thế hoặc tác sắc đập bàn luận đàm quốc sự đến bỏ cả cơm. Tuổi đã lớn Đỗ vẫn sống một mình, không nghĩ tới việc vợ con. Con gái trong vùng có trêu ghẹo tỏ tình thì đỏ mặt ngoảnh đi. Người trong họ đôi khi gợi việc trăm năm mối lái, thì xốc áo, nghiêm nét mặt mà không tiếp chuyện.
Ngày 4 tháng 7 hằng năm là ngày Lễ Độc Lập của Hiệp Chúng Quốc Hoa Kỳ. Tài liệu lịch sử cho thấy, ngày 4 tháng 7 năm 1776, Quốc Hội Hoa Kỳ lúc đó có tên là Second Continental Congress đã họp tại tòa nhà Quốc Hội tại Pennsylvania mà ngày nay gọi là Independence Hall tại thành phố Philadelphia thuộc tiểu bang Pennsylvania đã công bố bản Tuyên Ngôn Độc Lập để chính thức tuyên bố Hoa Kỳ thoát khỏi chế độ thuộc địa của Anh Quốc, theo www.en.wikipedia.org. Qua việc công bố Tuyên Ngôn Độc Lập, 13 tiểu bang tại Hoa Kỳ tiến tới việc thành lập Hiệp Chúng Quốc Hoa Kỳ. Bản Tuyên Ngôn Độc Lập được ký bởi các đại diện từ 13 tiểu bang, gồm New Hampshire, Massachusetts Bay, Rhode Island, Connecticut, New York, New Jersey, Pennsylvania, Maryland, Delaware, Virginia, North Carolina, South Carolina, và Georgia. Quốc Hội đã lập Ủy Ban 5 Người (Committee of Five) để viết bản Tuyên Ngôn Độc Lập, gồm John Adams từ Massachusetts, Benjamin Franklin từ Pennsylvania, Roger Sherman từ Connecticut,
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.