Hôm nay,  

Giới Thiệu Văn Học Của Người Mỹ Bản Xứ

05/11/202100:00:00(Xem: 1737)
Nen-Van-Hoc-Nguoi-My-Ban-Xu-01

Văn học của người Mỹ Bản Xứ bắt đầu bằng nền văn học truyền khẩu. (nguồn: https://ournativeamericans.blogspot.com)

  
Vào ngày 3 tháng 8 năm 1990, Tổng Thống Hoa Kỳ George H. W. Bush đã tuyên bố tháng 11 là Tháng Di Sản Người Mỹ Da Đỏ Toàn Quốc, mà sau này thường gọi là Tháng Di Sản Người Mỹ Bản Xứ, theo www.en.wikipedia.org cho biết. Trong số những di sản quý giá của người Mỹ Bản Xứ là các tác phẩm văn học của họ.

Văn học của người Mỹ Bản Xứ gồm văn học truyền khẩu và văn học chữ viết được sáng tác bởi những người Mỹ Bản Xứ ở trên vùng đất mà hiện nay là Hoa Kỳ -- khác với những nhà văn First Nations tại Canada – từ thời trước Columbia cho đến ngày nay, theo www.en.wikipedia.org. Những tác giả nổi tiếng của người Mỹ Bản Xứ gồm N. Scott Momaday, Leslie Marmon Silko, Simon Ortiz, Louise Erdrich, Gerald Vizenor, Joy Harjo, Sherman Alexie, D'Arcy McNickle, James Welch, Charles Eastman, Mourning Dove, Zitkala-Sa, John Rollin Ridge, Lynn Riggs, Diane Glancy, Hanay Geiogamah, William Apess, Samson Occom, v.v…

Điều quan trọng là đây không chỉ là một nền văn học mà còn là nhiều nền văn học, bởi vì mỗi bộ lạc đều có truyền thống văn hóa riêng của họ. Kể từ thập niên 1960s, nó cũng đã trở thành một lãnh vực quan trọng của nghiên cứu văn học, với các tạp chí học thuật, các phân ngành, và các hội nghị dành cho chủ đề này.
 
Văn học truyền khẩu của người Mỹ Bản Xứ
 
Văn học người Mỹ Bản Xứ xuất hiện phong phú trong văn học truyền khẩu từ trước khi tiếp xúc với người Châu Âu và/hay sau khi áp dụng theo cách viết của người Châu Âu. Văn học truyền khẩu của người Mỹ Bản Xứ ngoài việc kể chuyện, cũng còn ca nhạc, tụng niệm, và thơ dùng cho các buổi lễ. Nhiều trong số những câu chuyện và ca nhạc này được những nhà nhân chủng học da trắng sao chép lại, nhưng thường mâu thuẫn đáng kể với các bộ lạc và thường bị hiểu sai hay dịch sai nghiêm trọng.

Richard J. Chacon và Rubén G. Mendoza trong phần “Giới Thiệu” tác phẩm nghiên cứu “The Ethics of Anthropology and Amerindian Research: Reporting on Environmental Degradation and Warfare” [Đạo Đức Của Nhân Chủng Học và Nghiên Cứu Về Người Mỹ Da Đỏ: Phúc Trình Về Sự Suy Thoái Môi Trường Và Chiến Tranh], được phổ biến vào năm 2011, đã viết rằng:

“Trong nỗi thống khổ của cuộc tấn công của thực dân, các nhà nhân chủng thường không nhận thức hay nhận thức ngược lại giá trị lịch sử và văn hóa và sự phong phú của các truyền thống khẩu truyền của người Mỹ Da Đỏ và do đó đã bác bỏ chúng xem như huyền thoại hay như những điều viễn vông vô ích của những đầu óc sơ khai. Những người khác thì đã được chứng tỏ có tội, do cố ý hay coi thường, hoặc gieo rắc kiến thức bí mật và linh thiêng hay các nghi lễ truyền thống mà không có sự đồng thuận hay xem xét của bộ lạc.”

Văn học truyền khẩu của người Mỹ Da Đỏ ở Bình Nguyên gồm các cách diễn đạt văn học từ các nền văn hóa khác biệt như bộ lạc Blackfeet ở miền bắc Montana là từ bộ lạc Kiowa ở Bình Nguyên Miền Nam. Cho đến nay, các tự truyện bao gồm phần lớn những tài liệu văn học bằng chữ viết. Trong thời gian cuối thế kỷ thứ 19 và đầu thế kỷ thứ 20, các nhà học thuật hầu hết là các nhà nhân chủng học và các sử gia đã đưa ra ý tưởng rằng lời khai hay các câu chuyện về cuộc đời của người Bản Xứ cần được bảo vệ. Nhiều người tin rằng những người Mỹ Bản Xứ đã biến mất cùng với các ngôn ngữ và lịch sử của họ. Nhiều nỗ lực lớn cần được thực hiện để bảo vệ lịch sử văn hóa và các nền văn học thành văn. Trong khi nhiều người Mỹ Bản Xứ đã viết các tự truyện của họ trong thời kỳ này, càng có nhiều câu chuyện về cuộc đời của họ được ghi lại như là những tự truyện “như đã kể” bởi các nhà nhân chủng học, các nhà dân tộc học. Các câu chuyện cuộc đời người Da Đỏ Plains, đặc biệt những câu chuyện của những chiến sĩ và tù trưởng, rất phong phú đến mức chúng đã trở thành một thể loại của chính nó.

Cuốn sách “Black Elk Speaks” của nhà thơ và nhà văn John G. Neihardt viết vào năm 1932 có lẽ là bộ truyện ‘như đã kể’ nổi tiếng nhất, là bản văn “được kể qua” John G. Neihardt. Bởi vì nhà thơ Neihardt đã rất thích thú trong việc có được câu chuyện của Black Elk cho tập thơ của ông về Miền Tây Nước Mỹ, mà ông đã lược bỏ những khía cạnh của cuộc đời của Bladk Elk không thích hợp các mục tiêu về thơ của chính ông. Trong nghiên cứu của ông về “Black Elk Speaks,” có tựa đề “The Sixth Grandfather” [Ông Nội Thứ Sáu], Raymond EdMallis trình bày các bản ghi chép của nhiều cuộc phỏng vấn ban đầu với Black Elk, giúp chúng ta có thể nghiên cứu cuộc đời của Black Elk và việc tạo ra văn bản của tác phẩm nổi tiếng đó. Các tự truyện của bộ lạc Plains như đã kể nổi tiếng khác gồm Pretty Shield: Medicine Woman of the Crows và Plenty-Coups: Chief of the Crows (cả hai đều được kể bởi Frank B. Linderman vào năm 1932 và 1930, theo thứ tự) và Cheyenne Memories (được kể bởi John Stands trong Timber and Margot Liberty vào  năm 1967). Các tự truyện tự thực hiện đáng chú ý nhất vào đầu thế kỷ 20 là Indian Boyhood (1902) và From the Deep Woods to Civilization (1916) của Charles Eastman (Dakota) và American Indian Stories (1921), một kết hợp của truyện ngắn, tự truyện và không hư cấu của Gertrude Bonnin (Lakota). Các tự truyện như đã kể về Lakota đương đại tiếp tục, chẳng hạn, Lame Deer, Seeker of Visions (1972) và Lakota Woman (1990), cả hải đều được viết bởi Richard Erdoes.
Black Elk Speaks là cuốn sách xuất bản năm 1932 của John G. Neihardt,  nhà thơ và nhà văn Mỹ, người kể câu chuyện của Black Elk, một y sĩ tại Oglala Lakota. Black Elk đã nói tại Lakota và người con trai của Black Elk là Ben Black Elk, có mặt trong cuộc nói chuyện đó, đã thông dịch lời của người cha sang tiếng Anh.
 
Văn học bằng chữ viết của người Mỹ Bản Xứ
 
Văn học bằng chữ viết của người Mỹ Bản Xứ xuất hiện vào đầu thế kỷ thứ 18, khi nhà truyền giáo Samson Occum dòng Mohegan Methodist đã xuất bản tác phẩm “Sermon Preached at the Execution of Moses Paul” [Bài Giảng Tại Cuộc Hành Quyết Của Moses Paul] một người Bản Xứ vào năm 1772.
Nhiều nhà văn người Mỹ Bản Xứ ban đầu viết về chính trị hay tự truyện, mà thường là chính trị trong ý nghĩa thuyết phục người đọc thúc đẩy việc đối xử tốt hơn đối với người Mỹ Bản Xứ. Samson Occom (bộ lạc Mohegan) là nhà truyền giáo Thiên Chúa Giáo không chỉ viết tự truyện, “A Short Narrative of My Life,” mà còn viết nhiều bài thánh ca.  William Apess (bộ lạc Pequot) đã viết tự truyện, “A Son of the Forest,” cũng như bài giảng công khai hay lời ca tụng Vua Philip. Sarah Winnemucca (bộ lạc Paiute) đã viết về những tương tác đầu tiên của bộ lạc của bà với người Mỹ gốc Châu Âu trong cuốn “Life Among the Paiutes,” và John Rollin Ridge (bộ lạc Cherokee) đã viết điều được xem là tiểu thuyết đầu tiên được viết bởi một người Mỹ Bản Xứ, “The Life and Adventures of Joaquín Murieta,” về tên cướp khét tiếng ở California.

Vào đầu thập niên 1900s, khi nhiều độc giả người Mỹ da trắng trở nên hứng thú trong việc đọc về cuộc đời và văn hóa của những người Mỹ Bản Xứ, các nhà văn người Mỹ Bản Xứ đã bắt đầu viết các câu chuyện của các nền văn hóa của họ, như “Old Indian Days” của Charles Eastman và “Coyote Tales” của Mourning Dove. Những người khác đã bắt đầu viết truyện hư cấu, chẳng hạn, cuốn tiểu thuyết “Cogewea” của Mourning Dove và “The Surrounded” của D'Arcy McNickle. Những tiểu thuyết gia khác gồm John Joseph Mathews và John Milton Oskison. Có lẽ tác phẩm của người Mỹ Bản Xứ nổi tiếng nhất từ thời kỳ này là “Green Grow the Lilacs,” một vở kịch được viết bởi Lynn Riggs thuộc bộ lạc Cherokee mà đã trở thành cơ bản cho vở nhạc kịch Oklahoma! Nhiều tác giả trong số này đã pha trộn tự truyện, các câu chuyện truyền thống, tiểu thuyết, và tiểu luận, như có thể được thấy trong cuốn “American Indian Stories” của Zitkala-Sa (bộ lạc Dakota).
 
Thời Phục Hưng Của văn học người Mỹ Bản Xứ
 
Thuật ngữ “Thời Phục Hưng Của Người Mỹ Bản Xứ” được Kenneth Lincoln tạo ra vào năm 1983 để mô tả sự nở hoa của tác phẩm văn học được viết bởi các nhà văn người Mỹ Bản Xứ từ cuối thập niên 1960s qua 1970s và bước vào thập niên 1980s. Tâm điểm cho “sự có mặt” của văn học người Mỹ Bản Xứ như là một sự kiện văn học quan trọng đến với Giải Thưởng Pulitzer lần đầu tiên được trao cho một tác giả Bản Xứ, N. Scott Momaday (bộ lạc Kiowa) cho cuốn tiểu thuyết của ông “House Made of Dawn.”

Thập niên 1970s đã chứng kiến các tác phẩm hư cấu quan trọng được viết bởi James Welch (bộ lạc Blackfeet và A-aninin), Leslie Marmon Silko (bộ lạc Laguna), và Gerald Vizenor (bộ lạc Chippewa), và thơ của Joy Harjo (bộ lạc Muscogee), Simon J. Ortiz (bộ lạc Acoma), và Wendy Rose (bộ lạc Hopi/Miwok). Nhiều tác giả đã có các tác phẩm quan trọng thuộc cả hai thể loại, như Joseph Bruchae (bộ lạc Abenaki).

Thập niên 1980s có nhiều nhà văn nằm trong danh sách nói trên đã tạo ra nền văn học mới. Những tiếng nói mới gồm Louise Erdrich (bộ lạc Ojibwe), Paule Gunn Allen (bộ lạc Laguna), Linda Hogan (bộ lạc Chickasaw), Michael Dorris, và Luce Tapahonso (bộ lạc Navajo).

Thập niên 1990s đã giới thiệu nhiều tác phẩm thơ và tiểu thuyết được viết bởi Sherman Alexie thuộc bộ lạc Spokane/Coeur D'Alene. Cuốn Mean Spirit của Linda Hogan thuộc bộ lạc Chickasaw mà đã vào danh sách cuối của Giải Pulitzer thuộc thể loại Tiểu Thuyết vào năm 1991.

Vào năm 2009, cuốn “The Plague of Doves” của nhà văn người Mỹ Bản Xứ Louise Erdrich đã lọt vào danh sách cuối của Giải Pulitzer thuộc Tiểu Thuyết.
Vào năm 2019, nhà văn Joy Harjo (thuộc Muscogee Nation) đã trở thành người Mỹ Bản Xứ đầu tiên giữ danh hiệu United States Poet Laureate.

Cũng trong năm 2019, cuốn tiểu thuyết “There There” viết về cuộc sống của người Da Đỏ thành thị tại California của Tommy Orange (bộ lạc Cheyenne và Arapaho) đã lọt vào danh sách cuối cho Giải Pulitzer thuộc bộ môn Tiểu Thuyết.

Nhân đây xin giới thiệu nhà văn người Mỹ Bản Xứ Louise Erdrich và tác phẩm “The Plague of Doves” của bà.
 
Nhà văn người Mỹ Bản Xứ Louise Erdrich

Nen-Van-Hoc-Nguoi-My-Ban-Xu-02

Nhà văn người Mỹ Bản Xứ Louise Erdrich tại the National Book Festival năm 2015. (nguồn: www.en.wikipedia.org

 
Louise Erdrich là tác giả người Mỹ Bản Xứ viết tiểu thuyết, làm thơ, và viết sách thiếu nhi mô tả các nhân vật và bối cảnh người Mỹ Bản Xứ. Bà là thành viên của Bộ Tộc Turtle Mountain Band của bộ lạc Da Đỏ Chippewa, một bộ tộc của Anishinaabe được liên bang thừa nhận (cũng được biết là Ojibwe và Chippewa).

Erdrich sinh ngày 7 tháng 6 năm 1954 tại Little Falls tiểu bang Minnesota. Bà là người con lớn nhất của 7 đứa con của Ralph Erdrich, một người Mỹ gốc Đức, và Rita, một phụ nữ bộ lạc Chippewa (một nửa dòng máu Ojibwe và một nửa dòng máu Pháp). Cha mẹ của bà đều dạy tại một trường nội trú ở thành phố Wahpeton, North Dakota, được dựng bởi Văn Phòng Dịch Vụ Người Da Đỏ. Ông ngoại của Erdrich là Patrick Gourneau, đã làm tộc trưởng cho bộ tộc được liên bang công nhận Turtle Mountain Band của Người Da Đỏ Chippewa nhiều năm. Dù không được nuôi dưỡng trong một đặc khu dành cho người Bản Xứ, bà vẫn thường đến thăm các thân nhân ở đó. 

Khi Erdrich còn bé, cha của bà đã trả bà 5 xu cho mỗi câu chuyện bà đã viết. Người em của bà là Heidi là một nhà thơ và cũng sống tại Minnesota. Heidi xuất bản sách với tên Heid E. Erdrich. Một người em gái khác, Lise Erdrich đã viết nhiều sách về thiếu nhi và các tuyển tập truyện và tiểu luận.

Erdrich đã học tại Trường Cao Đẳng Dartmouth College từ năm 1972 tới 1976 và tốt nghiệp Cử Nhân Anh Văn tại trường này. Cũng tại đây bà đã gặp Michael Dorris, một nhà văn và rồi làm giám đốc chương trình Nghiên Cứu Người Mỹ Bản Xứ. Trong lúc tham dự lớp học của Dorris, bà đã bắt đầu nhìn vào gốc gác tổ tiên của bà mà đã tạo cảm hứng cho bà đối với tác phẩm văn học của bà như thơ, truyện ngắn, và tiểu thuyết. Trong thời gian này bà làm bồi bàn, nghiên cứu phim, và chủ bút của tờ báo The Circle của Hội Đồng Người Da Đỏ Boston, theo Allan Chavkin và Nancy Feyl trong tác phẩm “Conversations with Louise Edrich and Michael Dorris,” do Đại Học Mississippi ấn hành năm 1994.

Năm 1978, Erdrich ghi danh vào học chương trình Cao Học tại Đại Học Johns Hopkins ở Baltimore, Maryland. Bà đã tốt nghiệp Cao Học Về Viết Các Nghiên Cứu Chuyên Đề vào năm 1979. Sau đó bà đã xuất bản thơ và truyện mà bà đã viết lúc học chương trình Cao Học. Bà đã trở lại Trường Darmouth để dạy.

Sau khi tốt nghiệp từ Trường Dartmouth, Erdrich vẫn liên lạc với Michael Dorris. Ông có tham dự một trong những lần đọc thơ của bà, trở nên ấn tượng với việc làm của bà, và bắt đầu thích thú làm việc chung với bà. Dù Erdrich và Dorris ở hai đầu của thế giới, Erdrich ở Boston và Dorris ở Tân Tây Lan để nghiên cứu, cả hai đã bắt đầu hợp tác trên nhiều truyện ngắn.

Sự hợp tác văn học của cặp này đưa họ tới mối quan hệ lãng mạn. Họ đã thành hôn vào năm 1981, và nuôi 3 người con mà Dorris nhận làm con nuôi khi còn là người cha độc thân và 3 người con ruột có với nhau (Persia, Pallas, Madeline, Reynold Abel, Sava và Aza Marion). Dorris và Erdrich đã chia tay vào năm 1995, và Dorris đã tự tử chết vào năm 1997. Trong di chúc, ông chỉ để tên những đứa con ruột có với Erdrich.

Vào năm 2001, lúc 47 tuổi, Erdrich sinh người con gái, Azure, cha là một người đàn ông Mỹ Bản Xứ mà Erdrich đã từ chối công khai danh tánh của ông này, theo Paul Gray trong bài viết “A Woman With a Habit,” được đăng trên Báo Time số ra ngày 1 tháng 4 năm 2001. Bà đã nói về chuyện mang thai Azure, và cha của Azure, trong cuốn sách không hư cấu được xuất bản vào năm 2003 “Books and Islands in Ojibwe Country.” Bà đã dùng tên “Tobasonakwut” để chỉ ông ấy. Ông được mô tả như là một thầy lang và thầy giáo truyền thống, là người lớn hơn Erdrich 18 tuổi và là người đàn ông đã có gia đình. Trong một số thông tin phổ biến, Tobasonakwut Kinew, là người đã chết vào năm 2012, được cho là bạn đời của Erdrich và là cha của Azure.
Khi được hỏi trong một cuộc phỏng vấn có phải việc viết lách là đời sống cô đơn đối với bà, Erdrich đã trả lời rằng, “Một cách kỳ lạ, tôi nghĩ nó là như vậy. Tôi được vây quanh bởi nhiều người thân trong gia đình và bạn bè và tuy nhiên tôi cô đơn với việc viết lách. Và điều đó thật hoàn hảo.” Erdrich hiện sống tại Minneapolis, theo Lisa Halliday trong bài viết “Louise Erdrich, The Art of Fiction,” được đăng trên The Paris Review số Mùa Đông năm 2010.
 
Cuốn tiểu thuyết “The Plague of Doves” của Louise Erdrich

Nen-Van-Hoc-Nguoi-My-Ban-Xu-03

Hình bìa của cuốn tiểu thuyết “The Plague of Doves” của nhà văn người Mỹ Bản Xứ Louise Erdrich. (nguồn: www.en.wikipedia.org

 
Cuốn tiểu thuyết “The Plague of Doves” [Tai Họa Bồ Câu] là sách bán chạy nhất của báo New York Times trong năm 2008 và là cuốn đầu trong bộ ba tiểu thuyết được nối kết lỏng lẻo của tác giả Louise Erdrich thuộc Bộ Lạc Ojibwe. Cuốn “The Plague of Doves” điều tra người dân thành thị Pluto, ở North Dakota, là người bị tai họa bởi vụ giết người chưa được giải quyết của một gia đình nông dân từ nhiều thế hệ trước. Cuốn tiểu thuyết này kết hợp phép chuyển nghĩa kể chuyện đa dạng của Erdrich mà xuất hiện trong nhiều tác phẩm khác gồm loạt truyện Love Medicine. Phần tiếp theo của cuốn sách này là cuốn tiểu thuyết đoạt Giải National Book Award có tên “The Round House.” Erdrich kết luận bộ ba “Công Lý” với cuốn “LaRose” vào năm 2016.

Cốt truyện của “The Plague of Doves” xoay quanh hành động kỳ thị chủng tộc đã xảy ra vào đầu thế kỷ thứ 20. Peter G. Beidler phác họa cho thấy cốt truyện đối với cuốn tiểu thuyết của Erdrich đã bị ảnh hưởng như thế nào bởi những sự kiện xảy ra trong đời thực mà đã diễn ra tại North Dakota vào cuối thập niên 1890s, theo Peter G. Beidler trong tác phẩm “Murdering Indians: a documentary history of the 1897 killings that inspired Louise Erdrich's the Plague of Doves,” được NXB McFarland & Company, Inc. ấn hành. Như Beidler giải thích, cả gia đình, the Spicers, đã bị giết chết bởi một nhóm người Mỹ Bản Xứ. Trong khi những kẻ giết người bị xử và kết án tử hình vì tội của họ, các công dân của thị trấn này tin rằng 3 nhân chứng, cũng là những người Mỹ Bản Xứ, cũng bị tội. 9 tháng sau vụ xử án, các công dân đã tràn vào nhà tù nơi những người đàn ông bị giam giữ, áp đảo các lính canh tù, và treo cổ 3 người đàn ông còn bị nghi vấn. Một trong những người đàn ông này là một cậu 19 tuổi tên là Paul Holy Track, được tin là ảnh hưởng trực tiếp đối với nhân vật của Erdrich, Holy Track 13 tuổi.

Cuốn tiểu thuyết bắt đầu với vụ giết người rùng rợn của một gia đình mà chỉ còn một em bé sống sót. Một nhóm kỳ thị chủng tộc Mỹ chuyên hành hình đã đổ lỗi 4 người vô tội trong bộ lạc Ojibwe từ một khu bảo tồn gần đó và treo cổ 3 người trong số đó, gồm một cậu tên Holy Track.

Nhiều năm sau, một cô gái trẻ tên Evelina, đấu tranh với bản năng tính dục của cô ở trường, nghe câu chuyện về Pluto của ông của cô, Mooshum, trong quá khứ của North Dakota. Vào năm 1896, một đàn chim bồ câu đã khủng bố thị trấn và người dân sống trong đó. Mooshum cũng giải thích làm sao ông trở thành là người sống sót duy nhất của đám người hành hình. Sự chấn thương này làm cho Mooshum phải rời bỏ thị trấn trong nhiều năm trước khi trở về khu bảo tồn, kết hôn và bắt đầu một gia đình. Khi trở về, Mooshum và người anh em của ông, Shamengwa, từ từ nghiện rượu. Những câu chuyện này khiến cho Evelina có nhiều nghi vấn hơn câu trả lời, và Mooshum do dự để tiết lộ mọi việc. Evelina lo lắng để bày tỏ sự lôi cuốn mà cô có đối với vị thầy giáo và bạn học của cô.

Kế tiếp tới Billy Pearce, người có chị đang ngoại tình với John Wildstrand. John kết hôn với Neve Harp, một phụ nữ từ chối mối tình lãng mạn trước đó của Mooshum. Sự quan hệ nam nữ giữa John Wildstrand và chị của Billy Pearce đưa tới việc họ có con ngoại hôn. Sau việc bắt cóc của Neve Harp bị kết quả ngược, ông nhập ngũ vào quân đội. Theo sự giới thiệu của Billy quân đội là tôn giáo. Khi Billy trở về nhà, ông bắt đầu đi nhà thờ. Billy đã lấy Marn Wolde khi cả hai gắn bó hơn vì chạy trốn các vấn đề trong quá khứ. Marn ngày càng không hạnh phúc trong hôn nhân của cô và với cách mà Billy kỷ luật con cái của họ và cách ông ấy đối xử với cô. Cuối cùng, Marn đã giết chồng của mình và chạy thoát khỏi Pluto và dắt theo những đứa con của cô.

Một Eveline già nua, đang làm việc tại một quán ăn, tình cờ gặp Marn. Sự gặp gỡ này gợi nhớ cho những lôi cuốn năm xưa của Evelina với cháu trai của Marn. Evelina cũng được cung cấp tin tức từ người yêu cũ và là thầy giáo của cô mà đã làm cho cô bị đau khổ tâm thần. Trong khi ở bệnh viện tâm thần, Evelina gặp những bệnh nhân nhưng để ý đến các hành động kỳ lạ của một người đặc biệt có tên Warren Wolde. Warren Wolde chết tại bệnh viện sau khi nghe Corwin Peace đàn vĩ cầm trong lúc thăm Eveline. Cái chết của Warren làm sáng tỏ một số bí ẩn của thị trấn. 
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong buổi tiếp kiến ban biên tập nguyệt san “Phụ nữ Giáo hội Thế giới” của báo Quan sát viên Roma của Toà Thánh, trong tuần qua, dịp kỷ niệm 10 năm thành lập, Đức Thánh Cha khích lệ mọi người và nói: “Phụ nữ có khả năng nói ba ngôn ngữ: lý trí, trái tim và đôi tay”. Có phải Đức Thánh Cha muốn nói: Đối với phụ nữ ba điều này là một: Một người phụ nữ thông minh họ có thể dùng đầu óc mình để thành đạt trong học vấn, trong nghề nghiệp nhưng đồng thời với trí óc thông minh, trái tim mẫn cảm, họ cũng dùng thêm đôi tay của mình để tạo ra những sản phẩm đẹp đẽ và đầy trí tuệ, đầy tình yêu.
Trên Văn Việt ngày 16 tháng 2 vừa qua, Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn (University of New South Wales, Sydney, Úc) cho biết một số độc giả trên mạng đã hiểu một cách sai lầm rằng câu “Lưỡi lê no máu rửa Tây hồ” là thơ của thi sĩ Vũ Hoàng Chương. Từ chuyện ngộ nhận ấy, nhiều vị viết lời bình luận rằng Vũ Hoàng Chương là một người sắt máu, chẳng khác gì Tố Hữu ngoài Bắc. Cũng qua câu trên, có người cho rằng thơ văn miền Nam thời Việt Nam Cộng Hoà cũng “máu me” lắm chứ chẳng nhân bản, nhân văn gì. Theo Giáo sư Tuấn, “Sự thật có lẽ không phải vậy, mà chỉ là một sự bịa đặt trong một cuốn tiểu thuyết, cuốn Ván Bài Lật Ngửa của tác giả Nguyễn Trương Thiên Lý” (tức nhà văn, nhà biên khảo, Ủy viên Tuyên huấn Trung ương Trần Bạch Đằng). Giáo sư Tuấn cho biết là câu ấy không có trong bài “Lửa từ bi” của Vũ Hoàng Chương, và chụp lại bài thơ “Từ đây” trong tập thơ Hoa Đăng của thi nhân họ Vũ (Sài Gòn : Văn Hữu Á Châu, 1959) để chứng minh rằng câu thơ ghê gớm ấy cũng không có trong đó:
Trong tiểu thuyết HIỆP KHÁCH HÀNH, nhà văn Kim Dung kể chuyện về cuộc phiêu lưu của chàng trai trẻ Thạch Phá Thiên từ năm 12 tuổi, không cha mẹ, anh em, họ hàng, bạn hữu, không học hành chữ nghĩa, không võ công, không tiền của, mà tình cờ lạc vào giữa chốn võ lâm giang hồ. Đọc xong bộ truyện, tôi tò mò muốn tìm hiểu bài thơ HIỆP KHÁCH HÀNH của thi hào Lý Bạch...
Ngày Xuân Phân là ngày chính giữa của mùa Xuân theo âm lịch và cũng là ngày đầu tiên của mùa Xuân ở Bắc bán cầu theo dương lịch (Vernal Equinox). Trong ngày này, thời gian của ban ngày và ban đêm bằng nhau, nói cách khác là âm dương cân bằng. Nhờ thế vạn vật bắt đầu sinh sôi nảy nở, hoa sẽ dâng hương cho niệm xuân tình. Trong một ngày lập xuân nhiều thế kỷ trước, Sư Huyền Quang [?] ngẫu nhiên bắt gặp hình ảnh một thiếu nữ bên song liền viết bài “Xuân Nhật Tức Sự”. Bài thơ tả người thiếu nữ đang thêu thùa, bỗng chim hoàng oanh líu lo từ lùm tử kinh bên ngoài khiến nàng ngừng mũi kim. Không tiếng lời vì xuân tràn trong ngỏ ý, ngoại cảnh cũng như tâm tư. Nói lời gì cũng bằng thừa khi mạch mới tràn dâng. Nụ đang chúm, không chỉ hoa, nụ còn là môi bung cánh sen, đỏ hường xuân thắm. Bởi vì bây giờ đã sang xuân. Xuân đang thì...
Ly dị, thông thường, bắt đầu bằng vết thương lòng. Những vết thương sâu đậm, máu chảy dai dẳng sẽ từ từ ẩn vào tiềm thức và ảnh hưởng vô thức hoạt động đưa ra những ý nghĩ về khuynh hướng ly hôn. Trong một số trường hợp, vết thương nhẹ, rướm máu sơ sài, nhưng bỗng dưng lớn chuyện, vì tự ái, vì tiếp tục tranh cãi, vì giận quá lỡ lời, vì bạo hành thiếu suy nghĩ. Từ đó, ly nước đã đổ xuống đất, làm sao để hốt lên? Trong một số trường hợp khác, có kẻ muốn ly dị vì nhiều lý do, từ tài chánh cho đến người thứ ba; từ xung đột trong đại gia đình đến thành công hoặc thất bại trên đường đời. Những trường hợp này vô cùng phức tạp, khó có thể giải thích cặn kẽ. Khó phân định lỗi phải. Tuy nhiên, có thể kết luận: Nếu yêu nhau đủ thì khó khăn nào cũng có thể vượt qua. Nhà nhân loại học Paul Bohannan đưa ra lý thuyết về ly dị, trình bày sáu giai đoạn riêng biệt mà một cá nhân sẽ trải qua trên đường ly hôn. Bohannan xác nhận: sáu giai đoạn có thể xảy ra theo thứ tự khác nhau và với cường độ khác nhau
Buổi ra mắt tập thơ “Tháng năm là mộng đang đi” của Nguyễn Thị Khánh Minh đã hoàn tất, nhưng nhiều câu hỏi vẫn lơ lửng sau khi nhà thơ nổi tiếng này nói rằng ấn phẩm này có lẽ là tập thơ cuối cùng của chị. Không có lời giải thích rõ ràng vì sao tập thơ thứ 12 này có thể là ấn phẩm cuối cùng của chị, nhưng buổi ra mắt sách hôm 25/2/2023 tại một quán cà phê giữa Little Saigon đã để lại nhiều kỷ niệm trong những người yêu thơ tham dự.
Đã năm mươi năm trôi qua, nguyên nhân thực sự về cái chết của nhà thơ Pablo Neruda vẫn là một câu hỏi còn bỏ ngỏ đối với nhiều người trên thế giới. Ông đột ngột lìa đời sau cuộc đảo chánh năm 1973 của Chile. Pablo Neruda không chỉ là nhà thơ từng đoạt giải Nobel danh giá, mà còn là một trong những nhà hoạt động chính trị có ảnh hưởng nhất ở Chile. Pablo Neruda công khai theo chủ nghĩa cộng sản, thẳng thắn ủng hộ và làm việc trong chính quyền của Salvador Allende, vị tổng thống cánh tả của Chile, cầm quyền từ năm 1970 đến năm 1973.
Tôi viết về Nhạc sĩ Phạm Duy, một bài khá dài, nhiều chương, với một tình cảm thân thiết, rõ ràng, đơn giản, như ta nói thân hình ông ta chia làm ba phần đầu mình và tay chân, trong đầu có bộ não, vầy thôi, nhưng/ hẳn sẽ làm rất nhiều người không đồng tình. Thậm chí cay đắng, “Thằng này đã ca ngợi thằng kia”.Đây là những người vốn không thích, chẳng ưa, rất ghét Phạm Duy. Tôi không có quyền bình phẩm đúng sai. Tôi vẫn tôn trọng những người này. Vì tôi hiểu, Tự do phải cần được tôn trọng.
Ngày 11 tháng 2 năm 2023, vài tờ báo và trang mạng trong nước đưa tin: Vũ Hoàng Chương từng được đề cử Giải Nobel Văn Chương (The Nobel Prize in Literature). Danh sách được Ủy Ban Nobel công bố trong tháng 2, năm 2023, sau 50 năm giữ kín theo quy định của giải này. Theo đó, Vũ Hoàng Chương là một trong 100 tác giả tên tuổi được đề cử giải Nobel Văn Chương năm 1972...
Vì "một lần mãi mãi", tôi xin được tỏ bày lòng biết ơn đối với nhà văn Nhã Ca và những người cầm bút biết nâng niu bảo bọc chân-thiện-mỹ cho nhân loại như bà. Vì những tác phẩm của họ, sẽ có thêm những niềm hạnh phúc tiếp theo cho người đọc.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.