Hôm nay,  

Đường Mây Bay

24/10/202109:27:00(Xem: 1322)
Vinh Hao
Bessi (Pixabay.com)

 

Mây qua trời. Có khi trắng, có khi đen. Có khi tụ, có khi tán. Ngưng tụ mà thực ra là chuyển động liên tục; tán thất mà thực không mất đi đâu. Vận hành tự tại, biến hóa vô số hình thù, rồi tan biến, rồi kết tụ trong một hình thể khác, hiện hữu nơi một không gian khác. Đến-đi cùng khắp, đông tây, nam bắc, phương trên hay phương dưới, không nơi nào mà không có mặt. Từ vô cùng quá khứ đến hiện tại và vô tận tương lai, trông như giống mà thực không giống, trông như cũ mà thực không cũ. Luôn mới mẻ tinh khôi trong từng giây phút. Đêm lẫn ngày, vẫn thường sinh-diệt, chuyển biến không ngừng. Tùy duyên ứng hiện, nơi đâu rồi cũng thuận hợp, chan hòa.

Rồi một sớm mai ngước nhìn lên cao, thử tìm dấu vết của cụm mây đi ngang vầng trăng sáng đêm qua: không gì để lại trên vòm trời mênh mông.

 

Bồ-tát đi vào cõi đời sinh-diệt này như mây ngang trời. Mây nhẹ, mây nặng, mây trắng, mây đen là tùy nơi nhân duyên, thời tiết. Còn trời thì còn mây, hết trời thì hết mây. Chúng sinh còn thì bồ-tát còn, chúng sinh hết thì bồ-tát mới hết. Sự sinh-diệt của bồ-tát là để phổ hiện tính chất ảo hóa của tự thân trên cái nền vĩnh cửu bất động của hư không giới.

Không gì cố định trong cuộc thế vô thường, nên sự hiện hữu của bồ-tát cũng bất định: có khi lâu dài, có khi ngắn ngủi, có khi bao la như biển cả, có khi nhỏ bé như hạt sương. Nhưng chí nguyện thì thiết tha, kiên cố, liên tục không gián đoạn, trải dài vô cùng thời gian, trùm khắp vô tận không gian. Do chí nguyện thâm thiết và bền bỉ ấy, bồ-tát thành tựu thọ mạng vô tận theo cái vô tận của chúng sinh giới. Thế giới chúng sinh vô cùng thì chí nguyện bồ-tát cũng vô cùng. Chí nguyện vô cùng nên sinh mệnh của bồ-tát cũng vô hạn lượng.

 

Hành giả theo Phật nếu từ lúc ban sơ chưa từng lập nguyện thì nay hãy giốc cả sinh mệnh, thệ nguyện hy sinh và phụng-hành Chánh pháp; nếu đã lập nguyện mà để cho nguyện ấy mờ phai theo năm tháng thì nay hãy khẩn thiết tái lập hạnh nguyện lợi ích chúng sinh. Thọ mạng của Chánh pháp không nằm ở nơi tự viện nguy nga bền chắc, cũng không nằm nơi tàng kinh các đồ sộ chứa đầy kinh điển ngay hàng thẳng lối – mà ở nơi tâm bồ-đề rộng lớn, trực nhận nỗi thống khổ vô cùng của chúng sinh, thiết tha dấn mình hóa độ.

Xun xoe chạy theo những danh vị hào nhoáng, kết bè lập nhóm với những người bất hảo vô luân, thì ngày qua tháng lại tập nhiễm thói đời, hưởng thụ dục lạc, vui thú lợi danh; còn đâu tâm chí để hoằng dương con đường cao rộng của Phật-đà!

Ở trong giai đoạn mà sinh hoạt của con người và xã hội bị phủ lấp bởi sự ngoa ngụy, dối trá, xu nịnh thế quyền, ca tụng những điều bất nhân… xem như là những biểu hiện bình thường, thì hành giả theo Phật càng phải quyết tâm giương cao ngọn cờ Chánh pháp: thấy biết như thật, nói năng như thật, và sống ngay thật để hóa giải những chấp tranh, mâu thuẫn xã hội (1). Không như thế thì thời kỳ mạt pháp ứng hiện ở ngay nơi tự thân.

 

Hôm nay trời mưa lâm râm suốt từ sáng sớm; đến chiều mới ngưng. Mưa như tịnh thủy tẩy sạch bụi bặm trên những cành cây ngọn lá; lênh láng ngập tràn hai bên đường dẫn ngang xóm nhỏ ngoại ô. Cảm nhận hóa thân của mây trời nơi những giọt mưa còn đọng trên cánh hoa; và trong chung trà ấm tay buổi chiều thu. Cảm niệm một bậc chân sư từ chốn xa mờ, như áng mây, như cánh hạc bay qua sông dài, mất hút cuối trời tây. Không dấu vết.

 

California, ngày 23 tháng 11 năm 2021

Vĩnh Hảo

www.vinhhao.info

 

 

 

 

______________

 

1)    Ý tưởng này được ghi nhận và triển khai sau khi đọc một đoạn trong Thắng Man Giảng Luận: “Sự nhiếp thọ Chánh pháp của Thắng Man phu nhân là sự hộ trì chánh pháp trong thời đại mà Chánh pháp được công bố của đức Thích Tôn gần đi đến chỗ biến mất. Thực trạng của sự biến mất đó được mô tả rõ: lúc bấy giờ các tỳ-kheo, tỳ-kheo-ni, ưu-bà-tắc, ưu-bà-di, nghĩa là tất cả bốn chúng đệ tử của Phật, không tha thiết gì đến những sự kiện học hỏi và hành trì Phật pháp, mà chỉ bận tâm đến những tranh chấp, phe nhóm, bè đảng. Chính trong bối cảnh ấy, trách nhiệm nhiếp thọ Chánh pháp phải là sự nêu cao đức tính không gian xảo. Đức tính này được đề cao ở đây quả thực có một ý nghĩa quan trọng mà chúng ta không thể lơ đãng để lướt qua. Đó là sự tiên đoán gián tiếp rằng Phật pháp sẽ không được tôn sùng trong thời đại mà tính gian xảo như là bản chất chủ động của con người được bộc lộ phổ biến, cho đến đệ tử Phật cũng không ngoài công ước chung của thời đại. Lấy tính gian xảo làm bản chất chủ động để điều hành những mâu thuẫn xã hội, thì thực trạng của thời đại đương nhiên là đấu tranh thù nghịch, chia rẽ phe nhóm. Giữa những làn sóng đục thô bạo đó, trách nhiệm hộ trì chánh pháp là phải củng cố cộng đồng Chánh pháp, lấy trực tâm, lấy đức tính không gian xảo, đức tính nhiệt thành với chánh pháp làm nền tảng.” (Tuệ Sỹ, Thắng Man Giảng Luận, Chương V: Bồ Tát Hành, trang 81 – Hương Tích, 2018)

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ngô Thế Vinh là một tên tuổi đã thành danh ngay từ trước năm 1975 tại miền Nam Việt Nam. Ông đoạt Giải Văn Học Nghệ Thuật VNCH năm 1971 với tác phẩm Vòng Đai Xanh. Sau này ông có thêm hai giải thưởng: 1) Giải Văn Học Montréal 2002 Hội Quốc Tế Y Sĩ Việt Nam Tự Do với Cửu Long Cạn Dòng, Biển Đông Dậy Sóng và 2) Giải Văn Việt Đặc Biệt 2017 với Cửu Long Cạn Dòng, Biển Đông Dậy Sóng và Mekong Dòng Sông Nghẽn Mạch...
Người viết chơi với Phạm Thiên Thư từ những năm học trung học đệ nhất cấp khoảng 58-59. Thư đến nhà tôi ở ấp Cả Trắc, khu Ông Tạ và chúng tôi thường kéo nhau ra quán cà phê vợt ở đầu ngõ đi vào ấp. Trong những lần uống cà phê, Thư nói sôi nổi về việc lập học hội Hồ Quý Ly, để thực hiện việc nghiên cứu, viết văn, làm thơ. Mục đích là tiến tới làm một tập san văn nghệ...
Chúng tôi vẫn biết Hoàng Cầm là người cùng quê và là bạn với một ông anh họ từ thời kháng chiến chống Pháp, nhưng không ngờ nhà thơ lại theo xe ra đón chúng tôi ở phi trường Nội Bài. Hôm đó Hoàng Cầm mặc một cái màu đỏ xậm trông rất hào hoa dù Hà Nội năm đó vẫn còn rất nghèo...
Mở đầu cho sê-ri bài viết về phong trào Nhân Văn-Giai Phẩm thập niên 50 tại Bắc Việt Nam, là một tư liệu hiếm quý về/của nhà thơ Phùng Quán. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Nước Mỹ thế kỷ XX cống hiến cho nhân loại sự phong phú và đa dạng của các trào lưu, chủ đề và tiếng nói trong văn học. Một số tác giả và tác phẩm kinh điển đã xuất hiện trong thời kỳ này, góp phần phát triển truyền thống văn học có từ những thế kỷ trước. Riêng trong lĩnh vực tiểu thuyết, văn học hiện đại, thịnh hành vào đầu thế kỷ XX ở Châu Âu với kỹ thuật “dòng ý thức” trong tiểu thuyết của James Joyce và Virginia Woolf, lan rộng sang Mỹ, tìm cách tách rời các hình thức truyền thống thế kỷ XIX để cách tân và hình thành một dòng văn học mới với phong cách độc đáo, táo bạo và mở ra những cánh cửa thú vị bất ngờ cho người đọc đi vào ngôi nhà nghệ thuật. Kỷ nguyên văn học hiện đại phương Tây bắt đầu từ hai thập kỷ đầu của thế kỷ XX và, không thể nghi ngờ, Mỹ là quốc gia có những đóng góp to tát. Các tiểu thuyết gia lớn trong thời kỳ này, ta có thể nhắc đến F. Scott Fitzgerald, Ernest Hemingway và William Faulkner.
Bước đi như vậy rõ ràng là không cần lưu dấu; nhưng chính là bước đi siêu tuyệt của bậc đại nhân, đại sĩ: không dấu tích mà lại tràn đầy công đức, lợi ích cho dân tộc, đạo pháp và nhân loại nhiều thế kỷ sau.
Một chương trong tiểu thuyết Đường Về Thủy Phủ của nhà văn Trịnh Y Thư...
Vũ Hoàng Chương là một nhà thơ lớn của nước Việt trong thế kỷ 20. Ộng có địa vi cao cả trên thì văn đàn miền Nam và là người duy nhất được tôn xưng là thi bá...
Những phân đoạn này thuộc vào phần có tựa là “Dưới những gốc nho biển,” nằm trong tiểu thuyết “Đường về thủy phủ.” Tuy nhiên, cũng như phân đoạn [1-3] tôi đã nói ở trên, nó vẫn mang đủ những yếu tố của một truyện ngắn. Hẳn nhiên người đọc sẽ thấy rõ đây là dụng ý của tác giả. Và chỉ đến lúc đọc xong trọn “Đường về thủy phủ,” thì mới có một suy nghiệm tổng thể, và có thể bật ra cách ráp nối những mảnh hình, những sự kiện, và lóe sáng một sợi dây xuyên suốt tác phẩm qua bản chất của các nhân vật, để từ đó hiểu rõ hơn chủ đề của nhà văn Trịnh Y Thư...
Bùi Giáng qua đời tại Sài-gòn tháng 10-1998, tới tháng 10 năm này, 2023, đúng là 25 năm, một phần tư thế kỷ “Vắng bóng người Điên giữa kinh thành”. Trong tất cả các bút hiệu của Bùi Giáng, Sáu Giáng là tên hiệu dễ thương với mọi người, Bùi Giáng lại thích “anh Sáu Giáng” nhất; bởi/từ cái gốc gác quê mùa, đồi sim, ruộng lúa, tiếng gà trưa, con cò bãi nước xa, cái nền nhà lát gạch hoa, đứa con thứ sáu trong gia đình tộc Bùi, thằng bé Giáng tập bò tập đi.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.