Hôm nay,  

Đầu Thu Đọc Truyện ‘Chớm Thu’ Của Nhà Văn Mỹ Louis Bromfield

24/09/202100:00:00(Xem: 2193)
 
Dau-Thu-Doc-Truyen-Chom-Thu-01
Rừng thu ngập lá vàng. (nguồn: www.pixabay.com)
Đêm thu lành lạnh –
Tôi đi ra ngoài,
Và nhìn mặt trăng hồng hào gác trên hàng giậu
Giống như một nông phu mặt đỏ…
 
Thi sĩ người Anh Thomas Ernest Hulme (1883-1917) đã viết về đêm trăng mùa thu như thế trong bài thơ “Autumn” [Mùa Thu] của ông được viết vào năm 1908. Bài thơ có cái nét nên thơ của một đêm trăng tròn mùa thu nơi miền quê thanh bình ở Việt Nam.

Nước Mỹ đã chính thức bước vào mùa thu ngày 22 tháng 9, với đêm đã bắt đầu dài thêm và bầu trời vào ban đêm và sáng sớm lành lạnh. Ở Miền Nam California dường như hiếm thấy cảnh lá vàng rực rỡ vào mùa thu nhưng ở những tiểu bang cao hơn về phía bắc thì mùa thu đã bắt đầu vẽ những bức tranh màu vàng màu đỏ tuyệt đẹp. Mùa thu có lẽ là mùa thơ mộng nhất của năm.

Mùa thu còn là nguồn cảm hứng bất tận của các nhà thơ và nhà văn. Trong văn học nước Mỹ có nhà văn Louis Bromfield đã viết cuốn tiểu thuyết “Early Autumn” [Chớm Thu] vào năm 1926 và nhờ cuốn sách này mà ông đã đoạt Giải Pulitzer Prize vào năm 1927. Nhân đầu thu xin đọc cuốn “Chớm Thu” của Bromfield. Nhưng Bromfield là ai?
 
Vài nét về Louis Bromfield

Dau-Thu-Doc-Truyen-Chom-Thu-02

Nhà văn Louis Bromfield do Carl Van Vechten chụp vào năm 1933. (nguồn: www.en.wikipedia.org)

 
Lewis Bromfield sinh ra vào ngày 27 tháng 12 năm 1896 tại Mansfield thuộc Ohio với cha là Charles Brumfield, một thư ký ngân hàng và là nhà đầu cơ bất động sản, và mẹ là Annette Marie Coulter Brumfield, con gái của một nông dân Ohio. Sau này ông đã đổi tên của mình thành Louis Bromfield bởi vì ông nghĩ nó có vẻ khá hơn, theo www.en.wikipedia.org.

Lúc còn là một cậu bé, Bromfield thích làm việc ở nông trại của ông ngoại. Vào năm 1914, ông vào Đại Học Cornell để học về nông nghiệp. Tuy nhiên, vì tình trạng tài chánh sa sút của gia đình buộc ông bỏ học chỉ sau một khóa. Nợ nần nhiều quá, cha mẹ ông phải bán căn nhà của họ ở trung tâm Mansfield và dọn tới nông trại của ông ngoại của Bromfield ngoại ô thị trấn này. Từ năm 1915 tới 1916, Bromfield đã chật vật để vực dậy nông trại gia đình không sinh lợi, một kinh nghiệm mà sau này ông đã viết một cách cay đắng trong cuốn tiểu thuyết tự truyện “The Farm.” Trong năm 1916, ông đã ghi danh vào Đại Học Columbia để học ngành báo chí, nơi ông được vào hội kín Phi Delta Theta. Thời gian học của ông ở Columbia ngắn ngủi. Ông đã rời khỏi trường sau chưa tới một năm để tình nguyện vào American Field Service trong Thế Chiến Thứ Nhất.

Bromfield đã phục vụ trong Khóa 577 của Quân Đoàn Cứu Thương của Lục Quân Hoa Kỳ và gắn liền với quân đội Pháp. Ông đã chứng kiến hoạt động quan trọng trong Cuộc Tấn Công Ludendorff và Cuộc Tấn Công 100 Ngày và đã bị bắt một thời gian ngắn bởi quân đội Đức vào mùa hè 1918.

Bromfield đã được giải ngũ vào năm 1919. Ông đã tìm việc làm tại Thành Phố New York với chức vụ ký giả, nhà phê bình và quản trị viên, trong số nhiều việc làm khác. Vào năm 1921, ông kết hôn với Mary Appleton Wood trong một lễ cưới nhỏ gần nhà của gia đình cô này tại Ipswich, Massachusetts. Họ có 3 người con gái, Ann Bromfield (1925-2001), Hope Bromfield (1927-2016) và Ellen Bromfield (1932-2019).

Vào năm 1924, Bromfield đã xuất bản cuốn tiểu thuyết đầu tiên của ông, “The Green Bay Tree,” mô tả nữ nhân vật chính cứng đầu, độc lập – một đặc tính mà đã tái diễn trong nhiều cuốn sách sau đó của ông. Cuốn tiểu thuyết thứ hai, “Possession,” được xuất bản vào năm 1925. Những nhà phê bình hàng đầu thời bấy giờ gồm Stuart Sherman, John Farrar và những người khác đã ca ngợi chất lượng của cuốn tiểu thuyết đầu tay của ông, theo John Farrar trong bài viết “The Fiction Reader in the New Season” được đăng trong The Bookman số 201 vào tháng 4 năm 1926.

Tháng 11 năm 1925, Bromfield sang Paris, nơi ông liên kết với nhiều nhân vật chính của phong trào Lost Generation, đặc biệt là Gertrude Stein và Ernest Hemingway. Cuốn tiểu thuyết thứ ba của ông, “Early Autumn” [Chớm Thu], một bức chân dung khắt nghiệt của bối cảnh Thanh Giáo New England của vợ ông ấy, đã thắng Giải Pulitzer năm 1927. “Trong tất cả những tiểu thuyết gia trẻ người Mỹ, ông ấy là người giỏi nhất và quan trọng nhất,” theo John Carter đã viết như thế vào năm đó trên Báo The New York Times số ra ngày 31 tháng 7 năm 1927.

Bromfield tiếp tục viết các cuốn tiểu thuyết bán chạy nhất vào cuối thập niên 1920s và đầu thập niên 1930s, gồm “A Good Woman,” “The Strange Case of Miss Annie Spraag, “ và “The Farm,” một cuốn tiểu thuyết tự truyện lãng mạn hóa quá khứ làm nghề nông của gia đình ông. Ông cũng làm việc một thời gian ngắn tại Hollywood để viết kịch bản cho Samuel Goldwyn, Jr., theo Florabel Muir trong bài viết “Don't Mention Bromfield to Sam Goldwyn,” được đăng trên Báo New York Daily News vào ngày 25 tháng 1 năm 1931.

Năm 1930, ông dời tới ở tại một căn nhà cũ thuộc thế kỷ 16 được tân trang lại, Presbytère St-Etienne, tại Senlis, phía bắc của Paris. Ở đó ông tạo dựng một ngôi vườn công phu trên bờ sông River Nonette, nơi ông tổ chức các bữa tiệc của giới nghệ sĩ, nhà văn và những người có tiếng tăm trong xã hội thời bấy giờ. Những vị khách thường xuyên gồm Gertrude Stein, Alice B. Toklas, Elsa Schiaparelli, Dolly Wilde, Leslie Howard, Noël Haskins Murphy, Douglas Fairbanks, Sir Francis Cyril Rose, F. Scott và Zelda Fitzgerald.

Trong khoảng thời gian này, Bromfield cũng đã thực hiện 2 chuyến dụ lịch sang Ấn Độ. Ông đã đến thăm viện địa chất của Sir Albert Howard tại tiểu bang Indore nơi Bromfield đã khám phá ra các phương cách làm nông hữu cơ sớm sủa và ở một thời gian tại Thành Phố Baroda mà ngày nay là Vadodara làm khách của Sayajirao Gaekwad III, là Đại Vương của Baroda. Các chuyến đi của ông đã lấy thông tin cho một trong những cuốn sách bán chạy được giới phê bình đánh giá cao nhất, “The Rains Came” xuất bản vào năm 1937, mà đã được đóng thành phim nổi tiếng vào năm 1939 với các ngôi sao Myrna Loy và Tyrone Power. Sau đó ông đã dùng số tiền bán được từ cuốn sách này để tài trợ cho Malabar Farm, nói rằng “không có gì có thể thích hợp hơn là đặt tên Ấn Độ cho nông trại này bởi vì người Ấn Độ đã biến nó thành khả dĩ.”

Vào tháng 12 năm 1938, Bromfield đã mua nông trại cũ rộng 600 mẫu tây nằm gần thị trấn Lucas tại Thung Lũng Pleasant thuộc Quận Richland của Ohio. Ông đã xây một trang trại 19 phòng theo kiểu thời Phục Hưng Hy Lạp mà ông gọi là Ngôi Nhà Lớn. Sử dụng chuyên viên và lao động từ các cơ quan New Deal như Soil Conservation Service và Civilian Conservation Corps, Bromfield đã cải tạo đất của ông trong tiến trình mà ông đã học được các nguyên tắc bảo tồn đất. Sau đó ông đã biến Malabar thành nơi trưng bày cái mà ông gọi là “New Agriculture” [Nông Nghiệp Mới]. Trong các kỹ thuật làm nông mới mà ông quảng bá tại Malabar là việc sử dụng phân bón, cày theo đường viền, “canh tác rác,” trộn lá và cắt thành mảnh. Malabar thường được viếng thăm bởi những nhân vật nổi tiếng, gồm Kay Francis, Joan Fontaine, Ina Claire, Mayo Methot và James Cagney.

Sự thích thú khám phá mới trong nông nghiệp và môi trường đã đưa tới sự sụp đổ danh tiếng văn học của Bromfield. Các nhà phê bình như Malcolm Cowley, Orville Prescott và Edmund Wilson đã cho rằng tiểu thuyết sau này của ông là giả tạo và hời hợt. Tuy nhiên các cuốn sách của Bromfield đã tiếp tục phổ biến với các độc giả. Cuốn tiểu thuyết “Colorado” xuất bản năm 1947 đã bán hơn 1 triệu bản. Ông cũng bắt đầu viết một loạt hồi ký về nông nghiệp và môi trường, khởi đầu với cuốn bán chạy nhất “Pleasant Valley” xuất bản vào năm 1945.


Khi sự nghiệp văn học đứng lại, Bromfield bắt đầu gặp khó khăn tài chánh, cộng với chi phí cao của việc bảo tồn nông trại thử nghiệm và lối sống sang cả của ông. Trong số nhiều kế hoạch kinh doanh thất bại, ông cố kiếm ra tiền bằng việc tạo ra các phiên bản chi nhánh của Malabar tại Wichita Falls ở Texas và Itatiba tại Ba Tây. Sau cái chết của người vợ của ông là Mary vào năm 1952, ông bắt đầu có quan hệ với người thừa kế tỉ phú Doris Duke, là người có chung thích thú với ông trong nghề làm vườn và bảo tồn. Bromfield nói với một phóng viên báo chí vào đầu năm 1956 rằng ông và Duke “có thể làm đám cưới.”

Nhưng mối tình lãng mạn của họ đã bất thành bởi vì sức khỏe suy nhược của ông. Ông đã qua đời vì bị nhiều khối u trong tủy vào ngày 18 tháng 3 năm 1956 tại Bệnh Viện của Đại Học Columbia.
 
Đọc truyện “Chớm Thu”

Dau-Thu-Doc-Truyen-Chom-Thu-03

Hình bìa của cuốn tiểu thuyết “Chớm Thu” của nhà văn Louis Bromfield. (nguồn: www.en.wikipedia.org)

 
Cuốn tiểu thuyết “Chớm Thu” đã được nhà văn Louis Bromfield viết vào năm 1926 và đã đoạt Giải Pulitzier về bộ môn tiểu thuyến vào năm 1927.

Cuốn sách lấy bối cảnh thị trấn hư cấu Durham tại Massachusetts ngay sau Thế Chiến Thứ Nhất. Gia đình Pentland giàu có và thuộc giai cấp thượng lưu, nhưng thế giới của họ đang thay đổi nhanh chóng. Nhà thờ cổ Congregational mà gia đình Pentlands ưa thích từ lâu đã giải tán khi ngày càng có nhiều tín đồ Tin Lành Da Trắng gốc Âu Châu ra đi khỏi Durham, thay vào đó là tín đồ di dân Công Giáo La Mã với các tập quán tôn giáo khác biệt. Gia đình Pentland đã từng thống lãnh giới giai cấp thượng lưu tại Durham, và vẫn còn. Nhưng giới giai cấp thượng lưu thì đang thay đổi: Nhiều gia đình thuộc “dòng cũ” đã chết hay dời đi nơi khác, trong khi nhiều gia đình giàu có mới đã dọn vào trong vùng là những người không cùng những giá trị kiểu cũ và tuân theo các tiêu chuẩn hành vi kiểu cũ giống như gia đình Pentland.

Trưởng tộc của gia đình là ông John Pentland. Ông sống tại Gia Trang Pentland, một gia trang cất theo kiểu xưa, với người em của ông là Cassie. Cassie là một bà già kiểu cách, đạo đức, đua đòi hay để ý đến công việc của mọi người và là người kiên quyết để thấy gia đình Pentland giữ gìn “các phong cách cũ.” Người đồng hành của bà là Cô Peavey, người kém thông minh nhưng trong tất cả mặt khác lại là một người đạo đức và ngang tàng giống như bà Cô Cassie. Người con trai và thừa kế của John là Anson, đã lập gia đình với người con gái Ái Nhĩ Lan gốc Tô Cách Lan giàu có nhưng địa vị thấp kém là Olivia. Cặp vợ chồng này có một người con trai là John có biệt danh là Jack và người con gái là Sybil.

 Gia đình Pentland nói rằng họ có thể truy tìm di sản gia đình của mình từ lúc thành lập Thuộc Địa Vịnh Massachusetts, và Anson đang viết cuốn sách về gia đình. Người cháu gái của John Pentland là Sabine, không được gia đình sủng ái. Cha mẹ của cô đã chết, và căn nhà của cô đã bị mất vào tay các chủ nợ. Cô ấy được bà Cô Cassie giám hộ. Nhưng 20 năm trước, cô đã kết hôn một người đàn ông nghèo, thấp kém tên là Callender và chạy trốn với anh ấy tới Châu Âu.  John Pentland hành động như thể ông là một kẻ góa vợ, nhưng về sau này trong cuốn sách độc giả sẽ nhận ra rằng vợ của ông chưa chết. Trải qua hai, ba thập niên, vợ của Pentland là Anges đã mất trí nhớ, và hiện sống trong một phòng ở trên lầu của ngôi nhà. Bà được chăm sóc bởi một y tá, Cô Egan. Mỗi sáng, John Pentland đến thăm bà và nói chuyện với bà dù bà mất trí. Sau đó, ông đến thăm Bà Soames, một bạn lâu năm của vợ ông, và chơi bài. Sự để ý của ông tới bà góa Soames là không thích đáng như Bà Cô Cassie đã nói, nhưng không ai có thể chỉ trích công khai ông về điều đó bởi vì John Pentland là tộc trưởng của gia đình.

Cuốn tiểu thuyết này lấy bối cảnh vào đầu mùa thu. Olivia khoảng 40 tuổi, và cô ngày càng cảm thấy bị mắc kẹt và ngột ngạt bởi cuộc sống của cô. Cô và người chồng có một cuộc hôn nhân không mặn nồng, họ đã không ngủ chung phòng nhiều năm, và con trai của họ là Jack thì bịnh liên miên. Cuốn tiểu thuyết mở đầu khi con gái của Olivia là Sybil trở về nhà từ một ngôi trường ngoại quốc ở Paris. Sabine Callender và con gái của cô ấy, Therese, cũng trở về tới Durham và nghỉ mùa hè tại Gia Trang Pentland. Therese là một tiểu thư, và được “giới thiệu” với xã hội thượng lưu ở Durham. Bà Cô Cassie và Cô Peavey thường chỉ trích Sabine vì là một kẻ lăng nhăng và cô đã mang tai tiếng cho gia đình. Cùng đến Durham vào mùa thu đó là Jean, người con trai của một người đàn ông Pháp cưới vợ Mỹ và là người mà Sybil đã gặp ở Paris. Sybil đem lòng yêu Jean, và tạo ra nhiều tai tiếng vì bám riết theo chàng ấy không tha.

Một người mới đến Durham nữa là Michael O'Hara, một di dân Ái Nhĩ Lan là người giàu có và nổi tiếng về chính trị tại Boston. Ông ấy đã mua căn nhà cũ của Sabine và đang sửa sang lại. Bà Cô Cassie và Cô Peavey thật kinh ngạc bởi người mới phất lên và thường hất hủi ông ấy. Anson thì tức giận vì sự để ý của O’Hara dành cho vợ và con gái của ông. O’Hara sau đó không lâu nói với Sabine rằng ông đã yêu Olivia, và Olivia đáp lại. O’Hara nói ông muốn hy sinh mọi thứ cho tình yêu của cô. Trong khi đó, Anson Pentland thì từ chối giúp Olivia ly dị vì sợ nó sẽ phá hoại sự nghiệp của ông và tiếng tốt của gia đình.

Nhiều chuyện xảy ra liên tục: Jack chết, nhưng chỉ Olivia là có mặt ở đó để an ủi ông vào giờ phút lâm chung. Olivia khám phá ra rằng người đầy tớ của Pentland đang ngoại tình với người nào đó trong nhà, mà người đọc sẽ nhận ra đó là cô y tá, Cô Egan. Vào buổi tối lúc Jack chết, Olivia tình cờ gặp Bà Pentland, là người nói với cô rằng có một bí mật trên gác mái nhà mà không chỉ có thể phá hủy mà còn giải thoát cho cả gia đình. Cô nhanh chóng bị Cô Egan bịt miệng, và rơi vào tình trạng khó hiểu. Sybil đám cưới với Jean, và Olivia tin chắc rằng con gái của bà sẽ tìm thấy hạnh phúc mà bà chưa bao giờ có.

Nhiều bí mật đã được bật mí vào cuối cuốn tiểu thuyết, cho thấy Gia Đình Pentland là đạo đức giả. Olivia biết được rằng John Pentland yêu Bà Soames. Không biết ông ấy có làm chuyện đó với bà ấy hay không thì không rõ. Nhưng ông đã không ly dị người vợ mất trí của ông. Các chuyến thăm người vợ hàng ngày của ông không phải được làm vì tình yêu mà vì muốn chuyển hướng sự chú ý của thiên hạ khỏi tình cảm của ông với Bà Soames. Olivia tin rằng sự say mê của Bà Pentland về bí mật trên gác trần nhà không phải là điên cuồng. Không lâu bà khám phá ra một gói lá thư cho thấy rằng tổ tiên của gia đình Pentland là một đứa con hoang là người đã ăn cắp tên một gia đình quý tộc mà đã chết không lâu sau khi đến Tân Thế Giới. Bà nghi ngờ Anson biết sự thật này, và đang nói dối về gia đình trong cuốn sách của anh ấy.

John Pentland, đã đau lòng vì cái chết của đứa cháu trai của ông, thay đổi chúc thư và để tất cả tiền bạc lại cho Olivia. Ông ấy tự tử bằng cách lao ngựa xuống khe núi sâu và chết. Olivia từ chối tình yêu của Michael O’Hara, nhận ra rằng cô là người duy nhất đủ mạnh mẽ để giữ gia đình Pentland lại với nhau trong những năm thay đổi sắp tới. John Pentland đã cho cô cơ hội, qua việc cô kiểm soát tài sản của gia đình, để buộc Gia Đình Pentland thích nghi hơn là chết mất giống như quá nhiều gia đình thượng lưu khác. Bằng việc rời khỏi Michael, Olivia tin rằng cô sẽ có một lối thoát dễ dàng và làm cho chính cô nhẹ nhàng thực sự.

Cuốn tiểu thuyết “Chớm Thu” khép lại ở đó. Nhưng lại mở ra một mùa thu man mác buồn trong lòng người đọc. 
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong buổi tiếp kiến ban biên tập nguyệt san “Phụ nữ Giáo hội Thế giới” của báo Quan sát viên Roma của Toà Thánh, trong tuần qua, dịp kỷ niệm 10 năm thành lập, Đức Thánh Cha khích lệ mọi người và nói: “Phụ nữ có khả năng nói ba ngôn ngữ: lý trí, trái tim và đôi tay”. Có phải Đức Thánh Cha muốn nói: Đối với phụ nữ ba điều này là một: Một người phụ nữ thông minh họ có thể dùng đầu óc mình để thành đạt trong học vấn, trong nghề nghiệp nhưng đồng thời với trí óc thông minh, trái tim mẫn cảm, họ cũng dùng thêm đôi tay của mình để tạo ra những sản phẩm đẹp đẽ và đầy trí tuệ, đầy tình yêu.
Trên Văn Việt ngày 16 tháng 2 vừa qua, Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn (University of New South Wales, Sydney, Úc) cho biết một số độc giả trên mạng đã hiểu một cách sai lầm rằng câu “Lưỡi lê no máu rửa Tây hồ” là thơ của thi sĩ Vũ Hoàng Chương. Từ chuyện ngộ nhận ấy, nhiều vị viết lời bình luận rằng Vũ Hoàng Chương là một người sắt máu, chẳng khác gì Tố Hữu ngoài Bắc. Cũng qua câu trên, có người cho rằng thơ văn miền Nam thời Việt Nam Cộng Hoà cũng “máu me” lắm chứ chẳng nhân bản, nhân văn gì. Theo Giáo sư Tuấn, “Sự thật có lẽ không phải vậy, mà chỉ là một sự bịa đặt trong một cuốn tiểu thuyết, cuốn Ván Bài Lật Ngửa của tác giả Nguyễn Trương Thiên Lý” (tức nhà văn, nhà biên khảo, Ủy viên Tuyên huấn Trung ương Trần Bạch Đằng). Giáo sư Tuấn cho biết là câu ấy không có trong bài “Lửa từ bi” của Vũ Hoàng Chương, và chụp lại bài thơ “Từ đây” trong tập thơ Hoa Đăng của thi nhân họ Vũ (Sài Gòn : Văn Hữu Á Châu, 1959) để chứng minh rằng câu thơ ghê gớm ấy cũng không có trong đó:
Trong tiểu thuyết HIỆP KHÁCH HÀNH, nhà văn Kim Dung kể chuyện về cuộc phiêu lưu của chàng trai trẻ Thạch Phá Thiên từ năm 12 tuổi, không cha mẹ, anh em, họ hàng, bạn hữu, không học hành chữ nghĩa, không võ công, không tiền của, mà tình cờ lạc vào giữa chốn võ lâm giang hồ. Đọc xong bộ truyện, tôi tò mò muốn tìm hiểu bài thơ HIỆP KHÁCH HÀNH của thi hào Lý Bạch...
Ngày Xuân Phân là ngày chính giữa của mùa Xuân theo âm lịch và cũng là ngày đầu tiên của mùa Xuân ở Bắc bán cầu theo dương lịch (Vernal Equinox). Trong ngày này, thời gian của ban ngày và ban đêm bằng nhau, nói cách khác là âm dương cân bằng. Nhờ thế vạn vật bắt đầu sinh sôi nảy nở, hoa sẽ dâng hương cho niệm xuân tình. Trong một ngày lập xuân nhiều thế kỷ trước, Sư Huyền Quang [?] ngẫu nhiên bắt gặp hình ảnh một thiếu nữ bên song liền viết bài “Xuân Nhật Tức Sự”. Bài thơ tả người thiếu nữ đang thêu thùa, bỗng chim hoàng oanh líu lo từ lùm tử kinh bên ngoài khiến nàng ngừng mũi kim. Không tiếng lời vì xuân tràn trong ngỏ ý, ngoại cảnh cũng như tâm tư. Nói lời gì cũng bằng thừa khi mạch mới tràn dâng. Nụ đang chúm, không chỉ hoa, nụ còn là môi bung cánh sen, đỏ hường xuân thắm. Bởi vì bây giờ đã sang xuân. Xuân đang thì...
Ly dị, thông thường, bắt đầu bằng vết thương lòng. Những vết thương sâu đậm, máu chảy dai dẳng sẽ từ từ ẩn vào tiềm thức và ảnh hưởng vô thức hoạt động đưa ra những ý nghĩ về khuynh hướng ly hôn. Trong một số trường hợp, vết thương nhẹ, rướm máu sơ sài, nhưng bỗng dưng lớn chuyện, vì tự ái, vì tiếp tục tranh cãi, vì giận quá lỡ lời, vì bạo hành thiếu suy nghĩ. Từ đó, ly nước đã đổ xuống đất, làm sao để hốt lên? Trong một số trường hợp khác, có kẻ muốn ly dị vì nhiều lý do, từ tài chánh cho đến người thứ ba; từ xung đột trong đại gia đình đến thành công hoặc thất bại trên đường đời. Những trường hợp này vô cùng phức tạp, khó có thể giải thích cặn kẽ. Khó phân định lỗi phải. Tuy nhiên, có thể kết luận: Nếu yêu nhau đủ thì khó khăn nào cũng có thể vượt qua. Nhà nhân loại học Paul Bohannan đưa ra lý thuyết về ly dị, trình bày sáu giai đoạn riêng biệt mà một cá nhân sẽ trải qua trên đường ly hôn. Bohannan xác nhận: sáu giai đoạn có thể xảy ra theo thứ tự khác nhau và với cường độ khác nhau
Buổi ra mắt tập thơ “Tháng năm là mộng đang đi” của Nguyễn Thị Khánh Minh đã hoàn tất, nhưng nhiều câu hỏi vẫn lơ lửng sau khi nhà thơ nổi tiếng này nói rằng ấn phẩm này có lẽ là tập thơ cuối cùng của chị. Không có lời giải thích rõ ràng vì sao tập thơ thứ 12 này có thể là ấn phẩm cuối cùng của chị, nhưng buổi ra mắt sách hôm 25/2/2023 tại một quán cà phê giữa Little Saigon đã để lại nhiều kỷ niệm trong những người yêu thơ tham dự.
Đã năm mươi năm trôi qua, nguyên nhân thực sự về cái chết của nhà thơ Pablo Neruda vẫn là một câu hỏi còn bỏ ngỏ đối với nhiều người trên thế giới. Ông đột ngột lìa đời sau cuộc đảo chánh năm 1973 của Chile. Pablo Neruda không chỉ là nhà thơ từng đoạt giải Nobel danh giá, mà còn là một trong những nhà hoạt động chính trị có ảnh hưởng nhất ở Chile. Pablo Neruda công khai theo chủ nghĩa cộng sản, thẳng thắn ủng hộ và làm việc trong chính quyền của Salvador Allende, vị tổng thống cánh tả của Chile, cầm quyền từ năm 1970 đến năm 1973.
Tôi viết về Nhạc sĩ Phạm Duy, một bài khá dài, nhiều chương, với một tình cảm thân thiết, rõ ràng, đơn giản, như ta nói thân hình ông ta chia làm ba phần đầu mình và tay chân, trong đầu có bộ não, vầy thôi, nhưng/ hẳn sẽ làm rất nhiều người không đồng tình. Thậm chí cay đắng, “Thằng này đã ca ngợi thằng kia”.Đây là những người vốn không thích, chẳng ưa, rất ghét Phạm Duy. Tôi không có quyền bình phẩm đúng sai. Tôi vẫn tôn trọng những người này. Vì tôi hiểu, Tự do phải cần được tôn trọng.
Ngày 11 tháng 2 năm 2023, vài tờ báo và trang mạng trong nước đưa tin: Vũ Hoàng Chương từng được đề cử Giải Nobel Văn Chương (The Nobel Prize in Literature). Danh sách được Ủy Ban Nobel công bố trong tháng 2, năm 2023, sau 50 năm giữ kín theo quy định của giải này. Theo đó, Vũ Hoàng Chương là một trong 100 tác giả tên tuổi được đề cử giải Nobel Văn Chương năm 1972...
Vì "một lần mãi mãi", tôi xin được tỏ bày lòng biết ơn đối với nhà văn Nhã Ca và những người cầm bút biết nâng niu bảo bọc chân-thiện-mỹ cho nhân loại như bà. Vì những tác phẩm của họ, sẽ có thêm những niềm hạnh phúc tiếp theo cho người đọc.