Hôm nay,  

Nhà Văn Mỹ F. Scott Fitzgerald Và Cuốn Tiểu Thuyết Vĩ Đại ‘The Great Gatsby’

03/09/202100:00:00(Xem: 3137)

Nha-Van-My-f-scott-fitzgerald-01
Nhà văn Mỹ Francis Scott Key Fitzgerald. (nguồn: https://www.biography.com)
 
Francis Scott Key Fitzgerald là nhà văn, nhà viết tiểu luận và nhà biên kịch người Mỹ. Ông nổi tiếng với những cuốn tiểu thuyết miêu tả sự chói lọi và thái quá của Thời Đại Jazz, một từ ngữ mà ông đã làm cho nó phổ biến. Trọn đời, ông đã xuất bản 4 cuốn tiểu thuyết, 4 tuyển tập truyện ngắn, và 164 truyện ngắn. Fitzgerald nhận được sự tán thưởng của giới phê bình và hiện được xem như là một trong những nhà văn Mỹ vĩ đại nhất của thế kỷ 20, theo www.en.wikipedia.org.

Cuốn tiểu thuyết đầu tay của ông “This Side of Paradise” được xuất bản vào năm 1920 đã tạo nền tảng danh tiếng cho ông như là một nhà văn xuất sắc của thập niên. Nhưng phải đợi đến khi ông cho ra đời cuốn Tiểu Thuyết Vĩ Đại Nhất Của Nước Mỹ “The Great Gatsby” vào năm 1925 thì ông mới thật sự là một trong những nhà văn vĩ đại.
 
Sơ lược cuộc đời nhà văn Fitzgerald
 
Fitzgerald sinh vào ngày 24 tháng 9 năm 1896 tại Saint Paul, Minnesota trong một gia đình trung lưu. Tên của ông là Francis Scott Key Fitzgerald nhưng lại thường được biết là Scott Fitzgerald.  Cha của ông là Edward Fitzgerald đã di dân đến Maryland sau Cuộc Nội Chiến Mỹ từ Ái Nhĩ Lan và tổ tiên ở Anh Quốc và rồi dời về thành phố St. Paul. Mẹ của ông là Mary “Molly” McQuillan Fitzgerald, là con gái của một người di dân Ái Nhĩ Lan. Cháu của anh/em họ của cha ông là Mary Surratt đã bị treo cổ vào năm 1865 vì bị nghi ngờ ám sát Tổng Thống Abraham Lincoln.

Fitzgerald đã sống một thập niên đầu của thời thơ ấu chủ yếu tại Buffalo, New York với một quãng thời gian ngắn tại Syracuse từ tháng 1 năm 1901 tới tháng 9 năm 1903. Cha mẹ của ông đều là tín đồ Công Giáo nên đã gửi ông vào 2 trường đạo tại West Side của Buffalo, trường thứ nhất là Holy Angels Convent từ năm 1903 tới 1904, và rồi trường Nardin Academy từ năm 1905 tới 1908. Trong những năm còn trẻ ông là đứa con trai thông minh khác thường và sớm thích thú về văn học.

Tháng 3 năm 1908, Công Ty Procter & Gamble đã sa thải cha của ông, và gia đình đã dọn về lại Minnesota, nơi ông vào học trường St. Paul Academy từ năm 1908 tới 1911. Đến năm 13 tuổi, Fitzgerald đã có tác phẩm đầu tiên là một chuyện trinh thám được đăng trong tờ báo của trường. Vào năm 1911, cha mẹ của ông gửi ông tới trường đạo Newman School tại Hackensack ở New Jersey. Tại trường này, Cha Sigourney Fay đã nhận ra tiềm năng về văn học của ông và đã khuyến khích ông trở thành nhà văn. Sau khi tốt nghiệp từ trường Newman vào năm 1913, Fitzgerald ghi danh vào Đại Học Princeton và trở thành một trong số ít học sinh Công Giáo tại trường.

Tại Princeton, những bạn học của Fitzgerald mà sau này trở thành những nhà văn, nhà phê bình, sử gia và phi công như Edmund Wilson, John Peale Bishop, George R. Stewart, và Elliott White Springs. Khi khóa học xong, ông kết thân với Wilson và Bishop, mà cả hai người sau này đã giúp sự nghiệp văn học của ông. Fitzgerald đã viết cho Câu Lạc Bộ Princeton Triangle Club, the Princeton Tiger, và the Nassau.

Giữa năm thứ hai tại Princeton, Fitzgerald về nhà tại St. Paul trong kỳ nghỉ Giáng Sinh. Tại bữa tiệc trượt tuyết mùa đông ở Summit Avenue, cậu Fitzgerald 19 tuổi đã gặp người đẹp 16 tuổi Chicago là Ginevra King và chàng đã yêu nàng say đắm. Đôi trai gái này đã bắt đầu mối quan hệ lãng mạn qua nhiều năm. Tình cảm sâu đậm với Ginevra đã khiến cho Fitzgerald viết vô số lá thư tình say đắm và nói rằng chàng sẽ trao cho cô cuộc đời còn lại của chàng. Cô đã trở thành mô hình văn học cho các nhân vật Isabelle Borgé trong cuốn tiểu thuyết “This Side of Paradise” và Daisy Buchanan trong cuốn “The Great Gatsby” cũng như nhiều nhân vật khác trong các tiểu thuyết và truyện ngắn của ông. Vì cách biệt giai cấp giàu nghèo, cuối cùng cuộc tình của hai người đã chấm dứt vào năm 1917, nhưng chàng vẫn giữ đống thư tình mà không chịu đốt. Sau khi ông qua đời vào năm 1940, những lá thư tình này đã được gửi lại cho Ginevra giữ cho đến khi cô mất, theo Renata Stepanov trong bài viết “Family of Fitzgerald's lover donates correspondence,” được đăng trong báo The Daily Princetonian vào ngày 15 tháng 9 năm 2003.

Nha-Van-My-F-Scott-Ffitzgerald-03

Bìa của cuốn tiểu thuyết “This Side of Paradise” của nhà văn Fitzgerald được xuất bản vào năm 1920. (nguồn: www.en.wikipedia.org)

Thất tình vì bị Ginevra cự tuyệt Fitzgerald đã nhập ngũ vào Quân Đội Hoa Kỳ giữa Thế Chiến Thứ Nhất. Trong lúc chờ đợi được bố trí đi ra chiến trường Tây nơi chàng hy vọng sẽ chết giữa trận mạc, chàng được cho vào trại huấn luyện ở Fort Leavenworth dưới sự chỉ huy của Đại Úy Dwight Eisenhower, mà sau này là Tướng Lục Quân và Tổng Thống Mỹ.

Vào tháng 6 năm 1918, Fitzgerald được đóng quân với các Trung Đoàn Bộ Binh 45 và 67 tại Trại Sheridan gần Montgomery, Alabama. Cố gắng phục hồi từ sự từ chối tình yêu bởi Ginevra, Fitzgerald đã bắt đầu hẹn hò với nhiều cô gái Montgomery. Trong lúc ở tại câu lạc bộ mền quê địa phương, Fitzgerald đã gặp Zelda Sayre, một mỹ nhân Miền Nam 17 tuổi hoạt bát là con gái út của Chánh Án Tòa Thượng Thẩm Alabama Anthony D. Sayre. Zelda là một trong những người được khen ngợi tài giỏi nhất của câu lạc bộ đồng quê Montgomery. Fitzgerald đã bắt đầu tán tỉnh Zelda và một cuộc tình lãng mạn vừa nở hoa, dù ông vẫn tiếp tục viết cho Ginevra hỏi xem cô nàng có còn cho ông cơ hội để tái hợp hay không. 3 ngày sau khi Ginevra lên xe hoa về nhà chồng là một thương gia giàu có tại Chicago là William "Bill" Mitchell, Fitzgerald đã thổ lộ tình yêu của mình với Zelda vào tháng 9 năm 1918.

Fitzgerald chỉ ở Montgomery một thời gian ngắn rồi vào tháng 11 năm 1918 ông được thuyên chuyển tới Trại Mills ở Long Island. Trong khi đóng quân ở đó, thì Thế Chiến Thứ Nhất đã kết thúc. Trở lại căn cứ gần Montgomery để chờ giải ngũ, ông tiếp tục theo đuổi Zelda. Trong thời gian này, Fitzgerald bắt đầu lấy cảm hứng từ Zelda cho sự nghiệp văn chương của mình để hiệu đính lại cuốn tiểu thuyến đầu tay của ông. Hai người đã gắn bó với nhau mà sau này ông kể là “táo bạo tình dục,” và vào tháng 12 năm 1918 thì cặp tình nhân này đã thật sự ăn ở nhau. Dù lúc đầu Fitzgerald không có ý kết hôn Zelda, hai người đã dần dần coi nhau như chính thức lấy nhau, tuy nhiên, Zelda đã từ chối kết hôn với ông cho đến khi ông thành công về tài chánh.

Được giải ngũ vào ngày 14 tháng 2 năm 1919, ông tới sống tại Thành Phố New York, nơi ông đã không thành công xin làm một trong những chủ bút của các tờ báo thành phố. Ông quay sang viết quảng cáo để nuôi sống mình trong khi tìm kiếm sự đột phá để trở thành tiểu thuyết gia. Fitzgeral viết thư thường xuyên cho Zelda, và vào tháng 3 năm 1920, ông đã gửi cho Zelda chiếc nhẫn của mẹ ông, và hai người đã chính thức đính hôn.

Cố gắng tạo cơ may kiếm tiền tại New York, Fitzgerald đã làm việc cho công ty quảng cáo Barron Collier và sống trong một phòng chung cư ở số 200 Claremont Avernue tại khu phố Morningside Heights nằm về phía tây của Manhattan. Ông vẫn có hứng thú với sự nghiệp văn chương nên đã viết nhiều truyện ngắn và chuyện châm biếm lúc rảnh rỗi. Bị từ chối hơn 120 lần, ông chỉ bán được có mỗi một truyện, “Babes in the Woods,” và nhận được $30.

Với giấc mơ về sự nghiệp kiếm tiền tại Thành Phố New York đã tan thành mây khói, ông đã không thể thuyết phục Zelda là ông có thể nuôi nàng, đưa tới việc tan vỡ đính hôn vào tháng 6 năm 1919. Bị hai người đẹp – Ginevra và Zelda -  mà ông yêu thích từ chối, Fitzgerald rất thất vọng. Vào lúc mà Thành Phố New York của thời kỳ Ngăn Cấm đang trải qua cơn đau đẻ của Thời Đại Jazz, Fitzgerald cảm thấy thất bại và mất hướng: 2 người phụ nữ đã từ chối ông, đã trở nên ghét công việc làm quảng cáo của mình; các truyện ngắn của ông không bán được; ông không thể có đủ tiền để mua quần áo mới, và tương lai của ông có vẻ ảm đạm. Không thể kiếm tiền đủ sống, Fitzgerald đã công khai đe dọa nhảy lầu tự tử từ một cửa sổ của Câu Lạc Bộ Yale, và ông mang theo khẩu súng lục trong lúc định tự tử hàng ngày, theo Matthew J. Bruccoli trong tác phẩm “Some Sort of Epic Grandeur: The Life of F. Scott Fitzgerald,” được NXB Đại Học South Carolina ấn hành vào năm 2002.

Tháng 7 năm đó, Fitzgerald bỏ công việc quảng cáo tại New York City và trở về lại St. Paul. Fitzgerald trở về quê nhà với mặc cảm thất bại, ông đã sống ẩn dật trên lầu thượng của căn nhà của cha mẹ ông tại số 599 Summit Avenue ở Cathedral Hill. Ông đã quyết định cố gắng lần cuối cùng để trở thành một tiểu thuyết gia và đặt mọi thứ vào sự thành công hay thất bại của cuốn sách. Kiêng rượu và các bữa tiệc, ông viết suốt ngày đêm để sửa lại cuốn “The Romantic Egotist” thành cuốn “This Side of Paradise” [Bên Này Của Thiên Đường], là một cuốn tự truyện về những năm ở Đại Học Princeton của ông cũng như các mối tình lãng mạn của ông với Ginevra, Zelda và những người khác.

Nhà Xuất Bản Scribner đã nhận bản thảo của ông vào mùa thu năm 1919, và cuốn tiểu thuyết đã xuất hiện tại các tiệm sách vào ngày 26 tháng 3 năm 1920. Thành công tức khắc, “This Side of Paradise” đã bán được 41,075 ấn bản trong năm đầu. Trong những tháng phát hành, cuốn tiểu thuyết đầu tay của ông đã trở thành một cơn sốt văn hóa tại Hoa Kỳ, và Fitzgerald đã trở thành cái tên quen thuộc. Các nhà phê bình như H.L. Mencken đã ca ngợi tác phẩm này như là “cuốn tiểu thuyết hay nhất của người Mỹ mà tôi đã từng đọc từ trước đến nay.” Tác phẩm này đã thực sự đưa Fitzgerald vào sự nghiệp văn chương. Các tạp chí mà trước đây đã từ chối in truyện của ông thì từ nay họ đã nhận đăng.

Sau thành công tài chánh lần này, Zelda đã tái hợp với Fitzgerald. Nhưng sự tái hợp này Fitzgerald cảm thấy không còn yêu nàng như ngày xưa và chàng nói rằng chỉ xem nàng như người bạn. Dù vậy, họ đã kết hôn nhau trong một buổi lễ đám cưới vào ngày 3 tháng 4 năm 1920 tại Nhà Thờ Chánh Tòa St. Patrick’s Cathedral ở New York.

Mùa đông năm 1921, vợ ông có thai trong khi Fitzgerald viết cuốn tiểu thuyết thứ hai “The Beautiful and Damned,” và hai vợ chồng đi về quê tại St. Paul, Minnesota để sinh con. Ngày 26 tháng 10 năm 1921, Zelda hạ sinh bé gái duy nhất của họ có tên Frances Scott "Scottie" Fitzgerald. Sau khi sinh bé gái, Fitzgerald trở lại viết tiếp cuốc “The Beautiful and Damned.” Ông đặt nhân vật Anghony Patch cho chính mình và Gloria Patch cho Zelda. Cùng năm này, Fitzgerald cho ra đời 11 truyện có tên “Tales of the Jazz Age,” mà trong đó chỉ có 2 truyện mới viết và số còn lại đã viết trước đây.

Tháng 5 năm 1924, Fitzgerald và gia đình đến Châu Âu. Ông tiếp tục viết cuốn tiểu thuyết thứ ba mà cuối cùng trở thành kiệt tác của ông “The Great Gatsby.”

Trong lúc ở French Riviera, Zelda đã bén tình với một phi công hải quân Pháp là Edouard Jozan. Hai người đã tắm biển vào xế trưa và khiêu vũ vào chiều tối tại sòng bài. Sau 6 tuần, Zelda đòi ly dị. Fitzgerald tìm cách cự Jozan và đóng cửa không cho Zelda ra khỏi nhà cho đến khi ông có thể làm được việc đó. Trước khi đụng đầu với Fitzgerald, Jozan đã rời khỏi Riviera, và Fitzgerald không còn thấy ông ấy nữa. Ngay sau đó, Zelda đã uống thuốc ngủ quá liều. Hai vợ chồng không bao giờ nhắc tới chuyện này nữa, nhưng Fitzgerald đã viết rằng “có thứ đã xảy ra mà không thể nào cứu chữa được.”

Sau sự kiện với Jozan, Fitzgerald dời tới Rome, nơi ông duyệt lại bản thảo của cuốn Gatsby qua mùa đông và nạp bản cuối vào tháng 2 năm 1925. Fitzgerald đã từ chối đề nghị $10,000 cho bản quyền từng kỳ vì cuốn sách sẽ bị trì hoãn xuất bản. Khi cuốn sách phổ biến vào ngày 10 tháng 4 năm 1925, Willa Cather, T. S. Eliot, và Edith Wharton đều ca ngợi và đã nhận được nhiều bài điểm sách hài lòng từ các nhà phê bình văn học.


Qua mùa đông ở Ý, Fitzgerald đã trở về lại Pháp. Fitzgerald bắt đầu viết cuốn tiểu thuyết thứ tư có tên dự kiến là “The Boy Who Killed His Mother,” “Our Type,” và rồi “The World’s Fair.” Trong thời gian này, Fitzgerald làm quen với nhà văn Gertrude Stein, James Joyce và nhà thơ Ezra Pound cũng như những người Mỹ ở Paris. Trong số những người Mỹ đó là văn hào Ernest Hemingway mà Fitzegerald đã gặp lần đầu vào tháng 5 năm 1925 và bắt đầu quý trọng. Sau đó Hemingway nhớ lại sự kiện này và nói rằng trong thời gian đầu của mối quan hệ giữa hai người, Fitzgerald trở thành người bạn trung thành nhất của ông, theo Andrew Turnbull trong tác phẩm “Scott Fitzgerald,” do Charles Scribner's Sons xuất bản tại New York vào năm 1962.

Năm 1926 nhà sản xuất phim John W. Considine Jr. đã mời Fitzgerald tới Hollywood để viết hài kịch cho United Artists. Ông đã đồng ý và cùng Zelda bay về Hollywood vào tháng 1 năm 1927. Trong lúc ở đây, Fitzgerald đã tham dự nhiều bữa tiệc trong đó đáng nói là bữa tiệc tại biệt thự Pickfair nơi ông gặp một nữ tài tử 17 tuổi Lois Moran. Moran và Fitzgerald trao đổi về văn chương và triết lý trong nhiều giờ lúc hai người ngồi ở cầu thang. Moran bắt đầu yêu ông và theo đuổi ông. Vì ghen Fitzgerald để ý đến Moran, Zelda đã đốt quần áo của bà trong bồn tắm như hành động tự hủy mình. Sau 2 tháng ở Hollywood, cặp vợ chồng không hạnh phúc này đã bỏ đi qua Delaware vào tháng 3 năm 1927.

Ở Delaware, Fitzgerald tiếp tục viết cuốn tiểu thuyết thứ tư nhưng không có tiến triển đáng kể vì chứng nghiện rượu và tinh thần làm việc kém của ông. Mùa xuân 1929, cặp này trở lại Châu Âu. Vào tháng 6 năm 1930, các bác sĩ đã chẩn đoán Zelda bị chứng tâm thần phân liệt. Hai vợ chồng dời qua Thụy Sĩ, nơi Zelda điều trị tại một bệnh viện tâm thần. Họ trở về lại Mỹ vào tháng 9 năm 1931. Tháng 2 năm 1932, Zelda vào bệnh viện Phipps của Đại Học Johns Hopkins tại Baltimore, Maryland, theo Matthew J. Bruccoli trong tác phẩm “Some Sort of Epic Grandeur: The Life of F. Scott Fitzgerald” do NXB Đại Học South Carolina ấn hành vào năm 2002.

Trong thời gian này, Fitzgerald tiếp tục viết cuốn tiểu thuyết thứ tư kể lại các sự kiện gần đây trong cuộc đời của ông. Câu chuyện nói đến một chàng thanh niên Mỹ Dick Diver kết hôn một thiếu nữ bị bệnh tâm thần và cuộc hôn nhân của họ xấu đi trong lúc ở Châu Âu. Trong khi Fitzgerald viết cuốn tiểu thuyết này của ông, Zelda cũng đã viết – và đã gửi cho nhà xuất bản Scribner’s – phiên bản hư cấu của chính bà về tự truyện cùng các sự kiện trong “Save Me the Waltz” (1932). Giận dữ bởi điều mà ông đã thấy như là ăn cắp tài liệu tiểu thuyết của ông, Fitzgerald sau đó mô tả Zelda là “đạo văn” và “nhà văn hạng ba.” Dù khó chịu, ông cũng đã yêu cầu sửa đổi đối với tác phẩm, và thuyết phục Perkins xuất bản sách của Zelda. Scribner’s đã ấn hành tiểu thuyết của Zelda vào tháng 10 năm 1932, nhưng cuốn sách đã thất bại về mặt phê bình và thương mại.

Cuốn tiểu thuyết cuối cùng của Fitzgerald ra đời vào tháng 4 năm 1934 với tên “Tender Is the Night.” Cuốn sách không được đón nhận một cách hào hứng lắm, nhưng đã bán được 12,000 bản trong 3 tháng đầu.

Danh tiếng bị giảm cộng với tiền thuốc thang để chữa bệnh cho Zelda khiến cho tình trạng tài chánh của Fitzgerald ngày càng eo hẹp và nợ nần liên miên. Bối cảnh gia đình, tài chánh và việc viết lách đã không ưng ý làm cho Ông ngày càng rơi vào tình trạng nghiện rượu nặng. Sức khỏe của Fitzgerald cũng suy nhược, với bệnh liên quan đến tim mạch, mạch vành, đau thắt ngực, khó thở và rối loạn nhịp tim. Có lần ông nói với Hemingway là ông sợ sẽ chết vì “tắt nghẽn phổi.” Vào năm 1935, chứng nghiện rượu đã làm gián đoạn việc viết lách và hạn chế sự minh mẫn tinh thần của Fitzgerald. Từ năm 1933 tới 1937, ông đã bị đưa vào bệnh viện 8 lần và bị ắt nhiều lần vì say rượu. Cái chết đột ngột của mẹ ông và bệnh tâm thần của Zelda đã làm tan vỡ thêm hôn nhân của ông. Ông nhìn thấy Zelda lần cuối cùng trong chuyến đi Cuba năm 1939.

Dù ghét viết kịch bản, nhưng vì khó khăn tài chánh nên Fitzgerald đã đồng ý ký hợp đồng béo bở với Metro-Goldwyn-Mayer vào năm 1937 khiến ông phải dọn qua Hollywood. Với số tiền rất lớn lúc bấy giờ $29,757.87 của hợp đồng viết kịch, nhưng ông phải trả tiền trị bệnh cho Zelda và tiền học đại học cho con gái Scottie. Vì vậy ông chỉ thuê một căn phòng nhỏ tại khu chung cư Garden of Allah trên Đại Lộ Hoàng Hôn (Sunset Boulevard).

Bị lạnh nhạt cửa Zelda, ông bắt đầu làm quen với nữ ký giả Sheilah Graham, là người bạn đời cuối cùng trước khi ông chết. Sau một vụ trụy tim tại Tiệm Thuốc Schwab's Drug Store, bác sĩ ra lệnh cho ông tránh làm việc quá sức. Khổ nỗi, nhà ông ở trên lầu hai nên không tiện cho tình trạng sức khỏe. Cuối cùng ông đã dọn vào ở chung với Graham trong căn nhà một tầng trên đường North Hayworth Avenue. Năm 1939, MGM đã kết thúc hợp đồng với Fitzgerald và ông trở thành người viết kịch bản tự do.

Fitzgerald cuối cùng đã có hơn một năm tỉnh táo trước khi qua đời, và Graham đã mô tả năm cuối họ bên nhau là một trong những thời gian hạnh phúc nhất của mối quan hệ của họ, theo John Brook trong tác phẩm “Reevaluating the Hollywood Myth,” Đánh Giá Về F. Scott Fitzgerald,” University Park, Pennsylvania: Penn State University Press xuất bản năm 2011.

Vào đêm 20 tháng 12 năm 1940, Fitzgerald và Graham cùng tham dự buổi chiếu phim “This Thing Called Love” với các ngôi sao điện ảnh Rosalind Russell và Melvyn Douglas. Khi vợ chồng Fitzgerald rời Rạp Chiếu Phim Pantages Theater, một Fitzgerald tỉnh táo cảm thấy chóng mặt và khó khăn để đi bộ tới xe của ông. Được chứng kiến bởi nhiều người đứng nhìn, ông nói với Graham trong giọng gượng gạo, “Anh nghĩ mọi người sẽ nghĩ anh đang say.”

Ngày sau đó, khi Fitzgerald ăn bánh ngọt và ghi trong Tuần Báo Princeton Alumni Weekly vừa mới gửi tới, Graham thấy ông đứng phắt dậy từ chiếc ghế bành, nắm lấy lò sưởi, và ngã quỵ xuống nền nhà mà không thốt ra lời nào. Ông nằm ngửa, thở hổn hển và chìm vào hôn mê. Sau khi cố hồi sinh cho ông không được, Graham chạy đi tìm người quản trị tòa nhà là Harry Culver. Vào nhà để giúp Fitzgerald, Culver nói rằng, “Tôi sợ ông ấy đã qua đời rồi.” Fitzgerald đã chết vì chứng xơ cứng động mạch vành ở tuổi 44.
 
Tóm tắt cuốn “The Great Gatsby”

Nha-Van-My-F-Scott-Ffitzgerald-02

Bìa của cuốn tiểu thuyết “The Great Gatbsy” của nhà văn Fitzgerald xuấn bản năm 1925. (nguồn: www.en.wikipedia.org)

 
Cuốn tiểu thuyết “The Great Gatsby” lấy bối cảnh Thời Đại Jazz tại Long Island, Thành Phố New York vào năm 1922. Nó mô tả sự tương tác của người kể chuyện ngôi thứ nhất Nick Carraway với triệu phú bí mật Jay Gatsby và nỗi ám ảnh của Gatsby để đoàn tụ với người tình cũ của anh là Daisy Buchanan. “The Great Gatsby” được xem như là một kiệt tác văn chương và là ứng viên cho danh hiệu Tiểu Thuyết Vĩ Đại Của Mỹ.

Vào mùa xuân 1922, Nick Carraway – một cựu sinh viên Trường Đại Học Yale từ Trung Tây và là cựu chiến binh Thế Chiến Thứ Nhất – đến Thành Phố New York để làm việc trong vai trò nhân viên bán trái phiếu. Anh ấy thuê một căn chung cư trong ngôi làng West Egg của Long Island, sát khu nhà sang trọng của Jay Gatsby, một triệu phú bí mật tổ chức các buổi dạ hội rực rỡ nhưng lại không tham dự.

Một buổi tối nọ, Nick ăn tối với một người bà con xa, Daisy Buchanan, trong một khu thời trang của East Egg. Daisy đã lập gia đình với Tom Buchanan, cựu ngôi sao bóng cà na Trường Yale là người mà Nick biết trong thời gian ông học ở trường này. Cặp vợ chồng này gần đây đã từ  Chicago tới một biệt thự ở bên kia cái vịnh đối diện với căn nhà của Gatsby. Ở đó, Nick gặp Jordan Baker, một tay vô địch golf xấc xược là bạn thời thơ ấu của Daisy. Jordan tâm sự với Nick rằng Tom đang có một cô nhân tình Myrtle Wilson, người đã trơ trẽn gọi điện thoại cho anh tại nhà riêng và sống trong “thung lũng tro tàn,” một bãi rác ngổn ngang. Đêm đó, Nick thấy Gatsby đứng một mình tại sân cỏ của anh, đang ngắm nhìn ngọn đèn xanh từ bên kia cái vịnh.

Nhiều ngày sau, Nick miễn cưỡng đi với Tom say khước và kích động tới Thành Phố New York bằng xe lửa. Trên đường, họ dừng lại một nhà đậu xe của người thợ máy George Wilson và vợ ông ấy là Myrtle. Myrtle đi theo họ, và ba người tới một căn chung cư nhỏ ở New York mà Tom đã thuê cho những người hẹn hò với cô. Những vị khách đến và bữa tiệc diễn ra và rồi Tom tát vào mặt Myrtle và làm gãy sóng mũi của cô sau khi cô này nhắc tới Daisy.

Một buổi sáng nọ, Nick nhận được thiệp mời dự một bữa tiệc tại biệt thự của Gatsby. Khi đến đó, Nick lúng túng nhận ra rằng chẳng có ma nào tới và bắt đầu uống thật nhiều cho đến khi anh gặp Jordan. Trong khi nói chuyện với cô, anh bị một người đàn ông tiến tới gần và tự giới thiệu như là Jay Gatsby và nhấn mạnh rằng cả hai anh ấy và Nick đã từng phục vụ trong Sư Đoàn Ba Bộ Binh trong cuộc chiến. Gatsby cố kết thân với Nick và khi Nick rời bữa tiệc, anh để ý thấy Gatsby nhìn theo anh.

Vào cuối tháng 7, Nick và Gatsby đi ăn trưa tại một tiệm ăn nhanh. Gatsby cố gây ấn tượng Nick với những câu chuyện về sự anh hùng chiến tranh của anh và những ngày ở Oxford của anh. Sau đó, Nick gặp Jordan tại Khách Sạn Plaza Hotel. Jordan tiết lộ rằng Gatsby và Daisy đã gặp nhau vào năm 1917 khi Gatsby là một sĩ quan trong Lực Lượng Viễn Chinh Mỹ. Họ đã yêu nhau, nhưng khi Gatsby bị thuyên chuyển ra hải ngoại, Daisy đã làm đám cưới với Tom. Gatsby hy vọng sự giàu có và những bữa tiệc hào nhoáng của anh sẽ làm cho Daisy nghĩ lại. Gatsby lợi dụng Nick để tổ chức một cuộc đoàn tụ với Daisy, và hai người họ bắt đầu mối quan hệ tình dục.

Vào tháng 9, Tom khám phá sự việc khi Daisy bất cẩn nói về Gatsby với sự thân mật không hề nao núng trước mặt anh ấy. Sau đó, tại phòng của Khách Sạn Plaza Hotel, Gatsby và Tom đã cãi nhau về mối quan hệ. Gatsby khẳng định Daisy tuyên bố rằng cô không bao giờ yêu Tom. Daisy nói rằng cô yêu Tom và Gatsby, làm cả hai nổi đóa. Tom tiết lộ Gatsby là một tên lừa đảo kiếm tiền từ bia rượu. Do nghe điều này, Daisy chọn ở với Tom. Biết rằng Daisy sẽ không bao giờ rời xa mình, Tom khinh bỉ bảo Gatsby lái xe chở cô về nhà đi.

Trong lúc trở về lại East Egg, Gatsby và Daisy đã lái vào nhà đậu xe của Wilson và xe của họ đã vô tình tông Myrtle chết ngay tại chỗ. Gatsby tiết lộ với Nick là Daisy lúc đó đã lái xe, nhưng anh ấy cố tình nhận lỗi tai nạn để bảo vệ cô. Nick thúc giục Gatsby chạy trốn để tránh bị truy tố, nhưng anh ấy đã từ chối. Sau khi Tom nói với George rằng Gatsby là chủ của chiếc xe mà đã tông chết Myrtle, George quẫn trí cho rằng chủ nhân của chiếc xe phải là người tình của Myrtle. George đã bắn chết Gatsby tại hồ bơi của căn biệt thự của anh ấy, rồi tự tử.

Nhiều ngày sau khi Gatsby bị giết, cha của anh ấy là Henry Gatz đến dự đám tang thưa thớt người dự. Sau cái chết của Gatsby, Nick trở nên ghét New York và quyết định rằng Gatsby, Daisy, Tom và anh ấy tất cả đều là dân Miền Trung Tây không thích hợp với cuộc sống ở Miền Đông. Nick gặp Tom và đã từ chối bắt tay anh này. Tom thừa nhận anh là một trong những người đã nói với George rằng Gatsby làm chủ chiếc xe mà đã tông chết Myrtle.

Trước khi trở về lại Miền Trung Tây, Nick đến biệt thự của Gatsby và nhìn qua cái vịnh có ánh sáng xanh phát ra từ cuối bến tàu của Daisy.

Câu chuyện kết thúc ở đó. 
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong buổi tiếp kiến ban biên tập nguyệt san “Phụ nữ Giáo hội Thế giới” của báo Quan sát viên Roma của Toà Thánh, trong tuần qua, dịp kỷ niệm 10 năm thành lập, Đức Thánh Cha khích lệ mọi người và nói: “Phụ nữ có khả năng nói ba ngôn ngữ: lý trí, trái tim và đôi tay”. Có phải Đức Thánh Cha muốn nói: Đối với phụ nữ ba điều này là một: Một người phụ nữ thông minh họ có thể dùng đầu óc mình để thành đạt trong học vấn, trong nghề nghiệp nhưng đồng thời với trí óc thông minh, trái tim mẫn cảm, họ cũng dùng thêm đôi tay của mình để tạo ra những sản phẩm đẹp đẽ và đầy trí tuệ, đầy tình yêu.
Trên Văn Việt ngày 16 tháng 2 vừa qua, Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn (University of New South Wales, Sydney, Úc) cho biết một số độc giả trên mạng đã hiểu một cách sai lầm rằng câu “Lưỡi lê no máu rửa Tây hồ” là thơ của thi sĩ Vũ Hoàng Chương. Từ chuyện ngộ nhận ấy, nhiều vị viết lời bình luận rằng Vũ Hoàng Chương là một người sắt máu, chẳng khác gì Tố Hữu ngoài Bắc. Cũng qua câu trên, có người cho rằng thơ văn miền Nam thời Việt Nam Cộng Hoà cũng “máu me” lắm chứ chẳng nhân bản, nhân văn gì. Theo Giáo sư Tuấn, “Sự thật có lẽ không phải vậy, mà chỉ là một sự bịa đặt trong một cuốn tiểu thuyết, cuốn Ván Bài Lật Ngửa của tác giả Nguyễn Trương Thiên Lý” (tức nhà văn, nhà biên khảo, Ủy viên Tuyên huấn Trung ương Trần Bạch Đằng). Giáo sư Tuấn cho biết là câu ấy không có trong bài “Lửa từ bi” của Vũ Hoàng Chương, và chụp lại bài thơ “Từ đây” trong tập thơ Hoa Đăng của thi nhân họ Vũ (Sài Gòn : Văn Hữu Á Châu, 1959) để chứng minh rằng câu thơ ghê gớm ấy cũng không có trong đó:
Trong tiểu thuyết HIỆP KHÁCH HÀNH, nhà văn Kim Dung kể chuyện về cuộc phiêu lưu của chàng trai trẻ Thạch Phá Thiên từ năm 12 tuổi, không cha mẹ, anh em, họ hàng, bạn hữu, không học hành chữ nghĩa, không võ công, không tiền của, mà tình cờ lạc vào giữa chốn võ lâm giang hồ. Đọc xong bộ truyện, tôi tò mò muốn tìm hiểu bài thơ HIỆP KHÁCH HÀNH của thi hào Lý Bạch...
Ngày Xuân Phân là ngày chính giữa của mùa Xuân theo âm lịch và cũng là ngày đầu tiên của mùa Xuân ở Bắc bán cầu theo dương lịch (Vernal Equinox). Trong ngày này, thời gian của ban ngày và ban đêm bằng nhau, nói cách khác là âm dương cân bằng. Nhờ thế vạn vật bắt đầu sinh sôi nảy nở, hoa sẽ dâng hương cho niệm xuân tình. Trong một ngày lập xuân nhiều thế kỷ trước, Sư Huyền Quang [?] ngẫu nhiên bắt gặp hình ảnh một thiếu nữ bên song liền viết bài “Xuân Nhật Tức Sự”. Bài thơ tả người thiếu nữ đang thêu thùa, bỗng chim hoàng oanh líu lo từ lùm tử kinh bên ngoài khiến nàng ngừng mũi kim. Không tiếng lời vì xuân tràn trong ngỏ ý, ngoại cảnh cũng như tâm tư. Nói lời gì cũng bằng thừa khi mạch mới tràn dâng. Nụ đang chúm, không chỉ hoa, nụ còn là môi bung cánh sen, đỏ hường xuân thắm. Bởi vì bây giờ đã sang xuân. Xuân đang thì...
Ly dị, thông thường, bắt đầu bằng vết thương lòng. Những vết thương sâu đậm, máu chảy dai dẳng sẽ từ từ ẩn vào tiềm thức và ảnh hưởng vô thức hoạt động đưa ra những ý nghĩ về khuynh hướng ly hôn. Trong một số trường hợp, vết thương nhẹ, rướm máu sơ sài, nhưng bỗng dưng lớn chuyện, vì tự ái, vì tiếp tục tranh cãi, vì giận quá lỡ lời, vì bạo hành thiếu suy nghĩ. Từ đó, ly nước đã đổ xuống đất, làm sao để hốt lên? Trong một số trường hợp khác, có kẻ muốn ly dị vì nhiều lý do, từ tài chánh cho đến người thứ ba; từ xung đột trong đại gia đình đến thành công hoặc thất bại trên đường đời. Những trường hợp này vô cùng phức tạp, khó có thể giải thích cặn kẽ. Khó phân định lỗi phải. Tuy nhiên, có thể kết luận: Nếu yêu nhau đủ thì khó khăn nào cũng có thể vượt qua. Nhà nhân loại học Paul Bohannan đưa ra lý thuyết về ly dị, trình bày sáu giai đoạn riêng biệt mà một cá nhân sẽ trải qua trên đường ly hôn. Bohannan xác nhận: sáu giai đoạn có thể xảy ra theo thứ tự khác nhau và với cường độ khác nhau
Buổi ra mắt tập thơ “Tháng năm là mộng đang đi” của Nguyễn Thị Khánh Minh đã hoàn tất, nhưng nhiều câu hỏi vẫn lơ lửng sau khi nhà thơ nổi tiếng này nói rằng ấn phẩm này có lẽ là tập thơ cuối cùng của chị. Không có lời giải thích rõ ràng vì sao tập thơ thứ 12 này có thể là ấn phẩm cuối cùng của chị, nhưng buổi ra mắt sách hôm 25/2/2023 tại một quán cà phê giữa Little Saigon đã để lại nhiều kỷ niệm trong những người yêu thơ tham dự.
Đã năm mươi năm trôi qua, nguyên nhân thực sự về cái chết của nhà thơ Pablo Neruda vẫn là một câu hỏi còn bỏ ngỏ đối với nhiều người trên thế giới. Ông đột ngột lìa đời sau cuộc đảo chánh năm 1973 của Chile. Pablo Neruda không chỉ là nhà thơ từng đoạt giải Nobel danh giá, mà còn là một trong những nhà hoạt động chính trị có ảnh hưởng nhất ở Chile. Pablo Neruda công khai theo chủ nghĩa cộng sản, thẳng thắn ủng hộ và làm việc trong chính quyền của Salvador Allende, vị tổng thống cánh tả của Chile, cầm quyền từ năm 1970 đến năm 1973.
Tôi viết về Nhạc sĩ Phạm Duy, một bài khá dài, nhiều chương, với một tình cảm thân thiết, rõ ràng, đơn giản, như ta nói thân hình ông ta chia làm ba phần đầu mình và tay chân, trong đầu có bộ não, vầy thôi, nhưng/ hẳn sẽ làm rất nhiều người không đồng tình. Thậm chí cay đắng, “Thằng này đã ca ngợi thằng kia”.Đây là những người vốn không thích, chẳng ưa, rất ghét Phạm Duy. Tôi không có quyền bình phẩm đúng sai. Tôi vẫn tôn trọng những người này. Vì tôi hiểu, Tự do phải cần được tôn trọng.
Ngày 11 tháng 2 năm 2023, vài tờ báo và trang mạng trong nước đưa tin: Vũ Hoàng Chương từng được đề cử Giải Nobel Văn Chương (The Nobel Prize in Literature). Danh sách được Ủy Ban Nobel công bố trong tháng 2, năm 2023, sau 50 năm giữ kín theo quy định của giải này. Theo đó, Vũ Hoàng Chương là một trong 100 tác giả tên tuổi được đề cử giải Nobel Văn Chương năm 1972...
Vì "một lần mãi mãi", tôi xin được tỏ bày lòng biết ơn đối với nhà văn Nhã Ca và những người cầm bút biết nâng niu bảo bọc chân-thiện-mỹ cho nhân loại như bà. Vì những tác phẩm của họ, sẽ có thêm những niềm hạnh phúc tiếp theo cho người đọc.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.