Hôm nay,  

Nguyễn Mạnh Trinh, Người "Hết Lòng" Với Văn Học Nghệ Thuật

02/09/202111:33:00(Xem: 3740)
Pic 1 chân dung năm 2015
Chân dung NMTrinh (2015)
pic 2
Bìa sách Tạp ghi văn nghệ
Pic 3 TMVH
NMTrinh trong chương trình "Tản Mạn Văn Học"
Pic 4 ManhTrinh NhaLan Xuan 2010
NMTrinh và Nhã Lan trên Hồn Việt TV (2010).
Pic 5 Factory
NMTrinh tại cà phê Factory(1993)

Đứng: Nguyễn Mạnh Trinh, Phạm Xuân Đài (phạm phú minh)

Ngồi:Nguyễn Đình Thuần, Luân Hoán, Thành Tôn, Đặng Hiền.

Pic 6 nha BH
Tại nhà Bích Hạnh. (2014) Nguyễn Hưng Quốc, Bích Hạnh và NMTrinh

pic 7 NMT_NL_NT_2015
NMTrinh, Nhã Lan, Cố nhà văn Nhật Tiến (2015)

pic 8 voi NHQ
Tại nhà Bích Hạnh. (2014). Hàng đứng từ trái qua phải. Nguyễn D Tiến, Nguyễn Mạnh Trinh, Bùi Vĩnh Phúc, Lãng Minh. Hàng ngồi trên: Nhã Lan, Nguyễn Hưng Quốc, Bích Hạnh. Hàng ngồi dưới: Nguyễn Hoàng Nam, Nga Mi, Trịnh Thanh Thủy, Nguyễn thị Ngọc Lan, Thân hữu

pic 9 Factory 2019
Cà phê Factory (2019). Đứng: Nguyễn Thế Đỉnh, Phan Diên, Lê Anh Dũng. Ngồi: Nguyễn M Trinh, Đỗ Tăng Bí, Ngọc Hoài Phương, Lê, Bùi Hồng Sĩ.

Pic 10 ManhTrinh NhaLan HoangNgocTuan 1
Nhã Lan, NMTrinh, Hoàng Ngọc Tuấn



Tháng Tám chưa qua, hạ chưa hết. Thu còn xa lắc, lá chưa kịp chín vàng, mà ông đã rụng rơi. Nguyễn Mạnh Trinh, nhà thơ, nhà biên khảo và truyền thông đã lên đường, đã thong thả rong chơi về miền phương ngoại. (1949-2021).

Xuất thân là một quân nhân thuộc binh chủng Không Quân, văn thơ của ông phản ảnh nhiều suy tư, thao thức về cuộc chiến. Ông yêu thi ca, làm thơ và viết rất nhiều bài nhận định trong những lãnh vực văn học nghệ thuật khác nhau. Ông cộng tác và viết thường xuyên cho các báo nhất là ở Úc, Canada và Hoa Kỳ. 

Tôi mãi nhớ nụ cười hiền của ông, một Nguyễn Mạnh Trinh nho nhã, điềm đạm. Tôi không quên những lần trò chuyện cùng ông, tuy ít ỏi nhưng đầy ấn tượng và sâu sắc. Tôi cũng sẽ vô cùng tiếc nuối cho sự mất mát của một tài hoa, một ngòi viết hết lòng với văn học nghệ thuật tại hải ngoại. Đôi lần tôi được gặp gỡ ông tại nhà chị Bích Hạnh, Thùy Hạnh. Tuy nhiên, có lẽ lần tôi nói chuyện với ông lâu nhất là lần gặp ở nhà chị Bích Hạnh nhân dịp nhà phê bình Nguyễn Hưng Quốc qua Nam Cali để ra mắt sách(2014). Lần ấy có cả nhà phê bình Bùi Vĩnh Phúc với Nguyễn Mạnh Trinh bàn bạc cùng tôi về sự ra đi của diễn đàn Talawas của nhà văn Phạm Thị Hoài. Chúng tôi tiếc nuối cho sự đóng cửa của một diễn đàn văn học có nhiều bàn luận rất sôi nổi về các đề tài chính trị, văn học và xã hội. Ông có nhắc đến những bài viết gây nhiều tranh cãi của tôi là " Cái chết của một ngôn ngữ: "Tiếng Việt Sài Gòn cũ" và một bài viết khác "Cái hĩm có răng" mà tôi viết để phản biện bài viết "Con cặc" của Nguyễn Hưng Quốc(2003). Chúng tôi vui vẻ bàn luận đến cái thời tôi còn hung hăng con bọ xít, cái thời tôi chưa biết đằm thắm là gì, say mê tranh cãi và coi trời bằng vung.

Có lẽ lần đó với tôi, Nguyễn Mạnh Trinh đã "mở miệng", còn phần lớn ông chỉ nói khi cần nói. Bạn bè ông có tâm sự. Ông là người kiệm lời, nghiêm túc, nên khó ai đến gần. Tuy nhiên khi chơi thân với ai, ông rất chí tình. Bản tính cương trực, nên ông ngay thẳng, sòng phẳng, trung thực và rất đàng hoàng cùng đối tốt với bạn bè. 

Ngay cả trong lãnh vực viết nhận định cũng vậy. Ông đọc nhiều, đọc kỹ, kiến thức rộng nên viết hay. Ông viết trung thực, thẳng thắn, sáng sủa rõ ràng, lột tả được tinh thần và ý tưởng của tác giả. Ông rất quý và trân trọng các tác giả. Ông còn chịu khó viết cho những người nổi tiếng hay  chưa nổi tiếng. Ông đã nhìn ra được những tiềm năng đặc biệt còn ẩn tàng của họ. 

Chương trình "Tản mạn văn học" do ông và Nhã lan thực hiện ròng rã từ năm 2009 đến nay trên Hồn Việt TV và đài phát thanh Little Saigon là một nỗ lực và dấu ấn đáng quý. Chương trình đã được đông đảo người Việt tại California theo dõi và yêu mến. Ông chỉ ngưng đến đài vào năm 2019 khi bệnh trở nặng. Mỗi sáng thứ Bảy là mỗi trang lịch sử văn học nghệ thuật được ông và Nhã Lan dở lại, nhắc nhở và phổ biến cho thế hệ trẻ sau này được rõ. Với mục đích chia sẻ những tư tưởng, những tiếng nói tích cực của nền văn học truyền thống, "Tản mạn văn học" còn ước mong, các em sinh viên, học sinh trong nước và ngoài nước xem, nghe và hiểu được cái hay, đẹp của thế hệ cha, ông. 

Xướng ngôn viên Nhã lan, người làm việc sát cánh với ông trong chương trình đã tâm sự:

- NL rất hạnh phúc khi được làm việc với anh NMTrinh, người có cùng chí hướng và sở thích, yêu văn học và ngôn ngữ VN. NL rất kính phục anh, tuy đôi lúc có mâu thuẫn hay bất đồng ý kiến vì hai người ở hai thế hệ khác nhau. NL thuộc về 1 thế hệ không biết gì về văn chương hay biết rất ít về nền văn học của thế hệ trước. Tuy nhiên, anh vẫn hoà đồng, không trịch thượng, khiêm nhường, thân thiện, và luôn chu toàn trách nhiệm. Nói tóm lại, anh là 1 người không ai mua chuộc được bằng tiền bạc, thời gian, hay tình ái lăng nhăng, dù anh là 1 nhà thơ trong binh chủng "Không quân" nổi tiếng là binh chủng hào hoa, bay bướm. 

Ngoài ra, anh là người biết chịu đựng, kiên nhẫn khi làm việc, yêu chữ nghĩa và rất yêu sách. Anh có kể chuyện về tủ sách quý là kho tàng rất lớn của anh. Anh sưu tầm và cố tìm mua những cuốn sách giá trị để làm giàu cho tủ sách của mình. Nhà thơ Thành Tôn, có cùng một sở thích với ông và cũng là bạn thiết của ông cũng tiết lộ, ông có một tủ sách quý thật lớn và đầy đủ. Ông có làm 1 bài thơ tặng thi sĩ Thành Tôn. 

Nói đến kỷ niệm đáng nhớ, NL nhớ nhất là một đêm cô và NMTrinh đến thăm cố nhà văn Nhật Tiến khi ông còn sống trong một dạ tiệc đêm giao thừa. Trong khi trò chuyện về chương trình "Tản mạn văn học", cô nhắc lại lúc Hồn Việt TV mới thành lập, thì bác Nhật Tiến là người đề nghị phải có mảng văn học đầu tiên với Đinh Quang Anh Thái. Sau đó Nhã Lan được mời vào, dù cô là 1 người thuộc thế hệ đàn em, thụ hưởng cả 2 nền giáo dục trước, và sau 75. Khi trò chuyện, cả ba đều ngã ngửa ra cả ba đều tuổi Tý, cách nhau mỗi người 1 con giáp. Ba thế hệ chuột, chuột già(NT), chuột nhỡ(NMT) và chuột nhí(NL) gặp nhau. Thật là thú vị cho cuộc hội ngộ giữa ban tam ca ba con chuột trong đêm giao thừa !!!

Hội ngộ rồi chia ly. Ông đến giữa đời, làm thơ, viết văn, làm truyền thông, thực hiện những hoài bảo làm đẹp, hết lòng với văn học rồi ra đi. Tôi xin thắp nén hương lòng chúc ông lên đường thanh thản ở cõi vĩnh hằng. 

Tiểu sử 

 

Nguyễn Mạnh Trinh sinh năm 1949 tại Hà Nội. Gia nhập Không Quân 1969 tới 1975. Định cư tại Hoa Kỳ 1975, bắt đầu làm thơ, viết nhận định văn học liên quan đến tác phẩm của những tác giả nổi danh như Xuân Vũ, Trần Văn Minh, Dương Hùng Cường, Cung Trầm Tưởng, Nguyên Sa, Vũ Hữu Định, Quang Dũng, Phạm Đình Chương, Phạm Công Thiện, Tô Thùy Yên, Kim Tuấn, Du Tử Lê… Những bài viết của ông xuất hiện trên hầu hết các tạp chí văn học tại hải ngoại.

Ông chủ trương tủ sách tác giả tác phẩm Đời và là thành viên trong nhóm chủ trương Hợp Lưu – Hoa Kỳ. 2009, cùng với Nhã Lan chủ trương chương trình “Tản Mạn Văn Học” trên đài phát thanh Little Saigon. 

Tác phẩm:

Thơ Nguyễn Mạnh Trinh (Người Việt, 1985)

Tập truyện Hai Mươi Ba Người Viết Sau 1975 (Biên tập cùng Trịnh Y Thư, Văn Nghệ Hoa Kỳ, 1989)

Rì Rào Sóng Vỗ – tập truyện ngắn

Tạp Ghi Văn Nghệ

 

Nguyễn Mạnh Trinh viết rất nhiều, các tác phẩm nhận định của ông có thể tìm đọc ở đây :

http://phusaonline.free.fr/ButViet/NMTrinh/0_NMTrinh.htm


Vài bài thơ của Nguyễn Mạnh Trinh 

 

* Chỗ Ẩn Của Loài Sâu

 

Chiều bước khẽ trên ngõ về của gió

Thập tự buồn tay phất phới hạt mưa

Đầy lá úa nẻo vô cùng đã lỡ

Môi đằm đằm sương khói chốn rừng xưa

Ở một chỗ ai cũng hèn như cỏ

Thân sâu đo đếm mãi lối chông gai

Lửa trời nung óc người loang dấu đỏ

Dốc lầy thêm gót mỏi đỡ thân gầy

Giông bão đập nhát roi đời quạnh quẽ

Môi tả tơi bầm tím một hồn sầu

Cây ngả nghiêng vắng bặt loài chim sẻ

Mắt ngại ngùng nhìn đêm tối về mau

Ở một chỗ ai cũng buồn như lá

Dẫm dòn tan tiếng vỡ bóng trời xa

Lán tranh thấp náu nương hình tượng lạ

Ta về đâu mây xuống giữa đời qua.

 

 NMTrinh

* Bài Lục Bát gởi Thành Tôn

 

Gương soi. Bóng cứ hỏi hình

Riêng ta, kẻ lạ dập dình đứng riêng

Cất trong tâm não còn nguyên

Ý ngờ vực chợt cô miên dáng chiều

 

Vấn tra. Tra vấn. Đủ điều

Đỏ. Vàng. Mũ đội đăm chiêu chỗ ngồi

Mấy chục năm biền biệt trôi

Hỏi ta sao ánh trăng soi - một mình

 

Thắp tình, chờ đến bình minh

Mất - còn, một cõi tử sinh vô cùng

Phân vân duyên nghiệp dửng dưng

Thế thân nào giữa muôn trùng bể dâu 

NMTrinh

 


Trịnh Thanh Thủy

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bùi Giáng qua đời tại Sài-gòn tháng 10-1998, tới tháng 10 năm này, 2023, đúng là 25 năm, một phần tư thế kỷ “Vắng bóng người Điên giữa kinh thành”. Trong tất cả các bút hiệu của Bùi Giáng, Sáu Giáng là tên hiệu dễ thương với mọi người, Bùi Giáng lại thích “anh Sáu Giáng” nhất; bởi/từ cái gốc gác quê mùa, đồi sim, ruộng lúa, tiếng gà trưa, con cò bãi nước xa, cái nền nhà lát gạch hoa, đứa con thứ sáu trong gia đình tộc Bùi, thằng bé Giáng tập bò tập đi.
Tôi viết những cảm nhận ở đây căn cứ vào những trích đoạn đã phổ biến, không đặt nó vào bối cảnh toàn diện của cuốn tiểu thuyết “Đường Về Thủy Phủ”, vì cuốn sách chưa ra đời, nhưng cũng có được cái nhìn về thủ pháp bố cục truyện và văn phong của nhà văn Trịnh Y Thư...
Có cách nào để tìm hòa bình cho vùng Trung Đông? Hãy hình dung về một phép thần nào đó, làm cho quân Israel và quân Hamas buông súng, cùng bước tới bắt tay nhau bùi ngùi, nước mắt ràn rụa, cùng nói rằng tất cả chúng ta hãy sống như một trẻ em mới sinh ra, rằng hãy quên hết tất cả những ngày đau đớn cũ, và cùng trải bản đồ ra vẽ lại, sao cho các thế hệ tương lai không bao giờ nghĩ tới chuyện cầm súng giết nhau nữa. Hình như là bất khả. Đúng là có vẻ bất khả, để có thể sống như một trẻ em mới sinh ra đời. Chỉ trừ, vài thiền sư và nhà thơ. Tôi có một giấc mơ. Vua Trần Nhân Tông bay từ đỉnh núi Yên Tử tới vùng Gaza, ngay nơi cửa khẩu đang mịt mù khói súng. Bên ngoài cửa khẩu là hàng ngàn xe tăng Israel đang chờ tiến vào, bên trong là nhiều đường hầm và hố chiến hào nơi chiến binh Hamas thò mắt nhìn ra để chờ trận chiến cuối đời của họ. Ngay nơi cửa khẩu là một giáo sĩ Đạo Do Thái ngồi đối diện, nói chuyện với một giáo sĩ Đạo Hồi, trước khi họ có thể nhìn thấy đồng bào của họ xông vào nhau.
Tiểu thuyết gia, thi sĩ và kịch tác gia người Na Uy Jon Fosse – người ngày càng thấy số lượng độc giả trong thế giới nói tiếng Anh càng tăng vì những cuốn tiểu thuyết viết về những đề tài tuổi già, cái chết, tình yêu và nghệ thuật – đã được trao Giải Nobel Văn Chương hôm Thứ Năm, 5 tháng 10 năm 2023, “vì những vở kịch và văn xuôi đầy sáng tạo giúp tiếng nói cho những điều không thể nói,” theo bản tin của báo The New York Times cho biết hôm 5 tháng 10 năm 2023. Điều này đã làm cho Fosse trở thành người đầu tiên lãnh giải thưởng Nobel Văn Chương viết bằng tiếng Nynorsk. Ông là người Na Uy thứ tư đoạt giải này và là người đầu tiên kể từ Sigrid Undset trúng giải vào năm 1928. Là tác giả đã xuất bản khoảng 40 vở kịch, cũng như tiểu thuyết, thơ, tiểu luận, sách thiếu nhi và nhiều tác phẩm được dịch sang nhiều thứ tiếng, Fosse đã từ lâu được quý trọng vì ngôn ngữ bao dung, siêu việt và thử nghiệm chính thức của ông.
Kỷ vật, không trừu tượng, là một thứ gì bằng vật chất ghi lại, cưu mang, hoặc ẩn tượng một kỷ niệm nào đó. Loại kỷ niệm có động lực gợi lại những vui buồn, thương tiếc, nhớ nhung; có khả năng làm nhếch một nụ cười hoặc làm mờ khóe mắt. Có những kỷ vật dù đã mất nhưng không quên. Mỗi đời người càng sống lâu, càng có nhiều kỷ vật. Điều này cất vào kho tàng quá khứ, có hay không, nhiều hạnh phúc đã qua mà mùi hương không bao giờ xao lãng.
Có một tương đồng giữa Tổng Thống Hoa Kỳ Joe Biden và Tổng Bí Thư CSVN Nguyễn Phú Trọng. Đó là đôi khi họ làm thơ. Nhưng dị biệt lớn giữa hai nhà thơ tài tử này chính là chủ đề, là nguồn cảm hứng để làm thơ. Nguyễn Phú Trọng làm thơ ca ngợi ông Hồ Chí Minh và những chủ đề tương tự, thí dụ, một lần ông Trọng làm ca ngợi khách sạn Mường Thanh Grand Phương Đông. Nhưng Tổng Thống Biden chỉ làm thơ tình, và chỉ tặng vợ thôi. Chúng ta không nói rằng thơ hay, hay dở, chỉ muốn nói rằng trong tâm hồn của Biden là hình ảnh thướt tha của Đệ nhất phu nhân Jill Biden. Và trong tâm hồn của ông Trọng là những khối xi măng có hình Lăng Ông Hồ, và rồi hình khách sạn Mường Thanh. Không hề gì. Thơ vẫn là thơ (giả định như thế). Bây giờ thì hai nhà thơ Joe Biden và Nguyễn Phú Trọng đã gặp nhau.
Truyện Thạch Sanh Lý Thông lưu truyền trong dân gian dưới hình thức chuyện kể truyền miệng chắc có đã lâu, phải hiện hữu trước khi ông Dương Minh Đức đưa bản văn sáng tác của mình sang bên Quảng Đông khắc ván ‒ cũng như đã từng đưa vài chục tác phẩm khác của nhóm, nhờ đó miền Nam Kỳ Lục tỉnh có được một số tác phẩm Nôm đáng kể mà người nghiên cứu Nôm thường gọi là Nôm Phật Trấn...
Sau tháng Tư năm 1975, tất cả những tác phẩm truyện ngắn truyện dài của các tác giả Việt Nam Cộng Hòa [1954-1975] đều bị chế độ mới, Xã hội chủ nghĩa cấm in ấn, phổ biến, lưu trữ. Tên tuổi tác giả, tác phẩm được công bố rõ ràng. Việc tưởng xong, là quá khứ. Bỗng dưng 32 năm sau năm, 2007, từ Hà Nội một nhà văn có chức quyền, có Đảng tịch, ông Phạm Xuân Nguyên, vận động, hô hào sẽ in lại một số tác phẩm Miền Nam, đang bị cấm. Trước tiên là 4 [bốn] tập truyện ngắn của Dương Nghiễm Mậu. Đó là các tác phẩm Đôi mắt trên trời, Cũng đành, Tiếng sáo người em út và Nhan sắc. Khi sách được phát hành có ngay phản ứng. Rất nhiều bài báo lần lượt xuất hiện liên tiếp trên các báo tại Sàigòn “đánh/ đập” ra trò. Hóa ra, những người vận động in lại sách là các cán bộ văn hóa từ Hà Nội. Hung hăng đánh phá là những cây bút… Sàigòn. Trong đó có Vũ Hạnh, một cán bộ nằm vùng, người trước kia bị chế độ Miền Nam bắt giam tù, Dương Nghiễm Mậu là một trong số các nhà văn, ký đơn xin ân xá cho Vũ Hạnh.
Kể lạ, ở “nước non mình”, bút hiệu của các nhà sáng tác qua nhiều lãnh vực văn chương, thi ca, âm nhạc, hội họa, nghiên cứu phê bình, truyền hình, báo chí, diễn viên, có bút hiệu/danh, là Sơn [không kể Sơn ở đầu như Sơn Nam, Sơn Tùng, Sơn Vương…] là đông vô số kể. Thiếu Sơn, Triều Sơn, Trúc Sơn, Phạm văn Sơn, Trịnh Công Sơn, Mai Sơn, Phong Sơn, Vân Sơn, Trần văn Sơn, Linh Sơn, Trần Áng Sơn, Từ Sơn, Vinh Sơn, Tiến Sơn, Cao Sơn, Ngô văn Sơn, Lê Thái Sơn, Nguyễn Lê La Sơn, Lê Tây Sơn. Chu Sơn, Tùng Sơn, Hoài Sơn, Đào Bá Sơn…Trong đó hai ông Sơn thi sĩ là….đáng yêu nhất. Nguyễn Đức Sơn và Nguyễn Bắc Sơn. Đáng yêu, vì hai ông này đều có tài, đều có cái lạ trong thơ, lẫn ngất ngư, ngất ngưỡng, ngất ngây trong đời sống.
Bài phỏng vấn dưới đây do Christian Salmon thực hiện, đăng trên quý san văn học The Paris Review năm 1983 và sau đó xuất hiện trong tập văn luận “Milan Kundera Nghệ thuật tiểu thuyết” xuất bản năm 1986...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.