Hôm nay,  

Nguyễn Mạnh Trinh, Người "Hết Lòng" Với Văn Học Nghệ Thuật

02/09/202111:33:00(Xem: 3722)
Pic 1 chân dung năm 2015
Chân dung NMTrinh (2015)
pic 2
Bìa sách Tạp ghi văn nghệ
Pic 3 TMVH
NMTrinh trong chương trình "Tản Mạn Văn Học"
Pic 4 ManhTrinh NhaLan Xuan 2010
NMTrinh và Nhã Lan trên Hồn Việt TV (2010).
Pic 5 Factory
NMTrinh tại cà phê Factory(1993)

Đứng: Nguyễn Mạnh Trinh, Phạm Xuân Đài (phạm phú minh)

Ngồi:Nguyễn Đình Thuần, Luân Hoán, Thành Tôn, Đặng Hiền.

Pic 6 nha BH
Tại nhà Bích Hạnh. (2014) Nguyễn Hưng Quốc, Bích Hạnh và NMTrinh

pic 7 NMT_NL_NT_2015
NMTrinh, Nhã Lan, Cố nhà văn Nhật Tiến (2015)

pic 8 voi NHQ
Tại nhà Bích Hạnh. (2014). Hàng đứng từ trái qua phải. Nguyễn D Tiến, Nguyễn Mạnh Trinh, Bùi Vĩnh Phúc, Lãng Minh. Hàng ngồi trên: Nhã Lan, Nguyễn Hưng Quốc, Bích Hạnh. Hàng ngồi dưới: Nguyễn Hoàng Nam, Nga Mi, Trịnh Thanh Thủy, Nguyễn thị Ngọc Lan, Thân hữu

pic 9 Factory 2019
Cà phê Factory (2019). Đứng: Nguyễn Thế Đỉnh, Phan Diên, Lê Anh Dũng. Ngồi: Nguyễn M Trinh, Đỗ Tăng Bí, Ngọc Hoài Phương, Lê, Bùi Hồng Sĩ.

Pic 10 ManhTrinh NhaLan HoangNgocTuan 1
Nhã Lan, NMTrinh, Hoàng Ngọc Tuấn



Tháng Tám chưa qua, hạ chưa hết. Thu còn xa lắc, lá chưa kịp chín vàng, mà ông đã rụng rơi. Nguyễn Mạnh Trinh, nhà thơ, nhà biên khảo và truyền thông đã lên đường, đã thong thả rong chơi về miền phương ngoại. (1949-2021).

Xuất thân là một quân nhân thuộc binh chủng Không Quân, văn thơ của ông phản ảnh nhiều suy tư, thao thức về cuộc chiến. Ông yêu thi ca, làm thơ và viết rất nhiều bài nhận định trong những lãnh vực văn học nghệ thuật khác nhau. Ông cộng tác và viết thường xuyên cho các báo nhất là ở Úc, Canada và Hoa Kỳ. 

Tôi mãi nhớ nụ cười hiền của ông, một Nguyễn Mạnh Trinh nho nhã, điềm đạm. Tôi không quên những lần trò chuyện cùng ông, tuy ít ỏi nhưng đầy ấn tượng và sâu sắc. Tôi cũng sẽ vô cùng tiếc nuối cho sự mất mát của một tài hoa, một ngòi viết hết lòng với văn học nghệ thuật tại hải ngoại. Đôi lần tôi được gặp gỡ ông tại nhà chị Bích Hạnh, Thùy Hạnh. Tuy nhiên, có lẽ lần tôi nói chuyện với ông lâu nhất là lần gặp ở nhà chị Bích Hạnh nhân dịp nhà phê bình Nguyễn Hưng Quốc qua Nam Cali để ra mắt sách(2014). Lần ấy có cả nhà phê bình Bùi Vĩnh Phúc với Nguyễn Mạnh Trinh bàn bạc cùng tôi về sự ra đi của diễn đàn Talawas của nhà văn Phạm Thị Hoài. Chúng tôi tiếc nuối cho sự đóng cửa của một diễn đàn văn học có nhiều bàn luận rất sôi nổi về các đề tài chính trị, văn học và xã hội. Ông có nhắc đến những bài viết gây nhiều tranh cãi của tôi là " Cái chết của một ngôn ngữ: "Tiếng Việt Sài Gòn cũ" và một bài viết khác "Cái hĩm có răng" mà tôi viết để phản biện bài viết "Con cặc" của Nguyễn Hưng Quốc(2003). Chúng tôi vui vẻ bàn luận đến cái thời tôi còn hung hăng con bọ xít, cái thời tôi chưa biết đằm thắm là gì, say mê tranh cãi và coi trời bằng vung.

Có lẽ lần đó với tôi, Nguyễn Mạnh Trinh đã "mở miệng", còn phần lớn ông chỉ nói khi cần nói. Bạn bè ông có tâm sự. Ông là người kiệm lời, nghiêm túc, nên khó ai đến gần. Tuy nhiên khi chơi thân với ai, ông rất chí tình. Bản tính cương trực, nên ông ngay thẳng, sòng phẳng, trung thực và rất đàng hoàng cùng đối tốt với bạn bè. 

Ngay cả trong lãnh vực viết nhận định cũng vậy. Ông đọc nhiều, đọc kỹ, kiến thức rộng nên viết hay. Ông viết trung thực, thẳng thắn, sáng sủa rõ ràng, lột tả được tinh thần và ý tưởng của tác giả. Ông rất quý và trân trọng các tác giả. Ông còn chịu khó viết cho những người nổi tiếng hay  chưa nổi tiếng. Ông đã nhìn ra được những tiềm năng đặc biệt còn ẩn tàng của họ. 

Chương trình "Tản mạn văn học" do ông và Nhã lan thực hiện ròng rã từ năm 2009 đến nay trên Hồn Việt TV và đài phát thanh Little Saigon là một nỗ lực và dấu ấn đáng quý. Chương trình đã được đông đảo người Việt tại California theo dõi và yêu mến. Ông chỉ ngưng đến đài vào năm 2019 khi bệnh trở nặng. Mỗi sáng thứ Bảy là mỗi trang lịch sử văn học nghệ thuật được ông và Nhã Lan dở lại, nhắc nhở và phổ biến cho thế hệ trẻ sau này được rõ. Với mục đích chia sẻ những tư tưởng, những tiếng nói tích cực của nền văn học truyền thống, "Tản mạn văn học" còn ước mong, các em sinh viên, học sinh trong nước và ngoài nước xem, nghe và hiểu được cái hay, đẹp của thế hệ cha, ông. 

Xướng ngôn viên Nhã lan, người làm việc sát cánh với ông trong chương trình đã tâm sự:

- NL rất hạnh phúc khi được làm việc với anh NMTrinh, người có cùng chí hướng và sở thích, yêu văn học và ngôn ngữ VN. NL rất kính phục anh, tuy đôi lúc có mâu thuẫn hay bất đồng ý kiến vì hai người ở hai thế hệ khác nhau. NL thuộc về 1 thế hệ không biết gì về văn chương hay biết rất ít về nền văn học của thế hệ trước. Tuy nhiên, anh vẫn hoà đồng, không trịch thượng, khiêm nhường, thân thiện, và luôn chu toàn trách nhiệm. Nói tóm lại, anh là 1 người không ai mua chuộc được bằng tiền bạc, thời gian, hay tình ái lăng nhăng, dù anh là 1 nhà thơ trong binh chủng "Không quân" nổi tiếng là binh chủng hào hoa, bay bướm. 

Ngoài ra, anh là người biết chịu đựng, kiên nhẫn khi làm việc, yêu chữ nghĩa và rất yêu sách. Anh có kể chuyện về tủ sách quý là kho tàng rất lớn của anh. Anh sưu tầm và cố tìm mua những cuốn sách giá trị để làm giàu cho tủ sách của mình. Nhà thơ Thành Tôn, có cùng một sở thích với ông và cũng là bạn thiết của ông cũng tiết lộ, ông có một tủ sách quý thật lớn và đầy đủ. Ông có làm 1 bài thơ tặng thi sĩ Thành Tôn. 

Nói đến kỷ niệm đáng nhớ, NL nhớ nhất là một đêm cô và NMTrinh đến thăm cố nhà văn Nhật Tiến khi ông còn sống trong một dạ tiệc đêm giao thừa. Trong khi trò chuyện về chương trình "Tản mạn văn học", cô nhắc lại lúc Hồn Việt TV mới thành lập, thì bác Nhật Tiến là người đề nghị phải có mảng văn học đầu tiên với Đinh Quang Anh Thái. Sau đó Nhã Lan được mời vào, dù cô là 1 người thuộc thế hệ đàn em, thụ hưởng cả 2 nền giáo dục trước, và sau 75. Khi trò chuyện, cả ba đều ngã ngửa ra cả ba đều tuổi Tý, cách nhau mỗi người 1 con giáp. Ba thế hệ chuột, chuột già(NT), chuột nhỡ(NMT) và chuột nhí(NL) gặp nhau. Thật là thú vị cho cuộc hội ngộ giữa ban tam ca ba con chuột trong đêm giao thừa !!!

Hội ngộ rồi chia ly. Ông đến giữa đời, làm thơ, viết văn, làm truyền thông, thực hiện những hoài bảo làm đẹp, hết lòng với văn học rồi ra đi. Tôi xin thắp nén hương lòng chúc ông lên đường thanh thản ở cõi vĩnh hằng. 

Tiểu sử 

 

Nguyễn Mạnh Trinh sinh năm 1949 tại Hà Nội. Gia nhập Không Quân 1969 tới 1975. Định cư tại Hoa Kỳ 1975, bắt đầu làm thơ, viết nhận định văn học liên quan đến tác phẩm của những tác giả nổi danh như Xuân Vũ, Trần Văn Minh, Dương Hùng Cường, Cung Trầm Tưởng, Nguyên Sa, Vũ Hữu Định, Quang Dũng, Phạm Đình Chương, Phạm Công Thiện, Tô Thùy Yên, Kim Tuấn, Du Tử Lê… Những bài viết của ông xuất hiện trên hầu hết các tạp chí văn học tại hải ngoại.

Ông chủ trương tủ sách tác giả tác phẩm Đời và là thành viên trong nhóm chủ trương Hợp Lưu – Hoa Kỳ. 2009, cùng với Nhã Lan chủ trương chương trình “Tản Mạn Văn Học” trên đài phát thanh Little Saigon. 

Tác phẩm:

Thơ Nguyễn Mạnh Trinh (Người Việt, 1985)

Tập truyện Hai Mươi Ba Người Viết Sau 1975 (Biên tập cùng Trịnh Y Thư, Văn Nghệ Hoa Kỳ, 1989)

Rì Rào Sóng Vỗ – tập truyện ngắn

Tạp Ghi Văn Nghệ

 

Nguyễn Mạnh Trinh viết rất nhiều, các tác phẩm nhận định của ông có thể tìm đọc ở đây :

http://phusaonline.free.fr/ButViet/NMTrinh/0_NMTrinh.htm


Vài bài thơ của Nguyễn Mạnh Trinh 

 

* Chỗ Ẩn Của Loài Sâu

 

Chiều bước khẽ trên ngõ về của gió

Thập tự buồn tay phất phới hạt mưa

Đầy lá úa nẻo vô cùng đã lỡ

Môi đằm đằm sương khói chốn rừng xưa

Ở một chỗ ai cũng hèn như cỏ

Thân sâu đo đếm mãi lối chông gai

Lửa trời nung óc người loang dấu đỏ

Dốc lầy thêm gót mỏi đỡ thân gầy

Giông bão đập nhát roi đời quạnh quẽ

Môi tả tơi bầm tím một hồn sầu

Cây ngả nghiêng vắng bặt loài chim sẻ

Mắt ngại ngùng nhìn đêm tối về mau

Ở một chỗ ai cũng buồn như lá

Dẫm dòn tan tiếng vỡ bóng trời xa

Lán tranh thấp náu nương hình tượng lạ

Ta về đâu mây xuống giữa đời qua.

 

 NMTrinh

* Bài Lục Bát gởi Thành Tôn

 

Gương soi. Bóng cứ hỏi hình

Riêng ta, kẻ lạ dập dình đứng riêng

Cất trong tâm não còn nguyên

Ý ngờ vực chợt cô miên dáng chiều

 

Vấn tra. Tra vấn. Đủ điều

Đỏ. Vàng. Mũ đội đăm chiêu chỗ ngồi

Mấy chục năm biền biệt trôi

Hỏi ta sao ánh trăng soi - một mình

 

Thắp tình, chờ đến bình minh

Mất - còn, một cõi tử sinh vô cùng

Phân vân duyên nghiệp dửng dưng

Thế thân nào giữa muôn trùng bể dâu 

NMTrinh

 


Trịnh Thanh Thủy

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ngô Thế Vinh là một tên tuổi đã thành danh ngay từ trước năm 1975 tại miền Nam Việt Nam. Ông đoạt Giải Văn Học Nghệ Thuật VNCH năm 1971 với tác phẩm Vòng Đai Xanh. Sau này ông có thêm hai giải thưởng: 1) Giải Văn Học Montréal 2002 Hội Quốc Tế Y Sĩ Việt Nam Tự Do với Cửu Long Cạn Dòng, Biển Đông Dậy Sóng và 2) Giải Văn Việt Đặc Biệt 2017 với Cửu Long Cạn Dòng, Biển Đông Dậy Sóng và Mekong Dòng Sông Nghẽn Mạch...
Người viết chơi với Phạm Thiên Thư từ những năm học trung học đệ nhất cấp khoảng 58-59. Thư đến nhà tôi ở ấp Cả Trắc, khu Ông Tạ và chúng tôi thường kéo nhau ra quán cà phê vợt ở đầu ngõ đi vào ấp. Trong những lần uống cà phê, Thư nói sôi nổi về việc lập học hội Hồ Quý Ly, để thực hiện việc nghiên cứu, viết văn, làm thơ. Mục đích là tiến tới làm một tập san văn nghệ...
Chúng tôi vẫn biết Hoàng Cầm là người cùng quê và là bạn với một ông anh họ từ thời kháng chiến chống Pháp, nhưng không ngờ nhà thơ lại theo xe ra đón chúng tôi ở phi trường Nội Bài. Hôm đó Hoàng Cầm mặc một cái màu đỏ xậm trông rất hào hoa dù Hà Nội năm đó vẫn còn rất nghèo...
Mở đầu cho sê-ri bài viết về phong trào Nhân Văn-Giai Phẩm thập niên 50 tại Bắc Việt Nam, là một tư liệu hiếm quý về/của nhà thơ Phùng Quán. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Nước Mỹ thế kỷ XX cống hiến cho nhân loại sự phong phú và đa dạng của các trào lưu, chủ đề và tiếng nói trong văn học. Một số tác giả và tác phẩm kinh điển đã xuất hiện trong thời kỳ này, góp phần phát triển truyền thống văn học có từ những thế kỷ trước. Riêng trong lĩnh vực tiểu thuyết, văn học hiện đại, thịnh hành vào đầu thế kỷ XX ở Châu Âu với kỹ thuật “dòng ý thức” trong tiểu thuyết của James Joyce và Virginia Woolf, lan rộng sang Mỹ, tìm cách tách rời các hình thức truyền thống thế kỷ XIX để cách tân và hình thành một dòng văn học mới với phong cách độc đáo, táo bạo và mở ra những cánh cửa thú vị bất ngờ cho người đọc đi vào ngôi nhà nghệ thuật. Kỷ nguyên văn học hiện đại phương Tây bắt đầu từ hai thập kỷ đầu của thế kỷ XX và, không thể nghi ngờ, Mỹ là quốc gia có những đóng góp to tát. Các tiểu thuyết gia lớn trong thời kỳ này, ta có thể nhắc đến F. Scott Fitzgerald, Ernest Hemingway và William Faulkner.
Bước đi như vậy rõ ràng là không cần lưu dấu; nhưng chính là bước đi siêu tuyệt của bậc đại nhân, đại sĩ: không dấu tích mà lại tràn đầy công đức, lợi ích cho dân tộc, đạo pháp và nhân loại nhiều thế kỷ sau.
Một chương trong tiểu thuyết Đường Về Thủy Phủ của nhà văn Trịnh Y Thư...
Vũ Hoàng Chương là một nhà thơ lớn của nước Việt trong thế kỷ 20. Ộng có địa vi cao cả trên thì văn đàn miền Nam và là người duy nhất được tôn xưng là thi bá...
Những phân đoạn này thuộc vào phần có tựa là “Dưới những gốc nho biển,” nằm trong tiểu thuyết “Đường về thủy phủ.” Tuy nhiên, cũng như phân đoạn [1-3] tôi đã nói ở trên, nó vẫn mang đủ những yếu tố của một truyện ngắn. Hẳn nhiên người đọc sẽ thấy rõ đây là dụng ý của tác giả. Và chỉ đến lúc đọc xong trọn “Đường về thủy phủ,” thì mới có một suy nghiệm tổng thể, và có thể bật ra cách ráp nối những mảnh hình, những sự kiện, và lóe sáng một sợi dây xuyên suốt tác phẩm qua bản chất của các nhân vật, để từ đó hiểu rõ hơn chủ đề của nhà văn Trịnh Y Thư...
Bùi Giáng qua đời tại Sài-gòn tháng 10-1998, tới tháng 10 năm này, 2023, đúng là 25 năm, một phần tư thế kỷ “Vắng bóng người Điên giữa kinh thành”. Trong tất cả các bút hiệu của Bùi Giáng, Sáu Giáng là tên hiệu dễ thương với mọi người, Bùi Giáng lại thích “anh Sáu Giáng” nhất; bởi/từ cái gốc gác quê mùa, đồi sim, ruộng lúa, tiếng gà trưa, con cò bãi nước xa, cái nền nhà lát gạch hoa, đứa con thứ sáu trong gia đình tộc Bùi, thằng bé Giáng tập bò tập đi.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.