Hôm nay,  

Văn Học Press Trân Trọng Giới Thiệu Hồi Ký 'Kiều Chinh - Nghệ Sĩ Lưu Vong'

10/08/202114:32:00(Xem: 5031)


DML_Cover_PreOrder.jpg



VĂN HỌC PRESS xuất bản, 2021


Hồi Ký của người nữ diễn viên điện ảnh khả ái được biết đến nhiều nhất của Việt Nam suốt mấy chục năm qua, và được viết bởi ngòi bút của chính bà. Sách dày trên 500 trang với nhiều hình ảnh ghi chép lại cuộc đời và sự nghiệp thăng trầm, từ tuổi ấu thơ Hà Nội đến trận đại dịch COVID-19, từ điện ảnh Nam Việt Nam trước 1975 đến Hollywood. Một đời người nổi trôi theo vận nước và nghịch cảnh, nhưng luôn luôn được phấn đấu với tinh thần và nghị lực hiếm có nơi một phụ nữ. Một cuốn sách không thể thiếu trên kệ sách của mọi gia đình yêu quý phim ảnh và nghệ thuật.


Biên tập: Trịnh Y Thư

Thiết kế bìa: Nina Hòa Bình Lê

Ảnh bìa: Thomas Đặng Vũ


@@@



Sách đã có bán trên BARNES & NOBLE:


Xin bấm vào đường dẫn sau:

Ấn bản bìa mềm/ Paperback:

Giá: US$30.00


https://www.barnesandnoble.com/w?ean=9781668516072


Ấn bản bìa cứng/ Hardcover:

Giá: US$40.00


https://www.barnesandnoble.com/w?ean=9781668514900


Keyword: Hoi ky kieu chinh / Nghe si luu vong


@@@


Book Overview on B & N:


A memoir by Kieu Chinh, one of the most, if not the most, celebrated and beloved Vietnamese American movie actresses. She survived three wars: World War II, the Indochina War [1945-1954], and the Civil War between North and South Vietnam [1954-1975]. After 1975, she has made her home in the United States, and played a multiple of roles in numerous TV shows and Hollywood films, most notably, the TV show M.A.S.H., the movie The Joy Luck Club, amongst many others. The book spans more than seven decades from her childhood in Hanoi until the recent times in the US, it vividly depicts her experiences not only as a movie actress, but also in many other facets of life, as a living witness and part of so many tragic situations, in war and peace, in tragedy and happiness, in bitter failures and glorious achievements. But at the end, it is the human spirit, inside this extraordinary woman, that prevails. A must-read book for anyone, who is interested in the history of Vietnam and especially the Vietnamese movie history.


@@@


Lời Ngỏ (trích đoạn)


Năm 1995 là một năm đáng ghi nhớ đối với tôi. Tôi được Hội Việt Nam Children’s Fund (VCF) cử về Việt Nam khánh thành ngôi trường đầu tiên xây cất tại vùng đất ngang vĩ tuyến 17, nơi từng chia đôi Việt Nam thời chiến tranh. Chuyến đi của tôi được giới truyền thông báo chí Hoa Kỳ chú ý. Đặc biệt đài Fox Television làm thành một thiên ký sự truyền hình nhan đề Kieu Chinh: A Journey Home do đạo diễn Patrick Perez thực hiện. Ký sự này sau đó được Hàn Lâm Viện Khoa Học và Truyền Hình Mỹ trao tặng hai giải Emmy Award. Và khi xuất hiện trên sân khấu đêm phát giải Emmy 1996, tôi đã có dịp nói lên lòng mình:


Cầu nguyện sự đoàn tụ cho mọi gia đình bị chia lìa vì chiến tranh trên mặt đất.


Hồi Ký này được viết với tinh thần của lời cầu nguyện ấy. 


Chiến tranh là một tai họa đáng ghê sợ nhất của nhân loại. Nó tàn phá tất cả. Cầu nguyện thế giới cùng nỗ lực ngăn cản chiến tranh. Tôi thường nói vậy ở đoạn kết mỗi lần đi nói chuyện ở các đại học với thế hệ trẻ, ở những nơi hội họp với những người phần đông chưa bao giờ nếm mùi chiến tranh.


Ở những  nơi như vậy, nhiều người hỏi tôi tại sao không viết sách về cuộc đời của mình.  Tôi không hề có ý định viết văn. Tôi là diễn viên điện ảnh chứ không phải nhà văn. Nhưng nếu viết thì tôi chỉ có mục đích duy nhất là muốn chia sẻ cuộc hành trình mà tôi đã đi qua – những mảnh  đời  có  cả  hạnh phúc  lẫn  thương đau mà những người thân yêu  của  tôi  đã  sống,  đã chết, như chuyện kể lại cho con, cho cháu, cho gia đình, với bằng hữu và VỚI BẠN!


Hôm nay cuốn Hồi Ký ra đời đến tay bạn đọc, và tôi xin mời bạn cùng tôi bước vào cuộc hành trình ấy.


– Kiều Chinh

(Trích “Lời Ngỏ”, Hồi Ký KIỀU CHINH – Nghệ Sĩ Lưu Vong).


@@@


Nói về Kiều Chinh:


Kiều Chinh là một phụ nữ dũng cảm nhất, mạnh mẽ nhất, và cũng dịu dàng nhất mà tôi từng gặp trong đời.

– TIPPY HEDREN (Rice Magazine, 1988)


Kiều Chinh là một phụ nữ ngoại hạng, như thể bà có cả năm cuộc sống chứ không phải một. Bà sống sót như một nhân chứng đớn đau, một người đã trải qua những bão táp trong thời đại phân liệt nhất của chúng ta. Tôi kính phục bà như một phụ nữ có nét đẹp với phẩm cách chỉ tìm thấy trong bảo tàng viện. Tôi kính phục bà như một nghệ sĩ với một tài năng hiếm có. Tôi kính phục bà như một người bạn chân thực và cao thượng.

– ALISON LESLIE GOLD


Lớn lên từ đống gạch vụn của cùng một ngôi nhà, ba anh em nổi trôi theo số phận dân tộc, chia xa về ba phía. Cuốn sách này là câu chuyện về người con thứ ba của chủ nhân Kim Mã Gia Trang, nữ tài tử điện ảnh Kiều Chinh, nụ cười diễm lệ của những khổ đau mơ ước chung, sứ giả nghệ thuật và thiện chí của người Việt tự do trên thế giới.

– NHÃ CA


Cô là người nhiều tài năng, phải có chỗ cho cô tại Hollywood, một chỗ nào đó.

– ALAN ALDA (TV Guide, 1978)


Chỉ nói đến Kiều Chinh như một minh tinh màn bạc lẫy lừng, chưa đủ. Giữa hai vai trò, bà còn là một nhân vật phụ nữ lỗi lạc, trong cái ý nghĩa tốt đẹp nhất của một phụ nữ Việt Nam dấn thân, tiến bộ trước xã hội và thời đại của mình.

– MAI THẢO


Khi Kiều Chinh xuất hiện trong những vai bi kịch về Việt Nam, bà như thể hiện bên trong chính con người bà một câu chuyện đầy kịch tính.

– RICHARD BERNSTEIN (The New York Times, 1989)


@@@


LỊCH TRÌNH RA MẮT SÁCH


Lịch trình ra mắt sách Hồi Ký KIỀU CHINH – Nghệ Sĩ Lưu Vong tại California, Texas, Washington, D.C., tạm thời được dự trù như sau:


KC RMS.jpg


(Mọi chi tiết về ngày giờ, địa điểm, v.v… sẽ được loan báo trên Facebook của Kiều Chinh.

Xin theo dõi để có những cập nhật mới nhất.)

***

Văn Học Press

22 Agostino, Irvine, CA 92614 USA • vmail: +1-949-981-3978

email: vanhocpress@gmail.com • Facebook: Van Hoc Press


 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“nụ cười buồn mùa hè” là một tập truyện gồm 18 truyện ngắn, tuy các truyện hư cấu, nhưng nội dung phản ánh từ bao hoàn cảnh cuộc đời mà người viết đã trải qua. Là những giấc mơ đời dở dang nhưng được trình bày như những kinh nghiệm đã hoàn tất dù ước vọng vẫn cứ tiếp tục
Ngày 11 tháng 11 năm 2020 là sinh nhật thứ 199 năm của nhà văn và triết gia người Nga Fyodor Dostoevsky [sinh ngày 11 tháng 11 năm 1821]. Các tác phẩm văn học của ông đã khám phá tâm lý con người trong bầu không khí chính trị, xã hội và tâm linh bất an của xã hội Nga vào thế kỷ thứ 19, và liên hệ tới nhiều chủ đề triết học và tôn giáo, theo www.en.wikipedia.org Các tác phẩm nổi tiếng nhất của ông gồm “Crime and Punishment” [Tội Ác và Hình Phạt – xuất bản năm 1866], “The Idiot” [Người Ngốc – xuất bản năm 1869], “Demons” [Ma Quỷ - xuất bản năm 1872], và “The Brothers Karamazov” [Anh Em Karamazov – xuất bản năm 1880]. Các tác phẩm của ông đã được đọc không những tại Nga mà còn khắp nơi trên thế giới và đã ảnh hưởng rất nhiều nhà văn và triết gia về sau như các nhà văn Nga Aleksandr Solzhenitsyn và Anton Chekhov, các triết gia Friedrich Nietzsche của Đức và Jean-Paul Sartre của Pháp và sự trỗi dậy của Chủ Nghĩa Hiện Sinh và Trường Phái Tâm Phân Học Freud. Các tác phẩm của ông đã được dịch
Ngày 21 tháng 11 năm 1620 hơn 130 di dân từ Anh Quốc đã vượt Đại Tây Dương đến Tân Thế Giới bằng chiếc thuyền Mayflower. Từ ngày đó đến nay, năm 2020, đã 400 năm. Trước đó, vào năm 1607, những người thực dân Anh cũng đã đến Tân Thế Giới và thành lập thuộc địa tại thành phố cổ Jamestown thuộc tiểu bang Virginia ngày nay.Đó là chưa kể đến làn sóng di dân trước đó khoảng 30,000 năm, khi những người ở cực đông bắc Châu Á đi bằng đường bộ qua ngả Alaska -- lúc đó hai đại lục Mỹ Châu và Á Châu vẫn chưa tách rời nhau vì nước biển cạn -- để rồi tràn xuống phía nam hình thành các cộng đồng người bản xứ, mà khi Columbus lần đầu tiên gặp họ ở Tân Thế Giới cứ tưởng là mình đã đến lục địa Nam và Đông Nam Á (Indies) nên gọi họ là người Indian. Vì vậy, nước Mỹ là vùng đất di dân. Không có di dân thì không có nước Mỹ. Chính di dân đã tạo ra nước Mỹ và nền văn hóa Mỹ. Nhưng ngày Lễ Tạ Ơn [Thanksgiving] có liên quan mật thiết đến những người di dân Anh đến Plymouth của Massachusetts bằng chiếc thuyền
Ni giới Việt Nam có một lịch sử truyền thừa lâu dài và đó là sự truyền thừa mang tính chính thống. Phật giáo Đại Thừa và tinh thần Bồ Tát đạo cũng thấm nhuần trong mỗi vị Ni trong bước chân hoằng hóa.
Cuốn sách ngôn từ đẹp và mạnh mẽ này thể hiện niềm tin của Barack Obama rằng, dân chủ không phải là một món quà từ trên cao rơi xuống mà là điều được hình thành dựa trên sự đồng cảm, thấu hiểu và chung tay xây dựng mỗi ngày.
Trong bài trước, khi viết cảm nhận cho thi tập “Xướng Họa Cao Mỵ Nhân & Trịnh Cơ,” vì thời gian có hạn, nên tôi chưa kể hết về Cao Mỵ Nhân (CMN) nhà thơ tiền bối mà tôi hằng kính trọng và khâm phục. Sau khi gửi bài đăng, đọc lại tôi cứ cảm thấy còn thiêu thiếu chút gì.
Nhân loại đã biết cách bay lên mặt trăng, tuy nhiên nhiều nơi trên địa cầu vẫn còn bị ràng buộc với những thói quen xưa cổ, trong đó một thành kiến khó rời bỏ là xem nhẹ phụ nữ. Hầu hết các tôn giáo cũng xem nhẹ phụ nữ. Riêng trong Phật Giáo, phụ nữ từ xưa vẫn có một vị trí đáng kính và bình đẳng trên đường học đạo, để tận cùng là thành tựu Niết Bàn. Khi vua Pasenadi nước Kosala không vui vì hoàng hậu Mallikà sinh một bé gái, Đức Phật trong Kinh SN 3.16 dạy vua rằng: "Này Nhân chủ, ở đời / Có một số thiếu nữ / Có thể tốt đẹp hơn / So sánh với con trai / Có trí tuệ, giới đức..." Hơn hai mươi thế kỷ sau, ý thức nữ quyền mới trở thành phong trào. Theo định nghĩa cô đọng và đơn giản, nữ quyền là niềm tin vào sự bình đẳng của nữ giới với nam giới về chính trị, kinh tế và văn hóa. Do vậy thường khi, nữ quyền gắn liền với dân quyền, vì bình quyền nam nữ dẫn tới ý thức bình quyền cho từng người dân, đặc biệt là nơi các dân tộc đang bị các nước thực dân thống trị, hay nơi các sắc tộc thiểu số
Daisetsu Teitaro Suzuki sinh ngày 11 tháng 11 năm 1870 và mất ngày 12 tháng 7 năm 1966 tại thành phố Kamakura, Nhật Bản, theo www.en.wikipedia.org. Có nơi nói ông sinh vào tháng 10, nhưng năm sinh của ông thì tất cả tài liệu đều giống nhau. Ông sinh ra tại Honda-machi, Kanazawa, Quận Ishikawa, Nhật Bản. Ông là người con trai thứ tư trong gia đình mà người cha là y sĩ Ryojun Suzuki. Pháp Danh Daisetsu của ông đã được Thầy Bổn Sư của ông là Thiền Sư Soyen Shaku [Thích Tông Diễn] ban cho. Thiền Sư Soyen Shaku cũng là người đầu tiên dạy Thiền ở Mỹ. Giai cấp võ sĩ đạo mà Suzuki được sinh ra đã suy tàn với sự sụp đổ của chế độ phong kiến, buộc mẹ của ông là nữ Phật tử Jōdo Shinshū đã nuôi dưỡng ông trong hoàn cảnh nghèo đói sau khi cha của ông qua đời. Khi ông đủ lớn khôn để suy nghĩ về số phận của mình được sinh trong bối cảnh này, ông bắt đầu tìm câu trả lời trong nhiều hình thức khác nhau của tôn giáo. Trí tuệ bén nhạy và sâu sắc tự nhiên của ông đã khó chấp nhận một số vũ trụ quan mà ông
Vâng. Tôi đã nhìn thấy chúng qua gương một dòng trong. Những viên cuội lấp lánh nắng mai. Những viên cuội lung linh trăng rằm. Phản chiếu mầu sắc tĩnh và động. Những viên cuội lắng vào thẳm sâu giấc mơ của dòng -dòng chữ long lanh- ánh lên những gửi gắm của thời gian.
Du Tử Lê: Nguyễn không chỉ có được cho mình một nội lực thi ca thâm hậu, một đam mê quyết liệt tới mức sẵn lòng đánh đổi mọi tiện nghi, may mắn (?) đời thường và, nhất là những thảm kịch, ngộ nhận mà Nguyễn đã trải qua tự những ngày thơ ấu tới hôm nay!...