Hôm nay,  

Sách mới "HOA HƯỜNG" và "BỘT CHIÊN"

14/07/202116:34:00(Xem: 2631)
20210709_100611

Độc giả Viết Về Nước Mỹ đã từng yêu thích văn phong của tác giả ThaiNC nay có thể đón đọc hai tập sách mới: HOA HƯỜNG gồm 27 truyện ngắn, sách dày 180 trang; và BỘT CHIÊN gồm 29 truyện chọn lọc khác, dày 183 trang. Cả hai tập truyện ngắn này đều do Nhân Ảnh xuất bản và phát hành trên hệ thống AMAZON. Tất cả truyện ngắn trong hai tác phẩm này đều đã được đăng tải lai rai từ thập niên 1980’s trên các tạp chí tại hải ngoại: VĂN (Hoa Kỳ), LÀNG VĂN (Canada)… cho đến gần đây trên mục Viết Về Nước Mỹ của tờ VIỆT BÁO (Nam Cali), cùng rất nhiều bài khác mới hơn trên những trang FaceBook mà bạn đọc đã từng đọc qua đâu đó.

Tác giả Giám khảo Viết Về Nước Mỹ Khôi An nhận định: "Đọc Hoa Hường, điều tôi cảm thấy rõ nhất là sự lãng mạn thật thà. Hai tính cách tưởng chừng ít khi đi đôi với nhau, nhưng ai đã đọc nhiều chuyện của ThaiNC chắc sẽ đồng ý với tôi. Cái duyên dáng, thu hút của văn chương ThaiNC là ở đó. Chất lãng mạn trời sinh, có sẵn trong tâm hồn từ tấm bé đã cho ThaiNC những quan sát tinh tế, những xúc động đặc biệt, và những tình cảm đậm đà làm rung lên nỗi bồi hồi trong lòng người đọc. Nhiều câu chuyện rất riêng của ThaiNC đã làm người đọc nhận ra những cảm xúc của chính họ, mà họ chưa bao giờ viết thành lời... Thai NC thấy những điều rất nhỏ và cảm những chuyện rất thường trong đời sống. Chẳng hạn như cử chỉ của cô bé nghèo bán hàng rong trong đêm mưa đưa cả hai tay vuốt hết những giọt nước trên mặt rồi kéo đôi tay ra phía sau túm lại mái tóc, chẳng hạn như bóng trăng trong vũng nước mưa sau nhà, hay ngôi mộ không hoa chiều giáp Tết... ThaiNC viết như đang kể chuyện với một người bạn thân. Và người đọc cảm thấy mình là người bạn thân đó, vì anh chuyên chở các câu chuyện bằng lời văn rất đỗi chân thành..."

Tác giả Khôi Nguyên VVNM 2017 Iris Đinh khi đọc "Bột Chiên" đã cho rằng đây là "Một tập truyện ngắn rất đáng để cho bạn bỏ thì giờ ra thưởng thức. Một món quà quý giá cho tôi và chắc chắn là cả cho bạn nữa."

Việt Báo và Giải Thưởng Viết Về Nước Mỹ xin trân trọng giới thiệu tác giả và tác phẩm. Bạn đọc có thể tìm mua hai tập sách “Hoa Hường” và “Bột Chiên” trên AMAZON theo hai đường link dưới đây:
Và bạn đọc có thắc mắc gì cũng có thể liên lạc tác giả trực tiếp tại [email protected]

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Có mấy ai trong chúng ta không bị ảnh hưởng bởi cái đẹp của vầng trăng, trong đêm trăng sáng lại nghe văng vẳng tiếng đàn, hòa điệu với tiếng vỗ về của sóng nước, ngập tràn hơi lạnh của sương thu? Vẻ đẹp này được thể hiện trong hai bài hát Hương Xưa và Nguyệt Cầm của cố nhạc sĩ Cung Tiến. Hương Xưa mang cả vầng trăng và tiếng đàn vào bài hát. Nguyệt Cầm là bài hát nói về một bài thơ nói về tiếng đàn và tâm sự của người khảy đàn lẫn người nghe đàn. Nghe câu hát “Kìa thuyền trăng, trăng nhớ Tầm Dương, nhớ nhạc vàng, đêm ấy thuyền neo bến ấy” làm sao không nhớ đến Tì Bà Hành của Bạch Cư Dị?
Người lớn gọi ông: Sáu Thi. Tên ông gắn liền nhiều lời đồn. Nhà văn viết tác phẩm lớn chưa chắc được ngưỡng mộ như người có nhiều huyền thoại. Số đông không quan tâm Xuân Diệu, Huy Cận... không biết đến Võ Phiến, Mai Thảo... Danh tiếng thổi phồng theo tưởng tượng. Văn chương lớn nhỏ theo tác phẩm. Huyền thoại kề môi thì thầm sát lỗ tai, câu chuyện từ từ hóa máu thấm vào trí nhớ. Toàn cõi Bình Định ai cũng biết Sáu Thi.
Trong hàng đệ tử của Đức Phật, có một vị tăng hình dung xấu xí, lùn thấp, không chút nào hảo tướng, nên người mới gặp tự nhiên khó tôn kính. Đó là Trưởng lão Bhaddiya. Cũng chính vì nhận ra nhiều vị tăng đã khởi tâm bất kính khi thấy nhà sư lùn thấp Bhaddiya, Đức Phật đã nói lên hai bài kệ làm giựt mình đại chúng, rằng chính nhà sư Bhaddiya đã giết cha, giết mẹ, giết vua, giết cả triều đình… Bài này sẽ nhìn về cách Đức Phật nói lên các ẩn dụ như thế. Để rồi dẫn tới ý nghĩa về hạnh sống một mình. Các sai sót có thể có, người viết xin được sám hối.
Bước vào rừng, khách thơ sẽ thấy thân nhiệt hạ xuống ngay lập tức. Cái nóng rát bỏng trên da không còn nữa. Và mùi hương rừng thoang thoảng vây quanh. Rừng có hương thơm sao? Có chứ! Bạn chẳng từng nghe nhà văn Sơn Nam với tập truyện nổi tiếng “Hương Rừng Cà Mau” đó sao. A! Có thể mùi cây tràm cây đước chỉ là mùi hương tượng trưng, nghiêng về tinh thần hơn là vật chất, nhưng ở đây, New Jersey, hương rừng có thể được nhận thức bằng khứu giác.
Thời văn học miền Nam trước năm 1975 đã chứng kiến mối lương duyên thơ văn thành đôi phối ngẫu Trần Dạ Từ-Trần Thy Nhã Ca bền chặt cho đến nay đã trên 60 năm. Đôi tình nhân hình như đến với nhau với thi ca (và báo-chí) xe duyên và cả hai đã có những bài thơ tình đi vào văn học sử. Nhà thơ Nhã Ca sau này kể lại chuyện lần đầu gặp nhằm ngày Mùng Một Tết năm 1958 trong “Hồi Ký Một Người Mất Ngày Tháng (Thương Yêu, 1991): "Buổi trưa. Bao nhiêu người qua đường, biết ai là anh. Run quá. Coi tề, cái người nhìn mình một cái rồi quay đi, bước nhanh hơn. Anh? Anh vậy há? Mỏng như tờ giấy. Còn mặt mũi? Kịp thấy chi mô. Mới nghĩ chắc anh đó, mắt con bé đã hoa lên rồi. Nhát”. Gặp người thật sau những trao đổi thư từ: “Những lá thư xuôi ngược cả năm Sàigòn-Huế-Sàigòn. Những bài thơ tình đầu. Anh ngồi đó ốm nhom…”. Hôm sau, khi đến gặp từ giã anh ở khách sạn đã thấy trên bàn có bài thơ “Thủa Làm Thơ Yêu Em”, ký tên Trần Dạ Từ - bài sẽ đăng trên Sáng Tạo số Xuân Kỷ Hợi 1959.
Một cõi mênh mông các cảnh giới. Cũng là một chiếc kén bé nhỏ gói bí ẩn về giấc mơ một ngày kia sẽ tung ra muôn trùng tơ quấn quít hiện thực. Một khung cửa khép với chờ đợi, với cô lẻ số phận. Một bầu trời cao rộng với những đường bay mạnh mẽ hoan lạc của cánh chim tự do. Một mặt biển bị xao động bởi những con sóng ngầm làm ngạc nhiên thinh lặng của vực sâu. Là cánh cửa được mở tung bởi ngôn ngữ như những tiếng gõ dồn dập. Là bức tường bức phá bởi sức mạnh của ý tưởng. Là con đường hiểm hóc hay mượt cỏ, những bước chân vẫn đi tới đi tới. Ở đó bạn nghe được khát vọng tìm hạnh phúc chân thực như trở về cội nguồn tâm sâu thẳm. Ở đó bạn sẽ thấy cảm xúc mình bung ra như sắc mầu của chiếc kính vạn hoa. Ở đó, những con chữ như nam châm hút cảm xúc người đọc. Ở đó, từ trường say đắm thơ mộng của Đinh Thị Như Thúy, Phạm Thị Ngọc Liên, Nguyễn Thùy Song Thanh, Vũ Quỳnh Hương.
Có những điều chúng ta chưa biết, chưa chắc chắn ở tương lai và đời sau, nhưng nguyên lý nhân-quả là lẽ tự nhiên, tất định, không thể sai khác; ai cũng có thể suy nghiệm, hiểu biết và tin vào. Vì vậy, khi một người chỉ tâm tâm niệm niệm tránh xa các điều ác, tận tụy làm những điều lành, sẽ nắm chắc hạnh phúc an vui trong hiện tại, trong tương lai gần, tương lai xa, mà không cần phải tìm hiểu cảnh giới nào sẽ chờ đón mình.
Cuộc chiến tranh của Ukraine và Nga gợi trong tôi nhiều suy nghĩ. Khi người Ukraine bị mất đảo Rắn vào tay Nga, tôi nghĩ đến Trường Sa. Tôi lo sợ cho người Ukraine bị một nước láng giềng khổng lồ xâm lăng như tôi lo sợ cho người Việt trước hiểm họa Trung quốc. Cả triệu người Ukraine đi tị nạn ở nhiều quốc gia trên thế giới. Tôi cảm thông với họ vì tôi cũng từng là người tị nạn. Tôi xót xa cho họ bị tước đoạt ngôn ngữ vì tôi là người bị mất ngôn ngữ Việt khi lưu lạc ở xứ người. Đi ngược dòng lịch sử, tôi “tìm ra” Gogol là nhà văn Nga gốc Ukraine. Tôi dùng chữ “tìm ra” là để nhấn mạnh sự thiếu sót “ai cũng biết chỉ có mình không biết” của tôi. Nghe tên Gogol đã lâu, tôi biết ông là nhà văn Nga, nổi tiếng với “Dead Souls - Những Linh Hồn Chết” và “The Overcoat – Chiếc Áo Khoác” nhưng tôi chưa đọc và cũng không để ý đến nguồn gốc Ukraine của ông. Như thế nào là người của một quốc gia nhưng có nguồn gốc của một nước khác?
Đỗ Gia- một gia đình thân hữu lâu đời với nhà văn Doãn Quốc Sỹ - đã thực hiện audio book và bắt đầu đưa lên youtube, để người Việt khắp nơi trên thế giới có thể nghe đọc một số tác phẩm tiêu biểu của nhà văn lão thành này.
Đối mặt với viễn cảnh phải điều quân đi tham chiến dưới lòng đất, tổng thống Nga Vladimir Putin đã khá là dè dặt. “Không cần phải chui nhủi trong mấy hầm mộ hoặc lây lất bò xuống lòng đất.” Ông nói với Bộ trưởng Quốc phòng khi ra lệnh hủy bỏ kế hoạch tấn công nhà máy thép ở thành phố cảng Mariupol của Ukraine vào ngày 21 tháng 4 năm 2022. Dù có kế hoạch dự phòng không kém phần tàn bạo là vây nhốt các lực lượng Ukraine và chờ đợi, hoặc cũng có thể tiến hành những cuộc tấn công trên mặt đất trong khu vực, sự do dự của Putin trong việc điều động quân lính tiến vào một mạng lưới rộng lớn của các đường hầm dưới lòng đất cho thấy một điều: Đường hầm có thể là công cụ hiệu quả trong chiến tranh.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.