Hôm nay,  

Nhà văn, Nhạc sĩ, Ca sĩ: Từ Nguyệt Lãm Tới Milly Mercury

18/06/202100:00:00(Xem: 3382)

1 book Nguyet Lam_Milly Mercury rev1

Cô Nguyệt Lãm, bây giờ là nhà văn Milly Mercury.

 
Rất là gian nan để có sách tiếng Anh lưu hành trên thị trường văn học tiếng Anh. Sẽ rất là gian nan khi được người sáng lập và điều hành mạng âm nhạc Spotify phỏng vấn và đón nhận một ca khúc đơn vào mạng này. Và giọng ca của cô Nguyệt Lãm, với nghệ danh là Milly Mercury, đã chinh phục bà Rebecca Cullen, Chủ Biên mạng âm nhạc Spotify, như một tài năng mới đầy hứa hẹn. Những thành công sơ khởi khi vượt qua gian nan đã là niềm vui cho cô bé Nguyệt Lãm, người liên tục trong 5 năm qua đã vừa đi học, vừa đi làm, vừa sáng tác nhạc, và vừa viết sách.

Đó là chặng đường gian nan khi cô bé Nguyệt Lãm tự khám phá bản thân để trở thành Milly Mercury. Chỉ mới vài ngày trước, vào ngày 12/6/2021, vài ngày trước khi  tiểu bang California gỡ nhiều hạn chế đại dịch, mạng Amazon bắt đầu lưu hành tác phẩm văn học thiếu nhi, nhan đề “Beethoven The Bear” của tác giả Milly Mercury, bút hiệu của cô Nguyệt Lãm, con gái của nhạc sĩ Trần Duy Đức và ca sĩ Nguyệt Hạnh. Chỗ này cũng nên mở ngoặc cho các độc giả Quận Cam: chị Nguyệt Hạnh là một người xông xáo nhiều năm trong ngành xã hội, thường được đồng hương gọi đơn giản là “chị Hạnh.” Người ta dễ dàng đoán ra tại sao cô bé Nguyệt Lãm bây giờ có cơ duyên trở thành một nhà văn tiếng Anh, một ca sĩ và là một nhạc sĩ sáng tác trong giới nghe nhạc tiếng Anh, hẳn là thừa kế từ những tinh hoa văn hóa Việt từ ba và mẹ.

Mạng Amazon giới thiệu rằng tác phẩm văn học thiếu nhi “Beethoven The Bear” là một câu chuyện cảm động cho mọi lứa tuổi về một chú gấu con, có tên là Beethoven.

Nhà văn Milly Mercury -- tức là cô con gái của nhạc sĩ Trần Duy Đức cũng có cùng đam mê sách & nhạc như ba mẹ -- giải thích bằng tiếng Anh với phóng viên Việt Báo về cuốn sách đầu tay, về con gấu nhỏ trong truyện. Nơi đây, dịch ra tiếng Việt như sau (cô không viết được tiếng Việt):

Tôi viết sách này bởi vì tôi muốn tặng sách này cho bản thân thơ ấu của tôi, bởi vì trong sách, Beethoven là một con gấu con, người có một bạn thân là Pete, một chú hải cẩu con, và trong tuổi thơ của tôi, tôi đã có một bạn thân, người đó là ông nội/ngoại của tôi và khi ông đi xa hệt như Pete đã đi nghỉ hè, tôi đã rất buồn, và đó là những gì gợi hứng cho tác phẩm. Và ngay nơi trang đầu sách, tôi đề tặng sách cho ông tôi. Tôi biết, ông sẽ hãnh diện về tôi.
Tôi cũng muốn viết sách và đề tặng cho bản thân thơ ấu của tôi, bởi vì cô bé đó xứng đáng với tình yêu và lòng cảm thông mà cô bé đó được đón nhận trong thế giới này, bất kể về cách sầu muộn cô bé trải qua, bởi vì cô bé được yêu thương với cách mà cô hiện hữu.

Và tôi muốn gợi cảm hứng cho các bậc ba mẹ để hiểu biết và yêu thương khi đối diện với đề tài bệnh tâm thần  và sự hỗ trợ cho các con của họ,và hãy nói về chuyện cũng bình thường thôi khi trả qua sầu muộn.

June 24, 2018. Đó là khi tôi viết xuống.

Cảm ơn tất cả các vị ba mẹ trên thế giới này vì đã hỗ trợ và chăm sóc [các con của họ].”

Bạn đọc sẽ nhận ra cô bé hẳn là đã trải qua nhiều năm sầu muộn. Tác giả không tâm sự rõ ràng, nhưng ai đọc cũng thấy. Chuyện y tế cũng là đề tài cấm kỵ tại Hoa Kỳ, nhưng cho chúng ta thấy rằng, khi cô bé Nguyệt Lãm trải qua nhiều sầu muộn như thế, thì chính tình yêu thương của ba mẹ (nhạc sĩ Trần Duy Đức và ca sĩ Nguyệt Hạnh) đã kiên nhẫn chăm sóc, cảm thông và yêu thương cô bé Nguyệt Lãm, để bây giờ cô trưởng thành và trở thành nhà văn Milly Mercury. Do vậy, các gia đình hãy kiên nhẫn với con em mình, vì cô bé cảm ơn ba mẹ cô và đề nghị các bậc ba mẹ khác trên thế giới hãy: "It s OKAY to be sad" --- sầu muộn là bình thường, kiên nhẫn rồi sẽ qua, tình yêu và lòng cảm thông của ba mẹ sẽ giúp con mình thành công.

Tác phẩm văn học thiếu nhi “Beethoven The Bear” của Milly Mercury có thể tìm mua ở đây:
 
2 book _Milly Mercury_Beethoven
Bìa sách “Beethoven The Bear” của Milly Mercury.
 
Và rồi, ước mơ trở thành nhạc sĩ sáng tác và ca sĩ của Milly Mercury. Ca khúc “Good In Goodbye” do cô Milly Mercury sáng tác và hát đã được Rebecca Cullen chọn, đưa lên mạng âm nhạc Spotify kèm với một bài phỏng vấn của chính bà Cullen. Bài phỏng vấn có nhắc đến sự thai nghén của quyển sách thiếu nhi mà cô bé Nguyệt Lãm (bây giờ là Milly Mercury) đã được trình làng qua Amazon trong tháng 6 năm 2021. Những thành công sơ khởi này đã là niềm vui cho cô bé Nguyệt Lãm, người liên tục trong 5 năm qua đã vừa đi học, vừa đi làm, vừa sáng tác nhạc và vừa viết sách.
 
Hình như cộng đồng Việt chưa có nhiều người nghe cô Nguyệt Lãm hát. Đó là một giọng ca rất lạ và buồn.  

Bạn có thể nghe cô Milly Mercury hát ca khúc “Play Me” Của nhạc sĩ Neil Diamond nơi đây:
Nhưng hát là một chuyện, còn sáng tác ca khúc lại là chuyện khác. Trong cuộc phỏng vấn đăng trên Spotify ngày 14/10/2020, Rebecca Cullen giải thích về cơ duyên phỏng vấn cô Milly Mercury: “Sau khi phổ biến ca khúc đơn ‘Good In Goodbye’ (Tốt Lành Khi Từ Biệt) của cô, chúng tôi có cuộc phỏng vấn vớ nghệ sĩ va nhạc sĩ sáng tác Milly Mercury, để tìm hiểu thêm về các lựa chọn sáng tạo của cô, về ý nghĩa phía sau ca khúc, và về giấc mơ của cô trong cương vị một nghệ sĩ.”
 
3 book milly mercury_tran duy duc_Hanh Le
Cô Nguyệt Lãm (Milly Mercury) đứng giữa ba mẹ là nhạc sĩ Trần Duy Đức  và ca sĩ Nguyệt Hạnh.
 
Người phỏng vấn là Rebecca Cullen thắc mắc về nhan đề ca khúc. Cô Milly Mercury giải thích rằng, chữ goodbye (từ biệt) có phần đầu là chữ good (tốt lành), trong khi lẽ ra là rất đau đớn khi nói từ biệt với người mà chúng ta yêu thương. Cô Milly Mercury nói rằng nhan đề ca khúc gợi lên từ một sự chia tay. Cô cho biết trong cùng một ngày khi cô từ biệt người cô đã yêu thương, cảm xúc đó đã làm cô sáng tác ca khúc và ghi âm lại chỉ trong một ngày hôm đó.

Cô Milly Mercury giải thích rằng ca khúc rất buồn, giọng cô hát như khóc ngay trong ngày đầu tiên mối tình tan vỡ, và tiếng khóc chen vào giọng ca đối với cô gần như là một cách trị liệu, và sau khi dòng nước mắt chảy xuống thì bạn sẵn sàng bước ra và thấy mặt trời lần nữa. Do vậy, chữ “good” trong chữ “goodbye” là khi thức dậy ngày hôm sau, sau khi nước mắt đã được khóc thương, thì lại nhìn thấy cái đẹp trong sự từ biệt, một cơ hội để đón chào ngày mới và cái mới, đầy ánh mặt trời chói sáng và tiếng chim hoan ca, và đầy những tiếng nhạc hạnh phúc.

Trong cuộc phỏng vấn, cô Milly Mercury cũng nói rằng cô đã học một khóa về văn học sáng tác, trong đó cô làm thơ rất nhiều. Cô cho biết lúc đã đó viết xong một tác phẩm văn học thiếu nhi. Cô cũng yêu thích khiêu vũ và nhiếp ảnh. Và giấc mơ của cô hiện nay là sáng tác nhiều bản nhạc hay, nhiều video ca nhạc xuất sắc.

Chúng ta có thể đọc lại kỹ càng mấy dòng cô vừa nói trong cuộc phỏng vấn. Có phải đây là giấc mơ của nhạc sĩ Trần Duy Đức đã di truyền lại cho cô: “Giấc mơ của cô hiện nay là sáng tác nhiều bản nhạc hay, nhiều video ca nhạc xuất sắc.” Không phải em nào trong thế hệ thứ nhì của cộng đồng Việt cũng có căn cơ như cô bé đã có thể đóng vai nhà văn, nhạc sĩ và ca sĩ cùng lúc. Nhưng ít nhất, cô bé Nguyệt Lãm khi vượt qua các gian nan để trở thành Milly Mercury, cũng đã cho thấy rằng dòng chảy văn hóa Hoa Kỳ thực sự là văn hóa đa sắc tộc, nơi đó văn hóa Việt đã có một dấu ấn độc đáo và không phai nhòa.

Bạn có thể nghe một phần trích từ ca khúc ‘Good In Goodbye’ của cô, cũng qua giọng ca chính cô Milly Mercury:
Xin chúc mừng nhạc sĩ Trần Duy Đức và ca sĩ Nguyệt Hạnh: thành công của Milly Mercury cũng là của cộng đồng Việt. 
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Một nhà thơ khi sáng tác, thường là từ cảm xúc riêng. Có khi ngồi lặng lẽ nửa khuya, có khi lặng lẽ nhìn ra suối hay góc rừng, và có khi chợt thức dậy lúc rạng sáng và nhớ tới một vấn đề… Làm thơ là ngồi một mình với chữ nghĩa, đối diện trang giấy trắng và nhìn vào tâm hồn mình. Trên nguyên tắc, không ai làm thơ với “hai mình” hay nhiều người.
Bây giờ đống rác (theo Soko) chỉ còn lại đất và rêu. Lần này thì chắc chắn phải hốt, đổ đi rồi.
Cô đơn có lẽ là chất liệu sung mãn nhất cho sự sáng tác của những ngưởi cầm bút. Khi viết, người cầm bút sống trọn vẹn trong thế giới của riêng mình. Họ không muốn bất cứ ai, bất cứ điều gì, bất cứ ngoại cảnh nào chi phối hay có thể lôi kéo họ ra khỏi cái thế giới sáng tạo đầy hứng thú mà họ đang bơi lội trong đó. Càng say mê viết họ càng lặn sâu vào cõi cô đơn. Nỗi cô đơn càng mãnh liệt bao nhiêu thì sự sáng tạo của người cầm bút càng độc đáo bấy nhiêu. Trong cô đơn cùng cực thì sự sáng tạo mới đủ sức để khai sinh ra được đứa con tinh thần độc đáo mang thể chất nguyên vẹn của chính nhà văn mà không phải là phó sản của bất cứ từ đâu khác. Ernest Hemingway là loại người như thế. Đặc biệt khi ông viết cuốn tiểu thuyết “The Old Man and The Sea” [Ông Lão và Biển Cả], mà ở VN trước năm 1975 hai nhà văn nữ Phùng Khánh và Phùng Thăng đã dịch sang tiếng Việt với tựa để “Ngư Ông và Biển Cả.” Ernest Miller Hemingway sinh ngày 21 tháng 7 năm 1899. Ông là ký giả, tiểu thuyết gia, người viết truyện
Nguyên ngồi lặng yên nhìn Yến. Nỗi thắc mắc về người đàn ông đứng nói chuyện với nàng vẫn còn là một ám ảnh dằng dai, ấm ức. Chàng thấy khó hỏi thẳng. Giá hắn ta cùng trạc tuổi chàng (hoặc lớn hơn, hoặc nhỏ hơn đôi chút) nhìn cách nói nói chuyện, chàng còn có thể đo lường được mức độ thân mật giữa hai người. Lại giá hắn ta cứ già như thế, nhưng có một bề ngoài bảnh bao, lịch thiệp, cử chỉ chững chạc, đàng hoàng, dầu sao cũng vẫn còn là một điều dễ chịu cho chàng trong việc ước đoán mối liên hệ tình cảm giữa nàng và hắn (nếu hắn thuộc hạng người như thế, Nguyên có đủ lý do để tỏ lộ mối nghi ngờ một cách thẳng thắn mà không ngại làm Yến phật lòng). Đằng này hắn không giống bất cứ người đàn ông nào vào loại đó để có thể nghi được là người tình của Yến. Mái tóc đã lấm tấm ít sợi bạc, bôi dầu bóng nhẫy, hai bên ép sát vào da đầu, lượn một cách rất khéo về phía sau. Nước da xanh mét như một người nghiện thiếu thuốc lâu ngày
Theo dòng thời gian, từ trước công nguyên cho đến nay, nhiều nước trên thế giới đã từng xảy ra nội chiến (civil war - chiến tranh trong nước), những cuộc nội chiến đó trong quá khứ thường được nhắc đến trong những bài học lịch sử. Lịch sử nước ta thời Đại Việt cũng trải qua vài giai đoạn như nội chiến Nam Bắc triều (1533-1677) giữa nhà Mạc và nhà Hậu Lê. Thời kỳ Trịnh Nguyễn phân tranh (1627-1775) giữa chúa Trịnh ở phía Bắc sông Gianh (Đàng Ngoài) và chúa Nguyễn ở miền Nam (Đàng Trong). Chiến tranh Tây Sơn - Chúa Nguyễn (1771-1785 và 1787-1802). Nguyễn Huệ (1753-1792) đánh Nam dẹp Bắc, lên ngôi Quang Trung Đại Đế nhưng chết khi còn trẻ, nhà Tây Sơn suy yếu, Nguyễn Phúc Ánh (1762-1820), tiến hành cuộc chiến, thống nhất sơn hà, năm 1802, lên ngôi Gia Long Hoàng Đế, quốc hiệu Việt Nam, chấm dứt cuộc nội chiến tranh kéo dài gần 270 năm.
Trăng 14 lẻn nhẹ vào thiền đường. Mắt khép hờ mà hành giả vẫn thấy rõ. Nhưng trăng ngây thơ, tưởng sẽ đùa như trẻ nhỏ khi vờn lên vạt áo tràng nâu làm hành giả giật mình, để trăng khúc khích cười. Thôi được, giả như không thấy mà tạo niềm vui thì có sao đâu, nhất là niềm vui này lại tặng ánh trăng, đối tượng tri kỷ thường cùng tọa thiền những đêm tĩnh lặng. Đêm nay 14 nên trăng tỏ. Vạt áo nâu loang loáng ánh trăng tưởng như đang muốn lao xao múa hát. Trăng và áo đồng lõa, lay động những ngón tay đang đặt lên nhau. Hương từ bụi dạ lý bên cửa sổ cũng nhập cuộc, cùng “chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách”. Tất cả chợt quyện vào nhau: Hành giả, trăng, hương dạ lý, cùng vỗ đôi cánh nâu, nhịp nhàng theo một cung bực.
Vì quen nếp sống thanh đạm, gia dĩ lại sống một mình nên ít lo sinh kế, hằng ngày thường hay đọc sách, da dẻ trắng trẻo xanh xao, mình gầy vóc hạc. Lại luôn luôn mục kích sự tàn bạo của đám phú nông mà tâm sự ủ ê lộ ra ở đôi mày hay nhíu, miệng có cười, cũng héo hắt không vui. Tính vốn ít nói, trong chốn giao du lại cố tình giữ trọn cái nghĩa nước nhạt của người nước Lỗ, cho nên lắm khi cả ngày không lên tiếng một câu, hàng tháng biếng bước chân ra khỏi cổng. Họa hoằn thao thao bất tuyệt, là lúc đối diện một người hiểu biết. Những lúc đó, Đỗ thường ngửa mặt lên trời mà than thời thế hoặc tác sắc đập bàn luận đàm quốc sự đến bỏ cả cơm. Tuổi đã lớn Đỗ vẫn sống một mình, không nghĩ tới việc vợ con. Con gái trong vùng có trêu ghẹo tỏ tình thì đỏ mặt ngoảnh đi. Người trong họ đôi khi gợi việc trăm năm mối lái, thì xốc áo, nghiêm nét mặt mà không tiếp chuyện.
Ngày 4 tháng 7 hằng năm là ngày Lễ Độc Lập của Hiệp Chúng Quốc Hoa Kỳ. Tài liệu lịch sử cho thấy, ngày 4 tháng 7 năm 1776, Quốc Hội Hoa Kỳ lúc đó có tên là Second Continental Congress đã họp tại tòa nhà Quốc Hội tại Pennsylvania mà ngày nay gọi là Independence Hall tại thành phố Philadelphia thuộc tiểu bang Pennsylvania đã công bố bản Tuyên Ngôn Độc Lập để chính thức tuyên bố Hoa Kỳ thoát khỏi chế độ thuộc địa của Anh Quốc, theo www.en.wikipedia.org. Qua việc công bố Tuyên Ngôn Độc Lập, 13 tiểu bang tại Hoa Kỳ tiến tới việc thành lập Hiệp Chúng Quốc Hoa Kỳ. Bản Tuyên Ngôn Độc Lập được ký bởi các đại diện từ 13 tiểu bang, gồm New Hampshire, Massachusetts Bay, Rhode Island, Connecticut, New York, New Jersey, Pennsylvania, Maryland, Delaware, Virginia, North Carolina, South Carolina, và Georgia. Quốc Hội đã lập Ủy Ban 5 Người (Committee of Five) để viết bản Tuyên Ngôn Độc Lập, gồm John Adams từ Massachusetts, Benjamin Franklin từ Pennsylvania, Roger Sherman từ Connecticut,