Hôm nay,  

Văn Học Press Giới Thiệu Tập Truyện Của Nguyễn Trung Tây "Ông Giáo Bán Mắm"

07/04/202116:55:00(Xem: 2919)

 

NC_Cover_PreOrder.jpg


Văn Học Press trân trọng giới thiệu: ÔNG GIÁO BÁN MẮM


Tập truyện

NGUYỄN TRUNG TÂY

VĂN HỌC PRESS xuất bản, 2021


Tựa: Nhã Ca

Tranh bìa: Đinh Trường Chinh

Thiết kế bìa: Lê Giang Trần


500 trang, ấn phí: US$25.00


Tìm mua trên BARNES & NOBLE

Keyword: ong giao ban mam

Hoặc bấm vào đường dẫn sau:

Ong giao ban mam by Nguyen Trung Tay, Paperback | Barnes & Noble® (barnesandnoble.com)

Mời đọc Nguyễn Trung Tây


Nhã Ca


Tháng Tám 2010, với hai bài “Mẹ, Mẹ Tôi” và “Gốc Phi Châu” viết từ nhiệm sở truyền giáo vùng sa mạc Úc Châu, nhà văn linh mục Nguyễn Trung Tây trở thành khôi nguyên giải Chung Kết Việt Báo Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười. 


Tháng Giêng 2021, bỗng nhận một email thân tình, đòi chị Nhã "ngoáy vài dòng" giới thiệu, kèm theo là chữ nghĩa và bìa sách "Ông Giáo Bán Mắm." 


“Ngoáy vài dòng” là chuyện ào ào thời còn trẻ. Bây giờ, tuổi ngoài 80, nhớ trước quên sau. Mừng tác phẩm của nhà văn thành sách, thấy trước hết phải đọc. Đọc tới đọc lui. Xong tập truyện, vẫn thấy phải đọc tiếp. Viết Về Nước Mỹ liên tục đã hơn 20 năm, riêng tác giả Nguyễn Trung Tây đã có 44 bài viết. Những tự sự người thật việc thật từ tác giả góp phần bổ túc cho tập truyện sáng tác. 

… 


"Tôi, tuổi mười ba, đã lạc khi nhìn thấy xe tăng T-54 lăn bánh trên đường Lê Văn Duyệt...” Nguyễn Trung Tây viết về Tháng Tư 1975, trong bài Hồn Đi Lạc. "Hồn Lạc vì cùng số phận là con cháu Lạc Long." "Lạc khi bị nhổ bật gốc khỏi quê nhà bởi cuộc chiến Việt Nam. Thuyền gỗ vượt biển lênh đênh trên mặt sóng, những cô gái tuổi ươm mơ tóc dài bị hạ nhục bởi ngư phủ xứ chùa vàng Thái, những trai trẻ bị bạo hành... Năm 82, sau những hãi hùng với biển và người, thuyền gỗ đến Mã Lai, tôi đã sống cả năm vật vờ giữa không khí ngột ngạt của trại cấm Sungai Besi, trước khi tới được trại chuyển tiếp Bataan tại Philippines...”


"Tháng Tư 1984, tôi đặt chân tới Thung Lũng Hoa Vàng, lạc loài với ngôn ngữ lạ. Và chỉ một năm sau, Tháng Năm 1985, Bố tôi mất! Tôi đã lạc khi nhận tin Bố trút hơi thở cuối đời tại Việt Nam. Một phần hồn không bao giờ bình phục..." 


Tác giả nhớ thời ấu thơ thường được Bố khuyên con trai đi tu giúp đời, rồi nhớ năm 89, từng gõ cửa nhà thờ xin xuất gia để phụ giúp những người khốn khó của những vùng đất tuyệt vọng.


Chính là với những hồi ức này, Nguyễn Trung Tây cuối cùng đã tìm tới Dòng Truyền Giáo Ngôi Lời, và từ đây chàng có thể tự gọi mình là "tu sĩ bình bát" khi phục vụ trong những ghetto của người Mỹ gốc Phi Châu tại Nam Chicago.


"Năm 87, mẹ tôi, chị và em đường bộ đặt chân tới đất Thái. Năm 89, cả nhà, mẹ tôi, anh chị em, đoàn tụ tại Thung Lũng Hoa Vàng. Sau những loay hoay hội nhập, chúng tôi giờ đây đã trưởng thành, bắt đầu đứng lên, riêng tu sĩ bình bát đi tới những sắc tộc khác, để chia sẻ, sinh hoạt và phục vụ..." 


Từ sa mạc Úc Châu, tu sĩ bình bát giải thích và vui vẻ thông báo với buổi họp mặt mười năm Viết Về Nước Mỹ, "Hiện nay, bình bát đang công tác tại trung tâm nước Úc, Central Australia. Công tác chính là sinh hoạt với người thổ dân Úc Châu tại những thôn làng xa xôi, Santa Teresa, Yunedumu... Hồi xưa, làm việc với người Mỹ gốc Phi Châu tại Chicago, có một thời hội nhập văn hóa đeo bông tai trái. Ngày hôm nay, năm 2010, làm việc với thổ dân Úc Châu, tu sĩ không đeo bông tai trái nữa, mà đang học và nói tiếng thổ dân, Arrernte (Arranda), một trong những ngôn ngữ chính của nền văn minh 40,000 năm văn hóa thổ dân Úc Châu:


— Werte! Unte mwerre. Có nghĩa là "Kính chào quý vị! Bác/Anh/Chị, có khỏe hay không".

. . .


Hãy nuôi lớn ước mơ. Mọi giấc mơ tử tế đều sẽ thành sự thật. Ngay từ những bài viết đầu tiên, Nguyễn Trung Tây cho thấy niềm tin này. 


Không có chuyện giảng đạo. Cũng chẳng có chữ nghĩa hoa mỹ. Hình như nhà văn tu sĩ bình bát của chúng ta không viết bằng văn chương lý lẽ mà viết bằng tấm lòng và niềm tin tử tế.


Từ hơn mười năm nay, mỗi lần được đọc ông tôi thấy lòng mình thư thái hơn.


Kính mời cùng đọc Nguyễn Trung Tây. 


– Nhã Ca 


Ba Co (2).jpg


Tháng Tám 2010, Việt Báo họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười, nhà văn linh mục Nguyễn Trung Tây, khôi nguyên giải chung kết tác giả tác phẩm, không thể rời nhiệm sở truyền giáo vùng sa mạc Úc Châu. Thay mặt tác giả, nhân vật chính của bài "Mẹ, Mẹ Tôi," cụ bà Hà Thị Phức, 90 tuổi, được người chị ruột của tác giả là cô Nguyễn Thị Vinh hộ tống, đã bay từ San José về Little Saigon dự cuộc họp mặt thay người con linh mục. Sự hiện diện của cụ bà là phần trang trọng và cảm động nhất trong lễ phát giải. Trong hình: Bên cụ bà là cô Vinh, "người chị ruột thân thương" của tác giả, Ngọc Bảo Xuân, Lê Tường Vi, Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh, Nhã Ca và Bồ Đại Kỳ.

***

22 Agostino, Irvine, CA 92614 USA • vmail: +1-949-981-3978

email: vanhocpress@gmail.com • Facebook: Van Hoc Press

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
LTS: Chiều Thơ Nhạc Ra Mắt Sách O Xưa | Nhã Ca đã được tổ chức vào chiều thứ Sáu, 10 tháng 2 cuối tuần qua. Gia đình Nhã Ca/Trần Dạ Từ và Việt Báo xin cảm ơn quý bạn hữu gần xa đã đến tham dự sinh hoạt cùng chúng tôi. Cũng xin cảm ơn các thân hữu, độc giả, khách tham dự đã gửi bài viết đến tòa soạn. Chúng tôi sẽ lần lượt đăng các bài quý vị gửi đến.
Nhã Ca làm thơ trước khi viết văn, chị làm thơ từ Huế và khi vào trong Nam chị mới bắt đầu viết văn cùng anh Trần Dạ Từ – cũng là một thi sĩ nổi tiếng với những bài “thơ Tình”. Không biết hai anh chị yêu thơ của nhau trước rồi mới yêu người hay yêu người rồi mới bật ra thơ. Nhưng phải nói là cả hai người làm thơ này đã là hai tác giả nổi tiếng về “thơ Tình” cho những người đang yêu nhau từ thời 1964 cho đến bây giờ. (Nếu người ta còn thích đọc “thơ Tình” như tôi.)
Phạm Duy từng là một anh bộ đội. Phạm Duy từng là một văn nghệ sĩ, một cán bộ văn hóa, phục vụ khắp các chiến trường những năm đầu cuộc Kháng chiến chống Pháp, từ 1945 đến 1951. Chỉ sau hai năm đầu toàn dân cùng một lòng chung nhau chống Pháp đã bắt đầu có sự phân rã, vì lý do ý thức hệ tư tưởng chính trị. Những thành phần Quốc gia hiểu ra họ cần một môi trường chống Pháp không cùng hàng ngũ với Mặt trận Việt Minh. Từ 1947, đã có phong trào dinh tê [rentrer, trở về]. Người Quốc gia cùng nhau rời bỏ hàng ngũ kháng chiến để trở về thành phố, những vùng có quân Pháp chiếm đóng. Năm 1948 đã hình thành Lực lượng Quốc gia Việt Nam, có chính phủ và quân đội riêng, nằm trong khối Liên Hiệp Pháp. Vua Bảo Đại đứng đầu.
Chúng tôi chào đời vào buổi không mấy vui. Cái vui chưa đúng là vui, không đáng nhớ. Cái buồn đi lố cái gọi là buồn, phải kèm thêm từ “thảm”. Trốn đi đâu cũng chẳng thể ra ngoái nỗi nhớ. Cuộc đời thì dài dặc, niềm vui biến đâu mất tiêu. Cứ nghe cha đêm khuya thở dài. Mẹ ru con toàn nỗi nhớ // Chiều chiều ra đứng ngõ sau / nhớ về quê mẹ ruột đau chín chiều // Nhớ ai không nhớ, nhớ người thất thế sa cơ // Chiều chiều én liệng truông mây / cảm thương chú Lía bị vây trong thành //
Chúng ta đều rõ là Âu, Mỹ đón Tết Dương Lịch mỗi năm vào ngày 01.01. Hằng năm, người Á Châu nói chung và người Việt Nam nói riêng đều đón Tết theo Âm Lịch. Như vậy người Á Chân có dịp mừng Năm Mới đến hai lần.
LTS: Trải dài suốt mấy thế hệ, từ thời kháng chiến chống Pháp, cuộc chiến hai mươi năm, và rồi tha hương, tên tuổi Phạm Duy luôn luôn gắn bó với tình tự dân tộc, là một huyền thoại trong khu làng âm nhạc, văn nghệ Việt Nam. Hiếm ai trong chúng ta không cảm thấy lòng dạt dào yêu quê Mẹ Việt Nam hơn khi nghe nhạc và ca từ của Ông. Cả một cuộc đời dài sáng tác, Ông đã để lại cho đời sau một gia sản tinh thần khổng lồ với “ngàn lời ca” mà có lẽ trước và sau Ông khó ai bì kịp. Đúng ngày này 10 năm trước, ngày 27 tháng 1 năm 2013, người nhạc sĩ nổi trôi cùng mệnh nước 93 năm đã kết thúc cuộc hành trình “trên đường về nơi cõi hết”. Nhân ngày giỗ Ông năm thứ 10, Việt Báo hân hạnh đăng tải dưới đây loạt bài của nhà văn Cung Tích Biền. Loạt bài gồm 4 phần, mỗi phần là cái nhìn ở mỗi chặng đường soi giọi bước chân của người nhạc sĩ.
mưa bụi lướt về trong mơ ướt sũng một thời trí nhớ thì thầm cổ tích như thơ bay vào trong con giấc ngủ mẹ ru con lời dịu dàng nguyện cho mưa về tốt lúa nguyện cho khắp cõi bình an nguyện người người xa nhà lửa
Sinh thời, Hemingway, tác giả của “Ngư ông và biển cả” vào bất cứ lúc nào cũng có nuôi chừng vài chục con mèo. Ngôi nhà của ông ở Key West, Florida, trở thành viện bảo tàng có khoảng 40 cho đến 50 con mèo sáu ngón (polydactyl cat). Tất cả đều được đặt tên của những nhân vật nổi tiếng. Đám mèo sáu ngón này là hậu duệ của con mèo Snow White do một vị thuyền trưởng tặng cho Hemingway.
... Nếu thế thì mỗi bài thơ là một sự cách tân, mỗi thi sĩ là một người làm mới sự vật. Có những điều chỉ ngôn ngữ thi ca mới nói được, chỉ thi ca mới có cái “thần” giúp chúng ta thấu thị tận đáy sâu của bản ngã. Người làm thơ là người nắm trong tay quyền năng “soi sáng” sự vật, quyền năng cho sự vật một đời sống mới, quyền năng “đi vào linh hồn của sự vật[1],” và không ai có thể tước đoạt quyền năng đó từ tay hắn...
Ngày nay nhân loại có quá nhiều thú vui không kể xiết. Người ta tìm kiếm, ngụp lặn trong thú vui và cho đó là hạnh phúc. Nhưng này bạn ơi, Thú vui không phải là hạnh phúc, Mà nhiều khi nó là nguồn gốc của khổ đau. Niềm vui lớn nhất của nhân loại ngày hôm nay.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.