Hôm nay,  

Bà Tú Xương Nguyễn Thị Thu Hồng và Nhà Văn Nguyễn Đình Toàn Tác Giả Áo Mơ Phai

08/03/202109:31:00(Xem: 3391)

      Chị Nguyễn Thị Thu Hồng, vợ của nhà văn Nguyễn Đình Toàn, còn có nghệ danh là Hồng Ngọc, sinh ngày 12 tháng 8 năm 1943, là mẹ của một gia đình 4 con 3 trai 1 gái đều đã trưởng thành. Chị Thu Hồng mất ngày 24 tháng 2 năm 2021 tại Little Saigon. Tang lễ sẽ được cử hành vào ngày 15 tháng 3 năm 2021 tại Westminster Memorial Park. Sau đây là một trích đoạn viết về Chị Thu Hồng từ một bài viết về nhà văn Nguyễn Đình Toàn, tác giả Áo Mơ Phai, như một nén nhang tưởng nhớ Chị. 


blank
Bà Tú Xương Thu Hồng và nhà văn Nguyễn Đình Toàn, Huntington Beach Library 2014 [photo by Đặng Tam Phong]


BÀ TÚ XƯƠNG THU HỒNG    

      Tôi quen Nguyễn Đình Toàn có lẽ khởi đầu từ những trang sách Chị Em Hải, rất sớm khi còn là sinh viên Khoa học. Quán cà phê La Pagode thường là nơi có thể dễ dàng gặp Toàn và các bạn văn nghệ của anh, cũng là nơi hình thành nhóm Đêm Trắng sau này. Nguyễn Đình Toàn ngoài giờ làm ở đài phát thanh, hầu như thường ngày ra ngồi viết nơi quán Cái Chùa này. 

     

      Chỉ được gặp chị Toàn khi tới thăm căn nhà rất nhỏ của anh chị, trước nhà có hàng cây trứng cá, trong một con hẻm cũng rất nhỏ phía sau đài phát thanh Sài Gòn. Chị Thu Hồng, tên người bạn đời tấm cám hơn 60 năm của Nguyễn Đình Toàn, chị nhỏ hơn Nguyễn Đình Toàn sáu tuổi, chị có vẻ đẹp với cá tính mà các hoạ sĩ rất muốn vẽ, một thứ người mẫu cho những bức tranh của Modigliani cộng thêm với cái trán cao bướng bỉnh khi chọn lựa và chấp nhận sự thách đố của số phận. Chị cũng là xướng ngôn viên cho một chương trình của đài phát thanh Sài Gòn. Thời kỳ ấy, Toàn bị lao phổi khá nặng, lại mới có một đứa con đầu lòng. Thuốc chữa bệnh lao lúc đó rất hiếm hầu như chỉ có hai thứ: thuốc viên Rimifon, và thuốc chích Streptomycin có thể gây điếc. Toàn thường ho ra máu, sức khoẻ suy kiệt và thường xuyên bị ám ảnh bởi cái chết giữa tuổi mới ngoài 20 ấy. Tập thơ Mật Đắng được sáng tác trong giai đoạn đen tối và gần như tuyệt vọng này. Võ Phiến khi viết về thi phẩm Mật Đắng của Nguyễn Đình Toàn, thay vì bốn cái khổ: sinh, bệnh, lão, tử "trong Mật Đắng không có cái lão, nhưng thay bằng cái ái, càng tệ hơn... Sinh, bệnh, ái, tử, nghe có hơi lạ tai một chút, dù sao cũng là chuyện của mọi nơi chốn, mọi thời đại". [Văn Học Miền Nam, Thơ, Nxb Văn Nghệ 1999]. 

  

Trong bài thơ Úp Mặt, Nguyễn Đình Toàn viết:


Bàn tay vuốt mặt xương lồi

Hai mươi tư tuổi một đời cũng xong

     

      Có lẽ sức sống toả sáng nơi căn nhà nhỏ chật của vợ chồng Nguyễn Đình Toàn lúc ấy là nụ cười luôn luôn rạng rỡ và cả ẩn nhẫn của chị Thu Hồng, vợ Toàn. Với tôi, chị là hình ảnh nguyên mẫu của một bà Tú Xương lúc ấy và cho tới suốt cả những năm về sau này, chị bền bỉ đảm đương một gia đình bốn con và cả thăm nuôi Nguyễn Đình Toàn trong suốt thời gian tù đày. 

    

       "Xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều", bà Tú Xương của thời hiện tại đã đảo nghịch lời tiên tri Mật Đắng, và Nguyễn Đình Toàn thì nay cũng đã vượt xa cái ngưỡng tuổi "cổ lai hy" ở  tuổi 85.  

   

      Rồi vợ chồng Nguyễn Đình Toàn cũng sang được Mỹ tuy khá trễ 1998. Và kể từ sau những năm 2000, sau bao tháng năm thăng trầm, chị Thu Hồng vẫn là hình ảnh một bà Tú Xương ngày nào, nhưng chị đã bắt đầu quên nhiều điều, quên những chuyện nhân sinh hiện tại. Nhưng mỗi khi phone tới nhà không gặp Toàn, xin nói chuyện với "bà Tú Xương" thì bên kia đầu dây là một giọng cười ròn rã, chị nhận ra ngay ai đang nói chuyện với chị và nhớ lại đủ mọi điều. 


      Một hôm tới thăm anh chị cách đây không lâu, nửa buổi sáng câu chuyện rộn rã, khi ra về anh chị xuống thang đưa tiễn tôi ra xe, chị Toàn nói hồn nhiên: "hôm nào anh Vinh tới nhà tụi này chơi". Toàn nhắc chị, “anh ấy vừa mới từ nhà mình xuống đây mà”. Chị Toàn thì vẫn cười hồn nhiên. Tôi vẫn nghĩ nếu không có bà Tú Xương, có lẽ Toàn chẳng thể sống sót cho tới hôm nay. Toàn đã không phủ nhận điều ấy và dí dỏm nói, "cũng vì vậy mà bây giờ tôi đang trả nợ cho bà ấy", Toàn nói tới vai trò không thể thiếu hàng ngày phải chăm sóc người bạn đời của mình. Hai vợ chồng sống như đôi chim liền cánh, từ bấy lâu nay, Toàn không thể để chị ở nhà một mình. 


Quanh năm buôn bán ở ven sông,

Nuôi đủ năm con với một chồng.

     

     Nói tới thành tựu của một nền văn học, người ta chỉ nhắc tới những nhà văn, nhà thơ nhưng có lẽ không thể không nhắc tới những bà Tú Xương của mọi thời đại với bao nhiêu công khó hy sinh của họ.  

     Bài viết này gửi tới bà Tú Xương Thu Hồng như một nén nhang tưởng nhớ vào ngày ra đi của Chị và gửi tới nhà văn Nguyễn Đình Toàn tác giả Mật Đắng như một lời phân ưu, khi anh đã bước vào tuổi 85 gần như một phép lạ. 

   

NGÔ THẾ VINH

Little Saigon 08/ 03/ 2015 – 24/ 02/ 2021

[ trích & cập nhật Chân Dung VHNT & VH, Việt Ecology Press 2017 ] 


Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bài này sẽ viết về một số huyền thoại liên hệ tới ngài Bồ Đề Đạt Ma, và về Tâm Kinh, bản văn được ngài chọn làm một trong 6 cửa vào đạo. Bài viết chỉ là những suy nghĩ riêng, vì tác giả không đại diện cho bất kỳ thẩm quyền nào. Những gì nơi đây nếu phù hợp với Chánh pháp, chỉ là chút cơ may trộm được ý của Đức Phật. Những gì sai sót có thể có, chỉ vì tác giả tu học chưa tới nơi khả dụng.
McMurtry sinh ngày 3 tháng 6 năm 1936 tại Thành Phố Archer, Texas, cách Wichita Falls của Texas 25 dặm, là con trai của Hazel Ruth và William Jefferson McMurtry, là một nông dân. Ông đã lớn lên tại một trang trại bên ngoài Thành Phố Archer. Thành phố này là một kiểu mẫu cho thị trấn Thalia mà được nói nhiều trong tiểu thuyết của ông. Ông tốt nghiệp Cử Nhân vào năm 1958 tại Đại Học North Texas và Cao Học vào năm 1960 tại Đại Học Rice University, theo Jeff Falk trong tác phẩm xuất bản tháng 9 năm 2015 “Rice Alum, Author Larry McMurtry Receives National Humanities Medal.” Trong hồi ký của mình, McMurtry cho biết trong khoảng thời gian năm tới sáu năm đầu tại trang trại của ông nội của ông, thì ông chưa có cuốn sách nào, nhưng đại gia đình của ông đã ngồi trước hiên nhà hàng đêm và kể nhiều chuyện. Vào năm 1942, khi người anh em họ của ông là Robert Hilburn đang trên đường nhập ngũ cho Thế Chiến Thứ II, ông này đã ghé qua trang trại và để lại một thùng chứa 19 cuốn sách.
Trong một lần đã tới thăm, điều vẫn còn lưu lại trong trí nhớ là câu trích dẫn của John Steinbeck được phóng lớn và trưng bày nơi sảnh đường của National Steinbeck Center Salinas, California. “Nhà văn phải tin tưởng rằng điều hắn đang làm là quan trọng nhất trên thế giới. Và hắn phải giữ ảo tưởng ấy cho dù khi biết được điều đó là không thực.” Dĩ nhiên đây không phải là câu văn hay nhất của Steinbeck nhưng có lẽ phản ánh đúng nhất về cuộc đời 66 năm đầy thăng trầm và cả nghịch lý của Steinbeck mà ông đã bướng bỉnh lựa chọn để đi tới vinh quang và cả đôi khi chống lại chính mình.
Giáo sư Peter Zinoman, trưởng khoa Sử của Đại học Berkeley: “Điều nổi bật về Nguyễn Huy Thiệp là hầu như mọi người đều đồng ý rằng ông đã tạo nguồn cảm hứng cho giới độc giả tinh tường nhận ra ông là một nhà văn xuất sắc mang tính khai phá của thời hậu thuộc điạ. Việt Nam vừa mất đi một bậc thầy văn học thực sự.”
Qua chữ và qua tranh, Thế Kỷ Của Những Vật Tế vẽ ra một thế giới đang sưng phồng từ những phân tranh và tan rã bởi những hoài nghi, nơi con người tìm mọi cách để trốn chạy sự nhìn nhận, để rồi lúc đứng bên bờ vực hệ lụy, khi lối thoát duy nhất là nắm lấy tay nhau, họ sẽ làm gì?
Nếu những điển tích, lời dạy của cổ nhân, thánh nhân, hiền giả Đông phương không thể mở được lòng bạn, hãy đọc thử một bài thơ của thi sĩ Tây phương hiện đại: “Bước đi với niềm bình an, bình an trở thành bạn. Nói với vẻ đẹp, vẻ đẹp bao quanh bạn. Hành động với lòng tốt, lòng tốt tìm đến bạn. Nói với tình yêu, tình yêu chuyển hóa bạn. Hành động với lòng thương, lòng thương tha thứ bạn. Sống với sự thật, sự thật sống trong bạn. Nhưng nếu chúng ta bước đi với lòng hận thù, hận thù trở thành chúng ta. Nếu chúng ta nói với sự tức giận, tức giận bao vây chúng ta. Nếu chúng ta hành động với đố kỵ, đố kỵ gặm nhấm chúng ta. Vì vậy, hãy cho đi với sự lịch thiệp, lịch thiệp tìm đến chúng ta. Chúng ta tìm kiếm sự kết nối, kết nối có thể chữa lành chúng ta. Và khi chúng ta sống với tiếng cười, tiếng cười có thể nâng chúng ta lên…” (1)
Với đại-bi-tâm không rời bỏ những chúng sanh khẩn cầu hướng vọng, Chư Bồ Tát sẽ đủ duyên thị hiện nơi vườn hoa xuân của những em bé mà người thi-sỹ-Phật-tử vừa về thăm, để ban vui thay tiếng nấc nghẹn ngào: “Vẫn chừng ấy, vẫn chừng ấy thôi! …”
Gần 100 năm về trước, nhà thơ người Pháp René Crayssac đã dịch Truyện Kiều ra thơ Pháp nhan đề KIM – VAN – KIÉOU[1] in năm 1926 tại Hà Nội. Trong phần Gởi Bạn Đọc (Au Lecteur) dài đến 86 trang, tác giả hết sức ca ngợi Truyện Kiều[2]. René Crayssac đã đề cập đến nhiều khía cạnh trong Truyện Kiều, và có nêu lên vấn đề Truyện Kiều không phải là bản dịch từ truyện Trung Quốc.[3]
Bài thơ như một tự truyện kể về mối tình của người con gái trong tuổi chớm yêu khi nàng tình cờ gặp chàng mà nàng nghĩ rằng nàng và chàng như đã có nhau từ trăm năm trước hay trong nhiều thế kỷ trước. Nàng như thấy rõ hình ảnh xa xưa trong tiềm thức của nàng là nàng đã từng nhận và cũng đã từng trả hết mối chân tình của chàng nơi đất xưa khi nàng còn là một cành hoa Nguyệt Quế.