Hôm nay,  

Tổng Thống Abraham Lincoln Và Vấn Đề Người Nô Lệ Ở Mỹ

05/02/202100:00:00(Xem: 4219)
 
TONG THONG ABRAHAM LINCOLN 01

Tổng Thống Abraham Lincoln qua nét vẽ của Alexander Gardner vào năm 1863. (www.en.wikipedia.org)


Tổng Thống Hoa Kỳ thứ 16 Abraham Lincoln là một trong những vị tổng thống lừng danh trong lịch sử nước Mỹ, không chỉ vì ông đã lèo lái đất nước vượt qua cuộc nội chiến kéo dài từ năm 1861 đến năm 1865, mà còn vì ông là tổng thống đã giải phóng cho hàng triệu người nô lệ thoát khỏi tình cảnh lầm than và áp bức.

Tuy nhiên, không phải một sớm một chiều mà Abraham Lincoln có được quyết định lịch sử để giải phóng người nô lệ. Ông đã trải qua nhiều kinh nghiệm của thực tế xã hội và cũng đã có lúc lập trường chống nô lệ của ông gây ra nhiều tranh cãi.

Ngày 12 tháng 2 là sinh nhật thứ 212 của vị tổng thống vĩ đại này, xin lật lại trang sử của Hiệp Chúng Quốc Hoa Kỳ để thấy Tổng Thống Abraham Lincoln đã suy nghĩ và hành động ra sao đối với vấn đề người nô lệ tại Mỹ trong thời đại của ông, theo tài liệu của www.en.wikipedia.org và các sử sách khác.
 
Thời tuổi trẻ của Abraham Lincoln
 
Lincoln sinh vào ngày 12 tháng 2 năm 1809 tại Quận Hardin ở Kentucky. Gia đình của ông thường đi lễ tại nhà thờ Separate Baptists, nơi có các tiêu chuẩn đạo đức nghiêm túc và chống lại việc nghiện rượu, khiêu vũ, và nô lệ. Gia đình của ông đã đi về hướng bắc vượt qua Sông Ohio để tới Indiana, nơi mà nô lệ không được cho phép, và lập nghiệp tại Perry, hiện nay thuộc Quận Spencer thuộc tiểu bang Indiana. Lincoln sau đó nói rằng cuộc dời chỗ ở này là “một phần vì vấn đề nô lệ” nhưng chính yếu là vì nhiều khó khăn về quyền sở hữu đất đai.

Khi còn trẻ, ông đi về hướng tây để tới tiểu bang tự do Illinois. Vào ngày 27 tháng 1 năm 1838, bài diễn văn Lyceum của Abraham Lincoln đã đọc cho các học sinh trung học đệ nhất cấp của Springfield tại Illinois, và trong bài diễn văn ông đã nói đến chế độ nô lệ. Trước đó 7 tuần lễ, một đám đông người tại Illinois đã giết chết Ikijah Lovejoy, một mục sư giáo phái Presbyterian và là chủ bút của một tờ báo có quan điểm chống chế độ nô lệ mạnh mẽ. “Tâm trạng của người dân Illinois khi đám đông giận dữ giết chết Lovejoy là ủng hộ chế độ nô lệ, nhưng không phải chỉ có tại Illinois. Các nhà lập pháp tiểu bang của Connecticut và New York vào thập niên 1830s đã thông qua nhiều nghị quyết bắt đầu rằng chế độ nô lệ được chấp nhận trong Hiến Pháp Hoa Kỳ và rằng không có tiểu bang nào có quyền để can thiệp.” Chính Lincoln đã là một trong 6 Dân Biểu của Hạ Viện tại Illinois đã bỏ phiếu chống lại nghị quyết nói rằng “quyền sở hữu nô lệ là thiêng thiêng … (rằng) chúng tôi không đồng ý về việc hình thành các xã hội bãi bỏ chế độ nô lệ … rằng Chính Quyền Trung Ương không thể bãi bỏ chế độ nô lệ tại Thủ Đô. … 6 tuần lễ sau đó, ông và Dân Biểu Dan Stone đã làm đơn chống lại việc thông qua của nghị quyết – một công cụ được sử dụng rất hiếm để đệ trình sự bất mãn mạnh mẽ,” theo Paul Simon trong bài viết “Essay on Lincoln's Lyceum Speech.”
Vào năm 1842, Lincoln kết hôn với Mary Todd tại Springfield, Illinois. Bà là con gái của một chủ nô lệ tại Kentucky, nhưng bà không bao giờ làm chủ các nô lệ và đã chống lại chế độ nô lệ khi trưởng thành.
 
Lập trường chống nô lệ của Lincoln
 
Lincoln, nhà lãnh đạo có nhiều liên hệ với sự chấm dứt chủ nghĩa nô lệ tại Hoa Kỳ, trở thành nổi bật trên toàn quốc vào thập niên 1850s, theo sau sự ra đời của Đảng Cộng Hòa, có lập trường chính thức là rằng tự do là “tự nhiên,” điều kiện tự nhiên của tất cả các khu vực dưới chủ quyền trực tiếp của Hiến Pháp, trong khi chế độ nô lệ là “ngoại lệ” và từng khu vực. Ban đầu, là thành viên của  Đảng Whig tại Quốc Hội Illinois, Lincoln đã công bố bản viết tay chống lại việc thông qua một nghị quyết của Quốc Hội này nói rằng chế độ nô lệ không nên bị bãi bỏ tại Thủ Đô. Vào năm 1841, ông đã thắng một vụ kiện (Bailey v. Cromwell), đại diện cho một phụ nữ da đen, Nance Legins-Costley, và những người con của bà là những người cho rằng bà đã được tự do và không thể bị bán như một nô lệ.

TONG THONG ABRAHAM LINCOLN 02

Tuyên Ngôn Giải Phóng Nô Lệ của Tổng Thống Lincoln được đọc lần đầu tiên. Hình do họa sĩ Francis Bicknell Carpenter vẽ vào năm 1864. (www.en.wikipedia.org)


Một trong những thí dụ cụ thể sớm nhất về quan điểm được viết ra của Lincoln về chủ nghĩa nô lệ đến từ một lá thư Lincoln đã viết vào năm 1845 cho người bạn của ông là Williamson Durley, liên quan đến sự sáp nhập của Texas. Trong lá thư đó, Lincoln nói rằng ông không đứng trên lập trường về việc sáp nhập, nhưng ông nói thêm “Có thể đúng, ở mức độ nào đó, rằng với sự sáp nhập, một số người nô lệ có thể được gửi tới Texas và tiếp tục làm nô lệ, rằng trái lại có thể được giải phóng. Cho dù ở mức độ mà điều này có thể đúng, tôi nghĩ việc sáp nhập là một điều ác.”  Và rồi ông giải thích “Tôi coi đó là trách nhiệm tối quan trọng đối với chúng ta tại những tiểu bang tự do, vì Liên Minh của các tiểu bang, và có lẽ để chính nó tự do (dù nó có vẻ nghịch lý) để chế độ nô lệ tại những tiểu bang khác; trong khi mặt khác, tôi giữ lập trường rõ ràng bình đẳng, mà chúng ta không bao giờ thích hợp trực tiếp hay gián tiếp, với việc ngăn chận chế độ nô lệ khỏi cái chết tự nhiên – để tìm những nơi khác cho nó sống, khi nó có thể không còn hiện hữu được nữa tại chỗ cũ.” Quan điểm này, rằng chế độ nô lệ sẽ bị cắt bỏ hiệu quả nhất bằng việc ngăn chận sự mở rộng của nó hơn là trực tiếp bãi bỏ, là nhất quán đối với Lincoln qua suốt sự nghiệp chính trị của ông dẫn tới việc ông đắc cử Tổng Thống vào năm 1860.

Vào khoảng năm 1848, Lincoln hợp tác với Dân Biểu vận động bãi bỏ chế độ nô lệ Joshua R. Giddings viết dự luật bãi bỏ chế độ nô lệ tại Thủ Đô với sự bồi thường đối với những người chủ nô lệ, cấm bắt nô lệ chạy trốn, và bỏ phiếu phổ thông về vấn đề này, theo Eric Foner trong tác phẩm xuất bản năm 2010 “The Fiery Trial: Abraham Lincoln and American Slavery.” Tuy nhiên, chế độ nô lệ tại Thủ Đô đã không chấm dứt cho đến năm 1862, khi Lincoln làm tổng thống và không còn thượng nghị sĩ miền nam.

Vào ngày 16 tháng 10 năm 2854, trong bài diễn văn “Peoria Speech” của ông, Lincoln tuyên bố chống lại chế độ nô lệ, mà ông đã lập lại trong lộ trình đi tới tổng thống của ông. Bằng giọng Kentucky của ông, với âm vang hùng hỗ, ông nói rằng Đạo Luật Kansas có một sự “dửng dưng được tuyên bố, nhưng khi tôi phải suy nghĩ, lòng nhiệt huyết thực sự che đậy đối với sự lan rộng của chủ nghĩa nô lệ. Tôi không thể làm gì ngoài việc thù ghét nó. Tôi thù ghét nó bởi vì sự bất công khủng khiếp của chính chế độ nô lệ. Tôi ghét nó bởi vì nó tướt đi biểu tượng cộng hòa của chúng ta về ảnh hưởng chính đáng của nó trên thế giới.”

Năm 1857, phán quyết của Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ trong vụ Dred Scott kiện Sandford đã làm Lincoln kinh hãi. Chánh Thẩm Phán Roger B. Taney trong phán quyết viết rằng người da đen không phải là công dân và không có quyền nào từ Hiến Pháp. Trong khi tác giả của nó hy vọng rằng Dred Scott sẽ chấm dứt tất cả những tranh cãi về chủ nghĩa nô lệ để có lợi cho các chủ nô tại miền nam, phán quyết làm dậy lên thêm sự căm thù tại miền Bắc. Lincoln đã lên án nó như là sản phẩm của âm mưu để ủng hộ Quyền Lực Nô Lệ và tin rằng phán quyết của Dred Scott, kết hợp với Đạo Luật Kansas–Nebraska Act, làm cho chế độ nô lệ có khả năng lan rộng vào các tiểu bang tự do. Ông cho rằng phán quyết này không phù hợp với Tuyên Ngôn Độc Lập. Ông nói rằng trong khi các bậc tổ phụ đã không tin tất cả con người đều bình đẳng trong mọi khía cạnh, họ tin rằng tất cả mọi người đều bình đẳng “trong một số quyền bất khả tương nhượng, mà trong số đó là quyền sống, tự do, và mưu cầu hạnh phúc,” theo Harry V. Jaffa trong tác phẩm xuất bản năm 2000 “A New Birth of Freedom: Abraham Lincoln and the Coming of the Civil War.”

Được ấn tượng bởi sự tăng cường của chủ nghĩa chống da đen, đặc biệt tại các tiểu bang nhà Indiana, Illinois, và Kentucky, Lincoln đã kết luận bởi vì những người da trắng không bao giờ cho phép người da đen sống tại Mỹ được bình đẳng, họ sẽ tốt hơn nếu tự nguyện di cư ra ngoài thuộc địa Hoa Kỳ, lý tưởng nhất là tại Trung Mỹ hay Vùng Caribbean. Ông có rất ít niềm tin vào chương trình Xã Hội Thuộc Địa Hóa Mỹ, mà mục đích là để thuộc địa hóa những người Mỹ da đen tại Liberia, tại bờ biển Miền Tây Phi Châu. Trong bài diễn văn tại Peoria, Illinois, Lincoln chỉ ra những khó khăn vô cùng của công tác như thế là một sự cản trở để tìm ra cách dễ dàng để nhanh chóng chấm dứt chể độ nô lệ. Trong một cuộc tranh luận vào tháng 8 năm 1858 ông nói rằng, “Nếu tất cả quyền lực được trao cho tôi […] thì sự thôi thúc đầu tiên của tôi sẽ là trả tự do cho tất cả người nô lệ, và gửi họ về Liberia, -- về quê hương của chính họ. Nhưng suy nghĩ trong khoảnh khắc thuyết phục tôi rằng bất cứ điều gì của sự hy vọng vào (như tôi nghĩ là có) đều có thể có trong điều này, trong đường dài, việc thực hiện đột ngột của nó là không thể,” theo Paul Escott trong tác phẩm “What Shall We Do with the Negro?” được NXB Đại Học Virginia xuất bản vào năm 2009.


Vào năm 1855, Lincoln viết cho Joshua Speed, một người bạn và là một chủ nô lệ tại Kentucky, rằng, “Bạn biết tôi không thích chế độ nô lệ; và bạn thừa nhận hoàn toàn sai lầm trườu tượng của nó … Tôi cũng thừa nhận quyền của bạn và trách nhiệm của tôi, theo hiến pháp, liên quan đến những nô lệ của bạn. Tôi thú nhận tôi ghét nhìn thấy những tạo vật nghèo bị săn lùng, và bị bắt, và bị mang trở lại những người loại ấy của họ, và những công việc không có tưởng thưởng; nhưng tôi phải cắn răng và im lặng…. Khi lập quốc, chúng ta đã bắt đầu bằng việc tuyên bố rằng “tất cả mọi người đều được sinh ra bình đẳng.” Chúng ta hiện nay thực tế đọc nó “tất cả mọi người đều được sinh ra bình đẳng, ngoại trừ người da đen.”

Nhiều cảm xúc chống nô lệ công khai của Lincoln được bày tỏ trong 7 cuộc tranh luận giữa Lincoln và Douglas vào năm 1858 để chống lại đối thủ của ông là Stephen Douglas, trong cuộc vận động tranh cử chức Thượng Nghị Sĩ Hoa kỳ bất thành của Lincoln. Douglas cổ võ “chủ quyền phổ biến” và chính quyền tự trị, mà sẽ giúp các công dân của lãnh thổ quyền để quyết định chế độ nô lệ có hợp pháp ở đó hay không. Douglas chỉ trích Lincoln là không kiên quyết, nói rằng ông ấy đã thay đôi thông điệp và lập trường về chế độ nô lệ và về quyền chính trị của những người da đen tự do để thu hút khán giả trước ông ấy, khi miền bắc Illinois thù ghét đối với chế độ nô lệ nhiều hơn miền nam Illinois.

Lincoln nói rằng những người Da Đen có quyền “sống, tự do, và mưu cầu hạnh phúc” trong cuộc tranh luận đầu tiên của Lincoln-Douglas.

Trong lá thư gửi cho Thượng Nghị Sĩ Lyman Trumbull vào ngày 10 tháng 12 năm 1860, Lincoln viết rằng, “Không có sự thỏa hiệp về vấn đề chế độ nô lệ,” theo Mario M. Cuomo và Harold Holzer trong tác phẩm xuất bản năm 1990  “Lincoln on Democracy.” Trong lá thư gửi cho John A. Gilmer của North Carolina vào ngày 15 tháng 12 năm 1860, mà ngay sau đó đã được đăng lên báo, Lincoln viết rằng “chỉ có sự khác biệt cụ thể” giữa Bắc và Nam mà “Bạn nghĩ chế độ nô lệ là đúng và phải được mở rộng; chúng tôi nghĩ nó là sai và phải được hạn chế.” Lincoln lập lại tuyên bố này trong lá thư gửi cho Alexander H. Stephens của Georgia vào ngày 22 tháng 12 năm 1860, theo Eric Foner trong tác phẩm “The Fiery Trial: Abraham Lincoln and American Slavery.”

Vào ngày 15 tháng 12 năm 1860, Thượng Nghị Sĩ John J. Crittenden của Kentucky đã đề xuất Thỏa Hiệp Crittenden, một loạt các tu chính hiến pháp nhằm mục đích dỗ ngọt các tiểu bang Liên Minh Miền Nam trong việc trở lại Liên Bang Miền Bắc. Tổng Thống đắc cử Lincoln đã bác bỏ Thỏa Hiệp Crittenden bởi vì nó sẽ cho phép sự mở rộng chế độ nô lệ.
 
Tuyên Ngôn Giải Phóng Nô Lệ

Vào ngày 22 tháng 8 năm 1862 Lincoln đã phổ biến lá thư trả lời bài bình luận bởi Horace Greeley của báo New York Tribune, mà trong đó vị chủ bút này hỏi tại sao Lincoln vẫn chưa công bố tuyên ngôn giải phóng nô lệ, khi ông đã được trao thẩm quyền để làm bởi Đạo Luật Second Confiscation Act. Trong thư trả lời Lincoln nói rằng, “Tôi muốn bảo vệ Liên Minh. Tôi muốn bảo vệ nó bằng cách ngắn nhất theo Hiến Pháp. Bao lâu mà thẩm quyền quốc gia có thể được duy trì, thì Liên Bang Miền Bắc sẽ là “Liên Bang như nó là” gần hơn.”

Chỉ một tháng sau khi viết lá thư này, Lincoln đã công bố Tuyên Ngôn Giải Phóng Nô Lệ sơ khởi của ông, mà trong đó tuyên bố rằng bắt đầu năm 1863, ông sẽ dùng các sức mạnh chiến tranh để giải phóng tất cả người nô lệ trong các tiểu bang vẫn còn trong tình trạng nổi loạn khi họ nằm dưới sự kiểm soát của Liên Bang Miền Bắc.

Vào tháng 9 năm 1862, Trận Chiến của Antientam đã giúp Lincoln chiến thắng mà ông cần để công bố Tuyên Ngôn Giải Phóng Nô Lệ. Trong trận chiến này, dù Liên Bang Miền Bắc bị tổn thất nặng nề hơn Liên Minh Miền Nam và Tướng McClellan đã cho phép binh sĩ của Tướng Robert E. Lee chạy thoát, các lực lượng Liên Bang Miền Bắc đã lấy lại Maryland bị Liên Minh Miền Nam xâm chiếm, đã loại khỏi vòng chiến hơn một phần tư quân đội của Tướng Lee. 
Vào ngày 22 tháng 9 năm 1862, năm ngày sau khi trận chiến Antietam đã diễn ra, và trong khi đang sống tại Trại Lính, Lincoln đã triệu tập nội các trong một phiên họp và đưa ra Tuyên Ngôn Giải Phóng Sơ Khởi. Theo sử gia chuyên về Nội Chiến James M. McPherson, Lincoln nói với các thành viên Nội Các rằng ông đã làm một giao ước với Thượng Đế, rằng nếu Liên Bang Miền Bắc đuổi Liên Minh Miền Nam ra khỏi Maryland, thì ông sẽ công bố Tuyên Ngôn Giải Phóng Nô Lệ.

Tuyên Ngôn cuối cùng đã được công bố vào ngày 1 tháng 1 năm 1863. Dù được Quốc Hội ngầm trao thẩm quyền, Lincoln đã sử dụng quyền lực của Tổng Tư Lệnh Lục Quân và Hải Quân “như là biện pháp chiến tranh cần thiết” như nền tảng của tuyên ngôn, đúng hơn tương đương với một đạo luật do Quốc Hội ban hành hay một tu chính hiến pháp. Tuyên Ngôn có đoạn viết như sau:

“Vào ngày một tháng giêng của năm một ngàn tám trăm sáu mươi ba, tất cả những người bị giữ như các nô lệ trong bất cứ Tiểu Bang nào, hay một phần được chỉ định của Tiểu Bang, những người nổi loạn chống lại Hiệp Chúng Quốc từ rày về sau sẽ được tự do vĩnh viễn; và chính quyền hành pháp của Hiệp Chúng Quốc, gồm quân đội và hải quân sẽ thừa nhận và giữ gìn sự tự do của những người đó, và sẽ không có hành động nào đàn áp những người như thế, hay bất cứ người nào trong những người đó, trong bất cứ nỗ lực nào mà họ có thể thực hiện cho sự tự do thực sự của họ.”

Lúc đầu, Tuyên Ngôn Giải Phóng chỉ có hiệu lực tự do cho một phần trăm nhỏ của người nô lệ, đối với những người ở bên sau lằn ranh của Liên Bang Miền Bắc tại những khu vực không miễm trừ. Hầu hết người nô lệ vẫn còn ở bên sau lằn ranh của Liên Minh Miền Nam hay tại các khu vực Liên Bang Miền Bắc xâm chiếm được miễn trừ. Tuyên Ngôn Giải Phóng Nô Lệ chỉ giúp Chính Phủ Lincoln nền tảng pháp lý để giải phóng người nô lệ tại những khu vực Miền Nam mà vẫn còn trong nổi loạn vào ngày 1 tháng 1 năm 1863. Nó hủy bỏ hiệu quả chế độ nô lệ khi quân đội Liên Bang Miền Bắc tiến xuống miền nam và xâm chiếm toàn bộ Liên Minh Miền Nam.

Tuyên Ngôn Giải Phóng Nô Lệ cũng cho phép việc ghi danh giải phóng nô lệ trong quân đội Hiệp Chúng Quốc. Trong thời gian chiến tranh gần 200,000 người da đen, hầu hết là cựu nô lệ, đã tham gia vào Quân Đội Liên Bang Miền Bắc. Sự tham gia của những người này đã giúp cho Miền Bắc có thêm nhân lực quan trọng trong việc chiến thắng chiến tranh. Liên Minh Miền Nam đã không cho phép người nô lệ làm lính trong quân đội của họ cho đến tháng cuối cùng trước khi họ bị đánh bại.
 
Tổng Thống Abraham Lincoln bị ám sát
 
John Wilkes Booth là một tài tử nổi tiếng và là điệp viên của Liên Minh Miền Nam từ Maryland. Dù ông chưa bao giờ tham gia vào quân đội Liên Minh Miền Nam, ông đã có nhiều tiếp xúc với mật vụ của Liên Minh Miền Nam. Sau khi có mặt tại buổi diễn thuyết vào ngày 11 tháng 4 năm 1865 mà trong đó Lincoln cổ võ quyền bầu cử cho người da đen, Booth đã ôm ấp âm mưu ám sát Tổng Thống.

TONG THONG ABRAHAM LINCOLN 03

Hình miêu tả cảnh Tổng Thống Abraham Lincoln bị ám sát trong Hí Viện Ford. Trong hình từ trái sang phải, kẻ ám sát John Wilkes Booth, Abraham Lincoln, Mary Todd Lincoln, Clara Harris, và Henry Rathbone. (www.en.wikipedia.org)


Khi Booth biết được ý định của Lincoln đi xem vỡ kịch với Tướng Grant, ông ấy đã lập kế hoạch ám sát Lincoln và Grant tại Hí Viện Ford. Lincoln và đệ nhất phu nhân đã đến xem vở kịch “Our American Cousin” [Anh Chị Em Họ Người Mỹ Của Chúng Ta] vào chiều tối ngày 14 tháng 4, chỉ 5 ngày sau khi Liên Bang Miền Bắc chiến thắng Trận Chiến Appomattox Courthouse. Vào phút chót, Grant quyết định đi New Jersey để thăm các người con của ông thay vì đi xem kịch, theo David Herbert Donald trong tác phẩm “Lincoln.”

Lúc 10 giờ 15 phút tối, Booth vào bên sau hí viện nơi Lincoln đang xem, rồi rón rén tới phía sau, và bắn vào phía sau đầu của Lincoln, làm cho ông bị tử thương. Vị khách hôm đó của Lincoln là Thiếu Tá Henry Rathbone tức khắc vật lộn với Booth, nhưng Booth đã đâm ông và bỏ chạy.

Sau khi được chăm sóc bởi Bác Sĩ Charles Leale và 2 vị bác sĩ khác tại hiện trường, Lincoln đã được khiêng qua đường tới tòa nhà liên bang Petersen House. Sau khi bị hôn mê 8 tiếng đồng hồ, Lincoln đã qua đời vào lúc 7 giờ 22 phút sáng ngày 15 tháng 4 năm 1865, theo Edward Steers Jr. trong tác phẩm “The Lincoln Assassination Encyclopedia.”

Thi hài của Lincoln đã được đặt trong quan tài phủ cờ, được đặt trên xe tang và được binh sĩ của Liên Bang Miền Bắc hộ tống về Bạch Ốc. Tổng Thống Andrew Johnson đã được tuyên thệ nhậm chức vào sáng hôm sau.

2 tuần sau, Booth đã bị theo dõi tới một nông trại tại Virginia, và đã không chịu ra đầu hàng, ông đã bị bắn chết bởi Trung Sĩ Boston Corbett vào ngày 26 tháng 4. Bộ Trưởng Chiến Tranh Stanton đã ban lệnh bắt sống Booth, vì thế Corbett lúc đầu đã bị bắt để ra tòa án quân sự. Sau khi phỏng vấn, Stanton đã tuyên bố Corbett là người ái quốc và bãi bỏ truy tố.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ngô Thế Vinh là một tên tuổi đã thành danh ngay từ trước năm 1975 tại miền Nam Việt Nam. Ông đoạt Giải Văn Học Nghệ Thuật VNCH năm 1971 với tác phẩm Vòng Đai Xanh. Sau này ông có thêm hai giải thưởng: 1) Giải Văn Học Montréal 2002 Hội Quốc Tế Y Sĩ Việt Nam Tự Do với Cửu Long Cạn Dòng, Biển Đông Dậy Sóng và 2) Giải Văn Việt Đặc Biệt 2017 với Cửu Long Cạn Dòng, Biển Đông Dậy Sóng và Mekong Dòng Sông Nghẽn Mạch...
Người viết chơi với Phạm Thiên Thư từ những năm học trung học đệ nhất cấp khoảng 58-59. Thư đến nhà tôi ở ấp Cả Trắc, khu Ông Tạ và chúng tôi thường kéo nhau ra quán cà phê vợt ở đầu ngõ đi vào ấp. Trong những lần uống cà phê, Thư nói sôi nổi về việc lập học hội Hồ Quý Ly, để thực hiện việc nghiên cứu, viết văn, làm thơ. Mục đích là tiến tới làm một tập san văn nghệ...
Chúng tôi vẫn biết Hoàng Cầm là người cùng quê và là bạn với một ông anh họ từ thời kháng chiến chống Pháp, nhưng không ngờ nhà thơ lại theo xe ra đón chúng tôi ở phi trường Nội Bài. Hôm đó Hoàng Cầm mặc một cái màu đỏ xậm trông rất hào hoa dù Hà Nội năm đó vẫn còn rất nghèo...
Mở đầu cho sê-ri bài viết về phong trào Nhân Văn-Giai Phẩm thập niên 50 tại Bắc Việt Nam, là một tư liệu hiếm quý về/của nhà thơ Phùng Quán. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Nước Mỹ thế kỷ XX cống hiến cho nhân loại sự phong phú và đa dạng của các trào lưu, chủ đề và tiếng nói trong văn học. Một số tác giả và tác phẩm kinh điển đã xuất hiện trong thời kỳ này, góp phần phát triển truyền thống văn học có từ những thế kỷ trước. Riêng trong lĩnh vực tiểu thuyết, văn học hiện đại, thịnh hành vào đầu thế kỷ XX ở Châu Âu với kỹ thuật “dòng ý thức” trong tiểu thuyết của James Joyce và Virginia Woolf, lan rộng sang Mỹ, tìm cách tách rời các hình thức truyền thống thế kỷ XIX để cách tân và hình thành một dòng văn học mới với phong cách độc đáo, táo bạo và mở ra những cánh cửa thú vị bất ngờ cho người đọc đi vào ngôi nhà nghệ thuật. Kỷ nguyên văn học hiện đại phương Tây bắt đầu từ hai thập kỷ đầu của thế kỷ XX và, không thể nghi ngờ, Mỹ là quốc gia có những đóng góp to tát. Các tiểu thuyết gia lớn trong thời kỳ này, ta có thể nhắc đến F. Scott Fitzgerald, Ernest Hemingway và William Faulkner.
Bước đi như vậy rõ ràng là không cần lưu dấu; nhưng chính là bước đi siêu tuyệt của bậc đại nhân, đại sĩ: không dấu tích mà lại tràn đầy công đức, lợi ích cho dân tộc, đạo pháp và nhân loại nhiều thế kỷ sau.
Một chương trong tiểu thuyết Đường Về Thủy Phủ của nhà văn Trịnh Y Thư...
Vũ Hoàng Chương là một nhà thơ lớn của nước Việt trong thế kỷ 20. Ộng có địa vi cao cả trên thì văn đàn miền Nam và là người duy nhất được tôn xưng là thi bá...
Những phân đoạn này thuộc vào phần có tựa là “Dưới những gốc nho biển,” nằm trong tiểu thuyết “Đường về thủy phủ.” Tuy nhiên, cũng như phân đoạn [1-3] tôi đã nói ở trên, nó vẫn mang đủ những yếu tố của một truyện ngắn. Hẳn nhiên người đọc sẽ thấy rõ đây là dụng ý của tác giả. Và chỉ đến lúc đọc xong trọn “Đường về thủy phủ,” thì mới có một suy nghiệm tổng thể, và có thể bật ra cách ráp nối những mảnh hình, những sự kiện, và lóe sáng một sợi dây xuyên suốt tác phẩm qua bản chất của các nhân vật, để từ đó hiểu rõ hơn chủ đề của nhà văn Trịnh Y Thư...
Bùi Giáng qua đời tại Sài-gòn tháng 10-1998, tới tháng 10 năm này, 2023, đúng là 25 năm, một phần tư thế kỷ “Vắng bóng người Điên giữa kinh thành”. Trong tất cả các bút hiệu của Bùi Giáng, Sáu Giáng là tên hiệu dễ thương với mọi người, Bùi Giáng lại thích “anh Sáu Giáng” nhất; bởi/từ cái gốc gác quê mùa, đồi sim, ruộng lúa, tiếng gà trưa, con cò bãi nước xa, cái nền nhà lát gạch hoa, đứa con thứ sáu trong gia đình tộc Bùi, thằng bé Giáng tập bò tập đi.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.