Hôm nay,  

Nhân Xuân TÂN SỬU 2021, Tản Mạn Về "TRÂU" Qua Ca Dao Việt Nam

10/01/202109:52:00(Xem: 3845)

 Lê Ngọc Châu


Như chúng ta biết, lịch cổ truyền của Việt Nam gồm mười hai con giáp và Trâu là con giáp đứng thứ nhì sau Chuột dùng để tính thời gian: Tý, Sửu, Dần, Mão (Mẹo), Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và cuối cùng là Hợi. Năm Tý vừa đi qua và Năm Mới 2021 là năm Trâu, Năm TÂN SỬU.


Ca dao Việt Nam diễn tả những con giáp cho dễ nhớ qua ca dao như sau:


Tuổi Tý là con chuột xù
Thu gạo thu nếp nó bò xuống hang
Tuổi Sửu con trâu kềnh càng
Cày chưa đúng buổi nó mang cày về
Tuổi Dần con cọp chỉn ghê
Bắt người ăn thịt tha về non cao
Tuổi Mẹo là con mèo ngao
Hay quấu hay quào ăn vụng thành tinh
Tuổi Thìn, rồng ở thiên đình
Đằng vân giá vũ ẩn mình trên mây 


Có thể nói TRÂU là loài vật rất phổ biến, nhất là đối với nhà nông. Và Trâu cũng được lấy làm hình ảnh mang tính cách sinh động cho nhiều câu thành ngữ, tục ngữ của Việt Nam. TRÂU là con vật giúp đỡ cho giới nông dân rất nhiều và cũng chính con người đã đưa Trâu lên phim ảnh, đưa vào truyện, thơ văn. Ở đây người viết chỉ điểm qua giới hạn hình ảnh con Trâu trong tục ngữ, ca dao Việt Nam, vừa để thư giãn đầu Xuân vừa dùng làm bài học đối nhân xử thế ở đời.


TRÂU trong ca dao – tục ngữ của Việt Nam (VN) có rất nhiều, nhiều câu ca dao phổ biến rộng được mọi người thường nghe, nhiều người còn thuộc lòng. Đi xa hơn, trong kho tàng ngôn từ chữ nghĩa của Việt Nam TRÂU cũng đã góp mặt trong nhiều câu tục ngữ – thành ngữ, nghĩ kỹ lại thấy đều mang tính chất châm biếm ý nhị, hàm chứa tính triết lý sâu xa và cũng không kém phần hóm hỉnh, chế diễu.

 

Nhân dịp Xuân TÂN SỬU 2021, chúng ta hãy thử nghiền ngẫm một số câu tục ngữ – thành ngữ của Việt Nam về " TRÂU ", để có thể tìm thấy trong đó những nét tương đồng qua tư tưởng, ngôn từ đồng cảm qua kinh nghiệm phổ quát.


Hình ảnh con Trâu trong ca dao, tục ngữ trước hết là hình ảnh được diễn tả bằng ngôn từ. Trong hai con vật thân quen với cuộc sống của người nông dân là Trâu và Bò thì trâu được đánh giá cao hơn bò: “Trâu gầy cũng tày bò giống”, “Trâu he cũng bằng bò khoẻ” (Tục ngữ). Bò khả năng chịu rét kém, sức kéo cũng không khoẻ bằng trâu, riêng về việc kéo cày ở đồng ruộng thì khả năng của bò kém trâu xa. Trâu có sức khoẻ dẻo dai hơn bò, được ví von qua mấy ca dao như sau:

Trâu năm sáu tuổi còn nhanh,

Bò năm sáu tuổi đã tranh về già,

Đồng chiêm xin chớ nuôi bò,

Mùa đồng tháng giá, bò dò làm sao!


Chính vì ưu điểm chịu rét khá, sức kéo mạnh cho nên nhà nông nuôi trâu để phục vụ cho lao động sản xuất và là ưu tiên lựa chọn hàng đầu của người nông dân. Nghề nông mà không có trâu thì không thể tiến hành thuận lợi và đạt hiệu quả cao giống như việc nhà giàu mà không có thóc gạo: 

Làm ruộng không trâu, làm giàu không thóc


Để khỏi quên những chuyện cần làm trong năm người Việt Nam ta cũng đã mượn ca dao nhưng khéo léo kết lại thành bài thơ ngắn có vần điệu  cho dễ nhớ

Tháng giêng là tháng ăn chơi,

Tháng hai trồng đậu, trồng khoai, trồng cà

Tháng ba thì đậu đã già

Ta đi ta hái về nhà phơi khô

Tháng tư đi tậu trâu bò

Để ta sắm sửa làm mùa tháng năm…


Muốn mua được trâu hay, cày khoẻ thì cần phải biết cách chọn trâu giống tốt. Tục ngữ cũng nêu lên kinh nghiệm mua trâu: 

Mua trâu xem sừng, mua chó xem chân” 

hay Mua trâu xem vó, lấy vợ xem nòi”. 


Trâu sừng to, cân đối là trâu khoẻ. Cổ trâu dài, bò nếu có cổ ngắn và to là loại trâu, bò có sức kéo khoẻ. Trâu khoẻ, nhanh ảnh hưởng tốt đến hiệu quả công việc sản xuất, ca dao Việt Nam ví von:

- Thứ nhất vợ dại trong nhà,

Thứ nhì trâu chậm, thứ ba rựa cùn.

- Trâu khoẻ chẳng lọ cày trưa,

Mạ già ruộng ngấu không thua bạn điền.


Để cho thấy rằng nếu muốn mua trâu thì nên chọn mua trâu nái tức “xem vó”, cũng tương tự như lấy vợ thì chọn con nhà có dòng dõi, sức khỏe tốt và … khả năng sinh sản, ca dao có câu Mua trâu xem vó, lấy vợ xem nòi. 


Vì Trâu chính là con vật đóng vai trò hàng đầu của nhà nông: 

Con trâu là đầu cơ nghiệp.

nên người nông dân mua trâu bò cũng chọn ngày tháng.

Tháng tư đi tậu trâu bò,

Để ta sắm sửa làm mùa tháng năm…


Ai muốn làm giàu thì phải nuôi trâu, đặc biệt là trâu nái vừa cày vừa sinhh sản và bán trâu giống là có cơ hội làm giàu: 

Muốn giàu nuôi trâu nái, muốn lụn bại nuôi bồ câu


Tuy nhiên, việc “tậu trâu” là việc hệ trọng giống như chuyện “lấy vợ, làm nhà” và chọn trâu tốt không phải là công việc dễ dàng.

Tậu trâu, lấy vợ, làm nhà

Trong ba việc ấy thật là khó thay.


Sự giàu có sung túc của nhà nông được đánh giá bằng chất lượng và số lượng ruộng và trâu: 

Ruộng sâu, trâu nái


Cao Dao Tục ngữ Việt Nam nói riêng cũng lấy hình ảnh con trâu để đề cập đến các mối quan hệ trong xã hội. Ngày xưa và ngay cả bây giờ, sự tranh chấp nhau làm cho dân tình gánh chịu khốn khổ hay đơn giản tình bạn tan vỡ và có câu tục ngữ đã diễn tả khéo léo cảnh này: 

Trâu bò húc nhau ruồi muỗi chết. 


Để ám chỉ sự ghen ghét nhau của các quan chức thời xưa cũng như có thể nói ngay cả trong đời sống xã hội hiện tại, dân gian dùng hình ảnh “trâu buộc” và “trâu ăn” một cách tài tình, dễ hiểu :

Trâu buộc thì ghét trâu ăn,

Quan võ thì ghét quan văn dài quần.


Nhận xét về các loại người trong xã hội, tục ngữ cũng mượn hình ảnh con trâu. Mượn “trâu chậm” và “trâu ngơ” một cách khéo léo để ám chỉ loại người chậm chạp, ngu ngơ và bị thua thiệt: 

Trâu chậm uống nước dơ, 

Trâu ngơ ăn cỏ héo”. 


Riêng về lãnh vực nhân tình thế thái, dân gian ta cũng mượn hình ảnh con trâu với các cấu trúc ngữ nghĩa khác nhau. Chẳng hạn để ám chỉ cho một sự việc nếu để lâu nó sẽ giảm bớt đi hiệu quả hay sự quan trọng của nó cũng bị giảm, tục ngữ ta có câu đơn giản, dễ hiểu:

Cứt trâu để lâu hoá bùn 


Thông thường đôi khi người ta không nhận ra tầm quan trọng của sự việc hay món đồ dùng bởi lẽ khi họ có nhiều xài không hết thì chê thế này chê thế nọ nhưng gặp lúc thiếu hụt, không có (ví dụ nếu đang đi giữa bãi sa mạc, sắp chết vì thiếu nước uống), thì đành phải chấp nhận như sau

Nước giữa dòng chê trong, chê đục

Vũng trâu đầm hì hục khen ngon


Đề cập đến sự tương trợ lẫn nhau, cũng có câu: 

Trâu béo kéo trâu gầy. 

Nói đến trâu là gắn với khả năng cày bừa và làm việc vất vả, nặng nhọc trong ngành nông nghiệp: 

Trâu cày ngựa cưỡi. 


"Tác giả dân gian" cũng đã mượn con Trâu với 

đặc tính không thính tai để đề cập đến triết lý có tính nhân sinh, khi nói chuyện hay làm việc một cách vô ích, không có hiệu quả với người không hiểu biết qua các câu ca dao đơn giản như sau:

Đàn đâu mà gảy tai trâu,

Đạn đâu bắn sẻ, gươm đâu chém ruồi!


Khi chăn trâu thì phải luôn coi chừng nó, không để trâu đi lạc đàn, trâu ăn lúa. Trâu đã đi vào ca dao huyền thoại nói về chú Cuội chăn trâu mãi chơi, ngồi gốc cây đa để trâu ăn lúa”

Thằng Cuội ngồi gốc cây đa

Để trâu ăn lúa gọi cha ời ời


Chăn trâu tuy đơn giản nhưng lại là một việc làm khá vất vả, phải đi sớm về khuya, suốt ngày phơi mặt ngoài đồng, phải chịu mưa nắng gió rét, chăm sóc trâu cho béo tốt để có sức mà kéo cày:

Trâu anh con cưỡi con dòng,

Lại thêm con nghé cực lòng thằng chăn.


Chuyện nặng cày bừa của nhà nông với con trâu thường do người đàn ông đảm nhận. Vì vậy, biết điều khiển trâu và cày sao cho giỏi là tiêu chuẩn để đánh giá người con trai trong việc đồng án:

Trai thì cày ruộng khiển trâu

Gái thì phải biết bổ cau têm trầu


Nghề nông là một nghề vất vả nhưng là một nghề cao cả vì nó quyết định đến đời sống của mọi người. Người Á Châu nói chung và người Việt Nam nói riêng, cơm là món ăn chính hàng ngày. Câu ca dao sau đây diễn tả rõ nét sự lam lũ của nghề nông và lời nhắn gửi với mọi người đừng quên công lao nhọc nhằn của họ:

Lao xao gà gáy rạng ngày,

Vai vác cái cày, tay dắt con trâu.

Bước chân xuống cánh đồng sâu,

Mắt nhắm mắt mở đuổi trâu đi cày.

Ai ơi! Bưng bát cơm đầy,

Nhớ công hôm sớm cấy cày cho chăng.


Chính vì vất vả nặng nhọc và mang trách nhiệm nặng nề nên đứa trẻ chăn trâu được xã hội xưa coi trọng, quý mến. Có cả một lễ hội mục đồng mà những đứa trẻ chăn trâu tham gia và được đối xử trọng vọng. Ngoài ra, cũng có Lễ hội chọi trâu là một hình thức thi trâu khoẻ, tôn vinh người chăn trâu, ai có trâu thắng cuộc thì rất vinh dự. Lễ hội chọi trâu trở thành một ngày hội lớn:

Dù ai buôn đâu bán đâu,

Mồng mười tháng tám chọi trâu thì về.

Dù ai buôn bán trăm nghề,

Mồng mười tháng tám trở về chọi trâu.


Văn hóa nghề nông cũng được diễn tả rõ nét qua công việc cày cấy, mối quan hệ giữa người và trâu. Trâu không còn là con vật mà còn là người bạn của nhà nông, họ thường tâm tình tha thiết với trâu về công việc cày cấy, ân cần khuyên bảo trâu ăn uống, làm lụng, luôn cả về vấn đề triết lí nhân sinh mà có lẽ nhiều người đã từng nghe:

Trâu ơi! Ta bảo trâu này!

Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.

Cày cấy vốn nghiệp nông gia,

Ta đây trâu đấy ai mà quản công!

Bao giờ cây lúa trổ bông,

Thời còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn.


Tuy vất vả nhưng có thể nói là người nông dân luôn yêu đời, lạc quan và tin tưởng vào tương lai tươi sáng. Họ coi việc cày cấy là niềm vui. Giữa trâu với người lao động, cảnh trâu và người cùng đồng hành hăng say trong công việc nhà nông, họ xem trâu như một thành viên trong gia đình:

Rủ nhau đi cấy đi cày

Bây giờ khó nhọc có ngày phong lưu

Trên đồng cạn, dưới đồng sâu

Chồng cày vợ cấy, con trâu đi bừa


Đề cập về mối quan hệ trai gái, câu tục ngữ “Trâu tìm cọc (cột) cọc (cột) chẳng tìm trâu” ám chỉ người con trai thường đi tìm người con gái để ngỏ lời chứ con gái không đi tìm con trai để tán tỉnh. Hình ảnh đáng yêu của “ngọn cỏ phất phơ” là em và anh là “con nghé nhởn nhơ” đi tìm cỏ, cỏ cần cho trâu và trâu bao giờ cũng khát khao ăn cỏ, như "chàng khát khao nàng" với câu ca dao:

Em như ngọn cỏ phất phơ,

Anh như con nghé nhởn nhơ giữa đồng


Để thề thốt yêu thương, ca dao về Trâu ví von:

Trăm năm còn có gì đâu

Miếng trầu liền với con trâu một vần


Hay trách móc khéo tuy nhẹ nhàng mà cay đắng:

Công anh chăn "nghé" đã lâu,

Bây giờ nghé đã thành trâu ai cày ?


Nhưng trong đời sống cũng có những cô gái có lối sống xa hoa vật chất, và để so sánh với hình ảnh con trâu chỉ ăn cỏ để sống qua ngày ca dao với ý muốn châm biếm không thiếu, như:

Ai nói chăn trâu là khổ??
Tôi chăn nàng còn khổ hơn trâu. 

Trong xã hội, thông thường dân làng nào thì theo tập quán của làng ấy theo kiểu "bảo thủ": 

Trâu đồng nào ăn cỏ đồng ấy 


Để tự than thở cho số phận hẩm hiu chẳng may trên con đường tình ái, ca dao cũng mượn con Trâu để diễn tả :

Chẳng qua số phận long đong 

Cột trâu, trâu đứt, cột tròng, tròng trôi


Chưa hết. Người đời còn mượn hình ảnh của con Trâu để nói lên sự thèm khát ái tình... Ca dao Việt Nam diễn tả rất khéo léo về tình tiết này qua yêu cầu của người bạn "có lẽ chưa chồng" muốn có được vòng tay ôm ấp một cách tế nhị như sau: 

Của chua ai nấy cũng thèm 

Em cho chị mượn chồng em vài ngày …


Và mời nghe người bạn gái trả treo rất văn chương, tuy đùa cợt nhưng thâm thúy : 

Chồng em đâu phải trâu cày 

Mà cho chị mượn cả ngày lẫn đêm 


Để đề cập về cách sống theo bầy đàn của trâu bò, cũng là tâm lí nói về tính cộng đồng xã hội: 

Trâu có đàn, bò có lũ


Người Việt Nam nói riêng, đa số tôn trọng và coi danh dự hơn cả của cải vật chất nên thường cố gắng tạo danh tiếng cho mình. Để nhắc nhở mọi người nên giữ gìn danh dự, có câu tục ngữ:

Trâu chết để da, người ta chết để tiếng.


Hoặc để cảnh giác, khuyên răn thì có câu: 

Trâu kia chết để bộ da

Người chết để tiếng xấu xa muôn đời


Ca dao hay tục ngữ truyền khẩu về con "TRÂU" thì còn rất nhiều nhưng người viết chỉ trích dẫn một số ít ca dao trên đây, góp nhặt được trên internet. Rất tiếc bài viết có giới hạn nên tôi không thể trích dẫn hết để trình bày cùng quí vị, mong thông cảm. Nhưng qua đó hy vọng cũng đủ gói ghém ý nghĩa sâu sắc của ca dao, có thể nói là căn bản của nền văn hóa dân tộc Việt Nam. Mong quý độc giả hoan hỷ cho mọi sơ sót. Đa tạ. 


Kính chúc Quý độc giả một năm mới TÂN SỬU 2021, "AN KHANG THỊNH VƯỢNG".



* © Lê Ngọc Châu – (Nhân Xuân TÂN SỬU 2021,  

       Nam Đức, ngày 08.01.2021), Phỏng tác theo ca dao, tục ngữ góp nhặt trên internet. Hình minh họa. 



Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
LTS: Nhân ngày Việt Báo tròn 30 tuổi, xin trích lại bài viết của cố nhà báo kỳ cựu Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh. Ông là vị chủ biên sáng lập Việt Báo, và là chánh chủ khảo đầu tiên của giải thưởng Viết Về Nước Mỹ.
Vào khoảng 2 tuần lễ trước đây, ngày 30-08 dương lịch, nhằm 14 hay 15 âm lịch; ngày Vu Lan tháng 7 ta, ngày báo ân phụ mẫu, cũng là mùa xá tội vong nhân, đồng thời mùa an cư cát hạ vừa hoàn mãn, chúng tôi được đọc bài chúc thư khánh tuế của hoà thượng Thích Tuệ Sỹ đăng trên Việt Báo...
Đang ở Thụy Điển, đang buông để tuổi già thanh thản, bình yên như cảnh mặt trời lặn trên biển chiều. Con gái Hòa Bình và thân hữu báo tin: Đến ngày 5 tháng 9, Việt Báo tròn 30 tuổi. Ngày 5 tháng 9, năm 1992 khai sinh của tờ báo. Chúng tôi bàng hoàng nhớ. Toa tầu ký ức, những toa tầu xình xịch chở nặng đi cùng với thời gian. Nặng lắm. Nặng tình nghĩa. Xin đừng hỏi một người “Đã mất ngày tháng” như tôi, phải nhớ rõ chi tiết, tháng nào, ngày nào. Chỉ nhớ có trước, có sau.
Chuyện này xảy ra với một nhà thơ, bạn tôi. Tôi chỉ ghi lại chuyện anh kể. Không thêm. Không bớt. Anh là nhà thơ không tăm tiếng. Tên anh không có trong danh bạ các nhà thơ hiện đại. Nhưng trong tôi anh để lại một dấu vết không phai mờ. Nó được tạc vào ký ức. Rõ nét. Như tạc trên đá.
Hadi Matar, người đàn ông bị buộc tội mưu sát tiểu thuyết gia nổi tiếng Salman Rushdie, thừa nhận rằng anh ta chỉ “đọc khoảng hai trang” trong cuốn “Những Vần Thơ Quỷ”, cuốn tiểu thuyết năm 1988 của Rushdie đã khiến những người Hồi giáo theo chủ nghĩa chính thống trên khắp thế giới tức giận. Cựu lãnh đạo tối cao của Iran, Ayatalloh Ruhollah Khomeini, người đã ban lời kêu gọi tất cả người Hồi giáo hạ sát Rushdie vào năm 1989, đã hoàn toàn không đọc cuốn sách này.
Cho đến năm 1922, Pasternak bị chấn động khi đọc tập thơ Versts của Tsvetaeva (khi đó đã rời khỏi Moscow và sống lưu vong cùng chồng là Sergei Efron), và đã gửi cho Tsvetaeva một bức thư bày tỏ sự ngưỡng mộ của mình. Từ đó bắt đầu nảy nở mối tình văn chương mãnh liệt qua thư từ giữa hai người. Cả hai đều trạc tuổi nhau (Pasternak khi ấy 32, Tsvetaeva 30) đều sinh trong một gia đình nhà giáo và đều có mẹ là nghệ sĩ piano, đều yêu tiếng Đức và văn học và âm nhạc Đức.
Trong một tiểu luận trên The New York Times Book Review năm 1985, Milan Kundera kể rằng ngay sau Mùa Xuân Praha ông bị treo bút. Một đạo diễn muốn giúp ông mưu sinh bằng cách đứng tên để ông chuyển thể tiểu thuyết Chàng ngốc của Dostoyevsky thành kịch bản sân khấu. Song khi đọc lại tác phẩm ấy, ông từ chối, dù chết đói cũng không thể bước vào "cái vũ trụ đầy những điệu bộ quá khích, những vực thẳm u ám và sự mùi mẫn hung bạo" của Dos...
Sự việc trên khiến tôi nhớ lại cách đây dễ thường gần 30 năm nhà văn Salman Rushdie viết cuốn Những Vần Thơ Quỷ và Ayatollah Khomeini của xứ Iran đã làm náo động cả thế giới – nhất là nước Anh bởi ông nhà văn này mang quốc tịch Anh – khi hạ chiếu chỉ fatwa công khai cho người đi tìm ông xử tử, bởi vì, theo họ, cuốn tiểu thuyết chứa đựng những tư tưởng báng bổ đạo Hồi và Thánh Muhammad.Để chứng tỏ đấy không phải lời đe dọa suông, họ cho người đánh bom khách sạn nơi ông nhà văn cư ngụ, ngay trung tâm đô thành London. Khá may, chỉ có một người thiệt mạng trong vụ đánh bom, còn ông nhà văn thì chẳng hề hấn gì. Tình hình căng thẳng đến nỗi Anh quốc và Iran cắt đứt quan hệ ngoại giao và Salman Rushdie đã phải lẩn tránh vào bóng tối.Không, đừng hiểu lầm người Hồi giáo, đấy chỉ là quan điểm cuồng tín và hành động cực đoan của một thiểu số người đạo Hồi, những người diễn giải cuốn thánh kinh Qur’an dưới lăng kính thiển cận, cực đoan và sai lầm. Đa phần người ta đều nghĩ như thế.
Lời giới thiệu: Dịch giả Trần C. Trí tốt nghiệp Tiến sĩ đại học UCLA, trong ngành Ngôn ngữ học chuyên về các thứ tiếng gốc La Tinh. Ông hiện là giáo sư khoa ngôn ngữ học, chú trọng vào tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha, và tiếng Việt, đã xuất bản nhiều sách giáo khoa, từ điển, biên khảo về các ngôn ngữ này, cùng tham gia tích cực vào các dự án về chương trình Việt ngữ hải ngoại, cũng như những sinh hoạt liên hệ đến văn hoá và giáo dục tại cộng đồng miền Nam California. Ông cũng đã cộng tác với Làng Văn, Canada (từ 1987 đến 1997), và với Da màu trong những năm gần đây, qua nhiều tác phẩm độc đáo, sâu sắc, và công phu, ở nhiều lãnh vực như truyện ngắn, kịch, biên khảo, nhận định, và dịch thuật. Tuyển tập Trong Vườn Mắt Em là tác phẩm dịch thuật đầu tay của ông, với một số truyện dịch đặc sắc đã xuất hiện lần đầu trên Da Màu. Bài phỏng vấn dưới đây được thực hiện qua email từ tháng 2, sau đó được bổ sung và hoàn tất vào đầu tháng 8 năm 2022.
Là một nhà thơ, một nhà văn, và là một nhà báo. Hẳn là quá nhiều cho một đời người. Và rồi trở thành chiến binh, sau khi quân Nga tiến vào chiếm bán đảo Crimea và tấn công miền Đông Ukraine năm 2014: nhà thơ Borys Humenyuk đã tình nguyện ra trận chống quân Nga. Một số bài thơ của ông được dịch sang tiếng Anh trong tuyển tập Poems From The War, do hai dịch giả Oksana Maksymchuk và Max Rosochinsky thực hiện. Borys Humenyuk ra đời năm 1965 tại ngôi làng Ostriv, thị trấn Ternopil, miền tây Ukraine. Ông là một nhà thơ, nhà văn và nhà báo. Humenyuk đã tham gia tích cực vào những cuộc biểu tình cuối năm 2013 để dẫn tới Cách mạng Nhân phẩm (Revolution of Dignity) của Ukraine trong tháng 2/2014. Những câu chuyện về chiến tranh được kể trong thơ Borys Humenyuk là có thật, không hư cấu.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.