Hôm nay,  

Văn Học Press Trân Trọng Giới Thiệu Biên Khảo Của Công Huyền Tôn Nữ Nha Trang: "Các Nhà Văn Nữ Miền Nam Việt Nam"

19/12/202016:41:00(Xem: 3605)


NC_Cover_PreOrder.jpg



CÁC NHÀ VĂN NỮ MIỀN NAM VIỆT NAM


WOMEN WRITERS OF SOUTH VIETNAM [1954-1975]


Biên khảo của | Research article by

CÔNG HUYỀN TÔN NỮ NHA TRANG

Bản dịch của | Translation by TRÙNG DƯƠNG

VĂN HỌC PRESS, 2020

Sách song ngữ | A Bilingual Book

Thiết kế bìa | Cover design by:

ĐINH TRƯỜNG CHINH


224 trang, ấn phí: US$18.00



Tìm mua trên BARNES & NOBLE

Xin bấm vào đường dẫn sau:


Women Writers of South Vietnam [1954-1975] by Ton Nu Nha Trang, Paperback | Barnes & Noble® (barnesandnoble.com)


Lời nhà xuất bản


Vào đầu thập niên 1980, cơ quan Social Science Research Council (Brooklyn, New York) cùng phối hợp với cơ quan American Council of Learned Societies (New York, New York) thành lập một Ủy ban Liên hợp về Đông Nam Á (Joint Committee on Southeast Asia) trong khuôn khổ chương trình vừa đề ra, có tên là Indochina Studies Program. Họ rao nhận đơn xin tài trợ để nghiên cứu về các vấn đề Đông Dương, gồm ba nước Việt, Miên và Lào, dựa vào hiểu biết và kinh nghiệm của các người tị nạn vừa rời khỏi ba quốc gia này từ sau 1975 và hiện cư ngụ tại Bắc Mỹ. Học bổng gồm 25.000 Mỹ kim, do ba cơ quan Ford Foundation, National Endowment for the Humanities và Henry Luce Foundation đứng ra tài trợ, với thời hạn nghiên cứu là một năm.

    Mười đề án đã được Ủy ban Liên hợp về Đông Nam Á chấp thuận, trong đó hết bốn đề án là của người Việt. Các đề án này gồm có nghiên cứu về báo chí Nam Việt Nam từ 1954 đến 1975, do nhà báo Đỗ Ngọc Yến đứng đơn, với sự cộng tác của bốn đồng nghiệp, gồm Khoan La-Phạm, Lê Đình Điểu, Phan Huy Đạt và Trần Văn Ngô. Học giả Huỳnh Sanh Thông đề nghị nghiên cứu về công cuộc giáo dục cải tạo (re-education) của chế độ Xã hội chủ nghĩa từ sau 1975. Nhà văn Võ Phiến Đoàn Thế Nhơn nghiên cứu về văn học Miền Nam, 1954-1975. Và Tiến sĩ Công Huyền Tôn Nữ Nha Trang nghiên cứu riêng về phụ nữ trong văn học Nam Việt Nam, 1954-1975.

    Vì lý do nào đó, dự án nghiên cứu về báo chí Miền Nam của nhà báo Đỗ Ngọc Yến đã không được hoàn tất. Ba dự án còn lại, gồm nghiên cứu của Giáo sư Huỳnh Sanh Thông, khi xuất bản có tựa là To Be Made Over: Tales of Socialist Re-education in Vietnam, gồm bài viết của 10 cựu tù cải tạo mà ông dịch và hiệu đính được xuất bản dưới hình thức tạp chí, Lạc Việt, số 5, ngày 1 tháng Một, 1988; cuốn Văn Học Miền Nam Tổng Quan, 1954-1975 của nhà văn Võ Phiến, có tính cách một hồi ký văn học hơn là biên khảo học thuật song chứa đựng các tài liệu văn học quý giá, ra mắt lần đầu vào năm 1986, và trước sau đã tái bản ba lần, 1988, 2000 và 2014; và công trình biên khảo Women Writers of South Vietnam, 1954-1975 của Tiến sĩ Công Huyền Tôn Nữ Nha Trang, xuất bản lần đầu trên tạp chí Vietnam Forum, số 9, 1987, của Đại học Yale, cho tới nay chỉ mới được biết tới trong giới đại học.

    Nhà xuất bản Văn Học Press chọn dịch ra Việt ngữ bài biên khảo này của Tiến sĩ Tôn Nữ Nha Trang, dưới tựa đề Các Nhà Văn Nữ Miền Nam, 1954-1975 vì thấy đây là một công trình biên khảo công phu, có giá trị vừa văn học vừa lịch sử. Tác phẩm của Tiến sĩ Tôn Nữ Nha Trang có tính cách văn học vì bài biên khảo gần 30.000 chữ này bao gồm gần toàn bộ các khuôn mặt phụ nữ mà các đóng góp của họ còn được lưu truyền từ đầu thế kỷ 18, hoặc sáng tác một cách tài tử hoặc một cách chuyên nghiệp (như về sau này), trong kho tàng văn học Việt, với trọng tâm khai triển chính của công trình nghiên cứu là 21 năm tại Miền Nam. Công trình nghiên cứu còn có tính cách lịch sử vì nó đồng thời phác họa lại những tiến hóa trong vai trò người nữ trong xã hội Việt, từ chỗ chỉ biết tới sinh hoạt trong bốn bức tường gia đình và khi nhàn rỗi viết văn làm thơ như một trò tiêu khiển, tới việc bước ra ngoài xã hội bươn chải sinh sống và nuôi gia đình bằng nghề viết tiểu thuyết như các năm cuối thập niên 1960 tới 1975 – một hiện tượng chưa hề xẩy ra trong đời sống văn học Việt trước đó.

    Các Nhà Văn Nữ Miền Nam 1954-1975 của Tiến sĩ Tôn Nữ Nha Trang không phải là tác phẩm duy nhất viết về các nhà văn nữ. Trước 1975, nhà văn Uyên Thao đã xuất bản Các Nhà Văn Nữ Việt Nam 1900-1970 (Nhân Bản, Sài Gòn, 1973). Tuy nhiên, đây là một tập sách phê bình hơn là biên khảo. Ngoài ra, tuy ghi là từ 1900, tập sách chỉ gồm có chín nhà văn, với bốn vị viết từ trước 1945, và năm người từ sau 1954. Rải rác đó đây là những bài tiểu luận hay phỏng vấn một số người nữ cầm bút.

    Do đấy, có thể nói, công trình biên khảo của học giả Tôn Nữ Nha Trang là độc nhất và bao gồm sâu rộng rất cần được phổ biến tới giới độc giả Việt như một gợi ý cho các công trình nghiên cứu tương lai.

    Sinh năm 1941 tại Nha Trang, Tiến sĩ Tôn Nữ Nha Trang là con đầu trong số 15 người con của nhà văn B.Đ. Ái Mỹ và nữ thi sĩ Trinh Tiên/Tâm Tấn. Bà theo học Đại học Văn Khoa, Sài Gòn từ 1961 tới 1962 thì đi du học tại International Christian University ở Mitaka, Tokyo. Từ năm 1965 tới 1966, bà phải tạm nghỉ học vì một tai nạn xe hơi làm mất trí nhớ và chấn thương một mắt. Năm sau, 1967, bà đỗ Cử nhân Ngôn ngữ và Văn chương Nhật Bản tại San Francisco State University, California. Sau khi lấy xong Cao học về Văn học sử so sánh, bà tiếp tục theo học tại University of California, Berkeley và đậu Tiến sĩ năm 1973 về Á Đông học. Luận án Tiến sĩ của bà nghiên cứu về vai trò truyền thống của phụ nữ Việt Nam phản ảnh trong văn chương truyền khẩu và văn chương viết. Từ 1975 tới 2007, bà dậy học tại các đại học Hawaii, California, Mã Lai, Nhật Bản, và Thái Lan. Toàn bộ tác phẩm đã xuất bản của bà có thể tìm thấy tại Web-site cá nhân tại http://www.second-sites.com/nhatrang/

    Vào mùa xuân năm 1984, Tiến sĩ Tôn Nữ Nha Trang đã bỏ ra nhiều tuần lễ tham khảo các tài liệu về văn học Miền Nam lưu trữ tại các thư viện đại học Mỹ. Sau đó bà liên lạc với các nhà văn, nhà báo Việt tị nạn tại Mỹ để xin gặp và phỏng vấn. Những cuộc phỏng vấn này đều có thu băng, và chụp hình (thời ấy còn sử dụng máy cassette và phim âm bản). Kết quả là công trình biên khảo mà Văn Học Press xin giới thiệu trong  tập sách này qua phần chuyển ngữ  của nhà văn Trùng Dương và hiệu đính của dịch giả Trịnh Y Thư.

    Đối tượng độc giả Văn Học Press nhắm đến khi xuất bản sách là tập thể người Việt, do đó mặc dù công trình của Tiến sĩ Tôn Nữ Nha Trang viết bằng tiếng Anh, bản dịch được đưa lên phần đầu của sách. Bản nguyên tác tiếng Anh được in kèm theo sau để độc giả tiện quy chiếu, tham khảo thêm.

– Văn Học Press, 2020


******

Văn Học Press

22 Agostino, Irvine, CA 92614 USA • vmail: +1-949-981-3978

email: vanhocpress@gmail.com • Facebook: Van Hoc Press



Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tập thơ nhan đề “A Thousand Times You Lose Your Treasure” (Một Ngàn Lần Bạn Đã Đánh Mất Bảo Vật Của Mình) của nhà thơ Hoa Nguyen đã được vào danh sách chung kết dài (longlist finalists) về thơ cho giải thưởng 2021 National Book Awards, theo bản tin hôm 24 tháng 9 năm 2021 của Business Insider. Hội bất vụ lợi National Book Foundation mỗi năm đều trao giải thưởng cho các sách mới ấn hành. Ban giám khảo được đề cử từ những người trúng giải trong quá khứ và nhiều nhà văn, nhà thơ nổi tiếng khác.
Chiều mưa công viên. Hẹn hò đời nhau, duyên nào níu gọi, ai biết. Mưa rơi tầm tã không thấy bóng xe qua. Dưới cây run lạnh, ướt đẫm những hồn lưu lạc. Tuổi trẻ tay trắng, chỉ có tình yêu là nơi gửi trọn tâm chí cuồng nhiệt, đắm say.
Khi một nhà hiền triết lánh đời để sống ẩn dật trong rừng sâu, một lãnh tụ xuất chúng hy sinh quên mình để cải hội, một nhà thơ miệt mài làm thơ để ca tụng vẻ đẹp của cuộc đời, hay một Thiền sư tịch cốc để đối mặt với khoảng vắng lặng mênh mông, tất cả những việc làm đó của họ, không ngoài mục đích nào khác hơn là phá cho được một con đường đề tự cứu mình và từ đó, giải phóng luôn những thống khổ muôn đời của kiếp người. Thu phong nhọ phất thiềm nha, Sơn vũ tiêu nhiên chầm lục la. Dĩ hỹ thành Thiền tâm nhất phiến, Cùng thanh tức tức vị thùy đa. (Sơn vũ) (Gió thu khuya khoắt thoảng hiên ngoài, Quạch quê nhà non lấp ruổi gai. Thôi đã theo Thiền lòng lặng tắt, Nỉ non tiếng dễ vẫn vì ai?) (13) (Huệ Chi dịch)
Cuốn On Earth We’re Briefly Gorgeous được viết dưới dạng một bức thư từ một người con trai có tên gọi Chó Con, gửi cho người mẹ mù chữ. Với nỗ lực giải thích cho Mẹ hiểu về bản thân mình, Chó Con đã bộc lộ hết tính cách, bản sắc riêng của mình – như những kết cấu từ bạo lực gia đình và xã hội. “Một thoáng rực rỡ” là những chuyến trở về thời thơ ấu đầy dãy những chấn thương từ chiến tranh trong gia đình ba thế hệ, những cơn nghiệp ngập, tình cảm tuổi mới lớn, tìm hiểu và nhận diện bản sắc, giới tính, tình cảm và xung đột gia đình, để rồi cuối cùng, chịu đựng một sự mất mát to lớn. Rất nhiều bài viết giới thiệu cuốn sách này đã được đăng tải trên các tờ báo và trang mạng Mỹ, Việt khắp nơi, nhưng độc giả người Việt vẫn chưa có được bản dịch tiếng Việt, hy vọng sẽ ra đời một ngày không xa.
Thi sĩ người Anh Thomas Ernest Hulme (1883-1917) đã viết về đêm trăng mùa thu như thế trong bài thơ “Autumn” [Mùa Thu] của ông được viết vào năm 1908. Bài thơ có cái nét nên thơ của một đêm trăng tròn mùa thu nơi miền quê thanh bình ở Việt Nam. Nước Mỹ đã chính thức bước vào mùa thu ngày 22 tháng 9, với đêm đã bắt đầu dài thêm và bầu trời vào ban đêm và sáng sớm lành lạnh. Ở Miền Nam California dường như hiếm thấy cảnh lá vàng rực rỡ vào mùa thu nhưng ở những tiểu bang cao hơn về phía bắc thì mùa thu đã bắt đầu vẽ những bức tranh màu vàng màu đỏ tuyệt đẹp. Mùa thu có lẽ là mùa thơ mộng nhất của năm.Mùa thu còn là nguồn cảm hứng bất tận của các nhà thơ và nhà văn. Trong văn học nước Mỹ có nhà văn Louis Bromfield đã viết cuốn tiểu thuyết “Early Autumn” [Chớm Thu] vào năm 1926 và nhờ cuốn sách này mà ông đã đoạt Giải Pulitzer Prize vào năm 1927. Nhân đầu thu xin đọc cuốn “Chớm Thu” của Bromfield. Nhưng Bromfield là ai?
Thử bút, không phải tùy bút, không phải tản mạn, không phải tạp văn… Nó ùa ra, nó túa ra, có lúc tòe loe, có khi hụt hẫng, những cảm hứng, những ngẫu hứng, những xúc động bất chợt, như không kềm chế được… Bạn tôi, Lữ Kiều Thân Trọng Minh, con mắt thầy thuốc đắn đo, cái hồn thi sĩ mang mang, trái tim hiền triết đông phương. Tuổi đôi mươi tự vấn văn chương, số phận, ý nghĩa đời người… Rồi “xuôi dòng” với bao bờ bến lạ. -- Đỗ Nghê Đỗ Hồng Ngọc
Chủ nhật, 27 tháng 5, gia đình chúng tôi cùng bốn người bạn đến chùa Hương Sen. Đến và biết, và là lần đầu đảnh lễ Ni sư Thích Nữ Giới Hương. Khi lễ Phật Đản kết thúc là “thủ tục” chúc mừng Sinh Nhật Ni sư Thích Nữ Giới Hương do Phật tử Chùa Hương Sen tổ chức. Đơn giản, nhẹ nhàng, nhanh gọn mà sao chúng tôi cảm nhận được sự ân cần, ấm áp của nghĩa tình Thầy-Trò trong kỷ niệm đáng nhớ này.
Trí tuệ và từ bi có phải chỉ riêng nhân loại mới có? Hay là, loài vật cũng có trí tuệ và từ bi, nhưng ở mức sơ khai hơn? Cuộc nghiên cứu mới đây về heo rừng cho thấy những bất ngờ về mức độ cao của không ngoan và tình thương nơi một trường hợp khảo sát. Cuộc nghiên cứu của các nhà khoa học tại Czech University of Life Sciences Prague cho thấy lần đầu tiên ghi lại đầy đủ hình ảnh về trường hợp được ghi lại trên báo Business Insider hôm 5/9/2021 qua bản tin nhan đề “A family of wild boars organized a cage breakout of 2 piglets, demonstrating high levels of intelligence and empathy” (Một gia đình heo rừng tổ chức phá cũi, cứu 2 heo con, cho thấy mức độ cao của trí tuệ và thương xót). (1) Các hình ảnh ghi lại cho thấy một heo rừng cái đã giúp 2 con heo nhỏ thoát ra khỏi 1 chuồng bẫy. Con heo rừng cái, dựa theo kích thước và tính phái nên được suy đoán là heo mẹ, đã tìm các chiến thuật để đẩy bật các thanh gỗ chốt đang chặn cửa chuồng bẫy.
Lời thơ mộc mạc, giản dị, ngôn từ mang âm hưởng của người dân quê miền Tây Nam Bộ, để diễn tả cảm xúc, tư duy gắn kết với con người, với sinh hoạt xã hội và thiên nhiên, để phát huy cái hay, cái đẹp truyền thống của Việt Nam. Ý thơ mang tính xây dựng, thể hiện gương mẫu đạo đức qua những bài học làm người. Người tốt, theo quan niệm “Trung, hiếu, tiết, nghĩa” của người xưa.