Hôm nay,  

Nụ Cười, Hạnh Phúc, Sức Khỏe Và Khổ Đau Trong Thời Đại Dịch

04/12/202000:00:00(Xem: 2831)

NU-CUOI-HANH-PHUC-SUC-KHOE-01a

Đức Tổng Giám Mục Desmond Tutu và Đức Đạt Lai Lạt Ma trong cuộc thảo luận về sự hỷ lạc được tổ chức tại trú xứ của Đức Đạt Lai Lạt Ma tại Dharamsala, HP, Ấn Độ vào tháng 4 năm 2015. (www.dalailama.com)

 
Tục ngữ Việt Nam có câu “Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ.” Câu nói này ngày nay đã được chứng thực qua nghiên cứu khoa học của Giáo Sư Janet M. Gibson dạy về Tâm Lý Học Nhận Thức tại Đại Học Grinnell College ở tiểu bang Iowa của Hoa Kỳ cho thấy rằng nụ cười là rất tốt cho sức khỏe tinh thần và thể xác.

Nhưng làm sao để có nụ cười an lạc trong cơn đau khổ của đại dịch vi khuẩn corona đã và đang hoành hành trên khắp thế giới trong hơn 10 tháng qua, mà tính đến cuối tháng 11 năm 2020 đã có hơn 63 triệu người bị truyền nhiễm Covid-19 và hơn 1.4 triệu người đã thiệt mạng?

Các chuyên gia y tế Hoa Kỳ và thế giới đều khuyên mỗi người hãy tự thực hiện các biện pháp ngăn ngừa đại dịch bằng cách tránh đến chỗ đông người, giữ khoảng cách xã hội ít nhất 6 feet, đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà, rửa tay thường xuyên ít nhất 20 giây đồng hồ bằng xà phòng hay nước khử trùng. Thực hiện các biện pháp này không chỉ là để bảo vệ cho bản thân mình mà còn giúp bảo vệ cho những người trong gia đình, cho bạn bè và cho những người chung quanh.

Các chuyên gia y tế cũng cho biết rằng vi khuẩn corona cũng được biết như là vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp. Bởi vậy, cải thiện cuộc sống tâm linh và biết cách hít thở là một trong những phương thức để giúp con người vượt qua thời đại dịch. Ký giả Emine Saner đã viết một bài nói về cách thở đúng được đăng trên trang mạng của báo Anh The Guardian vào ngày 26 tháng 8 năm 2020. Bà viết rằng, “Có sự gia tăng rất lớn trong lợi ích trong “hơi thở” trong vài năm qua, trong thế giới cuộc sống hạnh phúc tây phương ít nhất (sự thực hành tâm linh như Đạo Phật và Ấn Độ Giáo đã biết từ lâu về lợi lạc của cuộc sống khỏe mạnh nhờ hít thở).”

Khi thân không tật bệnh thì tâm cũng an vui và ngược lại, tâm an lạc thì thân cũng ít bệnh tật. Khi thân tâm khỏe mạnh thì nụ cười sẽ tươi.
 
Nụ cười tốt cho thân và tâm
 
Trong bài nghiên cứu đăng trên trang mạng www.theconversation.com hôm  23 tháng 11 năm 2020, Giáo Sư Janet M. Gibson nói rằng nụ cười thật sự rất hữu ích, bởi vì nó kích hoạt nhiều khu vực của não bộ là các khu vực kiểm soát hoạt động, cảm xúc, nhận thức và giao tiếp xã hội.
Trong bài viết “Giới Thiệu Tâm Lý Hài Hước,” bà cho biết rằng nhiều nhà nghiên cứu hiện nay nhận thức rõ về sức mạnh của nụ cười trong việc nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần.

NU CUOI HANH PHUC SUC KHOE 02

Nụ cười ngây thơ của em bé giúp nó phát triển tốt.(www.pixabay.com)


Con người bắt đầu cười từ lúc còn bé, khi nó giúp phát triển các bắp thịt và làm mạnh phần trên của cơ thể. Nụ cười không chỉ là hít thở, nó còn dựa vào nhiều kết hợp phức tạp của các bắp thịt ở mặt, thường liên quan đến việc vận động của hai con mắt, cái đầu và hai vai.

Nụ cười kích hoạt nhiều khu vực của não bộ gồm vỏ não vận động kiểm soát các bắp thịt; thùy trán giúp hiểu biết hoàn cảnh; và hệ thống limbic điều chỉnh các cảm xúc tích cực. Việc bật lên tất cả các dòng điện này sẽ tăng cường các kết nối hệ thần kinh và giúp não bộ khỏe khoắn điều phối hoạt động của nó.

Bằng việc kích hoạt các đường dây thần kinh của cảm xúc như vui sướng và vui vẻ, nụ cười có thể cải thiện lối sống của bạn và làm cho phản ứng về thể chất và cảm xúng giảm bớt căng thẳng. Thí dụ, cười có thể giúp kiểm soát các mức độ não bộ của chất dẫn truyền thần kinh serotonin [một hợp chất có trong tiểu cầu máu và huyết thanh], tương tự như thuốc chống trầm cảm làm. Bằng việc giảm tối thiểu các phản ứng của não bộ đối với các mối đe dọa, nó hạn chế việc thải ra chất dẫn truyền thần kinh và các hóc môn như cortisol mà có thể làm suy yếu hệ thống tim mạch, trao đổi chất và miễn nhiễm. Nụ cười giống như liều thuốc giải tỏa căng thẳng, mà làm suy yếu các hệ thống này và làm tăng khả năng bị bệnh.

Giáo Sư Gibson cho biết rằng ý nghĩa tốt của sự hài hước và nụ cười là dựa vào thước đo rộng lớn của trí thông minh xã hội và các nguồn trí nhớ hoạt động.

Nụ cười, như sự hài hước, thường bắt nguồn từ việc nhận ra những bất hợp lý hay ngớ ngẩn của một tình cảnh. Người ta cần giải quyết tinh thần hành vi hay sự kiện bất ngờ -- nếu không sẽ không cười được, mà chỉ có thể bị hoang mang. Suy luận ý định của người khác và nắm được quan điểm của họ có thể nâng cao cường độ của nụ cười và vui thích cảm giác họ có.

Để có được tình huống đùa giỡn hay hài hước, con người cần có thể nhìn thấy mặt sáng sủa hơn của sự việc. Người ta phải tin rằng có những điều có thể khác ngoài nghĩa đen – hãy nghĩ về chuyện thích thú có những mẫu truyện tranh với các động vật biết nói, như được tìm thấy trong “The Far Side” -- “The Far Side” là truyện tranh do Gary Larson tạo ra và được tổ chức bởi Chronicle Features và sau đó là Universal Press Syndicate, ra mắt từ ngày 31 tháng 12 năm 1979 đến ngày 1 tháng 1 năm 1995.

Nhiều khả năng nhận thức và xã hội cùng làm việc với nhau để giúp con người quan sát khi nào và tại sao nụ cười xảy ra trong lúc đối thoại. Người ta không cần phải nghe tiếng cười để có thể cười. Những người điếc đọc các câu qua các dấu chữ với nụ cười, cũng nhiều như người ta cười khi đọc chữ viết.

Nụ cười tạo ra các mối liên kết và làm gia tăng sự thân thiện với người khác. Nhà ngôn ngữ học Don Nilsen chỉ ra rằng cười khoái trá và cười đã đời ít khi xảy ra khi một mình. Nụ cười của đứa bé mới chào đời là dấu biệu phô bày ra ngoài sự hài lòng giúp tăng cường các mối liên kết với người chăm sóc.

Sau đó, nụ cười bộc lộ ra của con người là để chia xẻ sự thưởng thức tình huống. Thí dụ, những người nói chuyện trước đám đông và các kịch sĩ cố tạo nụ cười để làm cho khán giả cảm thấy gần gũi hơn với họ, để tạo sự thân thiện.

Bằng việc tập cười chút chút mỗi ngày, con người có thể nâng cao năng khiếu xã giao mà có thể không tự nhiên đến với con người. Khi cười trong phản ứng hài hước, con người chia xẻ cảm giác với người khác và học từ những nguy hiểm mà sự phản ứng của họ sẽ được chấp nhận/chỉa xẻ/thích thú bởi người khác và không bị từ chối/làm ngơ/không thích.

Trong các nghiên cứu, các nhà tâm lý đã khám phá rằng những người đàn ông với cá tánh Loại A, gồm tính cạnh tranh và nôn nóng, có chiều hướng cười nhiều hơn, trong khi những phụ nữ với các đặc tính đó thì cười ít hơn. Cả hai giới đều cười nhiều hơn với những người khi ở một mình.

Các nhà nghiên cứu tâm lý lạc quan nghiên cứu cách làm sao con người có thể sống cuộc đời ý nghĩa và phát triển. Nụ cười tạo ra các cảm xúc lạc quan dẫn tới loại thăng hoa này. Những cảm giác này – như vui chơi, hạnh phúc, sung sướng và vui vẻ -- xây dựng sự hồi phục và gia tăng suy nghĩ sáng tạo. Chúng làm tăng hạnh phúc cá nhân và sự thỏa mãn cuộc sống. Các nhà nghiên cứu thấy rằng những cảm xúc lạc quan này đã từng trải với sự hài hước và nụ cười liên quan tới sự thỏa mãn ý nghĩa của cuộc đời và giúp những người già giữ quan điểm lành mạnh của những khó khăn mà họ đối mặt suốt cuộc đời.

Nụ cười đáp ứng với sự thích thú là cơ chế ứng phó lành mạnh, theo Giáo Sư Gibson. Khi người ta cười, họ làm cho chính họ hay tình huống ít nghiêm trọng hơn và có thể cảm thấy mạnh mẽ để giải quyết vấn đề. Thí dụ, các nhà tâm lý học đo lường làn sóng và cường độ của nụ cưởi của 41 người trong 2 tuần lễ, cùng với những đánh giá của họ về sự căng thẳng thể chất và tinh thần. Họ phát hiện ra rằng càng cười nhiều, thì càng giảm căng thẳng. Dù là lúc cười mạnh, trung bình hay yếu trong cường độ không thành vấn đề.

Ngày càng có nhiều nhà trị liệu cổ võ việc sử dụng sự hài hước và nụ cười để giúp các thân chủ xây dựng niềm tin và cải thiện môi trường làm việc. Một đánh giá đối với 5 nghiên cứu khác nhau cho thấy rằng các đo lường cuộc sống khỏe mạnh đã gia tăng sau khi có nhiều nụ cười. Thỉnh thoảng gọi là chơi ở nhà thay vì làm việc ở nhà, những can thiệp này dưới dạng các hoạt động hài hước hàng ngày – chung quanh với nhiều người vui vẻ, xem hài kịch làm cho con người cười hay viết vài ba chuyện vui đã xảy ra trong ngày.

 Con người có thể thực hành việc cười ngay cả khi ở một mình. Để ý đến khía cạnh vui vẻ của các sự kiện. Yoga cười là kỹ thuật sử dụng các bắp thịt hít thở để đạt tới các phản ứng thể chất lạc quan của nụ cười tự nhiên với nụ cười sức mạnh (ha ha hee hee ho ho).

Các nhà nghiên cứu ngày nay chắc chắn không cười nhạo giá trị của nụ cười, nhưng các nghiên cứu về ảnh hưởng của nụ cười lên sức khỏe tinh thần và thể chất được dựa vào các do lường tự báo cáo. Ngày càng có nhiều thử nghiệm tâm lý quanh nụ cười hay bối cảnh mà trong đó nó xảy ra sẽ có vẻ ủng hộ sự quan trọng của nụ cười trong cuộc sống hàng ngày của con người, và có thể ngay cả đề xuất thêm các phương thức để thu hoạch lợi ích của nó.

Tuy nhiên, nụ cười thật sự chỉ xuất phát từ tâm trạng thoải mái, an vui và hạnh phúc, bởi vì khi đang gánh chịu khổ đau con người khó lòng nở được nụ cười tươi.

Hạnh phúc và khổ đau là hai trạng thái tâm lý, dù là tương đãi nhau trong ngôn ngữ và nhận thức của con người, chúng đôi khi lại có mối quan hệ rất khó phân. Chẳng hạn, một bà mẹ có thể làm việc rất cực nhọc, rất khổ sở để nuôi con, nhưng bà không cảm thấy khổ mà lại thấy vui, thấy hạnh phúc. Ngược lại, đôi khi có người nhìn từ ngoài thì thấy họ có cuộc sống rất giàu sang hạnh phúc, nhưng thực ra họ có nhiều nỗi khổ hơn một người nghèo sống đơn sơ và giản dị. Vì vậy, hạnh phúc hay khổ đau chủ yếu dựa vào cảm quan nhận thức đôi khi rất chủ quan của con người. Thi hào Nguyễn Du có hai câu thơ trong Truyện Kiều diễn tả đúng ý nghĩa này.
 
Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ
 
Đức Đạt Lai Lạt Ma Đời Thứ 14 đã giảng về ý nghĩa của hạnh phúc và khổ đau trong bài viết “Compassion as the Source of Happiness” [Từ Bi Như Là Nguồn Cội Của Hạnh Phúc] được đăng trên trang mạng www.dalailama.com. Xin trích dịch một số đoạn như sau.
 
Hạnh Phúc là gì?
 
Bởi vì mục tiêu của chúng ta và mục đích của đời sống là hạnh phúc, vậy thì hạnh phúc là gì? Đôi khi sự đau khổ thể xác có thể mang đến ý nghĩa sâu xa hơn của sự thỏa mãn giống như một lực sĩ sau khi tập luyện mệt mỏi. Như thế “hạnh phúc” có nghĩa là cảm nhận thỏa mãn sâu sắc. Rồi, đối tượng của cuộc sống hay mục tiêu của chúng ta là sự thỏa mãn.

Hạnh phúc, buổn phiền hay đau khổ -- đối với những thứ này, có hai mức độ: mức độ cảm quan và mức độ tinh thần. Mức độ cảm quan là thông thường với các loài động vật có vú nhỏ, ngay cả côn trùng – một con chuồng chuồng. Trong thời tiết lạnh, khi mặt trời lên, con chuồng chuồng bày tỏ khía cạnh hạnh phúc: nó bay vòng vòng rất đẹp. Trong phòng lạnh, nó xìu xuống: nó bày tỏ dấu hiệu buồn rầu. Nhưng, nếu có não bộ tinh vi, thì có cảm quan mạnh hơn của sự vui thích cảm thọ. Hơn nữa, dù, não bộ tinh vi của chúng ta có chiều kích lớn nhất và, do đó, chúng ta cũng có trí thông minh.

NU CUOI HANH PHUC SUC KHOE 03
Nụ cười với bạn bè nối kết mối giao tình thắm thiết.(www.pixabay.com)

Hãy xem xét trường hợp của con người là những người cảm thấy không có mối đe dọa thể xác. Họ có cuộc sống hạnh phúc, tiện nghi, bạn bè tốt, lương bổng khá, và nổi tiếng. Nhưng rồi, chúng ta biết rằng một số triệu phú, chẳng hạn – họ cảm thấy rằng họ là thành phần quan trọng của xã hội, nhưng thường những người này lại là những người có rất ít hạnh phúc. Trong một số trường hợp, tôi đã gặp người rất giàu, rất có ảnh hưởng là người đã cho thấy cảm giác rất bồn chồn, sâu bên trong, họ có cảm giác cô đơn, căng thẳng và lo sợ. Như thế, trên mức độ tinh thần, họ có đau khổ.

Chúng ta có trí thông minh tuyệt vời, vì thế mức độ tinh thần của kinh nghiệm của chúng ta chiếm ưu thế hơn mức độ thể xác. Đau đớn thể xác có thể được giảm thiểu tối đa hay bị khuất phục bởi nó. Như một thí dụ nhỏ, có lúc nào đó trong quá khứ tôi đã bị chứng bệnh nghiêm trọng. Nó rất đau đớn trong ruột của tôi. Lúc đó, tôi ở tại tiểu bang Bihar, là tiểu bang nghèo nhất của Ấn Độ và tôi đi ngang qua Bồ Đề Đạo Tràng và Đại Học Nalanda. Ở đó, tôi thấy nhiều trẻ em rất nghèo. Họ đang lượm phân bò. Họ không có trường học và tôi cảm thấy rất buồn. Rồi, gần tới Patna, thủ phủ của tiểu bang, tôi đau dữ dội và toát mồ hôi. Tôi để ý  một người bệnh già, một người đàn ông bệnh, mặc đồ trắng, rất, rất, rất dơ. Không người nào chăm sóc cho người bệnh đó; thật là rất buồn. Đêm đó tại phòng khách sạn của tôi, đau nhức thể xác của tôi đã rất nặng, nhưng tâm tôi lúc đó đang nghĩ tới những đứa trẻ và người đàn ông già đó. Điều quan tâm đó đã giảm rất nhiều sự đau đớn thể xác của tôi.

Lấy thí dụ những người luyện tập cho các Môn Thi Đấu của Thế Vận Hội. Họ tập luyện rất mạnh bạo, và bất kể đau đớn và cực nhọc mà họ trải qua nhiều cỡ nào, về mặt tinh thần họ có hạnh phúc. Do đó, mức độ tinh thần là quan trọng hơn kinh nghiệm thể xác. Bởi vậy, điều thực sự quan trọng trong cuộc sống là hạnh phúc và thỏa mãn.
 
Điều gì tạo ra hạnh phúc
 
Bây giờ, các nguyên nhân của hạnh phúc là gì? Tôi nghĩ rằng bởi vì yếu tố cơ thể này hoạt động tốt với tâm bình lặng, không phải với tâm rối loạn, do đó tâm bình lặng thì rất quan trọng. Bất luận là tình cảnh thể chất thế nào, sự bình lặng của tâm là quan trọng nhất. Như thế, làm sao chúng ta có thể làm cho tâm bình lặng?

Bây giờ, hãy giải thoát ra khỏi tất cả mọi vấn đề, điều đó có thể là không thực tiễn; và để làm cho tâm đần độn và quên đi các vấn đề của chúng ta, điều đó cũng không hiệu quả nốt. Chúng ta phải nhìn rõ vào vấn đề của mình và giải quyết chúng, nhưng cùng lúc giữ tâm bình lặng để chúng ta có thái độ thực tế và chúng ta có thể đối xử với chúng tốt, giải quyết chúng tốt.

Đối với những người dùng thuốc an thần, giảm đau, tốt thôi, nhưng tôi không có kinh nghiệm về điều này. Tôi không biết có phải, vào lúc khi con người uống thuốc giảm đau, thì trí thông minh của họ bén nhạy hay đần độn. Điều này tôi phải hỏi. Thí dụ, vào năm 1959, khi tôi tới Mussoorie, mẹ tôi hay có lẽ là người nào đó bị làm phiền và có nhiều lo lắng: ngủ không yên. Bác sĩ giải thích rằng có vài thứ thuốc mà họ có thể dùng, nhưng thuốc này sẽ làm cho tâm của họ ít minh mẫn. Tôi nghĩ lúc đó rằng điều đó không tốt. Về mặt nào đó, bạn có một chút lắng tâm, nhưng về mặt khác, nếu ảnh hưởng là sự kém minh mẫn, thì điều này không tốt. Tôi thích cách khác. Tôi thích có sự minh mẫn chức năng và chú tâm hoàn toàn và tỉnh giác, nhưng không bị buồn phiền. Sự tĩnh lặng tâm thức không buồn phiền là tốt nhất.

Bởi vậy, lòng thương yêu nhân ái của con người thực sự quan trọng: lòng yêu thương càng nhiều trong tâm của chúng ta, thì càng tốt cho các chức năng não bộ của chúng ta. Nếu tâm của chúng ta phát triển sự sợ hãi và giận dữ, thì khi nó xảy ra, các chức năng não bộ của chúng ta sẽ kém hơn. Trong một dịp mà tôi đã gặp một nhà khoa học là người đã hơn 80 tuổi. Ông ấy đã tặng cho tôi một cuốn sách của ông. Tôi nhớ không lầm thì cuốn sách đó có tựa đề là “We Are Prisoners of Anger” [Chúng Ta Là Tù Nhân Của Sự Sân Hận]. Trong khi thảo luận về kinh nghiệm của ông ấy, ông nói rằng khi chúng ta phát triển lòng giận dữ đối với một đối tượng, thì đối tượng xuất hiện một cách rất tiêu cực. Nhưng 90% của sự tiêu cực đó nằm trong dự đoán tinh thần của chúng ta. Điều này là từ kinh nghiệm của chính ông ấy.

Phật Giáo nói giống như thế. Khi cảm xúc tiêu cực phát triển, chúng ta không nhìn thấy hiện thực. Khi chúng ta cần lấy quyết định và tâm chúng ta bị khống chế bởi giận dữ; thì có nhiều cơ hội là, chúng ta sẽ có quyết định sai. Không ai muốn có quyết định sai, nhưng vào thời khắc đó, một phần trí thông minh của chúng ta và não bộ hoạt động để phân biệt đúng và sai và để có quyết định tốt nhất, thì lại làm việc rất tồi. Ngay cả các nhà lãnh đạo lớn cũng có kinh nghiệm giống như thế.

Do đó, từ bi và tình thương giúp não bộ hoạt động trôi chảy hơn. Thứ nữa, từ bi giúp chúng ta kiên cường nội lực; nó giúp chúng ta tự tin và giảm thiểu sợ hãi, mà, kết quả là giữ cho tâm của chúng ta bình lặng. Bởi thế, từ bi có hai chức phận: nó làm cho não bộ của chúng ta hoạt động tốt hơn và nó đem đến sức mạnh nội tâm. Những điều này, rồi thì, là các nguyên nhân tạo ra hạnh phúc. Tôi cảm nhận nó là như thế.

Bây giờ hãy nói đến tiềm năng khác, dĩ nhiên, cũng tốt cho hạnh phúc. Mọi người đều thích tiền chẳng hạn. Nếu chúng ta có tiền, thì chúng ta có thể tận hưởng các tiện nghi tốt. Thường, chúng ta xem những thứ này là các thứ quan trọng nhất, nhưng tôi nghĩ nó không phải vậy. Tiện nghi vật chất có thể đến bằng nỗ lực vật chất, nhưng tiện nghi tinh thần phải đến bằng nỗ lực tinh thần. Nếu chúng ta đi mua sắm và trả tiền cho chủ tiệm và nói rằng chúng ta muốn mua sự bình an của tâm hồn, thì họ sẽ nói họ không có bất cứ thứ nào như thế để bán. Nhiều chủ tiệm sẽ cảm thấy rằng đây là điều điên khùng và họ sẽ cười vào mặt chúng ta. Một số thuốc chích và thuốc viên uống có thể mang đến hạnh phúc hay sự bình yên của tâm hồn tạm thời, nhưng không ở mức độ viên mãn nhất. Chúng ta có thể nhìn thấy với thí dụ về sự tư vấn rằng chúng ta cần giải quyết các cảm xúc bằng thảo luận và hợp lý. Như thế, chúng ta phải sử dụng biện pháp tinh thần. Do đó bất cứ khi nào tôi thuyết giảng, tôi đều nói rằng chúng ta là những người hiện đại suy nghĩ quá nhiều về sự phát triển ngoại tại. Nếu chúng ta để ý duy nhất một mức độ đó, thì không đủ. Hạnh phúc và sự thỏa mãn thực sự phải đến từ bên trong.

Các yếu tố cơ bản đối với điều đó là từ bi và tình yêu thương nhân loại, và những điều này đến từ sinh học. Khi còn bé, sự sống còn của chúng ta tùy thuộc duy nhất vào sự yêu thương. Nếu sự yêu thương có, chúng ta cảm thấy an toàn. Nếu nó không có, chúng ta cảm thấy lo sợ và bất an. Nếu chúng ta bị chia lìa khỏi mẹ của chúng ta, chúng ta khóc. Nếu chúng ta nằm trong vòng tay ôm ấp một cách ấm áp của mẹ chúng ta, thì chúng ta cảm thấy hạnh phúc và chúng ta im lặng. Là một đứa bé, điều này là yếu tố sinh vật học. Một nhà khoa học chuyên về nhi đồng, là thầy của tôi, một nhà sinh vật học là người có dính vào bạo động chống nguyên tử -- ông ấy nói với tôi rằng sau khi sinh, sự ôm ấp của người mẹ trong nhiều tuần lễ là rất quan trọng đối với sự mở rộng não bộ và sự phát triển của đứa bé. Nó mang cảm giác an toàn và thoải mái và điều này dẫn tới sự phát triển đúng của sự phát triển vật lý, gồm não bộ.

Bởi vậy, hạt giống của từ bi và yêu thương không phải là điều đến từ tôn giáo: nó đến từ sinh học.  Mỗi người trong chúng ta đến từ dạ con của mẹ và mỗi người trong chúng ta đã sống nhờ sự chăm sóc và yêu thương của người mẹ. Trong truyền thống Ấn Độ, chúng tôi xem sự sinh từ hoa sen trong tịnh độ. Điều đó nghe rất hay, nhưng có lẽ người ở đó có tình cảm đối với hoa sen hơn những người khác. Vì vậy, sinh ra từ bào thai của bà mẹ là tốt hơn. Rồi chúng ta đã được trang bị với hạt giống của từ bi. Do vậy, những thứ đó là các nguyên nhân của hạnh phúc.

Để kết luận bài này xin trích câu kệ thứ 118 trong Kinh Pháp Cú [Dhammapada], Đức Phật dạy rằng, “Nếu người nào làm điều tốt, hãy để họ tiếp tục làm điều tốt và hãy để họ an lạc trong việc làm đó; sự tích tụ của điều tốt sẽ tạo ra hạnh phúc.”

Làm điều tốt là làm điều đúng, điều lợi lạc cho mình và cho người, mà trong thời đại dịch hiện nay chính là cẩn trọng để tự bảo vệ mình cũng là góp phần bảo vệ người khác và giúp giảm lây lan của vi khuẩn corona. Đó chính là mang lại hạnh phúc, niềm vui và nụ cười cho mình và tha nhân.
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong buổi tiếp kiến ban biên tập nguyệt san “Phụ nữ Giáo hội Thế giới” của báo Quan sát viên Roma của Toà Thánh, trong tuần qua, dịp kỷ niệm 10 năm thành lập, Đức Thánh Cha khích lệ mọi người và nói: “Phụ nữ có khả năng nói ba ngôn ngữ: lý trí, trái tim và đôi tay”. Có phải Đức Thánh Cha muốn nói: Đối với phụ nữ ba điều này là một: Một người phụ nữ thông minh họ có thể dùng đầu óc mình để thành đạt trong học vấn, trong nghề nghiệp nhưng đồng thời với trí óc thông minh, trái tim mẫn cảm, họ cũng dùng thêm đôi tay của mình để tạo ra những sản phẩm đẹp đẽ và đầy trí tuệ, đầy tình yêu.
Trên Văn Việt ngày 16 tháng 2 vừa qua, Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn (University of New South Wales, Sydney, Úc) cho biết một số độc giả trên mạng đã hiểu một cách sai lầm rằng câu “Lưỡi lê no máu rửa Tây hồ” là thơ của thi sĩ Vũ Hoàng Chương. Từ chuyện ngộ nhận ấy, nhiều vị viết lời bình luận rằng Vũ Hoàng Chương là một người sắt máu, chẳng khác gì Tố Hữu ngoài Bắc. Cũng qua câu trên, có người cho rằng thơ văn miền Nam thời Việt Nam Cộng Hoà cũng “máu me” lắm chứ chẳng nhân bản, nhân văn gì. Theo Giáo sư Tuấn, “Sự thật có lẽ không phải vậy, mà chỉ là một sự bịa đặt trong một cuốn tiểu thuyết, cuốn Ván Bài Lật Ngửa của tác giả Nguyễn Trương Thiên Lý” (tức nhà văn, nhà biên khảo, Ủy viên Tuyên huấn Trung ương Trần Bạch Đằng). Giáo sư Tuấn cho biết là câu ấy không có trong bài “Lửa từ bi” của Vũ Hoàng Chương, và chụp lại bài thơ “Từ đây” trong tập thơ Hoa Đăng của thi nhân họ Vũ (Sài Gòn : Văn Hữu Á Châu, 1959) để chứng minh rằng câu thơ ghê gớm ấy cũng không có trong đó:
Trong tiểu thuyết HIỆP KHÁCH HÀNH, nhà văn Kim Dung kể chuyện về cuộc phiêu lưu của chàng trai trẻ Thạch Phá Thiên từ năm 12 tuổi, không cha mẹ, anh em, họ hàng, bạn hữu, không học hành chữ nghĩa, không võ công, không tiền của, mà tình cờ lạc vào giữa chốn võ lâm giang hồ. Đọc xong bộ truyện, tôi tò mò muốn tìm hiểu bài thơ HIỆP KHÁCH HÀNH của thi hào Lý Bạch...
Ngày Xuân Phân là ngày chính giữa của mùa Xuân theo âm lịch và cũng là ngày đầu tiên của mùa Xuân ở Bắc bán cầu theo dương lịch (Vernal Equinox). Trong ngày này, thời gian của ban ngày và ban đêm bằng nhau, nói cách khác là âm dương cân bằng. Nhờ thế vạn vật bắt đầu sinh sôi nảy nở, hoa sẽ dâng hương cho niệm xuân tình. Trong một ngày lập xuân nhiều thế kỷ trước, Sư Huyền Quang [?] ngẫu nhiên bắt gặp hình ảnh một thiếu nữ bên song liền viết bài “Xuân Nhật Tức Sự”. Bài thơ tả người thiếu nữ đang thêu thùa, bỗng chim hoàng oanh líu lo từ lùm tử kinh bên ngoài khiến nàng ngừng mũi kim. Không tiếng lời vì xuân tràn trong ngỏ ý, ngoại cảnh cũng như tâm tư. Nói lời gì cũng bằng thừa khi mạch mới tràn dâng. Nụ đang chúm, không chỉ hoa, nụ còn là môi bung cánh sen, đỏ hường xuân thắm. Bởi vì bây giờ đã sang xuân. Xuân đang thì...
Ly dị, thông thường, bắt đầu bằng vết thương lòng. Những vết thương sâu đậm, máu chảy dai dẳng sẽ từ từ ẩn vào tiềm thức và ảnh hưởng vô thức hoạt động đưa ra những ý nghĩ về khuynh hướng ly hôn. Trong một số trường hợp, vết thương nhẹ, rướm máu sơ sài, nhưng bỗng dưng lớn chuyện, vì tự ái, vì tiếp tục tranh cãi, vì giận quá lỡ lời, vì bạo hành thiếu suy nghĩ. Từ đó, ly nước đã đổ xuống đất, làm sao để hốt lên? Trong một số trường hợp khác, có kẻ muốn ly dị vì nhiều lý do, từ tài chánh cho đến người thứ ba; từ xung đột trong đại gia đình đến thành công hoặc thất bại trên đường đời. Những trường hợp này vô cùng phức tạp, khó có thể giải thích cặn kẽ. Khó phân định lỗi phải. Tuy nhiên, có thể kết luận: Nếu yêu nhau đủ thì khó khăn nào cũng có thể vượt qua. Nhà nhân loại học Paul Bohannan đưa ra lý thuyết về ly dị, trình bày sáu giai đoạn riêng biệt mà một cá nhân sẽ trải qua trên đường ly hôn. Bohannan xác nhận: sáu giai đoạn có thể xảy ra theo thứ tự khác nhau và với cường độ khác nhau
Buổi ra mắt tập thơ “Tháng năm là mộng đang đi” của Nguyễn Thị Khánh Minh đã hoàn tất, nhưng nhiều câu hỏi vẫn lơ lửng sau khi nhà thơ nổi tiếng này nói rằng ấn phẩm này có lẽ là tập thơ cuối cùng của chị. Không có lời giải thích rõ ràng vì sao tập thơ thứ 12 này có thể là ấn phẩm cuối cùng của chị, nhưng buổi ra mắt sách hôm 25/2/2023 tại một quán cà phê giữa Little Saigon đã để lại nhiều kỷ niệm trong những người yêu thơ tham dự.
Đã năm mươi năm trôi qua, nguyên nhân thực sự về cái chết của nhà thơ Pablo Neruda vẫn là một câu hỏi còn bỏ ngỏ đối với nhiều người trên thế giới. Ông đột ngột lìa đời sau cuộc đảo chánh năm 1973 của Chile. Pablo Neruda không chỉ là nhà thơ từng đoạt giải Nobel danh giá, mà còn là một trong những nhà hoạt động chính trị có ảnh hưởng nhất ở Chile. Pablo Neruda công khai theo chủ nghĩa cộng sản, thẳng thắn ủng hộ và làm việc trong chính quyền của Salvador Allende, vị tổng thống cánh tả của Chile, cầm quyền từ năm 1970 đến năm 1973.
Tôi viết về Nhạc sĩ Phạm Duy, một bài khá dài, nhiều chương, với một tình cảm thân thiết, rõ ràng, đơn giản, như ta nói thân hình ông ta chia làm ba phần đầu mình và tay chân, trong đầu có bộ não, vầy thôi, nhưng/ hẳn sẽ làm rất nhiều người không đồng tình. Thậm chí cay đắng, “Thằng này đã ca ngợi thằng kia”.Đây là những người vốn không thích, chẳng ưa, rất ghét Phạm Duy. Tôi không có quyền bình phẩm đúng sai. Tôi vẫn tôn trọng những người này. Vì tôi hiểu, Tự do phải cần được tôn trọng.
Ngày 11 tháng 2 năm 2023, vài tờ báo và trang mạng trong nước đưa tin: Vũ Hoàng Chương từng được đề cử Giải Nobel Văn Chương (The Nobel Prize in Literature). Danh sách được Ủy Ban Nobel công bố trong tháng 2, năm 2023, sau 50 năm giữ kín theo quy định của giải này. Theo đó, Vũ Hoàng Chương là một trong 100 tác giả tên tuổi được đề cử giải Nobel Văn Chương năm 1972...
Vì "một lần mãi mãi", tôi xin được tỏ bày lòng biết ơn đối với nhà văn Nhã Ca và những người cầm bút biết nâng niu bảo bọc chân-thiện-mỹ cho nhân loại như bà. Vì những tác phẩm của họ, sẽ có thêm những niềm hạnh phúc tiếp theo cho người đọc.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.