Hôm nay,  

Nhà văn Lê Lạc Giao sách mới: Tập truyện Nụ Cười Buồn Mùa Hè

30/11/202011:57:00(Xem: 3121)


blank.

Tuyển tập 18 truyện ngắn của Lê Lạc Giao vừa lưu hành trên mạng Barnes & Noble Press. Tác phẩm do Văn Học Press xuất bản lần thứ nhất 2020.
.
Tác giả Lê Lạc Giao trong Lời Giới Thiệu đã viết: "...“nụ cười buồn mùa hè” là một tập truyện gồm 18 truyện ngắn, tuy các truyện hư cấu, nhưng nội dung phản ánh từ bao hoàn cảnh cuộc đời mà người viết đã trải qua. Là những giấc mơ đời dở dang nhưng được trình bày như những kinh nghiệm đã hoàn tất dù ước vọng vẫn cứ tiếp tục. Xin giới thiệu với bạn đọc và mong các bạn miễn chấp nếu vẫn còn có những sai sót kỹ thuật đáng tiếc."
.

Nhà phê bình Tô Đăng Khoa trong một bài dài phân tích về truyện Lê Lạc Giao, đã ghi nhận trong phần Bạt, trích nơi trang 355:
"Giá trị của 18 tuyển tập truyện ngắn “Nụ Cười Buồn Mùa Hè” không nằm ở tình tiết éo le gay cấn của truyện kể mà ở những diễn biến nội tâm phức tạp và vô cùng sâu sắc của nhân vật chính. Cốt truyện chỉ là cái nền, nhưng chính trên cái nền của những mảng đời bình thường đó, những tư tưởng thâm sâu, những nhận định rất sắc bén về những vấn đề quan trọng nhất của kiếp nhân sinh được nhà văn Lê Lạc Giao đề cập đến một cách vô cùng khéo léo và tài tình. Bị ném vào bối cảnh lịch sử, bị thế lực vô hình của truyền thống xô giạt vào những định mệnh đời thường, những nhân vật chính trong các truyện ngắn đều có những tư duy trăn trở để tìm ra lối thoát riêng cho chính mình: Có khi là hội họa, là sáng tạo, là rượu, là bạn bè, hay tìm về nguồn cội của gia phả v.v."


.
blank.
Nhà thơ Phan Tấn Hải, trong bài thơ "Nụ Cười Buồn Mùa Hè" dùng trong phần Bạt, trích 2 đoạn trong bài thơ 10 đoạn, ghi như sau:
.
...Năm mươi năm, chưa hề ngủ
ngó lịch sử, mắt trợn trừng
Nha Trang, Pleiku, Đà Nẵng
từng đêm tóc trắng soi gương
.
Nắng còn rơi, sân trường cũ
bụi mờ rồi, bạn học xưa
nhan sắc buồn chi mùa bão
nửa khuya ngồi đếm giọt mưa..."
.
Thiết kế bìa: Lê Lạc Giao – Lê Giang Trần. Dàn trang: Lê Giang Trần. Tuyển tập dày 364 trang. Giá 22 Mỹ Kim. Hai người viết Bạt là Tô Đăng Khoa và Phan Tấn Hải.
.
Mua trên mạng ở: Barnes & Noble .: https://bn.com/s/9781663590435
.

Nhà văn Lê Lạc Giao đã có sách đã xuất bản:
- Một Thời Điêu Linh (tập truyện) -2013
- Nửa Vầng Trăng Ký Ức (tập truyện) - 2016
- Có Một Thời Nhân Chứng (truyện dài) - 2018
- Nụ Cười Buồn Mùa Hè (tập truyện) - 2020
.
Sách Lê Lạc Giao sẽ xuất bản:
Tổ Quốc Trăm Năm (hồi ký)
Tuổi Trẻ Cô Đơn (truyện dài)
.
Liên lạc tác giả:
lelacgiao51@yahoo.com
.



Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Milan Kundera, nhà văn nổi tiếng quốc tế với những tác phẩm văn học bất đồng chính kiến ở Tiệp Khắc thời Cộng sản đã khiến ông phải sống cuộc đời lưu vong từ năm 1975, vừa qua đời ở Paris. Ông thọ 94 tuổi...
Cuộc phỏng vấn được thực hiện với ông Hoàng Hưng, cựu giáo viên trung học môn Văn, nhà thơ, dịch giả từ miền Bắc, và ông Lê Nguyễn, nhà nghiên cứu lịch sử độc lập, cựu Phụ tá Tỉnh trưởng đặc trách Phát triển Kinh tế dưới chế độ VNCH, từ miền Nam...
Anh tặng em mùi máu / Trên áo trận sa trường / Máu anh và máu địch / Xin em cùng xót thương... (Thơ TMT).
Lớp tuổi của chúng tôi, những người sinh ra và lớn lên trong những thập niên 30, 40, 50 của thế kỷ trước, được cắp sách đi học đến bậc trung học, chắc có lẽ ai ai cũng biết đến ông, nhà văn Nhất Linh, người sáng lập Tự Lực Văn Đoàn, nhà hoạt động cách mạng và chính trị Nguyễn Tường Tam. Hình ảnh của ông là biểu tượng cho một ước vọng tuổi trẻ – tuổi thanh niên lúc bấy giờ:..
Kể từ khi Putin xua quân xâm lược Ukraine ngày 24/2/2022, những vùng đất quân Nga xâm chiếm đã xảy ra những thảm cảnh vô cùng bi đát như cướp của, hãm hiếp phụ nữ rất man rợ! Những hình ảnh đó được loan tải trên hệ thống truyền thông, hầu hết các quốc gia trên thế giới lên án sự tàn ác, vô luân của quân Nga. Nhân đây, đề cập đến tác phẩm Giờ Thứ 25, cách đây hơn bảy thập niên, nhà văn Virgil Gheorghiu đã mô tả thú tính xác thịt của bọn quân xâm lược hãm hiếp phụ nữ thời đó và hiện nay man rợ như nhau...
Sáng thứ bảy, 3 tháng 6, thành phố Santa Ana còn trong tinh sương, các thiện nguyện viên trẻ của Hội Văn Học Nghệ Thuật Việt Mỹ VAALA đã lăng xăng bận rộn chuẩn bị cho chương trình hội luận khai mạc VietBookFest, Hội Chợ Sách đầu tiên giới thiệu sách viết bằng tiếng Anh của các tác giả gốc Việt, và đây cũng là hội chợ sách Việt có tầm vóc đầu tiên tại Hoa Kỳ, một ngày "festive" với nhiều sinh hoạt chữ nghĩa từ sáng đến chiều, bao gồm hội luận buổi sáng, chợ sách buổi trưa, và chương trình đọc thơ và trình diễn nhạc buổi chiều.
Chúng ta hàng ngày đọc tin thời sự, dễ dàng nhìn về thế giới Hồi giáo dường như đầy những bạo lực, và nhìn về một quốc gia Iran như một tuyến đầu tua tủa những dàn phóng phi đạn hướng về thế giới tự do. Chúng ta cũng từng thấy các chính phủ Hồi giáo theo các hệ phái khác nhau đã kình nhau, thậm chí trong một nước, như Iraq, cùng từng sinh khởi nội chiến. Tuy nhiên, vẫn có một Hồi giáo khác, một Hồi giáo rất mực hòa bình, một hệ phái ít được báo chí hàng ngày tường thuật chỉ vì họ không gây ra các biến cố hung hăng nào. Đó là Hồi giáo Sufi, một khuynh hướng rất mực thần bí có từ nhiều thế kỷ qua, và là nơi rất mực thơ mộng của Hồi giáo: một nơi của những dòng chữ về vẻ đẹp của sa mạc, của tịch lặng, của yêu thương. Các tác phẩm văn học Sufi ghi trong nhiều ngôn ngữ khác nhau, có nội dung tư tưởng thần bí của Hồi giáo Sufi. Khuynh hướng này trong tiếng Anh gọi tắt là Sufism
Nhiều năm trước, tôi có tham dự buổi ra mắt tác phẩm Mouring Headband For Hue của nhà văn Nhã Ca tại Toronto. Nghe danh Nhã Ca-Trần Dạ Từ đã lâu từ trong nước mãi đến nay tôi mới gặp cả hai ông bà. Mouring Headband For Hue do giáo sư Sử học, Tiến sĩ Olga Dror thuộc Đại học Texas A&M University chuyển ngữ từ tác phẩm Giải Khăn Sô Cho Huế, tập hồi ký của Nhã Ca in tại Sài Gòn 1969, được Giải Văn Chương Quốc gia Việt Nam Cộng Hòa năm 1970...
Chủ nhật tuần đó, tôi điện thoại cho nhà thơ Thành Tôn để mời Thành Tôn đi uống cà phê, Thành Tôn cho biết có nhà văn Song Thao từ Canada qua chơi. Tôi nói Thành Tôn mời luôn Song Thao, dù chưa gặp anh lần nào. Đó là lần lần đâu tiên tôi gặp Song Thao tại Quán Phở Quang Trung...