Hôm nay,  

Khôi Nguyên Nobel Văn Chương 2020 Louise Glück Sinh Ra Để Làm Thơ

23/10/202000:00:00(Xem: 2227)
 
Khoi Nguyen Nobel Van Chuong cv

Hình vẽ khôi nguyên Nobel Văn Chương 2020 Louise Glück.

(www.nobelprize.org


Ngày 8 tháng 10 năm 2020 Viện Hàn Lâm Thụy Điển công bố nhà thơ người Mỹ Louise Glück đã được chọn để trao Giải Thưởng Nobel Văn Chương  năm 2020. Trong thông báo chọn hoa khôi Nobel Văn Chương năm 2020, Thư Ký Thường Trực của Viện Hàn Lâm Thụy Điển là Mats Malm nói rằng nhà thơ Louise Glück được trao giải là “vì giọng thơ không thể nhầm lẫn của bà với vẻ đẹp khắc khổ làm cho sự hiện hữu của cá nhân thành phổ quát,” theo trang mạng của Ban Tổ Chức Giải Nobel www.nobelprize.org
 
Vậy nhà thơ Louise Glück là người như thế nào và sự nghiệp thơ văn của bà ra sao?
 
Cuộc đời của nhà thơ Louise Glück
 
Louise Glück có tên họ đầy đủ là Louise Elisabeth Glück. Bà sinh ngày 22 tháng 4 năm 1943 tại Thành Phố New York. Bà là người con gái lớn trong gia đình có hai người con gái còn sống. Cha bà là thương gia Daniel Glück và mẹ bà là người nội trợ Beatrice Glück, theo www.en.wikipedia.org.

Mẹ của bà Glück là con của gia đình gốc Do Thái-Nga, trong khi ông bà nội của bà là người gốc Do Thái-Hung Gia Lợi, đã di cư tới Hoa Kỳ trước khi cha của bà được sinh ra, và họ cuối cùng đã làm chủ một tiệm tạp hóa tại New York. Cha của Glück có hoài bảo muốn trở thành một nhà văn, nhưng lại đi vào con đường kinh doanh với một người anh em rể. Họ cùng nhau thành đạt khi phát minh ra con dao X-Acto. Mẹ của Glück đã tốt nghiệp Trường Cao Đẳng Wellesley. Trong thời thơ ấu của bà, cha mẹ bà đã dạy bà huyền thoại Hy Lạp và các câu chuyện cổ tích như cuộc đời của Joan of Arc. Bà đã bắt đầu làm thơ từ lúc còn bé.

Khi đến tuổi vị thành niên, Glück đã bị chứng bệnh tâm thần chán ăn, mà đã trở thành một thách thức vào cuối tuổi vị thành niên sang đến những năm tuổi thanh xuân của bà. Bà mô tả chứng bệnh này, trong một bài viết, như là kết quả của nỗ lực để khẳng định sự độc lập của bà đối với người mẹ. Ở bài viết khác, bà đã nối kết chứng bệnh này với cái chết của người chị, một sự kiện đã xảy ra trước khi bà sinh ra đời. Trong mùa thu của năm học lớp 12 tại Trường Trung Học George W. Hewlett High School, tại thành phố Hewlett, tiểu bang New York, bà đã bắt đầu điều trị theo phân tâm học. Vài tháng sau đó, bà đã nghỉ học để tập trung vào sự phục hồi, dù vậy bà vẫn tối nghiệp vào năm 1961. Với quyết định đó, bà đã viết rằng, “Tôi hiểu rằng vào lúc đó tôi sắp chết. Điều tôi biết một cách rõ ràng, trực quan hơn, là tôi không muốn chết.” Bà đã trải qua 7 năm sau đó để điều trị, mà bà tin là đã giúp bà vượt qua cơn bệnh và dạy bà cách suy nghĩ.

Do bệnh tật, Glück đã không ghi danh học đại học toàn thời gian. Bà mô tả quyết định bỏ qua việc học đại học để điều trị là cần thiết: “… tình trạng cảm xúc của tôi, sự nghiêm ngặt hành xử thái quá và sự lệ thuộc điên rồ vào nghi thức đã làm cho việc học không thể thực hiện.” Thực tế, bà đã lấy lớp học về thơ tại Trường Cao Đẳng Sarah Lawrence College và, từ năm 1963 đến 1966, bà đã ghi danh vào lớp học làm thơ tại Trường Tổng Hợp của Đại Học Columbia University, nơi đã cung cấp chương trình học vị cho những sinh viên không truyền thống. Trong khi ở tại đó, bà đã học với Léonie Adams và Stanley Kunitz. Bà đã ghi nhận các giáo viên này là những người cố vấn quan trọng trong việc bà phát triển như một nhà thơ.
 
Sự nghiệp văn chương
 
Sau khi rời trường Columbia không có bằng cấp, Glück đã sống bằng nghề một thư ký. Bà kết hôn Charles Hertz Jr. vào năm 1967. Cuộc hôn nhân đã chấm dứt trong ly dị. Vào năm 1968, Glück xuất bản tuyển tập thơ đầu tiên của bà, “Firstborn,” mà đã nhận được một số quan tâm phê bình tích cực. Tuy nhiên, rồi bà trải qua thời gian dài ngưng viết lách, chỉ là để chữa trị, theo bà cho biết, sau năm 1971, khi bà bắt đầu dạy thơ tại Trường Goddard College ở Vermont. Những bài thơ mà bà đã làm trong thời gian này được tuyển lựa in trong cuốn sách thứ hai của bà, “The House on Marshland” vào năm 1975, mà nhiều phê bình đã xem đó như là tác phẩm đột phá của bà, dấu hiệu “khám phá của một dòng thơ đặc biệt” của bà.

Khoi Nguyen Nobel Van Chuong 02a

Khôi nguyên Nobel Văn Chương 2020 Louise Glück.

(www.commons.wikimedia.org)


Vào năm 1973, Glück đã sinh người con trai tên là Noah, với người bạn trai John Dranow, một tác giả đã bắt đầu chương trình viết văn mùa hè tại Trường Goddard College. Năm 1977, bà và Dranow đã kết hôn. Năm 1980, Dranow và Francis Voigt, chồng của nhà thơ Ellen Bryant Voigt, đồng sáng lập trường tư nhân New England Culinary Institute, là một trường đại học làm kinh doanh. Glück và Bryant Voigt là những người đầu tư sớm nhất vào trường này và phục vụ trong ban giám đốc của trường.

Trong năm 1980, tuyển tập thơ thứ ba của Glück là cuốn “Descending Figure” đã được xuất bản. Thi phẩm này đã nhận được một số phê bình về âm điệu và chủ đề: thí dụ, nhà thơ Greg Kuzma cáo buộc Glück là “người thù ghé trẻ em” vì tuyển tập thơ đã được phổ biến rộng rãi hiện nay của bà, “The Drowned Children.” Tuy nhiên, trên đại thể, thi phẩm này được đón nhận tốt. Cùng năm này, một trận hỏa hoạn đã thiêu hủy căn nhà của Glück tại Vermont, khiến cho bà mất hết tất cả tài sản.

Ý thức được bi kịch đó, Glück đã bắt đầu làm thơ mà sau đó đã được in trong tuyển tập thắng giải của bà, “The Triumph of Achilles” vào năm 1985. Viết trong báo The New York Times, tác giả và nhà phê bình Liz Rosenberg mô tả tuyển tập thơ này như là “rõ hơn, trong hơn, và sắc nét hơn” tác phẩm trước của Glück. Nhà phê bình Peter Stitt thì viết trong báo The Georgia Review tuyên bố rằng tuyển tập thơ này đã cho thấy Glück nằm trong “số những nhà thơ quan trọng của thời đại chúng ta.” Từ tuyển tập, bài thơ “Mock Orange,” được xem là bài ca nữ quyền, được gọi là một “mảnh tuyển tập” vì nó thường xuyên xuất hiện trong các tuyển tập thơ và các khóa học đại học.

Năm 1984, Glück làm giảng viên cao cấp trong Phân Khoa Anh Ngữ của Đại Học Williams College tại tiểu bang Massachusetts. Năm sau đó, cha bà qua đời. Sự mất mát này thúc giục bà khởi sự làm tuyển tập thơ mới, “Ararat” vào năm 1990, tựa đề của tuyển tập nói đến ngọn núi trong câu chuyện về lũ lụt của Sáng Thế Kinh. Viết trong báo The New York Times vào năm 2012, nhà phê bình Dwights Garner gọi tuyển tập này là “cuốn sách chứa đầy đau đớn và buồn rầu của thi ca Mỹ đã được xuất bản trong vòng 25 năm qua.” Sau tuyển tập thơ này, Glück đã cho ra một trong những cuốn sách nổi tiếng và được đánh giá cao nhất là cuốn “The Wild Iris” vào năm 1992, mà trong những bài thơ của tuyển tập, mô tả những bông hoa trong vườn trong cuộc đối thoại với người làm vườn và một thiên thần về bản chất của cuộc đời. Nhà xuất bản Weekly tuyên bố đó là một “cuốn sách quan trọng” cho thấy “vẻ đẹp tuyệt vời của thơ.” Nhà phê bình Elizabeth Lund, viết trong báo The Christian Science Monitor, cho rằng tuyển tập thơ đó là “một tác phẩm quan trọng.” Tuyển tập này đã đưa bà nhận Giải Thưởng Pulitzer vào năm 1993, tạo dựng danh tiếng của Glück như là một nhà thơi Mỹ lỗi lạc.

Khoi-Nguyen-Nobel-Van-Chuong-03

Hình bìa tuyển tập thơ “The Wild Iris” của nhà thơ Louise Glück. 


Trong thập niên 1990s Glück đã thành công về văn học, nhưng cũng là thời kỳ khó khăn của cuộc sống cá nhân. Hôn nhân của bà với John Dranow đã gãy đổ trong ly dị, bản chất khó khăn đã ảnh hưởng vào mối quan hệ kinh doanh của họ, đưa đến kết quả là việc Dranow rời bỏ chức vụ của ông tại Viện New England Culinary Institute. Glück đã truyền trải kinh nghiệm của bà vào việc sáng tác, vào một thời kỳ sung mãn của sự nghiệp của bà. Vào năm 1994, bà xuất bản tuyển tập tiểu luận có tên “Proofs & Theories: Essays on Poetry” [Chứng Minh và Lý Thuyết: Các Tiểu Luận Về Thơ]. Rồi sau đó bà xuất bản tuyển tập thơ về bản chất của tình yêu và sự suy sụp của một hôn nhân có tên “Meadowlands” vào năm 1996. Tiếp theo bà cho ra đời 2 tuyển tập khác là “Vita Nova” vào năm 1999 và “The Seven Ages” vào năm 2001.

Vào năm 2004, phản ứng với cuộc tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001, Glück xuất bản một bài thơ dài như một cuốn sách có tựa đề “October.” Được chia ra làm 6 phần, bài thơ dựa trên thần thoại Hy Lạp để khám phá các khía cạnh của chấn thương và đau khổ. Cùng năm đó, bà đã được vinh danh trong chương trình Rosenkranz Writer in Residence – là chương trình mang các tác giả, nhà phê bình, nhà viết kịch, ký giả, nhà viết biên kịch, nhà viết tiểu luận và bình luận xã hội -- tại Đại Học Yale.

Kể từ khi tham gia giảng dạy tại Đại Học Yale, Glück đã tiếp tục xuất bản thơ. Các cuốn sách của bà được xuất bản trong thời kỳ này gồm “Averno” năm 2006, “A Village Life” năm 2009, và “Faithful and Virtuous Night” năm 2014. Vào năm 2012, việc xuất bản tuyển tập các bài thơ giá trị của bà trong nửa thế kỷ, có tên “Poems: 1962-2012,” được gọi là “một sự kiện văn học.” Tuyển tập các tiểu luận khác của bà có tên “American Originality” đã xuất hiện vào năm 2017.
 
Cõi thơ của Glück
 
Glück nổi tiếng với lời thơ có độ chính xác ngôn ngữ và giọng điệu khắc khổ. Nhà thơ Craig Morgan Teicher đã mô tả bà như là một nhà thơ “kiệm lời, khó nuốt, và không phung phi.” Học giả Laura Quinney đã cho rằng việc bà sử dụng cẩn thận chữ nghĩa đã đẩy Glück vào “hàng của những nhà thơ Mỹ là những người tạo giá trị sự cô đọng chữ nghĩa dữ dội,” từ Emily Dickinson tới Elizabeth Bishop. Thơ của Glück hiếm khi sử dụng vần điệu, thay vì vậy thơ bà dựa vào sự lập lại, câu thơ vắt dòng, và những kỹ thuật khác để tạo vần điệu.

Nhiều học giả và nhà điểm sách đã thảo luận phải chăng nhà thơ Glück được đánh giá đúng như là nhà thơ riêng tư, vì nợ đối với việc sử dụng ngôi thứ nhất phổ biến trong thơ của bà và chủ đề riêng biệt của chúng, thường được cảm hứng bởi các sự kiện trong đời tư của Glück. Học giả Robert Baker, trong bài “Versions of Ascesis in Louise Glück's Poetry,” cho rằng Glück “chắc chắn là nhà thơ riêng tư trong một vài ý nghĩa cơ bản,” trong khi nhà phê bình Michael Robbins, trong bài “The Constant Gardener: On Louise Glück,” thì lại bảo rằng thơ của Glück, không giống thơ của các nhà thơ riêng tư như Sylvia Plath hay John Berryman, “tùy thuộc vào sự hư cấu của sự riêng tư.” Nói cách khác, bà không thể là nhà thơ riêng tư, theo Robbins, nếu bà không nói với khán giả. Thêm nữa, Quinney cho rằng, đối với Glück, thơ riêng tư là “đáng ghét.” Những người khác nói rằng thơ của Glück có thể được xem như là tự truyện, trong khi kỹ thuật sử dụng thần thoại và nhiều cá tính sống khác nhau làm cho thơ bà còn hơn là những riêng tư.

Khoi Nguyen Nobel Van Chuong 04

Hình bìa tuyển tập thơ đầu tay “Firsborn” của nhà thơ Louise Glück.

( www.biblio.com


Trong khi tác phẩm của nhà thơ Glück có chủ đề đa dạng, các học giả và nhà phê bình xác định nhiều chủ đề quan trọng. Nổi bật nhất, có thể nói thơ của Glück tập trung vào sự chấn thương, khi bà đã viết qua suốt sự nghiệp văn chương của bà về cái chết, sự mất mát, sự từ chối, sự thất bại của các mối quan hệ, và các nỗ lực điều trị và sự đổi mới. Học giả Daniel Morris, trong tác phẩm “The Poetry of Louise Glück: A Thematic Introduction,” cho rằng ngay dù thơ của Glück sử dụng hạnh phúc truyền thống hay hình ảnh bình dị cũng “cho thấy sự tỉnh thức của tác giả về cái chết, về sự mất mát vô tội.”

Mối quan hệ giữa sức mạnh đối kháng của cuộc sống và cái chết trong tác phẩm của Glück cho thấy chủ đề thông thường khác của bà: sự ước muốn. Nhà thơ Glück thường viết rõ về nhiều hình thái của ước muốn – thí dụ, ước muốn yêu và để ý, ước muốn minh mẫn, hay ước muốn khả năng truyền đạt sự thật – nhưng sự tiếp cận của bà đối với ước muốn được đánh dấu bởi sự mâu thuẫn. Học giả Morris, trong tác phẩm nói ở trên, cho rằng thơ của Glück, mà thường theo quan điểm trái ngược, phản ảnh “mối quan hệ mâu thuẫn của chính bà với thân phận, quyền lực, cái chết, giới tính, và trên tất cả là ngôn ngữ.” Nhà văn Robert Boyer, trong tác phẩm “Writing Without a Mattress: On Louise Glück,” đã mô tả sự mâu thuẫn của Glück đối với ước muốn như là kết quả của “sự tự tra vấn kịch liệt.” Ông cho rằng “thơ của Glück ở chỗ tốt nhất là thường di chuyển giữa sự chùn lại và khẳng định, trực giác và phản ảnh… đối với một nhà thơ là người có thể thường có vẻ tầm thường và không ảo tưởng một cách bướng bỉnh, bà đã phản ứng mạnh mẽ trước sự lôi cuốn của sự kỳ diệu hàng ngày và sự trỗi dậy đột ngột của cảm xúc chế ngự.” Sự căng thẳng giữa những ước muốn xung đột nhau trong tác phẩm của Glück thể hiện cả trong sự giả định về các cá tính khác nhau từ bài thơ này sang bài thơ khác trong các tiếp cận khác nhau của bà đối với mỗi tuyển tập thơ của bà. Điều này đã khiến cho học giả James Longenbach, trong bài viết “Louise Glück's Nine Lives,” cho rằng “sự thay đổi là giá trị cao nhất của Louise Glück” và “nếu sự thay đổi là điều bà khao khát nhất, thì nó cũng là điều bà chống lại nhất, là điều khó khăn nhất đối với bà, là sự chiến thắng vất vả nhất.”

Chủ đề thơ khác của Glück là thiên nhiên có mặt trong nhiều bài thơ của bà. Nổi tiếng nhất là trong “The Wild Iris,” những bài thơ mô tả trong một khu vườn nơi những đóa hoa có tiếng nói thông minh, cảm xúc. Tuy nhiên, học giả Morris cho thấy rằng tác phẩm “The House on Marshland” cũng quan tâm đến thiên nhiên và có thể được đọc như là đọc lại của truyền thống Lãng Mạn của thơ thiên nhiên.  Trong tác phẩm “Ararat” cũng vậy, “hoa trở thành ngôn ngữ của buồn bã,” hữu ích cho việc tưởng niệm và cạnh tranh giữa những người buồn rầu để xác định “quyền sở hữu của thiên nhiên như là một hệ thống biểu tượng ý nghĩa.” Như thế, trong tác phẩm của Glück thiên nhiên là điều gì đó được xem là quan trọng và chấp nhận. Như nhà văn và nhà phê bình Alan Williamsion, trong tác phẩm “On Louise Glück: Change What You See,” chỉ ra rằng đôi khi nó cũng có thể cho thấy sự tuyệt diệu, như khi, trong bài thơ “Celestial Music,” người diễn thuyết nói rằng “khi bạn yêu thế giới thì bạn nghe nhạc trời,” hay khi, trong “The Wild Iris,” thiên thần nói qua những thay đổi thời tiết.
 
Đọc vài bài thơ của Glück
 
Sau đây xin trích dịch một vài bài thơ của nhà thơ Louise Glück để cống hiến cho độc giả. Trước hết là bài “The Red Poppy” [Đóa Anh Túc Đỏ]. Bài thơ này xuất hiện đầu tiên trong tuyển tập thơ “The Wild Iris” của nhà thơ Glück được Nhà Xuất Bản Ecco Press ấn hành vào năm 1992.
 
Đóa Anh Túc Đỏ
 
Điều tuyệt vời
là không có
phiền lòng. Những cảm giác:
ồ, tôi có những thứ đó; chúng
điều khiển tôi. Tôi có
chúa trên trời
gọi là mặt trời, và mở ra
cho ông, cho ông thấy
ngọn lửa trong trái tim tôi, lửa
như sự hiện hữu của ông.
Điều gì có thể vinh quang như thế
nếu không là trái tim? Ồ, các anh chị em của tôi,
phải chăng đã có lần yêu thích tôi, lâu lắm rồi,
trước khi bạn làm người? Bạn đã
cho phép mình
một lần mở ra, rồi sẽ không bao giờ
mở lần nữa? Bởi vì trong sự thật
Tôi đang nói bây giờ
là cách các bạn làm. Tôi nói
bởi vì tôi tan nát.
 
Bài thơ thứ hai xin trích dịch là bài “The Wild Iris” [Hoa Diên Vĩ Hoang Dại] của nhà thơ Louise Glück. Theo www.en.wikipedia.org, bài thơ này cũng là tựa đề của tuyển tập thơ “The Wild Iris” của Louise Glück. Qua tuyển tập này bà đã nhận được Giải Thưởng Pulitzer cho thể loại Thơ vào năm 1993. Cuốn sách này cũng đã nhận được Giải Thưởng William Carlos Williams Award của Hội Thơ Mỹ. Nhà Xuất Bản Weekly gọi tuyển tập thơ này là “khát vọng và độc đáo” và ca ngợi “sự kỳ lạ lặng thinh, đầy uy vũ” của nó.
 
Hoa Diên Vĩ Hoang Dại
 
Vào lúc tôi hết đau khổ
có cánh cửa.
Tôi nghe bên ngoài: đó là điều bạn nói cái chết
tôi còn nhớ.
Trên đầu, ồn ào, những cành thông chuyển động.
Rồi chẳng có gì. Mặt trời nhợt nhạt
nhấp nháy trên mặt hồ khô.
Thật là khủng khiếp để sống
khi còn ý thức
bị chôn trong lòng đất tối tăm.
Rồi chấm dứt: đó là điều bạn lo sợ, là
một tâm hồn và không thể
nói, kết thúc đột ngột, mặt đất cứng
cong lại một chút. Và điều tôi nghĩ là
những con chim nhảy nhót trong những bụi cây thấp.
Bạn là người chẳng nhớ
thông điệp từ thế giới khác
tôi nói với bạn rằng tôi có thể nói lại: bất cứ gì
trở lại từ sự lãng quên trở lại
để tìm tiếng nói:
từ giữa cuộc đời tôi đến
một suối nước tuyệt trần, màu xanh thẳm
che bóng lên mặt nước biển xanh.
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nữ sĩ Linh Bảo kỷ niệm sinh nhật 98 tuổi hôm chủ nhật April 14, 2024 và vừa mất sáng sớm hôm qua, April 22, 2024 tại tư gia ở Westminster, nam Cali...
Chiều thứ Bảy, 13/4/2024, tại hội trường Nhật báo Người Việt, Quận Cam, đã có một sự kiện văn học đáng chú ý. Đó là buổi Ra Mắt Sách (RMS) của nhà văn Đặng Thơ Thơ với cuốn tiểu thuyết mới nhất của chị, “Ai”...
Nhà văn, nhà thơ Viên Linh (1938-2024) vừa ra đi. Ông tên thật là Nguyễn Nam, sinh ngày 20/1/1938 tại Hà Nam, từ trần ngày 28/3/2024 tại Virginia, Hoa Kỳ, hưởng thọ 86 tuổi. Bài viết này để đưa tiễn nhà thơ Viên Linh, người mà tôi hân hạnh có nhiều năm thân cận tại Quận Cam, California. Tôi thuộc thế hệ sau nhà thơ Viên Linh rất xa, nên những gì biết và tương tác với nhà thơ chỉ là một góc nhìn. Tôi hân hạnh được gọi nhà thơ Viên Linh là "anh" theo thói quen giao tiếp trong giới văn nghệ, cũng như tôi đã gọi anh Mai Thảo, anh Nhật Tiến, anh Nguyễn Mộng Giác, anh Trần Dạ Từ, chị Nhã Ca... trong những buổi gặp nhau ở Quận Cam. Thật sự họ cách biệt tôi rất nhiều, vì họ đã hiện ra như các ngọn núi huyền thoại của văn học Miền Nam trước 1975. Và tôi đã có cơ duyên làm người bạn trẻ của họ. Và cũng là người viết các bản tin về họ, vì tôi phụ trách mục tin tức trên tờ Việt Báo. Trong các bài viết hay bản tin trước giờ về Viên Linh, đôi khi tôi gọi Viên Linh là anh, đôi khi gọi là ông.
Nhà thơ Viên Linh ra đi trong Tháng Ba, nhưng tang lễ của ông diễn ra trong Tháng Tư. Ừ nhỉ, Tháng Tư! Bây giờ đã bước vào Tháng Tư. Tháng Tư đối với người Việt Nam chứa đầy ký ức thương đau! Đất nước thay ngôi đổi chủ. Hàng hàng lớp lớp người bị đẩy vào các ngục tù khổ sai trên khắp nước. Hàng triệu người bị đuổi khỏi nhà cửa vườn tược để đi tới những “vùng kinh tế mới” xa xôi, lạ hoắc, những nơi “khỉ ho cò gáy.” Hàng trăm ngàn người bỏ nước ra đi, lên núi, xuống biển để tìm lẽ sống trong cái chết bi hùng! Đúng như nhà thơ Viên Linh đã viết, “Tháng tư máu chảy một trời sương tan.”
Cùng một thời điểm làm “Thơ Tình”với Đinh Hùng và Vũ Hoàng Chương, nhưng có một cái gì rất khác với hai thi sĩ này. Thanh Tâm Tuyền mở ra cho chúng ta một trang Thơ Tình rất lạ, rất khác, rất kén độc giả nhưng vô cùng quyến rũ. Nhân kỷ niệm ngày qua đời của Thi Sĩ Thanh Tâm Tuyền, tôi muốn nói về 2 bài Thơ trong số những bài Thơ tôi yêu thích của Thanh Tâm Tuyền...
Vòng Tay Học Trò là tác phẩm tiêu biểu của nữ văn sĩ Nguyễn Thị Hoàng, được đăng nhiều kỳ trên tạp chí Bách Khoa năm 1964. Tác phẩm được công chúng nồng nhiệt đón nhận và theo đó cũng hứng nhiều luồng ý kiến khác nhau, càng làm cho tác phẩm nổi tiếng hơn. Chính vì vậy, từ khi xuất hiện, tác phẩm đã gây được tiếng vang lớn, làm xôn xao dư luận trong giới chuyên môn và công chúng độc giả. Hàng chục năm sau, lúc chúng tôi còn nhỏ, chưa đọc tác phẩm đã thuộc tựa đề vì Vòng Tay Học Trò gắn liền với tên tuổi tác giả. Nói đến Nguyễn Thị Hoàng người ta nhớ đến Vòng Tay Học Trò...
Nhà sư, nhà thơ, nhà thư pháp Thích Nhuận Tâm cho biết sau khi thầy hoàn tất Lớp hướng dẫn thư pháp tại Huntington Beach, California cuối tuần này, Thầy sẽ bay sang Houston, Texas để sẽ hướng dẫn một lớp thư pháp dự kiến sẽ mở ra tại Tịnh Xá An Nhiên ở Houston.
Bài thơ Lời tình buồn được nhạc sĩ Vũ Thành An phổ nhạc năm 1967, khi nhạc sĩ và thi sĩ Chu Trầm Nguyên Minh cùng đang theo học lớp Sĩ quan tại quân trường Lam Sơn, Đồng Đế, đến nay đã trở thành một trong những ca khúc vượt thời gian, được thể hiện qua những giọng ca: Tuấn Ngọc, Khánh Ly, Bằng Kiều…
Trong một bối cảnh đất nước nhiễu nhương, hỗn loạn, nhà văn thường đóng một vai trò quan trọng bằng cách sử dụng ngôn từ của mình để phản ánh, phê bình, truyền cảm hứng và đôi khi thậm chí thách thức hiện trạng. Trong suốt chiều dài lịch sử, nhà văn phản ứng với những biến động khác nhau, cho dù đó là xã hội, chính trị hay văn hóa...
Tết và Xuân, Xuân và Tết, thời điểm kỳ lạ trong một năm. Vừa trông chờ vừa mong đừng đến. Vừa lưu luyến rét đông vừa háo hức xuân ấm. Vừa khép kín đoàn tụ gia đình vừa chan hoà xôn xao lễ hội. Vừa lặng lẽ hoài niệm chuyện riêng tư vừa hân hoan cùng nhau “nâng chén ta chúc nơi nơi”...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.