Hôm nay,  

Ký Ức Mùa Thu

18/10/202013:28:00(Xem: 2712)

                                                                                                                                                                                   blank


Trời cuối tháng Chín, sau vài ngày nắng gắt, khi mặt trời quay trở lại từ Bắc cực và đi ngang qua trên thành phố, cũng bắt đầu mùa táo chín, mùa Thu thật sự trở lại Chicago. Khí lạnh và gió heo may chợt tràn về. Loài di điểu từng hàng lớp lìa bỏ Chicago, lặng lẽ soi mình dưới đáy hồ Michigan, cùng nhau tìm về vùng đất ấm. Hồ Michigan cũng bắt đầu thở sương khói mùa Thu, mặc dầu màu mây chưa kịp ngã sang màu vàng ẩm đục. Hình như người Chicago không mấy ai bận tâm khi hàng phong trên đường phố lưa thưa nhuộm lá vàng. Các cô con gái Chicago vận thêm chiếc áo choàng màu đỏ đủ làm hồng đôi má. Màu mắt và màu tóc của các cô vẫn giữ nguyên màu vàng óng ả, dư âm của mùa Hè vừa đi qua.

Thầm kín cùng với mùa Thu, những mất mát thương đau, những hoài niệm những tình yêu cũ, những bia mộ gối chăn của ngày tháng cũ, thầm lặng trở về cùng gió heo may. Nghe gió mùa Thu thì thầm qua khe cửa, đêm nào thao thức nghe giọt mưa Thu, ai đó có trở nghiêng gối mộng tiếc nuối những mối tình theo những mùa Thu cũ như nước chảy qua cầu...

So với 4 mùa trong một năm, mùa Thu là một nét son trong thi ca, hội họa, âm nhạc, triết học...Với Nguyễn Du, mùa Thu là khoảnh khắc của giã từ "...Người lên ngựa kẻ chia bào-Rừng phong Thu đã nhuốm màu quan san...". Mùa Thu cũng là mùa của nhớ nhớ nhung, của hồi tưởng, của đam mê, của tình yêu réo gọi: "...Thú quê thuần hức bén mùi/Giếng vàng đã rụng một vài lá ngô- Chạnh lòng nhớ cảnh giang hồ- Một mùa quan tái mấy mùa gió trăng...".(*) Lưu Trong Lư táo bạo hơn và cũng tinh tế hơn khi ông mô tả những nhớ nhung, những mơ ước về chăn gối của một người chinh phu đối với người chinh phụ khi mùa Thu về: "Em không nghe mùa Thu/ Dưới trăng mờ thổn thức/ Em không nghe rạo rực/Hình ảnh kẻ chinh phu/ Trong lòng người cô phụ...".(**) Với bút pháp sâu lắng hơn, nhà thơ Cung Trầm Tưởng đã miêu tả mùa Thu như là mùa của tinh ái: "...Mùa Thu Paris/Tràn dâng đôi mi/Người em gác trọ/Sang anh gót nhỏ thì thầm..."(***)



Đối với nhà hiền triết Tam Nguyên Yên Đỗ, với chiếc thuyền câu bé tẻo teo  thả neo ngoài vòng thời gian, nhập hồn minh vào sương khói mùa Thu: "Ao Thu lạnh lẽo nước trong veo/ Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo/ Sóng biếc theo làn hơi gợn tí/ Lá vàng truóc giá sẽ đưa vèo/ Từng mây lơ lửng trời xanh ngắt/ Ngõ trúc quanh co khách vắng teo/Tựa gối ôm cần lâu chẳng được/ Cá đâu đớp động dưới chân bèo"..

Qua bao nhiêu biến động, thăng trầm của cuộc sống, hôm nay tuổi vừa ngoài 80, tôi vẫn không quên được tiếng hát của Em năm nào đã từng chia sẻ cho nhau với bài hát của Trịnh Công Sơn "Nhìn Những Mùa Thu Đi- Em nghe sầu lên trong nắng-Và lá rụng ngoài song- Nghe tên mình vào quên lãng- Nghe tháng ngày chết trong Thu tàn...". Cám ơn Em đã khắc họa tình Thu vào lòng tôi sâu lắng. Sau gần 50 năm, khi nhớ lại tiếng hát của Em mà nghe hồn mình rướm máu. 

Nhưng tất cả hình ảnh và cảm tác về mùa Thu vừa kể ở trên, cũng chỉ là mùa Thu trong văn chương, thi ca, âm nhạc... Nhưng hình ảnh mùa Thu trong đời thường của mỗi chúng ta hôm nay có lẽ sinh động hơn, thực tế hơn và đôi khi mùa Thu đi cùng nhịp sống lich sử của chúng ta trong thời hiện tại. Sống ở xứ người hơn 40 năm, chúng ta vẫn còn nuối tiếc mùa Thu ở quê nhà. Nhất là khi nhìn thấy lá phong trở màu vàng tại quê người làm sao quên được khoảnh khắc chiếc lá bàng nhuộm đỏ tai quê nhà. Đó cũng là lúc khởi đầu nguồn gió lao xao sóng nước hồ Tây, 5 Cửa Ô tràn ngập gió, nước sông Hồng bắt đầu vẩn đục, dâng lên xanh đậm bờ.  Làm sao quên được đêm mùa Thu Hà Nội ngạt ngào mùi hoa sửa, phố Hà Nội với mái ngói rêu phong với các cô con gái bờ môi đậm đỏ bích đào với áo dài nhung màu huyết dụ, vẫn còn lẫn quẫn đâu đây.

Sáng hôm nay tại Chicago tôi bất chợt gặp chiếc lá ngô đồng bay lạc vào căn gác nhỏ, lòng tôi bâng khuâng lạ thường. Nhớ lại mình, với thân phận của một kẻ luu vong, cũng chỉ là một chiếc lá bay lac vào cùng một căn gác nhỏ. Nhìn ra bầu trời đàn sếu vừa bay đi gọi nhau nghe tha thiết tìm về vùng đất ấm. Riêng tôi còn ngồi lại đây nghe mùa Thu qua../.


Đào Như

thetrongdao2000@yahoo.com 

Chicago

Nov 30-2016

Ghi Chú

(*)-Kiều-Nguyễn Du

(**)-Tiếng Thu-Lưu Trong Lư

(***)- Mùa Thu Paris-Cung Trầm Tưởng



Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nữ sĩ Linh Bảo kỷ niệm sinh nhật 98 tuổi hôm chủ nhật April 14, 2024 và vừa mất sáng sớm hôm qua, April 22, 2024 tại tư gia ở Westminster, nam Cali...
Chiều thứ Bảy, 13/4/2024, tại hội trường Nhật báo Người Việt, Quận Cam, đã có một sự kiện văn học đáng chú ý. Đó là buổi Ra Mắt Sách (RMS) của nhà văn Đặng Thơ Thơ với cuốn tiểu thuyết mới nhất của chị, “Ai”...
Nhà văn, nhà thơ Viên Linh (1938-2024) vừa ra đi. Ông tên thật là Nguyễn Nam, sinh ngày 20/1/1938 tại Hà Nam, từ trần ngày 28/3/2024 tại Virginia, Hoa Kỳ, hưởng thọ 86 tuổi. Bài viết này để đưa tiễn nhà thơ Viên Linh, người mà tôi hân hạnh có nhiều năm thân cận tại Quận Cam, California. Tôi thuộc thế hệ sau nhà thơ Viên Linh rất xa, nên những gì biết và tương tác với nhà thơ chỉ là một góc nhìn. Tôi hân hạnh được gọi nhà thơ Viên Linh là "anh" theo thói quen giao tiếp trong giới văn nghệ, cũng như tôi đã gọi anh Mai Thảo, anh Nhật Tiến, anh Nguyễn Mộng Giác, anh Trần Dạ Từ, chị Nhã Ca... trong những buổi gặp nhau ở Quận Cam. Thật sự họ cách biệt tôi rất nhiều, vì họ đã hiện ra như các ngọn núi huyền thoại của văn học Miền Nam trước 1975. Và tôi đã có cơ duyên làm người bạn trẻ của họ. Và cũng là người viết các bản tin về họ, vì tôi phụ trách mục tin tức trên tờ Việt Báo. Trong các bài viết hay bản tin trước giờ về Viên Linh, đôi khi tôi gọi Viên Linh là anh, đôi khi gọi là ông.
Nhà thơ Viên Linh ra đi trong Tháng Ba, nhưng tang lễ của ông diễn ra trong Tháng Tư. Ừ nhỉ, Tháng Tư! Bây giờ đã bước vào Tháng Tư. Tháng Tư đối với người Việt Nam chứa đầy ký ức thương đau! Đất nước thay ngôi đổi chủ. Hàng hàng lớp lớp người bị đẩy vào các ngục tù khổ sai trên khắp nước. Hàng triệu người bị đuổi khỏi nhà cửa vườn tược để đi tới những “vùng kinh tế mới” xa xôi, lạ hoắc, những nơi “khỉ ho cò gáy.” Hàng trăm ngàn người bỏ nước ra đi, lên núi, xuống biển để tìm lẽ sống trong cái chết bi hùng! Đúng như nhà thơ Viên Linh đã viết, “Tháng tư máu chảy một trời sương tan.”
Cùng một thời điểm làm “Thơ Tình”với Đinh Hùng và Vũ Hoàng Chương, nhưng có một cái gì rất khác với hai thi sĩ này. Thanh Tâm Tuyền mở ra cho chúng ta một trang Thơ Tình rất lạ, rất khác, rất kén độc giả nhưng vô cùng quyến rũ. Nhân kỷ niệm ngày qua đời của Thi Sĩ Thanh Tâm Tuyền, tôi muốn nói về 2 bài Thơ trong số những bài Thơ tôi yêu thích của Thanh Tâm Tuyền...
Vòng Tay Học Trò là tác phẩm tiêu biểu của nữ văn sĩ Nguyễn Thị Hoàng, được đăng nhiều kỳ trên tạp chí Bách Khoa năm 1964. Tác phẩm được công chúng nồng nhiệt đón nhận và theo đó cũng hứng nhiều luồng ý kiến khác nhau, càng làm cho tác phẩm nổi tiếng hơn. Chính vì vậy, từ khi xuất hiện, tác phẩm đã gây được tiếng vang lớn, làm xôn xao dư luận trong giới chuyên môn và công chúng độc giả. Hàng chục năm sau, lúc chúng tôi còn nhỏ, chưa đọc tác phẩm đã thuộc tựa đề vì Vòng Tay Học Trò gắn liền với tên tuổi tác giả. Nói đến Nguyễn Thị Hoàng người ta nhớ đến Vòng Tay Học Trò...
Nhà sư, nhà thơ, nhà thư pháp Thích Nhuận Tâm cho biết sau khi thầy hoàn tất Lớp hướng dẫn thư pháp tại Huntington Beach, California cuối tuần này, Thầy sẽ bay sang Houston, Texas để sẽ hướng dẫn một lớp thư pháp dự kiến sẽ mở ra tại Tịnh Xá An Nhiên ở Houston.
Bài thơ Lời tình buồn được nhạc sĩ Vũ Thành An phổ nhạc năm 1967, khi nhạc sĩ và thi sĩ Chu Trầm Nguyên Minh cùng đang theo học lớp Sĩ quan tại quân trường Lam Sơn, Đồng Đế, đến nay đã trở thành một trong những ca khúc vượt thời gian, được thể hiện qua những giọng ca: Tuấn Ngọc, Khánh Ly, Bằng Kiều…
Trong một bối cảnh đất nước nhiễu nhương, hỗn loạn, nhà văn thường đóng một vai trò quan trọng bằng cách sử dụng ngôn từ của mình để phản ánh, phê bình, truyền cảm hứng và đôi khi thậm chí thách thức hiện trạng. Trong suốt chiều dài lịch sử, nhà văn phản ứng với những biến động khác nhau, cho dù đó là xã hội, chính trị hay văn hóa...
Tết và Xuân, Xuân và Tết, thời điểm kỳ lạ trong một năm. Vừa trông chờ vừa mong đừng đến. Vừa lưu luyến rét đông vừa háo hức xuân ấm. Vừa khép kín đoàn tụ gia đình vừa chan hoà xôn xao lễ hội. Vừa lặng lẽ hoài niệm chuyện riêng tư vừa hân hoan cùng nhau “nâng chén ta chúc nơi nơi”...