Hôm nay,  

Nha Trang-Những Khi Nào Nhớ Lại

29/09/202009:20:00(Xem: 3439)

                                                                    

Mỗi lần nhớ lại Nha Trang, tôi nhớ bài thơ của Hồ Ngạc Ngữ: 

KÝ ỨC NHA TRANG 

"Những khi nào nhớ lại/ Nha Trang vẫn đẹp dịu dàng như một bài thơ tình/ Những con đường đẩm hương sứ trắng/ Sóng bạc đầu của Thức như tiếng đàn guitar của anh/ Biển của Hiền êm đềm trăng xanh/ Tiếng piano nhả những cơn sóng nhỏ Sonata 14.../ Trong cái nhìn mơ màng của Sa/ Đôi kính của Jean Paul Sartre cũng bị mờ đi trong khói sóng.../ Những khi nào nhớ lại/ Tôi sẽ nhớ nhiều đến những người bạn ở Nha Trang.../ Và tôi sẽ nhớ em như nhớ biển/ Dịu dàng nồng nàn như hương tóc rối.."(*)

Nha Trang có nhà thơ Hồ Ngạc Ngữ, có nhạc sỹ Minh Kỳ, có biển xanh, bãi cát trắng, có nắng ấm đủ hâm nóng ký ức mỗi khi ta xa và nhớ về Nha Trang. Nha Trang có những hải đảo, có đảo Hòn Yến án ngữ  từ ngoài khơi vịnh Nha Trang. Mỗi khi chiều vàng đến, những du khách chiêm ngưỡng những đỉnh núi trong vịnh Nha Trang đươc thấp sáng bằng nắng quái chiều hôm.  Có cậu hoc trò của trường Võ Tánh Nha Trang, Nguyễn Đức Sơn, đã từng qua những đêm trăng ở đây. Với một tâm hồn thi nhân lãng man, khi ra về anh còn ghi lại niềm tiếc thương cho kiếp sống vô thường của con người truóc sự vĩnh hằng của thiên nhiên bằng hai câu thơ lục bát:

                                          "Mai sau này chỗ tôi nằm-

                                       Sao rơi lạnh lẽo, âm thầm biển ru..."

Nha Trang ngày nay tự hào là thành phố của du lịch. Nhưng chính người Nha Trang đã phải ngỡ ngàng khi thấy các nhà đầu tư du lịch không biết bảo tồn cái vốn quí  của phong cảnh hữu tình của thành phố. Cái sa mạc đầy tham lam trong tâm hồn của cá nhà đầu tư đã không thương tiếc tàn phá thiên nhiên Nha Trang khi họ nhân danh phát triển.


Con đường Duy Tân doc theo bờ biển Nha Trang, đẹp như bài thơ không còn nữa. Có ai biết thương tiếc khi tên con đường này đổi thành đường Trần Phú, tràn ngâp những Restaurants, những Hotels thời thượng cao ngất 30-40 tầng lầu, đan xen với những trung tâm- VIP-LUXURIOUS FOOT MASSAGE- những chỉ dẫn cho thấy kiếp sống lầm than của thời chiến tranh vẫn lén lút tồn tại đâu đó. Khuông mặt trữ tình của đường phố  Nha Trang đã không còn nữa.  Chỉ còn những quán ăn, những quán Cà phê vỉa hè, vụ lợi,  mưu sinh...

Dưới lớp trầm tích của lich sử, ngày nay người Nha Trang vẫn còn niềm kiêu hãnh về cổ thành Diên Khánh, một kiến trúc quân sự kiên cường tuy cổ kính đã đứng vững trước thời gian qua  gần 225 năm lịch sử. Thành được chúa Nguyễn xây dựng năm Quí Sửu-1793- nhằm để phòng thủ án ngữ và bảo vệ  vùng đất Nam Trung Bộ. Thành Diên Khánh cách thị xã Nha Trang chừng 10 cây số, bây giờ còn lại cửa Đông và cửa Tây. Trên cửa thành đều có lầu. Sau 225 năm một phần thành vẫn còn nguyên vẹn măc dầu trong quá khứ, tướng của Tây Sơn, Trần Quang Diệu, nhiều lúc đánh phá thành này nhưng đều thất bại. Ngày nay người dân Diên Khánh vẫn còn những đêm nghe tiếng vó ngựa của quân chúa Nguyễn và tiếng chân của đàn voi của tướng Trần Quang Diệu, đi  rầm rập.   

Cách cửa Tây thành Diên Khánh chừng vài trăm mét có Nhà Thờ Hà Dừa rất đẹp, một trong những nhà thờ cổ kính còn sót lại sau chiến tranh. Nội thất của Nhà Thờ Hà Dừa theo lối kiến trúc Việt. Ghế ngồi của các Thầy Giảng là ghế bành chạm khắc hoa văn theo lối xưa của Việt Nam. Những trụ cột cao vút của Nhà Thờ bằng gỗ lim đánh bóng màu huyết dụ, tuyệt đẹp, chứng tích của một thời giao lưu văn hóa Việt Pháp. Tôi đã từng đứng bên trong ngôi giáo đường của Nhà Thờ Hà Dừa, nghe thời gian theo từng hồi chuông đổ...

Tôi trở lại Nha Trang vào năm 2012, sau hơn 40 năm tha hương, tôi không thể tìm lại con đường đất đã từng dẫn tôi đến ngọn đồi có chùa Hải Đức. Còn đâu bệ đá sau chùa mà tôi từng ngồi vào giờ cầu-kinh-chiều. Từ bệ đá ấy, tôi nhìn con sông chảy sau Chùa, với những bè rau muống trải dài đến chân cầu Hà Ra và Xóm Bóng, quê hương của " Kẻ Thừa Tự Ông Nam Hải-Le Fils De la Baleine- tác phẩm thời danh của nhà văn Nha Trang- Cung Giũ Nguyên- năm 1956, viết bằng tiếng Pháp, đươc dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới, được nhân loại ngưỡng mộ, đề cao, vào những năm 50-60 của thế kỷ trước. 

Không biết trong đám du khách đến Nha Trang hôm nay, có ai biết được và chứng kiến những sự kiện lịch sử vừa kể ở trên, trước khi họ rời khỏi Nha Trang?../. 
 

Đào Như

BS Đào Trong Thể

Chicago

Sept.29-2020

Ghi Chú

(*) Ký Ức Nha Trang-của Hồ Ngạc Ngữ,  Phổ biến trên báo VĂN số 25 ngày 12-3-1993 


Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ngô Thế Vinh là một tên tuổi đã thành danh ngay từ trước năm 1975 tại miền Nam Việt Nam. Ông đoạt Giải Văn Học Nghệ Thuật VNCH năm 1971 với tác phẩm Vòng Đai Xanh. Sau này ông có thêm hai giải thưởng: 1) Giải Văn Học Montréal 2002 Hội Quốc Tế Y Sĩ Việt Nam Tự Do với Cửu Long Cạn Dòng, Biển Đông Dậy Sóng và 2) Giải Văn Việt Đặc Biệt 2017 với Cửu Long Cạn Dòng, Biển Đông Dậy Sóng và Mekong Dòng Sông Nghẽn Mạch...
Người viết chơi với Phạm Thiên Thư từ những năm học trung học đệ nhất cấp khoảng 58-59. Thư đến nhà tôi ở ấp Cả Trắc, khu Ông Tạ và chúng tôi thường kéo nhau ra quán cà phê vợt ở đầu ngõ đi vào ấp. Trong những lần uống cà phê, Thư nói sôi nổi về việc lập học hội Hồ Quý Ly, để thực hiện việc nghiên cứu, viết văn, làm thơ. Mục đích là tiến tới làm một tập san văn nghệ...
Chúng tôi vẫn biết Hoàng Cầm là người cùng quê và là bạn với một ông anh họ từ thời kháng chiến chống Pháp, nhưng không ngờ nhà thơ lại theo xe ra đón chúng tôi ở phi trường Nội Bài. Hôm đó Hoàng Cầm mặc một cái màu đỏ xậm trông rất hào hoa dù Hà Nội năm đó vẫn còn rất nghèo...
Mở đầu cho sê-ri bài viết về phong trào Nhân Văn-Giai Phẩm thập niên 50 tại Bắc Việt Nam, là một tư liệu hiếm quý về/của nhà thơ Phùng Quán. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Nước Mỹ thế kỷ XX cống hiến cho nhân loại sự phong phú và đa dạng của các trào lưu, chủ đề và tiếng nói trong văn học. Một số tác giả và tác phẩm kinh điển đã xuất hiện trong thời kỳ này, góp phần phát triển truyền thống văn học có từ những thế kỷ trước. Riêng trong lĩnh vực tiểu thuyết, văn học hiện đại, thịnh hành vào đầu thế kỷ XX ở Châu Âu với kỹ thuật “dòng ý thức” trong tiểu thuyết của James Joyce và Virginia Woolf, lan rộng sang Mỹ, tìm cách tách rời các hình thức truyền thống thế kỷ XIX để cách tân và hình thành một dòng văn học mới với phong cách độc đáo, táo bạo và mở ra những cánh cửa thú vị bất ngờ cho người đọc đi vào ngôi nhà nghệ thuật. Kỷ nguyên văn học hiện đại phương Tây bắt đầu từ hai thập kỷ đầu của thế kỷ XX và, không thể nghi ngờ, Mỹ là quốc gia có những đóng góp to tát. Các tiểu thuyết gia lớn trong thời kỳ này, ta có thể nhắc đến F. Scott Fitzgerald, Ernest Hemingway và William Faulkner.
Bước đi như vậy rõ ràng là không cần lưu dấu; nhưng chính là bước đi siêu tuyệt của bậc đại nhân, đại sĩ: không dấu tích mà lại tràn đầy công đức, lợi ích cho dân tộc, đạo pháp và nhân loại nhiều thế kỷ sau.
Một chương trong tiểu thuyết Đường Về Thủy Phủ của nhà văn Trịnh Y Thư...
Vũ Hoàng Chương là một nhà thơ lớn của nước Việt trong thế kỷ 20. Ộng có địa vi cao cả trên thì văn đàn miền Nam và là người duy nhất được tôn xưng là thi bá...
Những phân đoạn này thuộc vào phần có tựa là “Dưới những gốc nho biển,” nằm trong tiểu thuyết “Đường về thủy phủ.” Tuy nhiên, cũng như phân đoạn [1-3] tôi đã nói ở trên, nó vẫn mang đủ những yếu tố của một truyện ngắn. Hẳn nhiên người đọc sẽ thấy rõ đây là dụng ý của tác giả. Và chỉ đến lúc đọc xong trọn “Đường về thủy phủ,” thì mới có một suy nghiệm tổng thể, và có thể bật ra cách ráp nối những mảnh hình, những sự kiện, và lóe sáng một sợi dây xuyên suốt tác phẩm qua bản chất của các nhân vật, để từ đó hiểu rõ hơn chủ đề của nhà văn Trịnh Y Thư...
Bùi Giáng qua đời tại Sài-gòn tháng 10-1998, tới tháng 10 năm này, 2023, đúng là 25 năm, một phần tư thế kỷ “Vắng bóng người Điên giữa kinh thành”. Trong tất cả các bút hiệu của Bùi Giáng, Sáu Giáng là tên hiệu dễ thương với mọi người, Bùi Giáng lại thích “anh Sáu Giáng” nhất; bởi/từ cái gốc gác quê mùa, đồi sim, ruộng lúa, tiếng gà trưa, con cò bãi nước xa, cái nền nhà lát gạch hoa, đứa con thứ sáu trong gia đình tộc Bùi, thằng bé Giáng tập bò tập đi.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.