Hôm nay,  

Nha Trang-Những Khi Nào Nhớ Lại

29/09/202009:20:00(Xem: 3448)

                                                                    

Mỗi lần nhớ lại Nha Trang, tôi nhớ bài thơ của Hồ Ngạc Ngữ: 

KÝ ỨC NHA TRANG 

"Những khi nào nhớ lại/ Nha Trang vẫn đẹp dịu dàng như một bài thơ tình/ Những con đường đẩm hương sứ trắng/ Sóng bạc đầu của Thức như tiếng đàn guitar của anh/ Biển của Hiền êm đềm trăng xanh/ Tiếng piano nhả những cơn sóng nhỏ Sonata 14.../ Trong cái nhìn mơ màng của Sa/ Đôi kính của Jean Paul Sartre cũng bị mờ đi trong khói sóng.../ Những khi nào nhớ lại/ Tôi sẽ nhớ nhiều đến những người bạn ở Nha Trang.../ Và tôi sẽ nhớ em như nhớ biển/ Dịu dàng nồng nàn như hương tóc rối.."(*)

Nha Trang có nhà thơ Hồ Ngạc Ngữ, có nhạc sỹ Minh Kỳ, có biển xanh, bãi cát trắng, có nắng ấm đủ hâm nóng ký ức mỗi khi ta xa và nhớ về Nha Trang. Nha Trang có những hải đảo, có đảo Hòn Yến án ngữ  từ ngoài khơi vịnh Nha Trang. Mỗi khi chiều vàng đến, những du khách chiêm ngưỡng những đỉnh núi trong vịnh Nha Trang đươc thấp sáng bằng nắng quái chiều hôm.  Có cậu hoc trò của trường Võ Tánh Nha Trang, Nguyễn Đức Sơn, đã từng qua những đêm trăng ở đây. Với một tâm hồn thi nhân lãng man, khi ra về anh còn ghi lại niềm tiếc thương cho kiếp sống vô thường của con người truóc sự vĩnh hằng của thiên nhiên bằng hai câu thơ lục bát:

                                          "Mai sau này chỗ tôi nằm-

                                       Sao rơi lạnh lẽo, âm thầm biển ru..."

Nha Trang ngày nay tự hào là thành phố của du lịch. Nhưng chính người Nha Trang đã phải ngỡ ngàng khi thấy các nhà đầu tư du lịch không biết bảo tồn cái vốn quí  của phong cảnh hữu tình của thành phố. Cái sa mạc đầy tham lam trong tâm hồn của cá nhà đầu tư đã không thương tiếc tàn phá thiên nhiên Nha Trang khi họ nhân danh phát triển.


Con đường Duy Tân doc theo bờ biển Nha Trang, đẹp như bài thơ không còn nữa. Có ai biết thương tiếc khi tên con đường này đổi thành đường Trần Phú, tràn ngâp những Restaurants, những Hotels thời thượng cao ngất 30-40 tầng lầu, đan xen với những trung tâm- VIP-LUXURIOUS FOOT MASSAGE- những chỉ dẫn cho thấy kiếp sống lầm than của thời chiến tranh vẫn lén lút tồn tại đâu đó. Khuông mặt trữ tình của đường phố  Nha Trang đã không còn nữa.  Chỉ còn những quán ăn, những quán Cà phê vỉa hè, vụ lợi,  mưu sinh...

Dưới lớp trầm tích của lich sử, ngày nay người Nha Trang vẫn còn niềm kiêu hãnh về cổ thành Diên Khánh, một kiến trúc quân sự kiên cường tuy cổ kính đã đứng vững trước thời gian qua  gần 225 năm lịch sử. Thành được chúa Nguyễn xây dựng năm Quí Sửu-1793- nhằm để phòng thủ án ngữ và bảo vệ  vùng đất Nam Trung Bộ. Thành Diên Khánh cách thị xã Nha Trang chừng 10 cây số, bây giờ còn lại cửa Đông và cửa Tây. Trên cửa thành đều có lầu. Sau 225 năm một phần thành vẫn còn nguyên vẹn măc dầu trong quá khứ, tướng của Tây Sơn, Trần Quang Diệu, nhiều lúc đánh phá thành này nhưng đều thất bại. Ngày nay người dân Diên Khánh vẫn còn những đêm nghe tiếng vó ngựa của quân chúa Nguyễn và tiếng chân của đàn voi của tướng Trần Quang Diệu, đi  rầm rập.   

Cách cửa Tây thành Diên Khánh chừng vài trăm mét có Nhà Thờ Hà Dừa rất đẹp, một trong những nhà thờ cổ kính còn sót lại sau chiến tranh. Nội thất của Nhà Thờ Hà Dừa theo lối kiến trúc Việt. Ghế ngồi của các Thầy Giảng là ghế bành chạm khắc hoa văn theo lối xưa của Việt Nam. Những trụ cột cao vút của Nhà Thờ bằng gỗ lim đánh bóng màu huyết dụ, tuyệt đẹp, chứng tích của một thời giao lưu văn hóa Việt Pháp. Tôi đã từng đứng bên trong ngôi giáo đường của Nhà Thờ Hà Dừa, nghe thời gian theo từng hồi chuông đổ...

Tôi trở lại Nha Trang vào năm 2012, sau hơn 40 năm tha hương, tôi không thể tìm lại con đường đất đã từng dẫn tôi đến ngọn đồi có chùa Hải Đức. Còn đâu bệ đá sau chùa mà tôi từng ngồi vào giờ cầu-kinh-chiều. Từ bệ đá ấy, tôi nhìn con sông chảy sau Chùa, với những bè rau muống trải dài đến chân cầu Hà Ra và Xóm Bóng, quê hương của " Kẻ Thừa Tự Ông Nam Hải-Le Fils De la Baleine- tác phẩm thời danh của nhà văn Nha Trang- Cung Giũ Nguyên- năm 1956, viết bằng tiếng Pháp, đươc dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới, được nhân loại ngưỡng mộ, đề cao, vào những năm 50-60 của thế kỷ trước. 

Không biết trong đám du khách đến Nha Trang hôm nay, có ai biết được và chứng kiến những sự kiện lịch sử vừa kể ở trên, trước khi họ rời khỏi Nha Trang?../. 
 

Đào Như

BS Đào Trong Thể

Chicago

Sept.29-2020

Ghi Chú

(*) Ký Ức Nha Trang-của Hồ Ngạc Ngữ,  Phổ biến trên báo VĂN số 25 ngày 12-3-1993 


Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tập thơ nhan đề “A Thousand Times You Lose Your Treasure” (Một Ngàn Lần Bạn Đã Đánh Mất Bảo Vật Của Mình) của nhà thơ Hoa Nguyen đã được vào danh sách chung kết dài (longlist finalists) về thơ cho giải thưởng 2021 National Book Awards, theo bản tin hôm 24 tháng 9 năm 2021 của Business Insider. Hội bất vụ lợi National Book Foundation mỗi năm đều trao giải thưởng cho các sách mới ấn hành. Ban giám khảo được đề cử từ những người trúng giải trong quá khứ và nhiều nhà văn, nhà thơ nổi tiếng khác.
Chiều mưa công viên. Hẹn hò đời nhau, duyên nào níu gọi, ai biết. Mưa rơi tầm tã không thấy bóng xe qua. Dưới cây run lạnh, ướt đẫm những hồn lưu lạc. Tuổi trẻ tay trắng, chỉ có tình yêu là nơi gửi trọn tâm chí cuồng nhiệt, đắm say.
Khi một nhà hiền triết lánh đời để sống ẩn dật trong rừng sâu, một lãnh tụ xuất chúng hy sinh quên mình để cải hội, một nhà thơ miệt mài làm thơ để ca tụng vẻ đẹp của cuộc đời, hay một Thiền sư tịch cốc để đối mặt với khoảng vắng lặng mênh mông, tất cả những việc làm đó của họ, không ngoài mục đích nào khác hơn là phá cho được một con đường đề tự cứu mình và từ đó, giải phóng luôn những thống khổ muôn đời của kiếp người. Thu phong nhọ phất thiềm nha, Sơn vũ tiêu nhiên chầm lục la. Dĩ hỹ thành Thiền tâm nhất phiến, Cùng thanh tức tức vị thùy đa. (Sơn vũ) (Gió thu khuya khoắt thoảng hiên ngoài, Quạch quê nhà non lấp ruổi gai. Thôi đã theo Thiền lòng lặng tắt, Nỉ non tiếng dễ vẫn vì ai?) (13) (Huệ Chi dịch)
Cuốn On Earth We’re Briefly Gorgeous được viết dưới dạng một bức thư từ một người con trai có tên gọi Chó Con, gửi cho người mẹ mù chữ. Với nỗ lực giải thích cho Mẹ hiểu về bản thân mình, Chó Con đã bộc lộ hết tính cách, bản sắc riêng của mình – như những kết cấu từ bạo lực gia đình và xã hội. “Một thoáng rực rỡ” là những chuyến trở về thời thơ ấu đầy dãy những chấn thương từ chiến tranh trong gia đình ba thế hệ, những cơn nghiệp ngập, tình cảm tuổi mới lớn, tìm hiểu và nhận diện bản sắc, giới tính, tình cảm và xung đột gia đình, để rồi cuối cùng, chịu đựng một sự mất mát to lớn. Rất nhiều bài viết giới thiệu cuốn sách này đã được đăng tải trên các tờ báo và trang mạng Mỹ, Việt khắp nơi, nhưng độc giả người Việt vẫn chưa có được bản dịch tiếng Việt, hy vọng sẽ ra đời một ngày không xa.
Thi sĩ người Anh Thomas Ernest Hulme (1883-1917) đã viết về đêm trăng mùa thu như thế trong bài thơ “Autumn” [Mùa Thu] của ông được viết vào năm 1908. Bài thơ có cái nét nên thơ của một đêm trăng tròn mùa thu nơi miền quê thanh bình ở Việt Nam. Nước Mỹ đã chính thức bước vào mùa thu ngày 22 tháng 9, với đêm đã bắt đầu dài thêm và bầu trời vào ban đêm và sáng sớm lành lạnh. Ở Miền Nam California dường như hiếm thấy cảnh lá vàng rực rỡ vào mùa thu nhưng ở những tiểu bang cao hơn về phía bắc thì mùa thu đã bắt đầu vẽ những bức tranh màu vàng màu đỏ tuyệt đẹp. Mùa thu có lẽ là mùa thơ mộng nhất của năm.Mùa thu còn là nguồn cảm hứng bất tận của các nhà thơ và nhà văn. Trong văn học nước Mỹ có nhà văn Louis Bromfield đã viết cuốn tiểu thuyết “Early Autumn” [Chớm Thu] vào năm 1926 và nhờ cuốn sách này mà ông đã đoạt Giải Pulitzer Prize vào năm 1927. Nhân đầu thu xin đọc cuốn “Chớm Thu” của Bromfield. Nhưng Bromfield là ai?
Thử bút, không phải tùy bút, không phải tản mạn, không phải tạp văn… Nó ùa ra, nó túa ra, có lúc tòe loe, có khi hụt hẫng, những cảm hứng, những ngẫu hứng, những xúc động bất chợt, như không kềm chế được… Bạn tôi, Lữ Kiều Thân Trọng Minh, con mắt thầy thuốc đắn đo, cái hồn thi sĩ mang mang, trái tim hiền triết đông phương. Tuổi đôi mươi tự vấn văn chương, số phận, ý nghĩa đời người… Rồi “xuôi dòng” với bao bờ bến lạ. -- Đỗ Nghê Đỗ Hồng Ngọc
Chủ nhật, 27 tháng 5, gia đình chúng tôi cùng bốn người bạn đến chùa Hương Sen. Đến và biết, và là lần đầu đảnh lễ Ni sư Thích Nữ Giới Hương. Khi lễ Phật Đản kết thúc là “thủ tục” chúc mừng Sinh Nhật Ni sư Thích Nữ Giới Hương do Phật tử Chùa Hương Sen tổ chức. Đơn giản, nhẹ nhàng, nhanh gọn mà sao chúng tôi cảm nhận được sự ân cần, ấm áp của nghĩa tình Thầy-Trò trong kỷ niệm đáng nhớ này.
Trí tuệ và từ bi có phải chỉ riêng nhân loại mới có? Hay là, loài vật cũng có trí tuệ và từ bi, nhưng ở mức sơ khai hơn? Cuộc nghiên cứu mới đây về heo rừng cho thấy những bất ngờ về mức độ cao của không ngoan và tình thương nơi một trường hợp khảo sát. Cuộc nghiên cứu của các nhà khoa học tại Czech University of Life Sciences Prague cho thấy lần đầu tiên ghi lại đầy đủ hình ảnh về trường hợp được ghi lại trên báo Business Insider hôm 5/9/2021 qua bản tin nhan đề “A family of wild boars organized a cage breakout of 2 piglets, demonstrating high levels of intelligence and empathy” (Một gia đình heo rừng tổ chức phá cũi, cứu 2 heo con, cho thấy mức độ cao của trí tuệ và thương xót). (1) Các hình ảnh ghi lại cho thấy một heo rừng cái đã giúp 2 con heo nhỏ thoát ra khỏi 1 chuồng bẫy. Con heo rừng cái, dựa theo kích thước và tính phái nên được suy đoán là heo mẹ, đã tìm các chiến thuật để đẩy bật các thanh gỗ chốt đang chặn cửa chuồng bẫy.
Lời thơ mộc mạc, giản dị, ngôn từ mang âm hưởng của người dân quê miền Tây Nam Bộ, để diễn tả cảm xúc, tư duy gắn kết với con người, với sinh hoạt xã hội và thiên nhiên, để phát huy cái hay, cái đẹp truyền thống của Việt Nam. Ý thơ mang tính xây dựng, thể hiện gương mẫu đạo đức qua những bài học làm người. Người tốt, theo quan niệm “Trung, hiếu, tiết, nghĩa” của người xưa.