Hôm nay,  

10 Bức Tranh Chăn Trâu: Từ Nhận Thức Đến Thực Hành

05/09/202010:50:00(Xem: 5734)

10 bức tranh chăn trâu


Không hiểu tại sao, ngay từ thời niên thiếu mới tìm hiểu Đạo Phật, Thập Mục Ngưu Đồ ( 10 Bức Tranh Chăn Trâu) đã in sâu vào tâm trí của tôi. Khi tìm đọc sách về Thiền, các bức  ảnh của chú mục đồng chăn dắt con trâu qua từng giai đoạn có sức hút mạnh mẽ với tôi, cho dù không hiểu nhiều về ý nghĩa.  Có lẽ một phần là vì tôi rất thích bài hát  “Em Bé Quê” của nhạc sĩ Phạm Duy, với câu hát quen thuộc: “ Ai bảo chăn trâu là khổ, chăn trâu sướng lắm chứ…”. Sau này tôi còn nghe câu hát này được sửa lời “Ai bảo đi tu là khổ, đi tu sướng lắm chứ…”. “Chăn trâu” tương đồng với “đi tu”, cũng hay hay!

Một người đàn anh trong Phật học đã từng giải thích cho tôi ý nghĩa của 10 Bức Tranh Chăn Trâu từ 40 năm trước. Đó là tiến trình thấu hiểu được Đạo, hay thấy Phật Tánh của người tu thiền. Nghe anh giải nghĩa, tôi càng thích thú. Một sự say mê hoàn toàn mang tính kiến thức. Thiền Tông thời niên thiếu đối với tôi là một loại triết học cao siêu. Thập Mục Ngưu Đồ là một biểu tượng thật đẹp cho triết lý của Phật Pháp khi nói về thiền. Tôi ngẫm nghĩ, suy tư về nó, nhưng không quan tâm lắm đến việc thực tập ra sao. Có lẽ nó chỉ dành cho các vị thiền sư mà thôi.

Rồi thời gian qua nhanh cùng nhiều vui buồn, đổi thay trong cuộc sống. Ở độ tuổi trung niên trên đất Mỹ, khi phải bắt đầu một giai đoạn cuộc đời mới, tôi có dịp “hội ngộ” cùng 10 Bức Tranh Chăn Trâu qua những lần nghe Thầy Phước Tịnh giảng về chủ đề này. Nhưng lần này thì sự quan tâm của tôi lại được khai mở theo một khía cạnh hoàn toàn mới: thực hành tu tâm. Thầy tôi nhắc đi nhắc lại nhiều lần: thấy được Phật Tánh ngay trong thân này là phần thưởng dành cho mọi Phật tử chịu khó tu tập, thực hành, chứ không phải chỉ dành riêng cho giới tăng ni. Ai có đủ niềm tin, đủ niềm say mê thực tập thì sẽ có lúc nếm được hương vị giải thoát. Khó mà dễ. Vấn đề là phải bắt đầu thực hành. Giống như chỉ khi bắt đầu bước đi thì mới thấy được con đường mở ra đến những chân trời mới ra sao.

Để dễ hình dung, hãy tưởng tượng 10 Bức Tranh Chăn Trâu là một vở kịch có 10 màn. Chỉ có hai nhân vật chính trong vở kịch: chú mục đồng và con trâu, tượng trưng cho người Phật tử và cái Tâm của chính mình. Giống như chú mục đồng từng bước chăn dắt con trâu của mình để nó biết vâng lời, người Phật tử cũng phải rèn luyện khả năng làm cho tâm mình trở nên tĩnh lặng, từ đó có thể thấy được Phật Tánh ngay trong tâm. Thầy tôi đã từng có 10 buổi giảng, mỗi buổi giảng chỉ nói về một bức tranh chăn trâu. Nay tôi cố tóm tắt đơn giản đủ để bắt đầu thực hành về 10  giai đoạn tu tâm này như sau:

  1. Tìm Trâu: Đa số Phật tử đều muốn có được sự bình an bền vững trong tâm hồn, giống như Tâm của Đức Phật. Một số người muốn khi chết được về cõi Niết Bàn, thoát vòng sinh tử luân hồi. Nhưng mà thực sự thì Phật Tâm, hay Niết Bàn nằm ở đâu? Kinh sách dạy rằng Phật ở tại Tâm, Niết Bàn cũng ở tại Tâm. Làm sao để nhận ra điều này? Đây là câu hỏi mà nhiều Phật tử bỏ cả đời ra để đi tìm. 

  2. Thấy Dấu: Nhờ nghe giảng, tìm hiểu Phật pháp, người Phật tử bắt đầu tin rằng cái tâm tĩnh lặng đó có sẵn ở ngay trong tâm. Thỉnh thoảng  thấy nó xuất hiện trong tâm, nhưng thoáng có rồi mất. Nhưng điều này cũng đủ để người Phật tử khởi sự có niềm tin Phật ở ngay trong tâm mình.

  3. Thấy Trâu: Nhờ có thực hành thiền tập, người Phật tử đã nhận ra trạng thái tĩnh lặng , sáng rỡ hiện tiền của tâm mình.  Có lẽ đúng là Niết Bàn, Phật Tánh nằm sẵn ngay tâm rồi! Chỉ có điều, do chưa thực hành thuần thục, đều đặn, cho nên trạng thái tâm tĩnh lặng này không duy trì được lâu.

  4. Được Trâu: càng chú tâm quan sát tâm của mình kỹ hơn, ta càng nhận ra bản chất của tâm là xao động. Tâm người luôn hướng về quá khứ, tương lai, luôn bị chi phối bởi những cảm xúc, vui buồn, ghét thương. Nhưng cũng nhờ quan sát được tâm, ta nhận ra khi những xao động trong tâm lắng xuống, ta thấy được sự tĩnh lặng bao la là cái nền cho mọi dòng suy nghĩ. Giống như hàng tỉ thiên hà dù to lớn đến đâu cũng vận hành trong khoảng không vũ trụ bao la.

  5. Chăn Trâu: Nếu như người chăn trâu dùng roi vọt để thuần hóa con trâu, không để cho trâu đi ăn lúa của người, thì người tu tâm cũng có cách để làm cho tâm mình bớt xao động. Một trong những phương pháp điều tâm là thực hành Chánh Niệm trong giây phút hiện tại. Hãy tập chú tâm, làm người quan sát mà không phán xét mọi sự việc diễn ra trong tâm mình. Dễ nhất là tập theo dõi hơi thở vào, hơi thở ra một cách tự nhiên. Hơi thở thì ai cũng có, và hơi thở diễn ra ngay trong giây phút hiện tại, cho nên chú tâm quan sát hơi thở là dễ thực hành. Sau khi đã chú tâm vào hơi thở, ta có thể thực hành quan sát những cảm thọ vui, buồn, ghét, thương… diễn ra trong tâm. Điều quan trọng là khi chúng xuất hiện, hãy đơn giản nhận diện chúng mà không cần phán xét, hay bị cuốn vào những ý nghĩ khởi lên từ những cảm thọ này. Sau khi đã quen với việc quan sát cảm thọ, ta bắt đầu tập quan sát những dòng suy nghĩ liên tục khởi lên trong tâm thức. Ta là người quan sát chúng, mà không đồng hóa vào chúng. Đây là một việc khó, nhưng nếu thực hành chuyên cần thì sẽ làm được. Lúc mới thực tập, ta sẽ thấy thường xuyên bị cuốn hút vào những  suy nghĩ sinh khởi lúc nào mà không hay. Không sao cả! Khi nhận ra điều này, hãy bắt đầu chú tâm trở lại vào hơi thở. Sẽ đến lúc ta có thể làm người quan sát một cách dễ dàng hơn, và tâm dễ lắng đọng hơn.

  6. Cỡi trâu về nhà:  Khi đã thực hành chuyên cần, việc giữ cho tâm ở trạng thái tĩnh lặng, sáng tỏ, an trú trong giây phút hiện tại không còn khó khăn nữa. Giống như chú mục đồng cỡi trâu về nhà, ngồi trên lưng trâu thổi sáo thanh bình mà không cần dùng đến roi vọt. Người tu đến giai đoạn này thư thái, thong dong trong mọi hành động một cách tự nhiên.

  7. Quên Trâu Còn Người: Trong giai đoạn đầu điều phục tâm, ta tập làm người “đứng bên ngoài” quan sát tâm, không bị đồng hóa vào những dòng suy nghĩ liên tục của tâm. Khi tâm đã thực sự thuần hóa, thì  không còn cần có ta quan sát nữa mà tâm vẫn giữ được trạng thái tĩnh lặng.  Lúc đó, trong ta chỉ còn một cái tâm an nhiên tự tại duy nhất.

  8. Trâu Người Đều Quên: Hình ảnh một vòng tròn không tượng trưng cho trạng thái tâm tĩnh lặng mà mọi những người thực hành thiền đều hướng tới, với nhiều tên gọi khác nhau: Chân Tâm,  Tâm Phật Bất Động, Tâm Không Sinh Không Diệt, Tâm Niết Bàn... Đến giai đoạn này, cũng cái tâm xao động ngày xưa nay đã trở thành Phật Tâm.

  9. Trở Về Nguồn Cội: Khi Chân Tâm hiện hữu, người tu cũng nhận thấy rằng Phật Tâm chưa hề nằm bên ngoài cái tâm bình thường  của mình trước đây. Giống như một người đi tìm vật báu ở xa xôi nay thấy nó tại ngôi nhà cũ của mình. Phật tại Tâm là như vậy đó.

  10. Thõng Tay Vào Chợ: Cho dù đã đạt được trạng thái Tâm Niết Bàn, người thấy được Đạo vẫn không thoát ly khỏi đời sống thường nhật đầy dẫy những vui, buồn, ghét, thương. Người tu theo hạnh Bồ Tát vẫn bình thản quay lại với cuộc đời, đem lại bình an, hạnh phúc cho người khác, mà không sợ mất đi sự an tĩnh của tâm mình. 

Khi tóm tắt về 10 Bức Tranh Chăn Trâu như trên không có nghĩa là tôi đã trải qua được tất cả giai đoạn này. Thú thật là tôi chỉ mới đi lưng chừng giữa đường. Còn lại là niềm tin vững chắc vào lời hướng dẫn của Thầy, cũng như theo kinh sách. Tuy nhiên, tôi cũng xin chia sẻ một vài trải nghiệm của chính mình trong khi thực hành tu tâm:

  • Để bắt đầu, phải có được niềm tin vững chắc rằng “Phật ở tại Tâm”. Nhiều giai thoại thiền đã chỉ ra rằng nhiều thiền sinh vẫn không dám nhận là Phật ở trong tâm mình. Đa phần Phật tử đặt niềm tin vào những vị Phật ở bên ngoài để có được sự bình an: Phật Thích Ca, Phật A Di Đà, Phật Di Lặc… Nếu không có được niềm tin vào năng lực tâm của chính mình, sẽ khó mà bỏ thì giờ để ngồi thiền mỗi sáng, thực hành Chánh Niệm hằng ngày. 

  • Vì con đường thiền tập tìm Phật trong Tâm đòi hỏi nhiều nỗ lực cá nhân, cho nên đó là một con đường khá cô độc. Trong những nhóm bạn đạo mà tôi quen biết, số người tu Tịnh Độ chuyên tụng kinh, niệm Phật vẫn nhiều hơn số người thực hành thiền tập. Hãy nhìn vào 10 Bức Tranh Chăn Trâu mà xem: chỉ có mỗi chú mục đồng và con trâu. Khi chăn trâu chẳng thấy có bạn phụ giúp, hay thầy chỉ bảo. Tất cả phải tự mình làm thôi! Những người tu thiền cũng thế. Tâm mình chỉ có mình biết rõ, cho nên phải tự theo dõi và rèn luyện tâm. Thầy hướng dẫn chỉ có thể cho lời khuyên hữu ích nếu ta đã thấy được những diễn biến trong tâm mình do thực hành, có thắc mắc cụ thể.

  • Có một cách để tạo thêm hứng khởi cho tiến trình tu tâm: hãy đặt cho mình những mục tiêu, thành quả dễ đạt trước. Thí dụ như thực hành Chánh Niệm để có được sự tập trung cao trong công việc, để có một sức khỏe tâm linh vững vàng, để có thể làm chủ được cảm xúc… Những lợi ích do thực tập Chánh Niệm đem lại cho đời sống thường nhật rất nhiều, nên đang được áp dụng ngày càng rộng trong xã hội Mỹ.

  • Tu tâm là một tiến trình. Không nên thất vọng khi thấy tâm mình xao động khi thiền tập. Và cũng không nên cố “đi tắt”, mới bắt đầu thực hành mà muốn “cưỡi trâu về nhà”, hay muốn thấy ngay vòng tròn không. Hãy bắt đầu thực tập, đừng quá mong cầu. Tâm bình an dần dần sẽ hiển lộ.

Một người tâm xao động, đầy cảm xúc như tôi mà cũng đã bắt đầu, và cũng đã đi đến đâu đó giữa đoạn đường của 10 Bức Tranh Chăn Trâu. Chừng nào thì bạn sẽ bắt đầu? Mời bạn bắt đầu bước đi trên con đường mới, với nhiều niềm hạnh phúc mới lạ đang chờ bạn…

Mời bạn nghe 10 Bài Thiền Ca Chăn Trâu, được sáng tác bởi một người đã từng có được hạnh phúc vì đi trên con đường này:

https://www.youtube.com/watch?v=1D8ILXJDSrM&feature=youtu.be 

Tâm Nhuận Phúc

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Rất là gian nan để có sách tiếng Anh lưu hành trên thị trường văn học tiếng Anh. Sẽ rất là gian nan khi được người sáng lập và điều hành mạng âm nhạc Spotify phỏng vấn và đón nhận một ca khúc đơn vào mạng này. Và giọng ca của cô Nguyệt Lãm, với nghệ danh là Milly Mercury, đã chinh phục bà Rebecca Cullen, Chủ Biên mạng âm nhạc Spotify, như một tài năng mới đầy hứa hẹn. Những thành công sơ khởi khi vượt qua gian nan đã là niềm vui cho cô bé Nguyệt Lãm, người liên tục trong 5 năm qua đã vừa đi học, vừa đi làm, vừa sáng tác nhạc, và vừa viết sách. Đó là chặng đường gian nan khi cô bé Nguyệt Lãm tự khám phá bản thân để trở thành Milly Mercury. Chỉ mới vài ngày trước, vào ngày 12/6/2021, vài ngày trước khi tiểu bang California gỡ nhiều hạn chế đại dịch, mạng Amazon bắt đầu lưu hành tác phẩm văn học thiếu nhi, nhan đề “Beethoven The Bear” của tác giả Milly Mercury, bút hiệu của cô Nguyệt Lãm, con gái của nhạc sĩ Trần Duy Đức và ca sĩ Nguyệt Hạnh. Chỗ này cũng nên mở ngoặc cho các độc giả
“Tập sách cái cười & sự lãng quên” tự gọi là một cuốn tiểu thuyết, mặc dù nó là một phần truyện thần tiên, một phần phê bình, một phần chính luận, một phần nhạc học, một phần tự truyện. Nó có thể gọi bất kỳ cái gì nó muốn, bởi tổng thể cuốn sách là một thiên tài. – John Leonard, New York Times
Nền văn hóa trí tuệ được đầu tư bởi nhiều chất xám, của nhiều cây bút gạo cội, của nhiều tấm lòng ưu tư về nhiều thế hệ mai sau, để nuôi lớn những gì đang cần nuôi lớn, để duy trì, tiếp nối cái truyền thống của Cha Ông. “Phật Việt” ở giữa lòng “Tộc Việt.”
Thực ra, thể thức “văn dĩ tải đạo” ấy, đến một mức độ nào đó sẽ phải đương đầu với tình trạng bế tắc không có lối thoát! Đó chính là sự bế tắc của ngôn ngữ như là phương tiện chuyên chở đạo lý. Bởi vì, đạo lý trong ý nghĩa bản thể luận hay siêu hình học có thể là chân lý cao siêu vi diệu vượt ngoài mọi diễn đạt của danh ngôn. Nếu phương tiện chuyên chở nó không phải là thứ phương tiện thiện xảo tối hảo có khả tính tự vượt mọi biên tế thì không thể nào làm tròn được sứ mệnh khó khăn tột cùng mà phương tiện bình thường có thể đảm đang.Thực tế, cũng giống như văn học tổng quát, người ta khó có thể đưa ra một định nghĩa chắc nịch hay một tiêu chuẩn cố định như thế nào đó về nghệ thuật ngôn ngữ. Nhưng có điều chắc chắn là bất cứ người nào đã từng kinh nghiệm qua việc thưởng lãm văn học cũng có thể cảm nhận ra được một cách minh nhiên hương vị của nghệ thuật ngôn ngữ khi thưởng thức một tác phẩm văn học mà trong đó ngôn ngữ đã thật sự trở thành nghệ thuật đúng nghĩa.
Thế giới giờ này người né người! / Ngồi trên xe bus gắn máy lạnh, hoặc xe bò cọc cạch lăn bánh, / người ngồi xa người, khoảng cách an toàn, một thước rưỡi. / Anh xa tôi! Tôi xa em! Ta xa nhau! Đúng 2 thước. / Giờ này đôi ta hôn nhau nụ hôn gió qua khẩu trang! / Ai đó lỡ miệng ách-xì một, hoặc hai tiếng, hoặc một tràng; / Hết rồi những ánh mắt ái ngại, / những lời nói cảm thông, “God bless,” hoặc “Trời, Phật, Chúa chữa!”
Nhà giáo và nhà văn Bill Martin Jr. nhìn thấy hình con tôm hùm đỏ mà Carle đã vẽ cho một quảng cáo và đề nghị ông ấy cộng tác trong cuốn sách có hình minh họa. Cuốn sách thiếu nhi có hình minh họa “Brown Bear, Brown Bear, What Do You See?” được công ty Henry Holt & Co. xuất bản vào năm 1967 và trở thành cuốn sách bán chạy nhất. Sự nghiệp của Carle đã bắt đầu như thế như là một họa sĩ vẽ minh họa, và ngay sau đó ông đã viết và vẽ minh họa cho các câu chuyện của chính ông.
Bác sĩ Ngô Thế Vinh từ lâu đã quan tâm sâu xa tới các biện pháp bảo vệ hệ sinh thái sông Mekong và Đồng Bằng Sông Cửu Long. Ông đã thu thập một khối lượng dữ kiện quý giá liên quan tới con sông Mekong dài hơn 4.800 km bắt nguồn từ Cao nguyên Tây Tạng chảy ra tới Biển Đông. Rất nhiều bài viết tâm huyết của ông đã cung cấp cho bạn đọc trong nước Việt Nam cũng như ở hải ngoại những thông tin hữu ích về chuỗi các con đập thủy điện khổng lồ Vân Nam cùng với những ảnh hưởng tác hại ra sao trên đời sống của bao nhiêu triệu cư dân ven sông.
Đâu khoảng tám, chín tuổi, lần đầu tiên tôi thực sự "chạm mặt" với sương mù. Thủ Đức, thuở đó, tháng mười hai, sương mù bảng lảng không phải là chuyện hiếm, càng gợi hứng cho chúng tôi rủ nhau chơi năm-mười giữa vườn cây dầu, phân cách ngôi trường và khu đệ tử viện Lasan. Tìm, nhận ra nhau thật khó giữa những thân cây, bóng người mập mờ ẩn-hiện.
Thiên hạ mơ màng với tương lai, vật vã cùng hiện tại và triền miên nâng niu hàng tỉ điều của quá khứ. Dù là những buồn vui hay khổ đau, dịu dàng hay gay gắt.... Đọc Đặng Mai Lan, chị như đặt hết những nỗi niềm, những vương vấn của quá khứ trong tấm hình ngày xưa, mờ và nhỏ xíu. Đặng Mai Lan đã nhắc giùm chúng ta, độc giả, về những điều không thể lãng quên. – Lê Chiều Giang
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.