Hôm nay,  

Ngày Khai Trường

27/08/202009:11:00(Xem: 2405)

                                                     

                                             

Trong cái nắng oi bức của trời cuối tháng Tám, các con em ở Mỹ lại bắt đầu ngày tựu trường.  Nhìn cha mẹ dẫn con nhỏ mỗi buổi sáng đón xe bus màu vàng cam để đi đến trường, lòng tôi lại nao nao nhớ lại ngày khai giảng hằng năm ở quê nhà.

Bây giờ là trời tháng Chín. Ôi "Chín mươi ngày nhảy nhót ở miền quê" qua vội quá. "Con đường làng huyết phượng nở thành bông"(1) cũng tàn lụi trong sự lãng quên của đám học trò. Tiếng ve sầu râm ran gọi mùa hè cũng tắt lịm tự bao giờ. Các cô cậu hoc tró ở quê tôi lại tấp tểnh  sách vở lên đường nhập học...

Có cậu bé năm ấy, được mẹ âu yếm dẫn đi đến trường trong buổi nhập học đầu tiên. Mỗi khi nhớ lại buổi nhập học đầu tiên đi cùng với mẹ, tôi nhớ bài viết chan chứa nhiều hoài niệm về mẹ và những ngày tựu trường của nhà văn Thanh Tịnh. Tôi say mê đọc đi đọc lại nhiều lần, gần như tôi đã thuộc lòng bài viết ấy: " Hàng năm cứ vào cuối thu lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm hoang mang của buổi tựu trường...Buổi sáng mai hôm ấy, một buổi sáng đầy sương Thu và đầy gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm lấy tay tôi, dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi dẫ đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên tôi thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn. Hôm nay tôi đi học..."

Hà Nội có mùa Thu, Ninh Thuận quê tôi ở đó chỉ có hai mùa Mưa, Nắng...Buổi sáng mai hôm ấy mẹ tôi âu yếm nắm lấy tay tôi dẫn tôi đi qua con đường  Xóm Động, rồi đến con đường cái quan tráng nhựa. Mẹ tôi nắm lấy tay tôi dẫn tôi đi qua cầu "Ông Cọp", rồi cầu "Nước Đá" và đến tận cửa trường tiểu học Phanrang. Tôi cúi đầu đi qua cổng trường có tấm biển lớn có hàng chữ Tây: " Indochine Francais- École Primaire De Phanrang"...Giữa sân trường có cột cờ với lá cờ ba màu của Pháp treo tận chót vót. Trường của tôi hình như vừa quét nước vôi và có cửa kiến, tôi thoáng nghe mùi cửa sổ mới sơn.



Gặp được thầy giáo Trương Thành Khuê ở cửa lớp, tôi nép mình bên mẹ và nắm chặt chéo áo dài của mẹ. Mẹ tôi trịnh trọng bảo tôi "cúi đầu chào thầy đi con". Sau khi thưa gửi vài lời ân cần với thầy Trương Thành Khuê, mẹ tôi cúi đầu chào thầy và bà ra về. Tôi có cảm tưởng lần đầu tiên tôi xa mẹ. lòng tôi buâng khuâng lạ thường gần như muốn khóc..

Sau đó vài năm, cả nước vang vang lời kêu gọi "Toàn Quốc Kháng Chiến". Thời gian cứ xuôi dòng chảy, thấm thoát chúng tôi vừa đi qua sáu mùa tựu trường (2).. Chúng tôi tốt nghiệp Primaire vào tháng 6-năm 1949. Các bạn tôi có người đã mười bảy, mười tám, mười chín, hay lớn hơn nữa (3). Phần nhiều sau khi đậu Primaire, các anh ấy thoát ly gia đình theo Viêt Minh kháng chiến. Trong đó có các anh từng chung sách chung đèn với tôi. Không đầy một năm sau,  một số các anh ấy đã hy sinh tại mật khu trên núi Cà Đú. Khi được hung tin ấy, tôi ngồi bên thềm cửa tay bưng mặt khóc rưng rưng. Mẹ tôi lại âu yếm vuốt tóc tôi: "các anh ấy lớn tuổi hơn con nhiều...Con đừng bắt chước các anh ấy để rồi mẹ phải sống những ngày không có con, hiu quạnh một mình..." Khi nói câu nói đó mẹ tôi đâu có ngờ bốn mươi bảy năm sau, năm 1997, mẹ tôi qua đời tại quê nhà trong lúc tôi sống lưu vong ở xứ người. Chắc chắn trong phút lâm chung, mẹ tôi thế nào cũng nhớ đến tôi, nhất là những phút giây âu yếm mẹ nắm lấy tay con dẫn con đi đến trường trong ngày tựu trường đầu tiên.

Bây giờ khung trời cũ, màu đất cũ, còn nguyên vẹn đó, nhưng mẹ tôi không còn nữa, cậu bé năm xưa nay đã ngoài tám mươi, mái tóc nhuộm màu thời gian trắng xóa. Tôi vẫn không ngừng cám ơn cậu bé đã đem lại đời tôi những kỷ niệm quá chua xót, quá ngọt ngào. Màu thời gian nhuộm tóc ai cũng trắng xóa, nhưng không thể nào làm phai mờ những hoài niệm về mẹ và ngay khai trường đầu tiên.../.

Đào Như

Aug 21-2017

Chú Thích

(1) Trich tử bai thơ Nghỉ Hè của nhà thơ Xuân Tâm- 1941

(2) Trước năm 1950, Chính phủ Toàn Quyên Đông Dương Pháp chủ trương chương trình Tiểu học gôm có 6 lớp: Cours Enfantin- Préparatoire- Élémentaire- Cours Moyen Première Année- Cours Moyen Deuxième Année và Cours Supérieure.

(3) Thuở chúng tôi trẻ con chỉ có quyền đi học sớm nhất là 9 tuổi, có người 12,13 tuổi mời bắt đầu học Cours Enfantin (tức là lớp một hay còn gọi là lớp Đồng Ấu) 


Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nhà hiền triết người Ấn Độ Jiddu Krishnamurti (1895-1986) qua đời vào ngày 17 tháng 2 năm 1986 tại Ojai Valley, Quận Ventura, Nam California, Hoa Kỳ, nơi ông đã chọn làm quê hương thứ hai từ năm 1922 cho đến khi ông mất, dù ông không ở đó thường trực. Tính đến tháng 2 năm nay, 2024 đã tròn 38 năm kể từ ngày ông lìa bỏ trần gian. Krishnamurti là một trong những nhà hiền triết có sức ảnh hưởng rất lớn đối với nhân loại trong thế kỷ 20. Cuốn “The First and Last Freedom” của ông được Giáo sư Phạm Công Thiện dịch sang tiếng Việt từ trước năm 1975 ở Sài Gòn với tựa đề “Tự Do Đầu Tiên và Cuối Cùng” là một trong những cuốn sách tôi rất yêu thích đọc từ thời còn niên thiếu. Nhân tìm đọc lại một số bài giảng và bài viết của Krishnamurti, tôi tình cờ gặp được bài thơ “Song of the Beloved” (Bài Ca Về Người Yêu), nhưng không thấy ghi ông đã làm từ bao giờ. Có lẽ bài ca này ông làm vào những lúc về nghỉ ngơi tịnh dưỡng ở Ojai, vì bài đó nói lên lòng yêu thích thâm thiết của ông đối với thiên nhiên,
Ngô Thế Vinh là một tên tuổi đã thành danh ngay từ trước năm 1975 tại miền Nam Việt Nam. Ông đoạt Giải Văn Học Nghệ Thuật VNCH năm 1971 với tác phẩm Vòng Đai Xanh. Sau này ông có thêm hai giải thưởng: 1) Giải Văn Học Montréal 2002 Hội Quốc Tế Y Sĩ Việt Nam Tự Do với Cửu Long Cạn Dòng, Biển Đông Dậy Sóng và 2) Giải Văn Việt Đặc Biệt 2017 với Cửu Long Cạn Dòng, Biển Đông Dậy Sóng và Mekong Dòng Sông Nghẽn Mạch...
Người viết chơi với Phạm Thiên Thư từ những năm học trung học đệ nhất cấp khoảng 58-59. Thư đến nhà tôi ở ấp Cả Trắc, khu Ông Tạ và chúng tôi thường kéo nhau ra quán cà phê vợt ở đầu ngõ đi vào ấp. Trong những lần uống cà phê, Thư nói sôi nổi về việc lập học hội Hồ Quý Ly, để thực hiện việc nghiên cứu, viết văn, làm thơ. Mục đích là tiến tới làm một tập san văn nghệ...
Chúng tôi vẫn biết Hoàng Cầm là người cùng quê và là bạn với một ông anh họ từ thời kháng chiến chống Pháp, nhưng không ngờ nhà thơ lại theo xe ra đón chúng tôi ở phi trường Nội Bài. Hôm đó Hoàng Cầm mặc một cái màu đỏ xậm trông rất hào hoa dù Hà Nội năm đó vẫn còn rất nghèo...
Mở đầu cho sê-ri bài viết về phong trào Nhân Văn-Giai Phẩm thập niên 50 tại Bắc Việt Nam, là một tư liệu hiếm quý về/của nhà thơ Phùng Quán. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Nước Mỹ thế kỷ XX cống hiến cho nhân loại sự phong phú và đa dạng của các trào lưu, chủ đề và tiếng nói trong văn học. Một số tác giả và tác phẩm kinh điển đã xuất hiện trong thời kỳ này, góp phần phát triển truyền thống văn học có từ những thế kỷ trước. Riêng trong lĩnh vực tiểu thuyết, văn học hiện đại, thịnh hành vào đầu thế kỷ XX ở Châu Âu với kỹ thuật “dòng ý thức” trong tiểu thuyết của James Joyce và Virginia Woolf, lan rộng sang Mỹ, tìm cách tách rời các hình thức truyền thống thế kỷ XIX để cách tân và hình thành một dòng văn học mới với phong cách độc đáo, táo bạo và mở ra những cánh cửa thú vị bất ngờ cho người đọc đi vào ngôi nhà nghệ thuật. Kỷ nguyên văn học hiện đại phương Tây bắt đầu từ hai thập kỷ đầu của thế kỷ XX và, không thể nghi ngờ, Mỹ là quốc gia có những đóng góp to tát. Các tiểu thuyết gia lớn trong thời kỳ này, ta có thể nhắc đến F. Scott Fitzgerald, Ernest Hemingway và William Faulkner.
Bước đi như vậy rõ ràng là không cần lưu dấu; nhưng chính là bước đi siêu tuyệt của bậc đại nhân, đại sĩ: không dấu tích mà lại tràn đầy công đức, lợi ích cho dân tộc, đạo pháp và nhân loại nhiều thế kỷ sau.
Một chương trong tiểu thuyết Đường Về Thủy Phủ của nhà văn Trịnh Y Thư...
Vũ Hoàng Chương là một nhà thơ lớn của nước Việt trong thế kỷ 20. Ộng có địa vi cao cả trên thì văn đàn miền Nam và là người duy nhất được tôn xưng là thi bá...
Những phân đoạn này thuộc vào phần có tựa là “Dưới những gốc nho biển,” nằm trong tiểu thuyết “Đường về thủy phủ.” Tuy nhiên, cũng như phân đoạn [1-3] tôi đã nói ở trên, nó vẫn mang đủ những yếu tố của một truyện ngắn. Hẳn nhiên người đọc sẽ thấy rõ đây là dụng ý của tác giả. Và chỉ đến lúc đọc xong trọn “Đường về thủy phủ,” thì mới có một suy nghiệm tổng thể, và có thể bật ra cách ráp nối những mảnh hình, những sự kiện, và lóe sáng một sợi dây xuyên suốt tác phẩm qua bản chất của các nhân vật, để từ đó hiểu rõ hơn chủ đề của nhà văn Trịnh Y Thư...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.