Hôm nay,  

Henry David Thoreau và Phong Trào Bất Tuân Dân Sự

31/07/202000:00:00(Xem: 3144)

Henry David Thoreau 01
Henry David Thoreau năm 1956.(www.en.wikipedia.org)


Ngày 12 tháng 7 năm 2020 là ngày sinh nhật lần thứ 203 của nhà văn, nhà thơ và triết gia người Mỹ Henry David Thoreau. Ông là người đi đầu của phong trào Transcendentalism [Chủ Nghĩa Siêu Việt] ở Mỹ và nổi tiếng với cuốn sách Walden và bài tiểu luận “Civil Disobedience” [Bất Tuân Dân Sự], đã trở thành luận cương của phong trào chống lại chính quyền dân sự hay bất tuân dân sự trên khắp thế giới.
 
Henry David Thoreau
 
Henry David Thoreau sinh ngày 12 tháng 7 năm 1817 tại thành phố Concord thuộc tiểu bang Massachusetts trong gia đình di dân trung lưu New England với cha là John Thoreau làm nghề chế tạo cây bút chì, và mẹ là Cynthia Dunbar, theo www.en.wikipedia.org. Ông nội của ông sinh ở Anh Quốc. Bà nội của ông là sinh viên dẫn đầu cuộc “Nổi Loạn Butter” vào năm 1766 tại Đại Học Harvard, là cuộc biểu tình đầu tiên của sinh viên tại thuộc địa Mỹ. Tên David Henry được đặt theo tên của người chú đã mất, David Thoreau. Ông bắt đầu tự gọi mình là Henry David sau khi tốt nghiệp đại học. Ông có 2 người anh chị, Helen và John Jr., và một người em gái, Sophia Thoreau. Không có người nào lập gia đình. Helen (1812-1849) chết lúc 36 tuổi, vì bệnh lao. John Jr. (1815-1842) chết lúc 27 tuổi, vì bệnh phong đòn gánh. Henry David (1817-1862) là Thoreau chết năm 44 tuổi vì bệnh lao. Sophia (1819-1876) sống dai hơn ông 14 năm, chết lúc 57 tuổi cũng bị bệnh lao phổi.

Ông học tại trường Harvard College từ năm 1833 tới 1837. Ông sống ở Hollis Hall và học các môn về cách viết văn, văn chương, triết lý cổ, triết học, toán học, và khoa học. Theo truyền thuyết, ông đã từ chối trả 5 đô la (trị giá $128 tính theo thời giá vào năm 2019) cho cái bằng của trường Harvard. Thực tế, bằng thạc sĩ mà ông từ chối mua không có giá trị học đường: Đại Học Harvard đã trao nó cho sinh viên tốt nghiệp “là người đã chứng minh giá trị vật chất của mình bằng cách sống 3 năm sau khi tốt nghiệp, và tiết kiệm, kiếm tiền, hoặc thừa hưởng tài sản hay điều kiện có 5 Dollars để cho các trường đại học.” Ông nhận xét: “Hãy để mỗi con cừu giữ được làn da của riêng nó,” là câu nói đã trở thành truyền thống sử dụng da cừu làm bằng cấp.

Khi ông hoạt động vào các thập niên 1840s và 1850s, kiến thức của Tây Phương về các tôn giáo ở Ấn Độ hầu như chỉ giới hạn trong Ấn Độ Giáo. Vì lý do này, quan điểm của Thoreau được xem là “Phật tử sơ cơ.” Tuy nhiên, dù không rành về Phật Giáo, vào năm 1839 ông đã viết một cách yêu thích về “Đức Phật của tôi” là người đứng về phía đối nghịch với “Thiên Chúa của họ.” Ông không bác bỏ Thiên Chúa Giáo, nhưng đã sử dụng hình tượng của Đức Phật để tấn công sự bất khoan dung tôn giáo.

Năm năm sau, vào năm 1844, ông đăng bản dịch tiếng Anh một phẩm của Kinh Pháp Hoa. Đây là bản kinh Phật Giáo Đại Thừa đầu tiên xuất hiện trong Anh ngữ. Đặc biệt, bản dịch được xem là Phẩm Thứ Năm của Kinh Pháp Hoa. Phẩm này được dịch sang Hán văn là “Phẩm Dược Thảo Dụ” và trong tiếng Anh nó chỉ được dịch đơn giản là “Plants” [Cây Cỏ]. Phẩm Thứ Năm trong Kinh Pháp Hoa so sánh lời dạy của Đức Phật với cơn mưa rải xuống khắp mọi nơi và so sánh thính chúng của Đức Phật với các hạng thảo mộc lớn, trung bình và nhỏ. Ở đây Thoreau đã tìm thấy giáo lý tôn giáo đã được phô diễn qua việc mô tả về cây và cỏ. Thoreau đã dành 2 năm sau đó để sống độc cư trong rừng hoang cạnh Hồ Walden Pond tại thành phố Concord thuộc tiểu bang Massachusetts. Ở đó ông đã thực hành việc chiêm nghiệm thiên nhiên về điều mà ông đã đọc trong các sách về tôn giáo Ấn Độ -- đặc biệt Kinh Pháp Hoa nơi dạy con người ngồi trong rừng để chiêm nghiệm thực tại. Sự miêu tả của ông về thời gian ông sống nơi hoang vu, được phổ biến trong cuốn sách nổi tiếng Walden vào năm 1854, là một trong tác phẩm cổ nhất của văn học Mỹ.

Vào năm cuối đời, 1862, Thoreau đã viết bài tiểu luận nổi tiếng “Walking” [Đi Bộ]. Câu đầu của bài tiểu luận này viết rằng: “Tôi muốn nói một lời cho Thiên Nhiên, cho sự tự do và hoang dã tuyệt đối, khi đối nghịch với tự do và văn hóa dân sự -- xem con người là cư dân, hay một phần của Thiên Nhiên, đúng hơn là thành viên của xã hội.”

Tất cả sách, báo, thơ của Thoreau có tổng cộng hơn 20 tác phẩm. Những đóng góp cuối đời của ông là các bài viết về lịch sử thiên nhiên và triết lý, mà trong đó ông dự tri các phương pháp và phát hiện về sinh thái học và lịch sử môi trường, cả hai đều là nguồn cội của chủ nghĩa môi trường hiện đại.

Ông là người suốt đời đòi bãi bỏ chế độ nô lệ, diễn thuyết chỉ trích Luật Nô Lệ Bỏ Trốn trong khi ca ngợi các tác phẩm của Wendell Phillips và bênh vực nhà chủ trương bãi bỏ chế độ nô lệ John Brown. Triết lý của Thoreau về bất tuân dân sự sau đó đã ảnh hưởng đến các tư duy và hành động chính trị gồm những khuôn mặt nổi tiếng như nhà văn Nga Leo Tolstoy, nhà lãnh đạo phong trào bất bạo động đòi độc lập Ấn Độ Mahatma Gandhi, và nhà đấu tranh dân quyền Mỹ Mục Sư Martin Luthter King Jr.

Thoreau đôi khi được cho là người chủ trương vô chính phủ. Nhưng, chủ trương “Bất Tuân Dân Sự” của ông là để kêu gọi sự cải thiện hơn là bãi bỏ chính quyền. Thoreau đã nói rằng, “Tôi đòi hỏi, không phải ngay tức thì không có chính quyền, nhưng một chính quyền tốt hơn ngay lập tức.” 

Thoreau bị bệnh lao vào năm 1835 và đau khổ vì nó từ đó về sau. Vào năm 1860, sau một chuyến đi dã ngoại quá khuya để đếm những vòng gốc cây trong cơn mưa bão, ông đã bị viêm cuống phổi. Sức khỏe của ông suy yếu, với thời gian thuyên giảm ngắn, và cuối cùng ông nằm liệt giường. Nhận thức được bản chất tận diệt của căn bệnh của mình, Thoreau đã sử dụng những năm cuối đời để đọc lại và chỉnh sửa các tác phẩm chưa được xuất bản, đặc biệt cuốn “The Maine Woods and Excusions” và thúc đẩy nhà xuất bản in bản sửa của cuốn “A Week and Walden.” Ông vẫn viết các lá thư và bài cho tạp chí cho đến khi không còn viết được nữa vì quá suy yếu. Những người bạn của ông đã cảnh giác vì tướng trạng suy nhược của ông và bị lôi cuốn bởi sự chấp nhận bình an cái chết của ông. Khi bà dì/cô của ông là Louisa hỏi ông trong mấy tuần lễ cuối cùng ông có làm hòa với Thượng Đế không, Thoreau trả lời, “Tôi không biết chúng tôi đã có từng cãi nhau không.”

Tỉnh táo khi hấp hối, những lời sau cùng của Thoreau là “Bây giờ đến lúc dong buồm tốt,” theo sau 2 chữ “con hưu” và “Ấn Độ.” Ông đã qua đời ngày 6 tháng 5 năm 1862, ở tuổi 44. Amos Bronson Alcott tổ chức lễ tang và đọc những trích dẫn từ các tác phẩm của Thoreau, và bạn của ông là William Ellery Channing hát một bản thánh ca. Nhà thơ Emerson viết điếu văn đọc trong tang lễ. Thoreau được chôn trong nghĩa địa gia đình Dunbar. Hài cốt của ông và của những người trong gia đình của ông cuối cùng đã được đem về an tang tại Nghĩa Trang Sleepy Hollow Cemetery tại thành phố Concord thuộc tiểu bang Massachusetts.

Ngày nay, Thoreau được xem là một trong những nhà văn người Mỹ quan trọng nhất, về sự trong sáng hiện đại của thể loại văn xuôi của ông và quan điểm tiên tri của ông về thiên nhiên và chính trị, mà trong đó nổi bật nhất là chủ trương bất tuân dân sự.
 
Bất Tuân Dân Sự
 
Phản Kháng Chính Quyền Dân Sự (Resistance to Civil Government) hay gọi tắt là Bất Tuân Dân Sự (Civil Disobedience) là bài tiểu luận được viết bởi một thành viên trong phong trào Siêu Việt Mỹ là Henry David Thoreau lần đầu tiên được phổ biến vào năm 1849, theo www.en.wikipedia.org.

Henry David Thoreau 02

Túp lều của Thoreau được dựng lại và tượng của ông gần Hồ Walden Pond.(www.en.wikipedia.org)


Trong bài tiểu luận Civil Disobedience, Thoreau cho rằng bởi vì các chính quyền thường là tai hại hơn hữu ích, do đó họ không thể được biện minh. Dân chủ không phải là phương thuốc cho điều này, vì đa số chỉ đơn giản là nhờ có đa số cũng không đạt được những đức tính trí tuệ và công bằng. Phán đoán của lương tâm một người không nhất thiết kém hơn những quyết định của cơ chế chính trị hay đám đông, và vì vậy ông nói rằng, “đừng mong nhồi sọ để tôn trọng luật pháp, nhiều như đối với điều đúng. Trách nhiệm duy nhất mà tôi có quyền xác định là làm bất cứ khi nào những điều tôi nghĩ là đúng… Luật không bao giờ làm cho con người một chút công lý; và, bằng sự tôn trọng của họ đối với nó, càng làm cho các cơ chế bất công.” Ông phát biểu thêm rằng, “Tôi không thể ngay tức thì nhận ra khi chính quyền của tôi cũng là chính quyền của nô lệ.”

Theo Thoreau, chính phủ không chỉ tham nhũng và bất công một ít trong quá trình thực hiện công tác không quan trọng mà trên thực tế chính phủ cơ bản là cơ chế của tham nhũng và bất công. Bởi vì vậy, “không phải quá sớm để người dân trung thực nổi dậy và làm cách mạng.”

Các triết gia về chính trị đã khuyên nên thận trọng về cách mạng bởi vì sự thay đổi của cách mạng thường gây ra rất nhiều tổn thất và đau khổ. Thoreau cho rằng phân tích về tổn thất hay lợi ích như vậy là không phù hợp khi chính phủ đang tích cực tạo điều kiện cho sự bất công cực đoan như chế độ nô lệ. Việc trái luân lý cơ bản như vậy chứng minh sự khó khăn hoặc tổn thất để đưa nó đến kết thúc. "Dân tộc này phải ngừng việc duy trì nô lệ, và gây chiến với Mexico, dù điều đó khiến họ phải trả giá cho sự tồn tại như một dân tộc."


Thoreau nói với cử tọa rằng họ không thể đổ lỗi vấn đề này chỉ cho những nhà chính trị Miền Nam ủng hộ chế độ nô lệ, mà phải đổ lỗi cho những người, chẳng hạn, ở Massachusetts, “là những người lợi lộc nhiều trong thương mại và nông nghiệp hơn trong nhân đạo, và không sẵn sàng để tạo công lý cho nô lệ và cho Mexico, bị tổn thất mà có thể có… Hàng ngàn người có quan điểm chống lại chế độ nô lệ và chiến tranh, là những người chưa bị ảnh hưởng không làm gì để chấm dứt chúng.”

Ông hô hào người dân không chỉ ngồi chờ một cách thụ động đối với cơ hội để bỏ phiếu cho công lý, bởi vì việc bỏ phiếu cho công lý thì không có hiệu quả như mong muốn đối với công lý; điều cần làm là thực sự công bằng. Điều này không phải chỉ nói rằng bạn có trách nhiệm để hiến dâng cuộc đời mình cho việc đấu tranh cho công lý, mà bạn có trách nhiệm không phó thác cho bất công và không ủng hộ bất công.

Ông nói rằng đóng thuế là một cách mà trong đó một cách nào đó người dân hợp tác với bất công. Những người tuyên bố rằng chiến tranh tại Mexico là sai và rằng là sai để thực hiện chế độ nô lệ trái ngược với chính họ nếu họ tài trợ cho cả hai việc bằng cách đóng thuế. Thoreau chỉ ra rằng cùng một người hoan hô các binh sĩ để từ chối chiến đấu một cuộc chiến tranh bất công mà không phải chính họ muốn từ chối để tài trợ cho chính quyền khởi động cuộc chiến đó.

Theo Thoreau, trong một nước cộng hòa lập hiến như Hoa Kỳ, người dân thường nghĩ rằng đáp ứng đúng đối với luật pháp bất công là cố gắng sử dụng tiến trình chính trị để thay đổi luật lệ, nhưng tuân thủ và tôn trọng luật cho đến khi nó được thay đổi. Nhưng nếu chính luật lệ rõ ràng bất công, và tiến trình làm luật không được thiết đặt để xóa sổ một cách nhanh chóng các luật lệ bất công như thế, thì theo Thoreau nói rằng luật lệ đó xứng đáng không được tôn trọng và nó nên bị phá bỏ. Trong trường hợp của Hoa Kỳ, chính Hiến Pháp lưu giữ chế độ nô lệ, và vì vậy rơi vào trong sự lên án này. Những nhà đòi bãi bỏ chế độ nô lệ, theo quan điểm của Thoreau, hoàn toàn nên rút lại sự ủng hộ của họ đối với chính quyền và ngưng đóng thuế, ngay dù điều này có nghĩa bị phạt tù, hay vi phạm luật.

Thoreau cho biết rằng dưới một chính quyền giam tù bất công, thì nơi thật sự đúng cho con người cũng là nhà tù… nơi mà Nhà Nước giam cầm những người chống lại, là nơi duy nhất trong một đất nước nô lệ mà trong đó những người tự do có thể đứng về phía danh dự… Bầu lá phiếu của bạn, không chỉ là tấm giấy, mà là cả ảnh hưởng của bạn vào đó. Một thiểu số thì bất lực khi nó phù hợp với đa số. Không phải chỉ là thiểu số, nhưng còn là sự không thể cưỡng lại khi nó bị sức nặng của toàn thể cản trở. Nếu sự thay đổi là để bỏ tù tất cả những người đứng về công lý, hay từ bỏ chiến tranh và chế độ nô lệ, thì Nhà Nước sẽ không ngần ngại chọn lựa nào. Nếu một ngàn người không đóng thuế trong năm nay, đó không chỉ sẽ là biện pháp bạo động và đổ máu, bởi vì nó sẽ được trả giá, và để cho Nhà Nước có thể thực hiện bạo lực và vấy máu. Thực sự, đây là định nghĩa của cách mạng ôn hòa, nếu điều như thế có thể xảy ra. Nhưng ngay cả giả sử máu đổ. Chẳng phải đó là loại máu bị vấy khi lương tâm bị thương tổn hay sao? Qua vết thương này nhân tính thực sự và sự bất tử của con người lưu lộ ra, và người đó đổ máu cho một cái chết bất diệt. Tôi đang chứng kiến máu này đang chảy ra.

Bởi vì chính quyền sẽ trả thù, Thoreau nói rằng ông thích sống giản dị vì do vậy ông ít bị mất mát. “Tôi có thể có khả năng để từ chối phục tùng chính quyền Massachusetts… Nó ít tổn thất đối với tôi trong mọi ý nghĩa để chịu trừng phạt vì bất tuân đối với Nhà Nước hơn là để vâng lời. Tôi cảm thấy như thể tôi không có giá trị gì trong trường hợp đó.”

Ông bị tù trong một thời gian ngắn vì từ chối trả thuế bầu cử, nhưng ngay cả trong tù cũng cảm thấy tự do hơn những người bên ngoài. Ông coi đó là một kinh nghiệm thích thú và trở ra với quan điểm mới về mối quan hệ của ông với chính phủ và công dân -- Ông đã được thả vào ngày hôm sau khi “người nào đó can thiệp và trả món tiền thuế đó cho ông. Truyền thuyết nói người đó là dì/cô của ông đã trả món tiền thuế đó.

Bởi vì chính quyền do dân tạo ra, không phải yếu tố tự nhiên hay hành động của Thượng Đế, Thoreau hy vọng rằng những người tạo ra của chính quyền có thể lý trí hơn. Khi chính quyền hoạt đông, mà ông cảm thấy, chính phủ Hoa Kỳ, với tất cả những sai lầm của nó, không phải là tồi tệ nhất và ngay cả vẫn còn có những phẩm tính đáng kính trọng. Nhưng ông cảm thấy chúng ta có thể và nên nhấn mạnh vào điều tốt hơn. “Quá trình từ chế độ quân chủ tuyệt đối sang chế độ quân chủ hạn chế, từ chế độ quân chủ hạn chế sang dân chủ, là quá trình hướng tới sự tôn trọng thực sự đối với cá nhân… Phải chăng dân chủ, như chúng ta biết, là sự cải thiện cuối cùng có thể làm được trong chính quyền? Có phải không thể nào thực hiện thêm bước nữa hướng tới sự thừa nhận và tổ chức các quyền của con người? Sẽ không bao giờ có tự do thực sự và Nhà Nước giác ngộ nào cho đến khi Nhà Nước công nhận con người như là quyền lực cao hơn và độc lập, từ đó mà tất cả sức mạnh và thẩm quyền của chính quyền được hình thành, và theo đó mà đối xử.”
 
Ảnh hưởng của bất tuân dân sự của Thoreau
 
Chủ trương bất tuân dân sự của Thoreau đã ảnh hưởng rộng lớn trên thế giới,  từ những nhà đấu tranh dân quyền và nhân quyền đến các chính khách và văn nghệ sĩ, trong số đó nổi bật có Mohandas Gandhi và Mục Sư Martin Luther King Jr.

Henry David Thoreau 03

Ảnh của lãnh tụ Mohandas K. Gandhi – người áp dụng chủ trương bất tuân dân sự của Thoreau, được chụp Studio ở Thủ Đô London năm 1931. (www.en.wikipedia.org)


Nhà lãnh đạo đấu tranh cho sự độc lập Ấn Đô Mohandas Gandhi (còn gọi là Mahatma Gandhi (1869-1948) chịu ảnh hưởng bởi tư tưởng của Thoreau. Trong năm 1907, khoảng 1 năm sau phong trào đấu tranh bất bạo động của ông tại Nam Phi, ông đã viết bản toát yếu có tựa đề “For Passive Resisters” về luận cương của Thoreau cho báo Indian Opinion, tán dương bài tiểu luận của Thoreau là “nguyên nhân chính của việc bãi bỏ chế độ nô lệ tại Mỹ,” và viết rằng “Cả kiểu mẫu và bài viết của ông đều có thể áp dụng chính xác trong hiện tại đối với người dân Ấn Độ tại tỉnh Transvaal.”

Sau đó Gandhi đã kết luận rằng: “Thoreau là nhà văn, triết gia, nhà thơ vĩ đại, và là người đàn ông thực tiễn nhất, bởi vì, ông ấy không dạy điều gì ông chưa sẵn sàng cho chính ông thực hiện. Ông là một trong những người đàn ông vĩ đại và đạo đức nhất mà nước Mỹ đã sinh ra. Cùng lúc của phong trào bãi bỏ chế độ nô lệ, ông đã viết tiểu luận nổi tiếng “On the Duty of Civil Disobedience” [Về Trách Nhiệm Bất Tuân Dân Sự]. Ông đã đi đến mục tiêu vì những nguyên lý của ông và vì nhân loại khổ đau. Do vậy, bài tiểu luận của ông ấy được thánh hóa bởi đau khổ. Hơn nữa, nó được viết cho mọi thời đại. Lý luận sắc bén của nó là không thể phản bác được.”

Trong khi đó, nhà lãnh đạo phong trào đấu tranh dân quyền người Mỹ Mục Sư Martin Luther King Jr. cũng chịu ảnh hưởng bởi bài tiểu luận nói trên của Thoreau. Trong Tự Truyện, Mục Sư viết rằng, “Trong thời gian đi học lần đầu tiên tôi đã đọc bài tiểu luận “On Civil Disobedience” của Henry David Thoreau. Ở đây, trong sự từ chối dũng cảm của người đàn ông xứ New England để trả thuế và chọn lựa của ông vào tù hơn là ủng hộ chiến tranh mà sẽ mở rộng lãnh thổ nô lệ vào Mexico, lần đầu tiên tôi đã tiếp xúc với lý thuyết phản kháng bất bạo động. Bị cuốn hút bởi tư tưởng từ chối hợp tác với hệ thống độc ác, tôi đã chịu thay đổi rất xâu xa mà tôi đã đọc đi đọc lại nhiều lần bài tiểu luận này.

“Tôi vững tin rằng bất hợp tác với điều ác là trách nhiệm đạo đức lớn lao như hợp tác với điều thiện. Không có người nào khác hùng hồn và thiết tha trong việc đưa ra ý tưởng này hơn Henry David Thoreau. Là kết quả của các bài viết và nhân chứng của ông, chúng tôi là những người thừa kế di sản của sự phản kháng sáng tạo. Những lời dạy của Thoreau trở nên sống động trong phong trào dân quyền của chúng tôi; thật vậy, chúng sống động hơn bao giờ hết. Dù được bày tỏ trong một lần ngồi tại quầy ăn trưa, đi xe tự do vào Mississippi, biểu tình ôn hòa tại Albany, Georgia, hay cuộc tẩy chay xe buýt ở Montgomery, Alabama, đây là những kết quả của sự khẳng quyết của Thoreau rằng cái ác phải được chống lại và không một người đàn ông đạo đức nào có thể kiên nhẫn hòa giải đối với bất công.”

Ngoài ra, nhà văn Nga Leo Tolstoy đã cho biết bài tiểu luận Civil Disobedience có ảnh hưởng mạnh đến phương pháp bất bạo động của ông.

Những người khác nói rằng họ đã bị ảnh hưởng bởi chủ trương Bất Tuân Dân Sự gồm, nhà vận động cho quyền bầu cử của phụ nữ Alice Paul, Tổng Thống Hoa Kỳ John F. Kennedy, Thẩm Phán Tối Cao Pháp Viện Mỹ William O. Douglas, và các nhà văn như Marcel Proust, Ernest Hemingway, Upton Sinclair, Sinclair Lewis, và William Butler Yeats, theo www.en.wikipedia.org

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nhã Ca làm thơ trước khi viết văn, chị làm thơ từ Huế và khi vào trong Nam chị mới bắt đầu viết văn cùng anh Trần Dạ Từ – cũng là một thi sĩ nổi tiếng với những bài “thơ Tình”. Không biết hai anh chị yêu thơ của nhau trước rồi mới yêu người hay yêu người rồi mới bật ra thơ. Nhưng phải nói là cả hai người làm thơ này đã là hai tác giả nổi tiếng về “thơ Tình” cho những người đang yêu nhau từ thời 1964 cho đến bây giờ. (Nếu người ta còn thích đọc “thơ Tình” như tôi.)
Phạm Duy từng là một anh bộ đội. Phạm Duy từng là một văn nghệ sĩ, một cán bộ văn hóa, phục vụ khắp các chiến trường những năm đầu cuộc Kháng chiến chống Pháp, từ 1945 đến 1951. Chỉ sau hai năm đầu toàn dân cùng một lòng chung nhau chống Pháp đã bắt đầu có sự phân rã, vì lý do ý thức hệ tư tưởng chính trị. Những thành phần Quốc gia hiểu ra họ cần một môi trường chống Pháp không cùng hàng ngũ với Mặt trận Việt Minh. Từ 1947, đã có phong trào dinh tê [rentrer, trở về]. Người Quốc gia cùng nhau rời bỏ hàng ngũ kháng chiến để trở về thành phố, những vùng có quân Pháp chiếm đóng. Năm 1948 đã hình thành Lực lượng Quốc gia Việt Nam, có chính phủ và quân đội riêng, nằm trong khối Liên Hiệp Pháp. Vua Bảo Đại đứng đầu.
Chúng tôi chào đời vào buổi không mấy vui. Cái vui chưa đúng là vui, không đáng nhớ. Cái buồn đi lố cái gọi là buồn, phải kèm thêm từ “thảm”. Trốn đi đâu cũng chẳng thể ra ngoái nỗi nhớ. Cuộc đời thì dài dặc, niềm vui biến đâu mất tiêu. Cứ nghe cha đêm khuya thở dài. Mẹ ru con toàn nỗi nhớ // Chiều chiều ra đứng ngõ sau / nhớ về quê mẹ ruột đau chín chiều // Nhớ ai không nhớ, nhớ người thất thế sa cơ // Chiều chiều én liệng truông mây / cảm thương chú Lía bị vây trong thành //
Chúng ta đều rõ là Âu, Mỹ đón Tết Dương Lịch mỗi năm vào ngày 01.01. Hằng năm, người Á Châu nói chung và người Việt Nam nói riêng đều đón Tết theo Âm Lịch. Như vậy người Á Chân có dịp mừng Năm Mới đến hai lần.
LTS: Trải dài suốt mấy thế hệ, từ thời kháng chiến chống Pháp, cuộc chiến hai mươi năm, và rồi tha hương, tên tuổi Phạm Duy luôn luôn gắn bó với tình tự dân tộc, là một huyền thoại trong khu làng âm nhạc, văn nghệ Việt Nam. Hiếm ai trong chúng ta không cảm thấy lòng dạt dào yêu quê Mẹ Việt Nam hơn khi nghe nhạc và ca từ của Ông. Cả một cuộc đời dài sáng tác, Ông đã để lại cho đời sau một gia sản tinh thần khổng lồ với “ngàn lời ca” mà có lẽ trước và sau Ông khó ai bì kịp. Đúng ngày này 10 năm trước, ngày 27 tháng 1 năm 2013, người nhạc sĩ nổi trôi cùng mệnh nước 93 năm đã kết thúc cuộc hành trình “trên đường về nơi cõi hết”. Nhân ngày giỗ Ông năm thứ 10, Việt Báo hân hạnh đăng tải dưới đây loạt bài của nhà văn Cung Tích Biền. Loạt bài gồm 4 phần, mỗi phần là cái nhìn ở mỗi chặng đường soi giọi bước chân của người nhạc sĩ.
mưa bụi lướt về trong mơ ướt sũng một thời trí nhớ thì thầm cổ tích như thơ bay vào trong con giấc ngủ mẹ ru con lời dịu dàng nguyện cho mưa về tốt lúa nguyện cho khắp cõi bình an nguyện người người xa nhà lửa
Sinh thời, Hemingway, tác giả của “Ngư ông và biển cả” vào bất cứ lúc nào cũng có nuôi chừng vài chục con mèo. Ngôi nhà của ông ở Key West, Florida, trở thành viện bảo tàng có khoảng 40 cho đến 50 con mèo sáu ngón (polydactyl cat). Tất cả đều được đặt tên của những nhân vật nổi tiếng. Đám mèo sáu ngón này là hậu duệ của con mèo Snow White do một vị thuyền trưởng tặng cho Hemingway.
... Nếu thế thì mỗi bài thơ là một sự cách tân, mỗi thi sĩ là một người làm mới sự vật. Có những điều chỉ ngôn ngữ thi ca mới nói được, chỉ thi ca mới có cái “thần” giúp chúng ta thấu thị tận đáy sâu của bản ngã. Người làm thơ là người nắm trong tay quyền năng “soi sáng” sự vật, quyền năng cho sự vật một đời sống mới, quyền năng “đi vào linh hồn của sự vật[1],” và không ai có thể tước đoạt quyền năng đó từ tay hắn...
Ngày nay nhân loại có quá nhiều thú vui không kể xiết. Người ta tìm kiếm, ngụp lặn trong thú vui và cho đó là hạnh phúc. Nhưng này bạn ơi, Thú vui không phải là hạnh phúc, Mà nhiều khi nó là nguồn gốc của khổ đau. Niềm vui lớn nhất của nhân loại ngày hôm nay.
Cuộc Thi Viết Văn Ứng Dụng Phật Pháp 2022 là một sự kiện hy hữu. Đây là giải thi viết đầu tiên ở hải ngoại để mời gọi viết bài hoằng pháp. Cũng là những hy sinh rất lớn của Ni Sư Thích Nữ Giới Hương, Trưởng Ban Tổ Chức Cuộc Thi, một công trình rất nặng nhọc và rất tốn nhiều thì giờ. Điểm hy hữu là: Chùa Hương Sen được thành lập ở thị trấn Perris, California, từ tháng 4/2010, vậy mà 12 năm qua chưa xây xong chánh điện vì nhiều lý do, bây giờ đã tổ chức được một cuộc thi viết văn gây nhiều tiếng vang toàn cầu. Ngay cả khi chánh điện bằng gạch cát xi măng chưa xây xong, một chánh điện bằng chữ đã hình thành trong tâm của nhiều ngàn người quan sát Cuộc thi này trong hội trường và trên livestream. Không chỉ như thế, hy hữu là rất nhiều bài viết gửi về dự thi đều hay tuyệt vời, nêu lên được những trải nghiệm gian nan và hạnh phúc của người con Phật.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.