Hôm nay,  

Hoa Trong Rác, Rác Trong Hoa

17/07/202000:00:00(Xem: 2681)

HOA TRONG RAC RAC TRONG HOA 01

Hình bìa sách “Novice To Master.”

                                                                                                
“Không có gì là rác!”

           
Đó là bài học đầu tiên đại-sư Zuigan Goto dạy cho người đệ tử ông vừa thâu nhận, sau này chính là thiền-sư Soko Morinaga,  nổi tiếng của xứ Phù Tang.
           
“ There Is No Trask!” (Không có gì là rác!) là một, trong những lời thiền-sư Soko Morinaga tự thuật, gom chung trong tác phẩm “Novice To Master” đã được dịch ra nhiều ngôn ngữ.
               
Sống sót trở về sau chiến tranh tàn khốc giữa thập niên bốn mươi, Soko Morinaga tìm về căn nhà cũ, trực diện với những khó khăn và mất mát tận cùng của đời người. Cha mẹ không còn, anh chị em phân tán, nhà cửa, tiền bạc bị tịch thu…
           
Soko Morinaga cố ngoi lên bằng ý chí trở lại học đường, nhưng đành chào thua cuộc vật lộn cam go đó khi cái bao tử trống rỗng thường xuyên lên tiếng kêu khóc!
           
Giữa quạnh hiu đổ nát cả thân và tâm, một sự mầu nhiệm kỳ diệu nào đã dẫn bước chân vô định tới trước cửa chùa Daishuin ở Tokyo.
           
Ngước nhìn mái chùa rêu phong, lưỡng lự đôi ba phút rồi Soko mạnh dạn bấm chuông. Người mở cửa chính là đại-sư Zuigan Goto.
           
Soko ngỏ lời xin được Ngài thâu nhận làm đệ tử.
           
Đại-sư nhìn từ đầu đến chân, người thanh niên tóc tai bờm sờm, áo quần nhầu nát, rồi chỉ hỏi một câu duy nhất:

-Ngươi tin ta chứ? Nếu không tin ta thì có ở đây bao lâu cũng chẳng học được  gì, chỉ phí công ta thôi.
           
Tất nhiên, Soko hấp tấp trả lời:
           
-Con xin hết lòng tin tưởng Sư Phụ.
           
Đại-sư mở rộng cửa, lạnh lùng truyền:
           
-Theo ta.
           
Soko líu ríu đi theo. Tới góc sân, đại-sư chỉ cây chổi tre và ra lệnh:
           
-Quét dọn vườn!
           
Trước khi cầm chổi, Soko quỳ xuống bái tạ đại-sư đã dễ dàng thâu nhận mình.
           
Công việc quét vườn thì có chi là khó. Soko hăng hái quét, quét, và quét, không bao lâu đã gom được đống rác cao nghệu đầy đất, sỏi, đá vụn và lá khô.

Dừng chổi, Soko đến trước đại-sư, nãy giờ vẫn đứng ở cuối sân quan sát. Soko lễ phép hỏi:
           
-Bạch thầy, con phải bỏ đống rác này đi đâu ạ?
          
Bất ngờ, đại-sư quát lên:
           
-Rác? Mi nói chi? Không có gì là rác cả! Đồ ngu!
           
Soko ngẩn ngơ nhìn đống chiến lợi phẩm vừa gom được, không hiểu đây không là rác thì là gì?
           
Còn đang lúng túng thì đại-sư lại sai:
           
-Vào nhà kho kia, lấy cái bao nhựa lớn ra đây.
           
Khi Soko tìm được bao nhựa mang ra thì thấy đại-sư đang dùng hai tay gạt đám lá khô sang một bên và bảo:
           
-Mở rộng miệng bao ra.
           
Soko tuân lời, lẳng lặng theo dõi thầy mình quơ từng ôm lá, bỏ vào bao, thỉnh thoảng lại dậm dậm cho lá xẹp xuống. Cuối cùng, những lá khô trong đống rác đã được nhồi vào bao, cột lại. Soko lại nghe lệnh truyền:
           
-Đem bao lá này vào nhà kho, để dành mùa đông đun nước tắm.
           
Vừa vác bao lá trên vai, Soko vừa nghĩ, còn đống đất, đá, không phải rác thì sẽ dọn đi đâu?
           
Ấy thế mà, khi ở nhà kho ra, Soko thấy đại-sư đang lượm những viên sỏi và đá vụn, để ra một bên. Trước vẻ ngẩn ngơ của Soko, ông vừa nói, vừa sai:
           
-Có thấy hàng hiên ngay dưới ống máng sối kia không? Có thấy những chỗ bị nước mưa từ máng sối xoáy lồi lõm không? Đem những sỏi và đá vụn này ra, trám vào những chỗ đó.
           
Soko vừa làm, vừa thán phục thầy mình vì quả thật, sau khi trám, không những chỗ lồi lõm bằng phẳng mà còn đẹp hẳn lên.
           
Bây giờ đống rác (theo Soko) chỉ còn lại đất và rêu. Lần này thì chắc chắn phải hốt, đổ đi rồi. Nhưng kinh ngạc biết bao, khi Soko quay lại sân, thấy Đại Sư  đang thong thả nhặt từng miếng đất, từng tảng rêu lên tay, rồi chậm rãi nhìn quanh, tìm những khe tường nứt, những chỗ lồi lõm trên mặt đất, từ tốn trám vào.
           
Bây giờ thì đống rác không còn đó, nhưng cũng không phải là đồ phế thải vô dụng, quăng đi đâu. Mỗi loại rác đều đã được tận dụng để làm đẹp thêm những gì chưa-phải-là-rác.         
           
Chỉ với công việc tầm thường trong ngày đầu nhập viện, Soko đã được thầy mình chỉ dạy để thực hành chân lý căn bản của Đạo Phật mà Soko không ngờ. Chính chân lý đó, khoảnh khắc đó, đã là đạo lộ dẫn bước chân một kẻ cùng đường, trở thành vị Thiền sư, ảnh hưởng đời sống tâm linh của bao môn đồ khắp năm châu bốn biển.
           
Dọn vườn, gom rác, để được học từ đống rác: “Từ nguyên thủy, dù là người hay vật đều không gì là rác cả!”
           
Có phải lời dạy này khai triển ấn chứng từ kim khẩu Đức Thích Ca Mâu Ni khi Ngài vừa bừng giác ngộ, nhận ra mọi chúng sanh đều có Phật Tánh bình đẳng như nhau, chỉ do màn vô minh che phủ không đồng mà căn cơ sai khác, nhưng bản chất đích thực thì: “Ta là Phật đã thành. Chúng sanh là Phật sẽ thành”.
           
Đức Phật thường giảng pháp trong thế ngồi liên-hoa-tọa (padmasana) với hai bàn tay mở rộng, biểu lộ sự thanh cao và không có chi dấu diếm. Dường như không có tôn giáo nào mà vị giáo chủ từ bi khuyến khích và xác quyết với môn đồ rằng “Pháp ta như thế… như thế… Ai hành trì đúng thì sẽ đạt thành quả như ta, không khác.”
           
Là phàm phu - nghĩa là còn trên con đường từ Phật Sẽ Thành, tới Phật Đã Thành - mấy ai dám tự tin không phạm lỗi lầm? Mỗi sớm mai thức dậy, chỉ vừa bước ra khỏi giường là đã có thể phạm lỗi. Từ những lỗi tinh vi do ý chợt vô tình vọng khởi, tới những lỗi không tránh được, do bao kiết sử còn vương mang.

Cha lành biết thế, nên Ngài đã trấn an các con: “Có hai hạng người đáng quý. Hạng thứ nhất là chưa từng phạm lỗi. Hạng thứ hai là biết có lỗi, mà thực tâm sám hối để chuyển hóa”.

HOA TRONG RAC RAC TRONG HOA 02

Hình minh họa hoa.


Soko đã may mắn gặp được minh sư, nên ngay phút đầu tiên đã được thầy  dạy bài học chuyển hóa, thực hành ngay nơi việc làm đơn giản mà cảm nhận thân này đáng quý, thân này là chiếc bè đưa ta qua sông, thân này không phải rác, dù gặp nghịch cảnh đau thương nào…

Hoa trong rác
Rác trong hoa
Không gì là rác,
Không gì hoa!
Rác mà chuyển hóa, là hoa thắm
Hoa tàn với rác, có đâu xa!
Ngũ uẩn giai không, vô sở trụ
Duyên sinh thành hoại,
Tự tâm ta!

 
Huệ Trân
(Tào-Khê tịnh thất – quét dọn tiểu viên)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nếu tiểu thuyết là một cuốn phim, truyện ngắn là những đoạn video, truyện chớp là những hình chụp độc đáo. Cả ba thể loại đều mang đến ưu điểm bày tỏ những điều hay, những mẩu đẹp của nhân loại. Thử nghĩ, nếu bạn đọc 50 truyện thế giới, rồi 100 truyện, rồi 1000 truyện, chắc chắn sự nhận xét và định giá của bạn về văn học, văn chương toàn cầu và Việt Nam sẽ sâu sắc, thuyết phục hơn. Những hiểu biết của bạn về các sắc tộc sẽ dày và rộng, nhưng trên hết là sự cảm thông những khác biệt, những tốt xấu của con người và của chính bản thân. Sự cảm thông cần thiết hơn cả bác ái, từ bi.
Như gã nghèo trong thí dụ của phẩm Ngũ Bách Đệ Tử Thọ Ký của kinh Pháp Hoa, cứ đi lang thang từ nơi này đến nơi khác để tìm kế sinh nhai mà không hề hay biết rằng ở trong chéo áo của mình vốn có một viên ngọc quý, giá đáng liên thành. Cũng vậy, con người lăn lóc trong ba cõi sáu đường, tạo nghiệp, thọ khổ vẫn không hề hay biết rằng mình vốn có khả tính giác ngộ và giải thoát.
Trong tuyển tập "Đành lòng sống trong phòng đợi của lịch sử" nhà văn Cung Tích Biền đã cảm nhận đời mình là "đời hoa sương cỏ" và ông đang đi cho hết một đời hoa sương mỏng manh, bé nhỏ ấy.
Kieu Chinh is an unusual woman who has lived what seems like five different lives. She survives as a poignant witness, an experiencer of the turbulence of our most controversial time... I salute her as a true and noble friend. – ALISON LESLIE GOLD, author
TQBT 59, số Tưởng Niệm Phùng Thăng với các bài viết của Trần Hoài Thư, Thái Kim Lan, Phạm Văn Nhàn, Phay Van, Thinh Văn, Đào Anh Dũng, Trần Văn Nam… THT và Nguyễn Lệ Uyên phỏng vấn những cây bút nói về Phùng Thăng: Nguyễn Vy Khanh, Khuất Đẩu, Diệu Hoa. Văn liệu sưu tầm trích từ bản dịch của Phúng Khánh và Phùng Thăng. Thơ của Trần Xuân Kiêm, Nguyễn Đức Sơn, Huy Tưởng, Đinh Cường, Trần Thị Nguyệt Mai…
Nhà văn Cung Tích Biền hôm Thứ Bảy 16/10/2021 đã thực hiện buổi ra mắt sách tại quán Café & Té, Fountain Valley, với tham dự của nhiều văn nghệ sĩ. Nhà văn Đặng Thơ Thơ trong lời giới thiệu nói rằng buổi ra mắt sách này cũng là tròn kỷ niệm 65 năm viết văn, và là tròn 55 viết văn với bút hiệu Cung Tích Biền. Hiện diện trong buổi ra mắt sách có nhiều nhà văn, nhà thơ, nhà báo, ca sĩ, họa sĩ… trong đó có: Nhã Ca, Phạm Phú Minh, Trịnh Y Thư, Trịnh Thanh Thủy, Vương Trùng Dương, Nguyễn Thanh Huy, Đặng Thơ Thơ, Paulina Dam, ca sĩ Thu Vàng, Thân Trọng Mẫn, Đặng Phú Phong, Lê Giang Trần, Phạm Quốc Bảo, Bùi Vĩnh Phúc, Nguyễn Đình Thuần và phu nhân, Mai Tất Đắc và phu nhân, Lê Phước Bốn, Nguyễn Hà và phu nhân… Cùng nổi bật trong buổi ra mắt sách là phu nhân của nhà văn Cung Tích Biền. Người sắp xếp, mệt nhọc nhất trong buổi ra mắt sách này là chị Hoàng Thi Kim, phu nhân của nhà văn, cũng là người mà nhà văn Cung Tích Biền từng ghi nhận rằng: “Từ năm 2000 đến nay Hoàng Thị ăn
Thi sĩ Trụ Vũ nói, vì tôi vô ngã nên cái tự ngã của tôi nằm ngủ im re một giấc miên trường, dài hơn cả ngàn năm - khỏi cần ru hát ầu ơ ví dầu…Vì tôi vô ngã nên tự ngã bay bổng, tỏa hương (trầm hương). Tôi tuy hiện hữu đó nhưng tôi bình yên, tôi thong dong, tôi tự tại! Ở đây cũng cần lưu ý thêm một điểm vô cùng quan trọng để tránh đi lạc về sau. Vô ngã hoàn toàn không hàm ý rằng "ta không có ngã" (tức là thuyết đoạn diệt). Hai lãnh vực tư duy này khác nhau như đen và trắng, như mặt trời và mặt trăng. Nó cũng sai lầm hệt như chấp rằng "ta có ngã" (thuyết trường tồn). Cả hai quan niệm vừa nêu ấy đều vẫn còn trói buộc trong ý tưởng sai lầm "có cái ta". Phải quán chiếu, phải tư duy sự vật như chính sự vật ấy, mới là thái độ đúng đắn.
Không quá phức tạp nhưng đủ để người đọc suy gẫm. Bài Headfirst chỉ là một ví dụ ngắn, dọc theo những trang sách trong tập thơ Night Sky with Exit Wounds, người đọc sẽ tìm thấy rất nhiều những ý nghĩ thâm trầm, những tứ thơ tự sáng nổi bật, không chỉ gây thích thú mà còn tạo ra những suy tư và nghi vấn về bản thân trong đời sống lưu vong.
Hai phẩm cách đáng kể nhất của một nhà văn là ngôn ngữ và sự tưởng tượng. Nhà văn Trần Vũ – qua tập truyện Phép tính của một nho sĩ (Công ty sách Nhã Nam liên kết với nhà xuất bản Hội Nhà Văn xuất bản, 2019) – hình như có cả hai. Đây không phải là cuốn sách sáng tác theo công thức có sẵn, kể lể một câu chuyện mà người đọc chưa đọc hết mươi dòng đầu đã biết tác giả muốn nói gì, kết cục ra sao. Nó không phải là cuốn sách đọc qua là quên ngay, chẳng lưu lại trong bộ nhớ người đọc được vài sát-na. Nó khó khăn bắt người đọc trăn trở cùng nó, cùng chiêm nghiệm những góc cạnh đầy gai nhọn nhức nhối từ lịch sử đến siêu hình; từ bản thể đến bản nguyên con người; từ dục vọng thấp hèn đến lý tưởng cao vợi. Nó là cuốn sách đầy cá tính – You either hate it or love it, there is no midway here, no equidistance – để từ đó, hiển lộ một tính cách khai phá cực đoan hiếm thấy trong ngôi nhà văn chương Việt Nam. Những truyện ngắn của Trần Vũ trong tập truyện, tác giả viết không phải để làm cái gì phải đạo,
Trong những gì tôi được đọc và được nghe kể, hình như nhà thơ Bùi Giáng không còn tham sân si, hay nếu còn, thì rất là ít. Không rõ có ai chứng kiến lúc nào Bùi Giáng khởi tâm tham sân si hay không. Rất nhiều người đã thân cận, đã chứng kiến đời thường của nhà thơ họ Bùi và đều nhận thấy nhà thơ như là người của cõi khác, người bay trên mây, người lạc tới thế gian này, như dường không còn chút nào tham sân si; hay chỉ còn, nếu có, thì rất ít.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.