Hôm nay,  

Ngọn Lửa Hận Thù “Cuốn Theo Chiều Gió”

08/07/202011:48:00(Xem: 4207)

Theo dòng thời gian, từ trước công nguyên cho đến nay, nhiều nước trên thế giới đã từng xảy ra nội chiến (civil war - chiến tranh trong nước), những cuộc nội chiến đó trong quá khứ thường được nhắc đến trong những bài học lịch sử.

Lịch sử nước ta thời Đại Việt cũng trải qua vài giai đoạn như nội chiến Nam Bắc triều (1533-1677) giữa nhà Mạc và nhà Hậu Lê. Thời kỳ Trịnh Nguyễn phân tranh (1627-1775) giữa chúa Trịnh ở phía Bắc sông Gianh (Đàng Ngoài) và chúa Nguyễn ở miền Nam (Đàng Trong). Chiến tranh Tây Sơn - Chúa Nguyễn (1771-1785 và 1787-1802). Nguyễn Huệ (1753-1792) đánh Nam dẹp Bắc, lên ngôi Quang Trung Đại Đế nhưng chết khi còn trẻ, nhà Tây Sơn suy yếu, Nguyễn Phúc Ánh (1762-1820), tiến hành cuộc chiến, thống nhất sơn hà, năm 1802, lên ngôi Gia Long Hoàng Đế, quốc hiệu Việt Nam, chấm dứt cuộc nội chiến tranh kéo dài gần 270 năm.

Nội chiến Hoa Kỳ (American Civil War 1861-1865), còn gọi là cuộc chiến tranh Bắc-Nam giữa chính phủ liên bang miền Bắc (Union) sau khi Abraham Lincoln đắc cử trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 1860 và liên bang phía Nam (Confederate States of America) với 11 tiểu bang theo chế độ nô lệ ở miền Nam Hoa Kỳ đã tuyên bố ly khai khỏi Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ.blank


Cuộc chiến khốc liệt đãm máu kéo dài 4 năm, bắt đầu vào ngày 12 tháng 4 năm 1861 và chấm dứt ngày 9 tháng 4 năm 1865, chế độ nô lệ bị đặt ra ngoài vòng pháp luật trên toàn lãnh thổ Hoa Kỳ. 

Vị tướng tư lệnh miền Bắc Tướng George B. McClellan ra lệnh nghiêm cấm các sĩ quan và binh sĩ trực thuộc không được tỏ ra bất cứ hành động nào vô lễ với vị tướng tư lệnh miền Nam Tướng Robert Lee.

Theo quy luật chiến tranh thời đó, quân miền Nam phải giải giới, tước bỏ khí giới và quân dụng. Tự do trở về quê cũ như các dân thường. Tướng R. Lee đồng ý nhưng chỉ đòi hỏi một điều sau cùng là yêu cầu cho binh sĩ của ông được giữ lại lừa ngựa, vì lính miền Nam đem ngựa từ các nông trại của họ đi chiến đấu. Tướng Ulysses S. Grant thỏa hiệp là sẽ không sửa chữa chính thức trên văn bản nhưng thực tế sẽ cho lệnh để lính miền Nam đem lừa ngựa về nhà xây dựng lại nông trại. Ngay sau khi chiến tranh chấm dứt, hoàn toàn không có tù binh, ai về nhà đó, cùng xây dựng lại quê hương.

Cuộc gặp gỡ của họ tại Appomattox, tiểu bang Virginia là khoảnh khắc tuyệt vời nhất của lịch sử nước Mỹ. Hình ảnh Tướng R. Lee cưỡi ngựa đi đến nơi họp mặt với đoàn quân nhạc miền Bắc chào đón. Khi Tướng Lee ký tên xong ra đi được sĩ quan và binh sĩ miền Bắc tiễn đưa và vẫy tay chào. Hình ảnh đó lưu lại ngày nay với tượng đài thể hiện sự trân trọng sau cuộc chiến.

Với người đã hy sinh trên chiến trận, nghĩa trang quốc gia Arlington, của người miền Bắc trong trận chiến Bắc Nam. Sau cuộc nội chiến, các tiểu bang miền Nam có hàng ngàn nghĩa trang lớn nhỏ chôn cất tử sĩ của phe bại trận.

Năm 1900, mở đầu cho giai đoạn hòa giải dân tộc và năm 1991 thì các tử sĩ miền Nam được cải táng đưa vào một khu đặc biệt trong nghĩa trang Arlington gọi là Confederate Section. Tổng cộng gần 500 mộ phần quây tròn chung quanh một tượng đài do nhà tạc tượng danh tiếng là điêu khắc gia Moses Ezekiel thực hiện.

Trước khi chết, TT Lincoln đã nói: “Người ta có thể từ bỏ mọi thứ, nhưng không ai từ bỏ được lịch sử. Trước sau gì, lịch sử của bậc anh hùng sẽ phải được dựng lại ở chính nơi mà những con người vĩ đại đã ngã xuống”.

(Cũng thời điểm tháng Tư kết thúc cuộc chiến tại Việt Nam, nhiều người cho rằng, nếu khi Cộng Sản cưỡng chiếm miền Nam Việt Nam mà học được bài học lịch sử nầy của Hoa Kỳ, xóa bỏ hận thù, xử dụng nhân tài và chất xám, cùng nhau chung tay xây dựng đất nước, bảo vệ giang sơn, chống quân xâm lược Trung Cộng thì ngày nay Việt Nam không bị lệ thuộc hoàn toàn dưới ách thống trị dã man của Trung Cộng).

70 năm sau, cuộc nội chiến Hoa Kỳ được phác họa qua tác phẩm Gone with the Wind (Cuốn Theo Chiều Gió) của nhà văn Margaret Mitchell (1900-1949), ấn hành vào tháng 7 năm 1936, dày hơn 1,000 trang. Tác phẩm dựa vào bối cảnh và lịch sử cuộc chiến, tác giả dày công sưu tầm tài liệu, ròng rã trong 10 năm để hoàn thành. Không phải là tác phẩm lịch sử mà viết theo cách kể chuyện tự sự, tuy có hư cấu nhưng theo dòng sử liệu trong bối cảnh xã hội như chứng nhân của giai đoạn đương thời. Với các mối tình xảy ra chung quanh vài nhân vật ngang trái, éo le, cuồng nhiệt và hờ hững… lôi cuốn người đọc… Tác phẩm phẩm Gone with the Wind vừa ra mắt đã thành công, trong vòng 6 tháng, hơn 1 triệu ấn bản đã được bán hết với sức mua là 50,000 cuốn mỗi ngày vào thời điểm đó, ngoài sự tưởng tượng của tác giả và nhà xuất bản. Tác phẩm đoạt Giải Thưởng Pulitzer năm 1937 vì vậy giới đện ảnh Hollywood quan tâm và sách được nhà sản xuất phim David O. Selznick mua lại với giá 50.000 USD để được dựng thành phim cùng tên.

Đây cũng là tác phẩm kinh điển của văn học Hoa Kỳ có số lượng cao nhất trong lịch sử xuất bản của Hoa Kỳ, của mọi thời đại đã vượt qua kỷ lục 12 triệu cuốn vào năm 1965, được dịch sang hơn 30 ngôn ngữ khác nhau và phổ biến trên 40 quốc gia. sinh tại thành phố Atlanta, tiểu bang Georgia, sau bậc trung học, theo học tại Smith College nhưng năm 1918, không theo đuổi con đường học vấn, trở về Atlanta để lo công việc gia đình bà mẹ qua đời vì bệnh cúm. Sau đó không lâu, cô tham gia vào ban biên tập của tờ nhật báo Atlanta Journal, viết bài cho ấn bản ngày Chủ Nhật.

blank


Trong tai nạn bị gãy mắt cá chân, Margaret ở nhà điều trị, thời gia nầy cô tìm lại tài liệu về cuộc Nội Chiến Nam Bắc xảy ra trên quê hương.

Năm 1929, khi vết thương đã lành và cuốn truyện đã được viết xong nhưng trước đó các truyện ngắn của cô không được quan tâm nên cũng nghĩ quyển sách nầy cũng mang số phận như vậy.

Năm 1935, ông Howard Latham, phó giám đốc của nhà xuất bản MacMillan tới Atlanta để tìm kiếm các nhà văn mới của miền Nam Hoa Kỳ. Cơ hội cho Margaret Mitchell gặp ông Howard Latham để trao bản thảo Gone with the Wind. NXB MacMillan đã edit trong 6 tháng, tác phẩm được in xong vào ngày 30 tháng 6 năm 1936.

Với sự thành công của tác phẩm đầu tay của nhà văn Margarett Mitchell, danh vọng nổi tiếng nhưng bà vẫn tiếp tục sống trong ngôi nhà tại Atlanta, tiếp tục một cuộc sống giản dị. Năm 49 tuổi, trong khi cùng chồng băng qua đường phố ở Atlanta, bị một chiếc xe tải đâm phải. Năm ngày sau bà qua đời, Margarett Mitchell vĩnh biệt cõi trần giữa muôn vàn thương tiếc của mọi người. 

Phim Gone with the Wind phỏng theo tiểu thuyết của Margaret Mitchell, phim được sản xuất bởi David O.Selznick, đạo diễn Victor Fleming và kịch bản gốc Sidney Howard. Bộ phim được quay ở miền Nam nước Mỹ (Atlanta, tiểu bang Georgia) trong thời gian xảy ra nội chiến. 

Các diễn viên chính bao gồm: Clark Gable (vai Rhett Butler), Vivien Leigh (Scarlett O'Hara), Leslie Howard (Ashley Wilkes), Thomas Mitchell (Gerald O'Hara), Barbara O'Neil (Ellen O'Hara), Evelyn Keyes (Suellen O'Hara), Ann Rutherford (Carreen O'Hara), Olivia de Havilland (Ilanie Hamilton), Hattie McDaniel (Mammy, vú nuôi da đen)…

Phim dài 220 phút (thông thường chỉ 110 phút) được ra mắt tại Atlanta ngày 15 tháng 12 năm 1939, khi Đệ Nhị Thế Chiến bùng nổ.

Năm 1940, giải Oscar lần thứ 12 (đầu tiên năm 1929) và cũng là lần đầu phim Gone with the Wind được 8 giải Oscar và phim màu đầu tiên.

Phim được bình chọn là một trong vài bộ phim có nhiều khán giả nhất mọi thời đại kể từ khi được phát hành về doanh thu và rộng rãi khắp nơi trên thế giới.blank


Đây là tác phẩm kinh điển của nền văn học và điện ảnh Hoa Kỳ, phim dàn dựng rất công phu của điện ảnh Hollywood được hàng tỷ người trên thế giới đọc và xem từ trước đến nay. 

Nhờ đó, mọi người mới hiểu được góc cạnh của cuộc nội chiến Nam-Bắc của Hoa Kỳ. Tình người với nhau để hàn gắn vết thương sau chiến tranh.

Atlanta trước đây là thị trấn nông nghiệp trở thành trung tâm lịch sử với nhiểu bảo tàng, trong đó có ngôi nhà của Margaret Mitchell và phim Gone with the Wind… Ngôi nhà thời thơ ấu của MS Martin Luther King (1929-1968 ở Atlanta cùng các tòa nhà lân cận được công bố là di tích lịch sử Quốc Gia Martin Luther King, Jr.

Ở Việt tác phẩm Cuốn Theo Chiều Gió được Vũ Kim Thư dịch từ đầu thập niên 50 (nay được tái bản nhiều lần và bản dịch của Dương Tường năm 2002). Phim Cuốn Theo Chiều Gió chiếu tại Sài Gòn và các thành phố lớn. Có lẽ cảm hứng từ cuốn phim, nhạc phẩm Cuốn Theo Chiều Gió của Anh Việt Thu sáng tác năm 1970.

*

Tác phẩm lấy bối cảnh miền Nam nước Mỹ trong cuộc nội chiến Bắc-Nam. Câu chuyện trải dài mối tình của nàng Scarlett với những nhân tình với “hỉ, nộ, ái, ố” say đắm, yêu thương, dang dở, hững hờ và phản bội.

Tiểu thư Scarlett tuổi trăng tròn, con gái cưng của chủ đồn điền Tara, tuy không sắc sảo nhưng trông quyến rũ, dễ thương. Hình ảnh mà Nguyên Sa tơ tưởng “Em gầy như liễu trong thơ cổ, Anh bỏ trường thi lúc thịnh Đường”. Tương lai đang đón chào nhưng cuộc nội chiến xảy ra, Scarlett bị loạn lạc trong cơn lốc rồi lận đận trong tình trường như lời thơ Hữu Loan “Lấy chồng thời chiến binh. Mấy người đi trở lại”… và nếu có trở về thì duyên phận trớ trêu! Scarlett bao năm theo đuổi cuộc tình để rồi cuối cùng bẽ bàng trước câu nói “My dear, I don’t give a damn,” (Cưng ơi, tôi cóc cần)!. Bạn bè với nhau mà chửi thề chữ a damn cũng nộ khí xung thiên xuống gì là tình nhân. Đau lòng cho cô tiểu thư con nhà khue các đã cuốn theo chiều gió!

Với tác phẩm dày cả nghìn trang, khó tóm tắt ngắn gọn nên dựa theo Kiwipedia tóm lược Cuốn Theo Chiều Gió theo dòng thời gian:

Tác phẩm mở đầu vào tháng 4 năm 1861 với nhân vật chính của truyện, Scarlett O'Hara đang ở đồn điền Tara nhà mình ở quận hạt Clayton, Georgia cùng với hai anh em sinh đôi Brent và Stuart Tarleton sống ở đồn điền kế bên. Qua cuộc nói chuyện này, Scarlett biết rằng người nàng thầm yêu từ lâu Ashley Wilkes nhưng chàng chuẩn bị đính hôn với cô em họ là Ilanie Hamilton ở Atlanta. Scarlett choáng váng khi nghe tin đó và cuộc nói chuyện cũng kết thúc. Nàng vội vã đi tìm cha mình, Gerald O'Hara, để xác minh lại câu chuyện và cha nàng khuyên nếu nàng và Ashley lấy nhau sẽ là một điều tồi tệ và nàng nên lấy một trong hai anh em sinh đôi trên.

Scarlett cho rằng Ashley có ý định đính hôn vì chàng không biết nàng đã yêu mình. Nàng quyết định trong buổi tiệc ngoài trời tại trại Twelve Oaks sẽ thổ lộ tình yêu với chàng và cùng chàng trốn đi. Nhưng mọi thứ không theo kế hoạch của Scarlett, tuy Ashley ân cần với nàng nhưng nói rằng chàng vẫn sẽ cưới Ilanie. Vị khách không mời trong buổi tiệc, Rhett Butler, người vô tình lắng nghe toàn bộ câu chuyện buông lời trêu chọc Scarlett làm nàng nổi điên, điều này lại ngẫu nhiên quyến rũ Rhett. Trong cơn tức giận cùng với việc nghe lén Honey Wilkes, vợ chưa cưới của Charles Hamilton nói xấu mình, Scarlett đã nhận lời lấy Charles Hamilton vừa làm Ashley ghen vừa trả thù Honey. Buổi tiệc kết thúc cũng là lúc có tin cuộc nội chiến Hoa Kỳ nổ ra và các chàng trai phải đi nhập ngũ.

Đám cưới của Scarlett diễn ra nhanh chóng sau đó 2 tuần để Charles nhập ngũ, một ngày trước đám cưới giữa Ashley và Ilanie. Một tuần sau khi cưới, Charles nhập ngũ và 2 tuần sau, Ashley cùng đội kỵ binh của tiểu bang lên đường. Tuy nhiên, Charles đã chết vì bệnh đậu mùa ở căn cứ Nam Carolina trước khi có dịp được ra chiến trường. Sau đó, con trai Charles ra đời và được đặt tên là Wade Hampton Hamilton (theo tên chỉ huy của Charles là tướng Wade Hamilton).

Góa phụ Scarlett lúc nào cũng mặc đồ tang, sống thầm lặng, nàng cảm thấy đau đớn vì sự buồn chán và việc phải làm mẹ hơn là cái chết của chồng. Mẹ nàng, Ellen O’Hara, muốn nàng vơi bớt nỗi buồn đã gửi nàng đến Atlanta sống cùng Ilanie và bà cô của Charles, Pittypat Hamilton.blank


Scarlett đến Atlanta vào tháng 5 năm 1862. Tại đây, Scarlett nhanh chóng thích sự nhộn nhịp và hối hả của thành phố này. Nàng bị bắt buộc làm y tá tình nguyện ở dưỡng đường nhưng vô cùng chán ghét công việc này. Vì còn đang chịu tang chồng nên nàng bị cấm đoán đủ thứ, trong đó có cuộc bán đồ phúc thiện với sự góp mặt của nhiều cư dân thành phố, nhưng đến cuối cùng, Scarlett may mắn được dự vì để thay cho một bà khác có con bị bệnh. Tại đây, nàng gặp lại Rhett Butler, giờ đây là thuyền trưởng vượt phong tỏa, chuyên chở các mặt hàng thiết yếu cho miền Nam. Rhett Butler đã mời nàng khiêu vũ, mặc dù đang chịu tang nhưng Scarlett vẫn đồng ý vì nàng thèm muốn được khiêu vụ để thoát khỏi cái vỏ nhàm chán của một góa phụ.

Kể từ đó mối qua hệ giữa Scarlett và Rhett với nhau. Rhett bản tính hài hước, hay trêu chọc Scarlett và cố làm cho nàng vui. Tuy nhiên gần như cả thành phố đều căm ghét hắn. Scarlett lại lúc nào cũng chỉ nghĩ đến Ashley. Tình hình ngoài mặt trận ngày càng căng thẳng. Thất bại của quân đội liên bang miền Nam trong trận Gettysburg trong cuộc nội chiến và thương vong của quân đội liên bang ngày càng nhiều. Giáng Sinh năm 1862, Ashley trở về nhưng trái với mong đợi của Scarlett, chàng chỉ quan tâm đến vợ mình, Ilanie. Ngày Ashley rời nhà trở lại chiến trường, Scarlett lại một lần nữa thổ lộ tình yêu với chàng hy vọng chàng sẽ bỏ vợ để cưới nàng nhưng chàng không nói gì và dặn dò nàng chăm sóc Ilanie nếu chàng có mệnh hệ gì ngoài chiến trường. Chàng vội vã ra đi và lần thứ hai, Scarlett vỡ mộng.

Cuộc nội chiến ngày càng diễn biến bất lợi cho miền Nam. Sau những thất bại liên tiếp, quân đội liên bang miền Bắc đã tiến sát và bao vây Atlanta, do đó người dân thành phố phải tổ chức di tản. Tuy nhiên, Scarlett và Ilanie không thể đi cùng mọi người vì Ilanie đang có thai và có thể sinh con bất cứ lúc nào. Do các bác sĩ phải chăm sóc các thương binh nên Scarlett phải đỡ đẻ cho Ilanie. Sau khi Ilanie sinh xong, Scarlett phải cầu cứu Rhett và anh đã lấy cắp của quân đội cho nàng một chiếc xe ngựa nhưng con ngựa vô cùng ốm yếu. Anh chở Ilanie và con nàng là Prissy cùng Wade và Scarlett, chạy khỏi Atlanta. Tuy vậy, đi đến giữa đường thì Rhett bỏ mặc những người còn lại để gia nhập quân đội liên bang. Trước khi đi, anh hôn nàng và nói yêu nàng nhưng Scarlett giận dữ chửi rủa và tát hắn.

Scarlett trở về đồn điền Tara và gặp những cảnh tượng kinh hoàng: Mẹ mất vì bệnh, ngôi nhà bị tàn phá nặng nề, phần lớn các nô lệ đã bỏ trốn, 2 người em gái bệnh nặng nằm liệt giường và người cha bị sốc vì cái chết của vợ cũng trở nên loạn trí. Giờ đây Scarlett trở thành chủ nhân của Tara. Với bản tính kiên cường và cách suy nghĩ thực tế, nàng dần vực dậy đồn điền Tara và làm mọi công việc, kể cả những việc mà khi xưa chỉ có nô lệ làm. Một tên lính Yankee đến ăn cắp đã bị nàng cầm súng bắn chết. Ilanie vẫn còn phải nằm trên giường sau khi sinh xong nhưng vẫn cầm thanh kiếm của Charles đến giúp tuy nàng không đủ sức nâng nó. Hành động này khiến Scarlett thán phục và tình cảm của cô dành cho Ilanie giờ đây bắt đầu trỗi dậy. Sau đó, Scarlett chôn tên lính ngay tại Tara.

Chiến tranh gần kết thúc và đồn điền Tara lại bị tàn phá lần nữa khi quân đội liên bang miền Bắc đến. Một tháng sau thì cuộc nội chiến kết thúc với thắng lợi thuộc về liên bang miền Bắc. Những người lính bại trận trên đường trở về nhà đã ghé qua Tara để lấy thức ăn hoặc dưỡng thương. Trong số đó có một người lính bị thương nặng tên là Will Benteen, được em gái Scarlett là Carreen chăm sóc cẩn thận. Sau khi bình phục, Will đã ở lại Tara và giúp đỡ Scarlett vực dậy nó. Có Will, công việc của Scarlett đã được đỡ đần rất nhiều.

Ashley sau khi chiến tranh kết thúc vẫn chưa về được vì còn là tù binh của liên bang miền Bắc. Rồi một ngày, chàng bất ngờ xuất hiện tại Tara. Cả Scarlett và Ilanie đều chạy ra đón chàng nhưng Will ngăn Scarlett lại khiến Scarlett bất đắc dĩ phải quay trở lại.

Chiến tranh kết thúc nhưng một lần nữa số phận đồn điền Tara lại bị đe doạ khi chính phủ Yankee (người Anh gọi liên minh miền Nam) tăng tiền thuế của đồn điền lên để Scarlett không có tiền trả và phải nhượng lại Tara cho tên quản gia Yankee cặn bã Jonas Wilkerson và vợ hắn. Để có tiền cứu Tara, Scarlett phải đến Atlanta mượn tiền Rhett. Rhett vô cùng giàu có nhưng lúc này đang phải ngồi tù. Scarlett trang điểm và đến thăm Rhett để mượn một khoản tiền mà không để anh biết là nàng đang cố tán tỉnh anh vì tiền. Nàng đã gần như thuyết phục được Rhett cho đến khi đôi mắt sắc sảo của anh thấy đến bàn tay chai sần của Scarlett, bằng chứng cho những công việc nặng nhọc mà nàng đã làm và hoàn cảnh của gia đình, khiến cô phải thú nhận mục đích thật sự của chuyến viếng thăm. Cuối cùng, Rhett đã từ chối cho cô mượn tiền. 

Trong cơn tuyệt vọng, Scarlett tình cờ gặp Frank Kennedy, chồng chưa cưới của Suellen, chủ cửa hàng và có khoản tiền khá. Bằng cách nói dối Frank rằng Suellen đã lấy người khác, Scarlett đã quyến rũ Frank để ông lấy mình. Nàng đã thành công và có tiền cứu Tara. Sau khi ra tù, Rhett cho nàng mượn tiền để có thể mua thêm xưởng cưa với điều kiện là nàng không được dùng tiền giúp Ashley Wilkes.

Scarlett điều hành xưởng cưa thành công nhưng nó cũng làm cho nàng bị nhiều dị nghị vì đó không phải là việc dành cho phụ nữ. Sau đó nàng đã có thai với Frank nhưng vẫn thường xuyên xuất hiện nơi công cộng nên ngày càng nhiều người khinh ghét. Sau đó không lâu, Gerald qua đời. Khi về Tara dự đám tang, nàng biết được rằng cái chết của cha mình có liên quan trực tiếp đến cô em gái Suellen. Will dù yêu Carreen nhưng cuối cùng đã lấy Suellen để làm dịu lại quan hệ gia đình. Carreen sau cái chết của Brent Tarleton vì quá đau khổ nên gửi mình vào tu viện. Sau đám tang cha, Scarlett đã mời Ashley trở lại Atlanta giúp nàng điều hành xưởng cưa và ngăn chàng lên miền bắc kiếm việc làm. Ashley lưỡng lự nhưng Ilanie kiên quyết đồng ý nên Ashley đành chiều theo ý vợ.

blank


Sau khi sinh con, Scarlett thường xuyên lái xe ngựa một mình đến xưởng cưa mặc dù đã nhiều lần được cảnh báo về sự nguy hiểm. Một ngày nọ nàng bị một tên da trắng nghèo khổ và một tên da đen tấn công và suýt bị cưỡng hiếp. May mắn là Big Sam, một nô lệ da đen từng làm việc ở Tara, đã cứu nàng kịp thời. Frank, Ashley và một số người đàn ông khác thuộc đảng Ku Klux Klan (KKK) phải đi trả thù và kết cục là Ashley bị thương và Frank bị giết. Còn các thành viên còn lại được Rhett, với sự giúp đỡ của Belle Watling, gái mại dâm ở Atlanta, đã dựng chuyện và tìm cách cứu họ. Từ đó mối qua hệ của Rhett và người dân thành phố dần dần được phục hồi. Sau cái chết của Frank, Rhett ngay lập tức cầu hôn Scarlet trước khi nàng có thể lấy một người nào khác.

Scarlett lấy Rhett. Anh chiều chuộng nàng hết mức và tạo điều kiện cho nàng hưởng thụ những thú vui mà Scarlett chưa bao giờ biết đến ở New Orleans. Cũng qua Rhett mà Scarlett có được những người bạn mới: Những người Yankee và những kẻ giàu lên nhờ đầu cơ và làm ăn gian dối trong chiến tranh. Do đó mà mối qua hệ giữa vợ chồng Scarlett và những người bạn cũ ngày càng trở nên xấu đi và trong một buổi tiệc, vợ chồng Scarlett đã mời thống đốc tiểu bang thuộc đảng Cộng Hòa đến dự khiến tầng lớp thượng lưu miền Nam hoàn toàn cắt đứt mối qua hệ với hai người, ngoại trừ Ilanie.

Scarlett sau đó cũng sinh cho Rhett một đứa con gái mặc dù nàng cũng không hề muốn. Đứa bé được đặt tên là Eugenia Victoria. Cô bé vô cùng xinh đẹp với đôi mắt xanh dương nên được đặt thêm biệt danh Bonnie Blue Butler, theo tên lá cờ liên bang Bonnie Blue Flag. Rhett vô cùng hạnh phúc và rất thương yêu con gái mình. Nhưng vì tình yêu với Ashley, Scarlett kiên quyết không ngủ chung với chồng nữa để tránh việc mang thai lần nữa. Rhett tức giận và cãi cọ liên tục với nàng về mối qua hệ bạn bè, cách nuôi dạy con cái. Anh muốn con gái mình sẽ trở thành một công chúa trong tầng lớp thượng lưu miền Nam cũ. Rồi Rhett cùng với con gái đi khỏi Atlanta một thời gian.

Tại Georgia, Rhett cùng với những bạn bè xưa cũ khiến cho quan hệ giữa anh và họ ngày một tốt đẹp, thực chất là anh muốn gây dựng tương lai và thanh danh cho con gái Bonnie, mà giờ đây Rhett nổi tiếng là một người bố yêu thương con hết mực.

Ilanie tổ chức bữa tiệc sinh nhật bất ngờ cho Ashley. Ilanie nhờ Scarlett đến xưởng cưa giữ chân Ashley để mình có thêm thời gian chuẩn bị. Tại đây, Ashley và Scarlett vì xúc động khi nhớ về những ngày xưa êm đềm, đã ôm nhau trong tình cảm trong sáng, nhưng lại bị India Wilkes, bà Elsing và Archie, đánh xe của Ilanie bắt gặp. Rhett biết được chuyện này từ Archie nhưng vẫn bắt Scarlett phải đến dự buổi sinh nhật của Ashley với phong thái kiêu hãnh và can đảm, để không huỷ hoại tương lai của Bonnie. Ilanie cũng nghe chuyện nhưng với tâm hồn trong sáng, nàng nhất mực không tin và ra sức bênh vực Scarlett. Ilanie một lòng tin tưởng Scarlett vì những gì Scarlett đã làm cho nàng. Cũng vì đứng về phía Scarlett, Ilanie đã gây chia rẽ trong gia đình và bạn bè thân hữu.

Đêm hôm đó, Scarlett bắt gặp Rhett trong trạng thái say khướt. Sau đó, Rhett xốc bổng nàng lên cầu thang và cả hai trải qua một đêm ân ái đầy nồng nàn. Scarlett thức dậy một mình vào sáng hôm sau và háo hức muốn gặp chồng nhưng Rhett lẫn tránh nàng. Rhett đưa Bonnie đến Luân Đôn. Anh bỏ đi khiến Scarlett cảm thấy day dứt về những việc mình đã làm với anh và cả với hai đứa con đầu của mình. Nàng có thai lần nữa và đây là lần đầu tiên cảm thấy hạnh phúc vì điều đó. Ngày Rhett cùng Bonnie trở về, nàng đã háo hức muốn báo tin đó cho Rhett, nhưng không tin vào tình yêu mình nhìn thấy trong mắt Scarllet, anh giễu cợt nàng. Scarllet quá tức giận nên ngã cầu thang và sẩy thai.

Sau tai nạn đó, Scarlett phải về Tara một thời gian để điều dưỡng. Rhett đã bàn với Ilanie tìm cách lừa Scarlett để cô nhượng lại hai xưởng cưa cho Ashley. Bonnie được Rhett cưng chiều, cô bé rất thích cưỡi ngựa. Một ngày, Bonnie gặp tai nạn trong khi cho ngựa vượt rào và gãy cổ. Rhett bị chấn động tâm lý nặng nề sau cái chết của Bonnie và chỉ có Ilanie mới giúp anh vượt qua cú sốc đó.

Ilanie mang thai và giấu mọi người để sinh con, mặc dù đã bị bác sĩ cấm đoán. Nhưng do sức khỏe quá yếu, nàng lâm nguy kịch. Scarlett về sau khi nhận được điện khẩn của Rhett. Trên giường bệnh, Ilanie trăng trối lại với Scarlett hãy giúp nàng chăm sóc Ashley và Beau. Cuối cùng, Ilanie khuyên Scarlett hãy trân trọng Rhett và tình cảm của hắn. Scarlett bỏ chạy và gặp Ashley. Giờ đây nàng mới nhận ra Ilanie quan trọng với mình và suốt bao nhiêu năm qua, tình yêu của nàng đối với Ashley cũng chỉ như khi một đứa bé muốn với tới một mặt trăng hão huyền, đó là tình yêu do nàng tưởng tượng ra, chỉ là ảo huyền.

Trong lúc tuyệt vọng, Scarlett nghĩ đến Rhett và chợt nhận ra Rhett mới là người nàng cần. Nàng đã dần yêu Rhett trong bao nhiêu năm qua nhưng cái bóng quá lớn của Ashley đã chặn tầm mắt nàng lại. Rhett luôn luôn ở bên Scarlett mỗi khi nàng cần và giúp đỡ nàng theo cách tuyệt vời nhất, bằng sự thông hiểu sâu sắc. Nàng vội vã đi tìm Rhett nhưng giờ đây anh lại hoàn toàn ghẻ lạnh với nàng. Anh lạnh lùng bảo tình yêu bao năm qua anh dành cho nàng giờ đã lụi tàn cùng với sự thờ ơ anh nhận được, chỉ còn lại hai điều nàng ghét nhất là lòng thương hại và nhân từ.

Choáng váng vì những gì nghe thấy nhưng Scarlett vẫn can đảm thổ lộ tình yêu với Rhett nhưng chàng lại phán “My dear, I don’t give a damn,” (Cưng ơi, tôi cóc cần), bạn bè khi giận nhau mà chửi thề dùng damn dễ gây ấu đả huống chi nói với nhân tình!

Scarlett lặng lẽ nhìn Rhett bỏ đi và giờ đây nàng nhận ra, vì nàng không hiểu hai người mình yêu nên đã để tuột mất cả hai. Nàng quyết định sẽ trở về Tara, nơi nàng đã từng vực dậy từ trắng tay. Với tính tình mạnh mẽ cứng cỏi, Scarlett tin rằng mình có thể chiếm lại được Rhett. Chưa người đàn ông nào cưỡng lại nàng nếu nàng quyết tâm chinh phục. 

Tác phẩm kết thúc với hình ảnh Scarlett trải qua bão táp nên cương nghị đứng trước đồn điền Tara ngập nắng với câu tiếp sức mạnh quen thuộc của mình: “Sau tất cả, ngày mai là một ngày mới” (After all, tomorrow is another day!). Ban đầu nhà văn muốn dùng câu nầy làm tựa đề nhưng nhà xuất bản chọn tên cho tác phẩm rất hay.

*


Ngày nay nước Mỹ có 700 sắc tộc sinh sống với 5 nhóm là Dân Bản Địa (Native American), Người Mỹ gốc Châu Âu (European American), Người Mỹ gốc Phi (African American), Người Mỹ gốc Latinh (Hispa American) và người Mỹ gốc Châu Á (Asian American) vì vậy gọi là Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ.
blank


Đề cập đến cuộc Nội Chiến Hoa Kỳ (American Civil War, 1861–1865) trong nhiệm kỳ Tổng Thống Abraham Lincoln (1861-1865). Thời điếm lập quốc, lịch sử Hoa Kỳ đề cao vị Tổng Thống: George Washington (1789 đến 1797), John Adams (1735–1826) và Thomas Jefferson (1743–1826). TT George Washington được người dân Mỹ gọi là “cha già dân tộc” (sau nầy CSVN gọi HCM bắt chước tên gọi như vậy nên người Việt tị nạn CS dị ứng với tên gọi nầy), TT Thomas Jefferson có công lao lưu lại hậu thế với Tuyên Ngôn Độc Lập ngày 4 tháng 7 năm 1776 và là người sáng lập ra đảng Dân Chủ.

Ngày 2 tháng 9 năm 1945, tại quảng trường Ba Đình, trong bản Tuyên Ngôn Độc Lập, HCM tuyên bố: “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Câu nói nầy quen quen vì trong bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Hoa Kỳ nêu rõ: “Mọi người sinh ra đều bình đẳng, rằng tạo hóa đã ban cho họ những quyền tất yếu và bất khả xâm phạm, trong đó có quyền được sống, quyền được tự do và mưu cầu hạnh phúc.

Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền & Dân Quyền của Cách Mạng Pháp năm 1791 cũng nói: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”.

Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc ngày 10 tháng 12 năm 1948

Điều 1: “Mọi người sinh ra tự do và bình đẳng về phẩm cách và quyền lợi, có lý trí và lương tri, và phải đối xử với nhau trong tình bác ái”.

Điều 7: “Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ bình đẳng không kỳ thị. Mọi người đều được bảo vệ chống lại mọi kỳ thị hay xúi giục kỳ thị trái với Tuyên Ngôn này”.

Thế nhưng các nước Cộng Sản và độc tài đã vi phạm trầm trọng Tuyên Ngốn Quốc Tế Nhân Quyền nầy, trong đó có 5 nước trong thành viên thường trực của Hội Đồng Bảo An LHQ: Mỹ, Anh, Pháp, Nga và Trung Quốc thì Nga và Trung Quốc đã không tuân thủ còn cố tình xâm nhập vào các nước khác như Hoa Kỳ hiện nay để gây cơn lốc “kỳ thị chủng tộc”.

Hoa Kỳ trong thời điểm đối phó với đại dịch Virus Tàu Cộng lại xảy ra hai cái chết của hai người đàn ông da màu (gốc Phi) George Floyd ngày 25 tháng 5 tại Minneapolis, tiểu bang Minnesota và Rayshard Brooks ngày 14/6 vừa qua tại Atlanta, nơi chốn của tác giả Cuốn Theo Chiều Gió.

Đây là đất nước thượng tôn pháp luật, kẻ thi hành pháp luật vi phạm sẽ bị tòa án xét xử công khai tội trạng nhưng vì động cơ chính trị trong thuyết âm mưu đã “mượn gió bẻ măng”, đổ dầu vào lửa để lấy lý do kỳ thị chủng tộc gây cơn bão táp trên lãnh thổ Hoa Kỳ.

Đây cũng là cơ hội cho một số cơ quan truyền thông khai thác tận gốc rễ trên chính trường Hoa Kỳ mà thời gian qua xảy ra hằng ngày.

Cơn lốc còn xoáy trong giai đoạn bầu cử, sẽ hạ hồi phân giải nhưng những giá trị truyền thống của lịch sử đã và đang bị triệt hạ tưởng chừng những Vệ Binh Đỏ của Mao & Giang Thanh trong thời kỳ “Cách Mạng Văn Hóa” vào Mùa Hè Đỏ Lửa năm 1966, nay lại xảy ra trên mảnh đất tự do!

Ngày 9 tháng 6, HBO Max thông báo ngưng chiếu phim Gone with the Wind trên băng tần của họ. May mà di sản tác giả và tác phẩm của Cuốn Theo Chiều Gió không bị thiêu đốt như sau tháng 4/1975 tại Sài Gòn.

Bàn chuyện chính trị ở Hoa Kỳ rất phức tạp, phe nầy phe nọ, kẻ bênh vực, người chống đối “miệng lưỡi thế gian, trăm đường lắt léo” khó phân biệt và phức tạp vì vậy tôi không đề cập. Đôi khi “chuyện làng mang vào nhà” vợ chồng, bạn bè thân tín tranh cãi, bất đồng quan điểm dẫn đến bất hòa thì chuyện xảy ra trên chính trường Hoa Kỳ như lằn ranh của hai bờ chiến tuyến.

Trở lại tác phẩm Cuốn Theo Chiều Gió, nhà văn Margaret M. Mitchell rất tinh tế khi dẫn dắt qua từng mẩu chuyện, chẳng có gì đào sâu nạn kỳ thị chủng tộc nhưng sự tị hiềm nên “bé xé ra to”.

Thiện tai!

Little Saigon 7/7/2020

Vương Trùng Dương

Viết trong cơn đại dịch

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tôi viết những cảm nhận ở đây căn cứ vào những trích đoạn đã phổ biến, không đặt nó vào bối cảnh toàn diện của cuốn tiểu thuyết “Đường Về Thủy Phủ”, vì cuốn sách chưa ra đời, nhưng cũng có được cái nhìn về thủ pháp bố cục truyện và văn phong của nhà văn Trịnh Y Thư...
Có cách nào để tìm hòa bình cho vùng Trung Đông? Hãy hình dung về một phép thần nào đó, làm cho quân Israel và quân Hamas buông súng, cùng bước tới bắt tay nhau bùi ngùi, nước mắt ràn rụa, cùng nói rằng tất cả chúng ta hãy sống như một trẻ em mới sinh ra, rằng hãy quên hết tất cả những ngày đau đớn cũ, và cùng trải bản đồ ra vẽ lại, sao cho các thế hệ tương lai không bao giờ nghĩ tới chuyện cầm súng giết nhau nữa. Hình như là bất khả. Đúng là có vẻ bất khả, để có thể sống như một trẻ em mới sinh ra đời. Chỉ trừ, vài thiền sư và nhà thơ. Tôi có một giấc mơ. Vua Trần Nhân Tông bay từ đỉnh núi Yên Tử tới vùng Gaza, ngay nơi cửa khẩu đang mịt mù khói súng. Bên ngoài cửa khẩu là hàng ngàn xe tăng Israel đang chờ tiến vào, bên trong là nhiều đường hầm và hố chiến hào nơi chiến binh Hamas thò mắt nhìn ra để chờ trận chiến cuối đời của họ. Ngay nơi cửa khẩu là một giáo sĩ Đạo Do Thái ngồi đối diện, nói chuyện với một giáo sĩ Đạo Hồi, trước khi họ có thể nhìn thấy đồng bào của họ xông vào nhau.
Tiểu thuyết gia, thi sĩ và kịch tác gia người Na Uy Jon Fosse – người ngày càng thấy số lượng độc giả trong thế giới nói tiếng Anh càng tăng vì những cuốn tiểu thuyết viết về những đề tài tuổi già, cái chết, tình yêu và nghệ thuật – đã được trao Giải Nobel Văn Chương hôm Thứ Năm, 5 tháng 10 năm 2023, “vì những vở kịch và văn xuôi đầy sáng tạo giúp tiếng nói cho những điều không thể nói,” theo bản tin của báo The New York Times cho biết hôm 5 tháng 10 năm 2023. Điều này đã làm cho Fosse trở thành người đầu tiên lãnh giải thưởng Nobel Văn Chương viết bằng tiếng Nynorsk. Ông là người Na Uy thứ tư đoạt giải này và là người đầu tiên kể từ Sigrid Undset trúng giải vào năm 1928. Là tác giả đã xuất bản khoảng 40 vở kịch, cũng như tiểu thuyết, thơ, tiểu luận, sách thiếu nhi và nhiều tác phẩm được dịch sang nhiều thứ tiếng, Fosse đã từ lâu được quý trọng vì ngôn ngữ bao dung, siêu việt và thử nghiệm chính thức của ông.
Kỷ vật, không trừu tượng, là một thứ gì bằng vật chất ghi lại, cưu mang, hoặc ẩn tượng một kỷ niệm nào đó. Loại kỷ niệm có động lực gợi lại những vui buồn, thương tiếc, nhớ nhung; có khả năng làm nhếch một nụ cười hoặc làm mờ khóe mắt. Có những kỷ vật dù đã mất nhưng không quên. Mỗi đời người càng sống lâu, càng có nhiều kỷ vật. Điều này cất vào kho tàng quá khứ, có hay không, nhiều hạnh phúc đã qua mà mùi hương không bao giờ xao lãng.
Có một tương đồng giữa Tổng Thống Hoa Kỳ Joe Biden và Tổng Bí Thư CSVN Nguyễn Phú Trọng. Đó là đôi khi họ làm thơ. Nhưng dị biệt lớn giữa hai nhà thơ tài tử này chính là chủ đề, là nguồn cảm hứng để làm thơ. Nguyễn Phú Trọng làm thơ ca ngợi ông Hồ Chí Minh và những chủ đề tương tự, thí dụ, một lần ông Trọng làm ca ngợi khách sạn Mường Thanh Grand Phương Đông. Nhưng Tổng Thống Biden chỉ làm thơ tình, và chỉ tặng vợ thôi. Chúng ta không nói rằng thơ hay, hay dở, chỉ muốn nói rằng trong tâm hồn của Biden là hình ảnh thướt tha của Đệ nhất phu nhân Jill Biden. Và trong tâm hồn của ông Trọng là những khối xi măng có hình Lăng Ông Hồ, và rồi hình khách sạn Mường Thanh. Không hề gì. Thơ vẫn là thơ (giả định như thế). Bây giờ thì hai nhà thơ Joe Biden và Nguyễn Phú Trọng đã gặp nhau.
Truyện Thạch Sanh Lý Thông lưu truyền trong dân gian dưới hình thức chuyện kể truyền miệng chắc có đã lâu, phải hiện hữu trước khi ông Dương Minh Đức đưa bản văn sáng tác của mình sang bên Quảng Đông khắc ván ‒ cũng như đã từng đưa vài chục tác phẩm khác của nhóm, nhờ đó miền Nam Kỳ Lục tỉnh có được một số tác phẩm Nôm đáng kể mà người nghiên cứu Nôm thường gọi là Nôm Phật Trấn...
Sau tháng Tư năm 1975, tất cả những tác phẩm truyện ngắn truyện dài của các tác giả Việt Nam Cộng Hòa [1954-1975] đều bị chế độ mới, Xã hội chủ nghĩa cấm in ấn, phổ biến, lưu trữ. Tên tuổi tác giả, tác phẩm được công bố rõ ràng. Việc tưởng xong, là quá khứ. Bỗng dưng 32 năm sau năm, 2007, từ Hà Nội một nhà văn có chức quyền, có Đảng tịch, ông Phạm Xuân Nguyên, vận động, hô hào sẽ in lại một số tác phẩm Miền Nam, đang bị cấm. Trước tiên là 4 [bốn] tập truyện ngắn của Dương Nghiễm Mậu. Đó là các tác phẩm Đôi mắt trên trời, Cũng đành, Tiếng sáo người em út và Nhan sắc. Khi sách được phát hành có ngay phản ứng. Rất nhiều bài báo lần lượt xuất hiện liên tiếp trên các báo tại Sàigòn “đánh/ đập” ra trò. Hóa ra, những người vận động in lại sách là các cán bộ văn hóa từ Hà Nội. Hung hăng đánh phá là những cây bút… Sàigòn. Trong đó có Vũ Hạnh, một cán bộ nằm vùng, người trước kia bị chế độ Miền Nam bắt giam tù, Dương Nghiễm Mậu là một trong số các nhà văn, ký đơn xin ân xá cho Vũ Hạnh.
Kể lạ, ở “nước non mình”, bút hiệu của các nhà sáng tác qua nhiều lãnh vực văn chương, thi ca, âm nhạc, hội họa, nghiên cứu phê bình, truyền hình, báo chí, diễn viên, có bút hiệu/danh, là Sơn [không kể Sơn ở đầu như Sơn Nam, Sơn Tùng, Sơn Vương…] là đông vô số kể. Thiếu Sơn, Triều Sơn, Trúc Sơn, Phạm văn Sơn, Trịnh Công Sơn, Mai Sơn, Phong Sơn, Vân Sơn, Trần văn Sơn, Linh Sơn, Trần Áng Sơn, Từ Sơn, Vinh Sơn, Tiến Sơn, Cao Sơn, Ngô văn Sơn, Lê Thái Sơn, Nguyễn Lê La Sơn, Lê Tây Sơn. Chu Sơn, Tùng Sơn, Hoài Sơn, Đào Bá Sơn…Trong đó hai ông Sơn thi sĩ là….đáng yêu nhất. Nguyễn Đức Sơn và Nguyễn Bắc Sơn. Đáng yêu, vì hai ông này đều có tài, đều có cái lạ trong thơ, lẫn ngất ngư, ngất ngưỡng, ngất ngây trong đời sống.
Bài phỏng vấn dưới đây do Christian Salmon thực hiện, đăng trên quý san văn học The Paris Review năm 1983 và sau đó xuất hiện trong tập văn luận “Milan Kundera Nghệ thuật tiểu thuyết” xuất bản năm 1986...
Tiểu thuyết, theo Kundera, thể hiện trong mình “tinh thần của phức tạp”, “hiền minh của hoài nghi”, nó không đi tìm các câu trả lời mà đặt ra các câu hỏi, nó nghiên cứu “không phải hiện thực mà hiện sinh”, nghiên cứu chính ngay bản chất sự tồn tại của con người...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.