Hôm nay,  

Lệ Khánh, “Em Là Gái Trời Bắt Xấu”

27/06/202011:33:00(Xem: 6050)

Lệ Khánh, Em là gái trời bắt xấu – Nguyễn Mạnh Trinh – tvvn.org

  1. Mở bài

Vào những năm của thập niên 60, trên thi đàn xuất hiện những bài thơ của một nữ sĩ làm xôn xao dư luận trong giới văn nghệ và độc giả yêu thơ. Đó là Lệ Khánh với những bài thơ “Em là gái trời bắt xấu.” 

“Em là gái trời bắt xấu” là tiếng than não nùng của những mối tình tan vỡ và ngang trái. Cũng là lý do đưa đến tan vỡ. Lệ Khánh ngậm ngùi than thở:

“Chuyện thủy chung biết lấy gì đổi chác

Khi tôi nghèo, bằng cấp trắng bàn tay”.


Một lần tình yêu chấp cánh bay đi, người tình ở lại lệ tràn chia ly. Mối tình sau cùng của Lệ Khánh là nhà thơ kiêm nhạc sĩ Thục Vũ, Vũ Văn Sâm. Thơ và nhạc quyện vào nhau, cuốn hút giới yêu thơ và người ngưỡng mộ một thời trước kia. 

Mối tình trái ngang, là yêu một người “không phải của mình”, một người đã có vợ con.

Cuộc sống ngoài đời của Lệ Khánh cũng đầy gian nan. Tù tội vì làm thơ. Vất vả trong khu kinh tế mới. Bàn tay cầm viết làm thơ, thơ đã chết, nên bàn tay yếu đuối của một tiểu thư khuê các phải chẻ tre đốn củi để được chén cơm manh áo. Nổi đau nầy không phải là chỉ riêng của nữ sĩ mà là nổi đau của cả đồng bào miền Nam Việt Nam đầy mất mát, mất tài sản, mất tự do dân chủ, nói chung là mất tất cả vì chế độ Cộng Sản.

  1. Những mối tình dang dở của Lệ Khánh

    1. Người tình Alpha Đỏ

Người tình đầu tiên của Lệ Khánh là anh chàng Alpha Đỏ, sinh viên sĩ quan khóa 17 Võ Bị Quốc Gia (Đà Lạt), tên là Phạm H. Th. (H.n.L.) Người sĩ quan nầy phục vụ trong binh chủng Biệt Động Quân.

Vết thương tình đầu đời đã phá nát tấm lòng của nhà thơ nữ lần đầu tiên biết yêu.

Mối tình dang dở gây nhiều đau khổ cho Lệ Khánh, đó là ông Alpha Đỏ  kết hôn với người bạn của cô.

Có phải “Em là gái trời bắt xấu”? 

Nổi đau nầy khiến cho Lệ Khánh có những bài thơ da diết trên thi đàn của một thời trước kia.

    1. Dang dở lần thứ hai

Sau khi chia tay với người yêu đầu đời, một thời gian sau Lệ Khánh có mối tình với nhà văn Mủ Đỏ Hoàng Ngọc Liên, cựu trung tá binh chủng Nhảy Dù.

Ông nhà văn mủ đỏ nầy thường hay bay đi, bay lại Sài Gòn-Đà Lạt hàng tuần. Khi ông làm bài thơ “Kỷ niệm sinh nhật em”, thì Lệ Khánh có ngay bài “Kỷ niệm sinh nhật anh” để đáp lại.

Lệ Khánh có bài thơ cho người tình mũ đỏ.

         Hờn dỗi 


Đã ba ngày em đợi thư anh đó

Thứ năm buồn úp mặt khóc biết không?

Em giận anh, tức quá muốn lấy chồng

Cho xong chuyện để đừng thương với nhớ


Anh kiêu lắm cứ tưởng mình mũ đỏ

Đại úy “to” rồi quên con bé Cao Nguyên

Đang chờ thư anh, viết mãi một tên

Tên anh đó, người chi lười rứa đó


Em nhất định mai không thèm trông ngóng

Đại úy gì lười hơn hủi nữa cơ

Ba ngày rồi con bé chả làm thơ

Tức rứa đó, để bi chừ em lại khóc.

Lệ Khánh


Hai người cặp kè bên nhau một thời gian dài, Lệ Khánh biết được ông nầy quá bay bướm, có nhiều bồ nhí ở Sài Gòn, nên chia tay. Lại mỗi lần tình yêu chấp cánh bay đi, người tình ở lại lệ tràn chia ly.

Lại thêm một vết thương trong lòng nhà thơ Lệ Khánh. Có phải vì “Em là gái trời bắt xấu?. Nếu Lệ Khánh là một tuyệt sắc giai nhân thì ra sao?

  1. Mối tình ngang trái với nhạc sĩ Thục Vũ

    1. Vài nét về nhạc sĩ Thục Vũ


Tưởng niệm Nhạc sĩ Thục Vũ (*) - Câu Chuyện Âm Nhạc


Nhạc sĩ Thục Vũ, tên thật là Vũ Văn Sâm, sinh năm 1932 tại xã Trực Tuấn, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. Tốt nghiệp khóa 4 phụ ở Đà Lạt năm 1954.

Bước đầu binh nghiệp. Thục Vũ phục vụ ở Đà Nẵng, và sau đó là Sư Đoàn 5 Bộ Binh. Sau thời gian tu nghiệp ở Hoa Kỳ, ông được bổ nhiệm làm Trưởng Khối Chiến Tranh Chính Trị ở Trung tâm Huấn luyện Quang Trung. Ở đó ông sáng tác bản nhạc "Quang Trung hành khúc" . 

Đơn vị sau cùng của Trung tá Thục Vũ là làm trưởng khối Chiến tranh Chính trị của trường Bộ Binh Long Thành.

Sau khi miền Nam sụp đổ, Thục Vũ bị tù cải tạo. Lúc đầu tập trung ở Long Khánh, rồi sau đó về trại Tân Hiệp, Biên Hòa. Giữa năm 1976 bị đưa đến Sơn La, là nơi rừng thiêng nước độc, sơn lam chướng khí. Bịnh đau gan mà không có thuốc chữa trị, mất vào ngày 15-11-1976, để lại vợ và 5 đứa con, một người yêu bé nhỏ với đứa con trai, Dương Khánh Thục.

Khi ở trại Suối Máu, Biên Hòa, Thục Vũ sáng tác bản nhạc "Suối máu" với những câu thơ cũng của Thục Vũ :


Anh Ở Đây

“Anh ở đây, bạn bè anh cũng ở đây

Áo rách xác xơ vai gầy

Cùng chung kiếp sống lưu đầy

Anh ở đây, ngày này cơm chưa đầy chén

Anh ở đây, bạn bè anh cũng ở đây

Vẫn giếng nước sâu bên cầu

Tìm trăng, trăng vướng dây gàu

Anh ở đây, ngày này bên trong rào sắt

Hận thù ưu tư chồng chất

Giữa lòng núi cũ sông xưa”.


Chuyện tù cải tạo nhiều người muốn biết - Trần Văn - ĐỌC TRUYỆN ...


                        17 Năm Trong Các Trại Cải Tạo Của CSVN (chương 44 – 47) | Huỳnh ... Network of VN communities & Organizations


    1. Mối tình ngang trái


Thục Vũ là một nhạc sĩ cũng là nhà thơ. Vốn cùng nghệ sĩ nên họ đồng cảm, đồng điệu nhau qua lời thơ tiếng nhạc.

Mối tình ngang trái vì Thục Vũ đã có vợ con. Tình trường lại tiếp tục lận đận. Số phận hẩm hiu. Lệ Khánh đã yêu một người “không phải của mình”.

Tình ngang trái được Lệ Khánh diễn đạt qua những lời thơ trong bài “Vòng Tay Nào Cho Em”


“Lỡ yêu người có vợ con

Thì đừng nói chuyện sắc son mà buồn

Vòng tay nào ôm vợ

Còn vòng tay nào anh ôm em?”

“Anh hãy về đi với vợ hiền
Và đàn con nhỏ còn ngây thơ
Phần em chỉ sống bơ vơ
Tình ta đành lỡ duyên nhau
Thì xin hãy hẹn mai sau…”

“Vòng tay” là cử chỉ yêu đương qua 4 câu dưới đây.


“Vòng tay anh chắc giờ đây quá chật?

Ôm vợ hiền, ôm con dại còn đâu

Vâng. Còn đâu người con gái đến sau

Thương, nhớ, tiếc sao ngỡ ngàng biết mấy?”


Lệ Khánh diễn đạt tình yêu bằng những cử chỉ cụ thể, là sự hòa hợp chuyền hơi ấm giữa hai thân xác, “Vòng Tay”. Ôm nhau thì phải hôn nhau…tuần tự hành động thể hiện tình yêu theo luật tự nhiên.


Người con gái đến sau chịu nhiều thiệt thòi, gợi nhớ đến bài “Lấy chồng chung” của Hồ Xuân Hương.


“Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng,
Chém cha cái kiếp lấy chồng chung.
Năm thì mười hoạ hay chăng chớ,
Một tháng đôi lần có cũng không”.


  1. Bài thơ “Em là gái trời bắt xấu”


               Một chút về Lệ Khánh * 'Em là gái trời bắt xấu' | thân tri https://i.imgur.com/NNlugax.jpg


Chiều chúa nhật đợi chờ anh mãi mãi

Sao trễ giờ cho chua xót anh ơi

Hẹn hò chi ? Chừ lỡ dở cả rồi

Tình mới chớm đã vội vàng lịm tắt


Tôi yêu anh nhưng hoài hoài thắc mắc

Liệu người ta đáp trả lại hay không

Đến bao giờ dẫm được xác pháo hồng

Áo cưới đỏ cười vui cô dâu mới


Anh hẹn đúng hai giờ anh sẽ tới

Nhưng sao chừ trời đã tối... anh đâu?

Mưa hôm nay êm như tiếng mưa ngâu

Anh lỗi hẹn nên chiều buồn rứa đó


Tôi gục mặt khóc thầm bên cửa sổ

Mà cô đơn trời hỡi vẫn cô đơn

Nơi xa xôi, anh có biết tôi buồn

Anh có biết tôi cười mắt ngấn lệ?


Anh lỗi hẹn hay là anh đến trễ

Cho chiều nay đường phố lạnh mưa thu

Và đêm nay thành thị ướt sương mù

Người con gái gục đầu thương mệnh bạc?


Chuyện thủy chung biết lấy gì đổi chác

Khi tôi nghèo, bằng cấp trắng bàn tay

Sao yêu anh cho đau khổ thế này

Thà câm nín như ngày xưa anh nhỉ ?


Vì Thượng Đế đày tôi làm Thi-Sĩ

Nên tâm tình trào ngọn bút thành thơ

Dâng riêng anh anh nhận lấy, hững hờ

Tôi hổ thẹn bực mình đem đăng báo


Thiên hạ đọc bảo nhau rằng tôi láo

Đẹp như tiên vờ nói xấu vô duyên

Buồn không anh? Một số kiếp truân chuyên

Làm con gái không bạc vàng nhan sắc


Tôi yêu anh nhưng hoài hoài thắc mắc

Người ta sao ? Không nói chuyện ân tình

Hẹn hò rồi còn nỡ để một mình

Tôi đứng đợi suốt chiều mưa chúa nhật


Lần sau nhé bận gì anh cứ khất

Xin sẵn sàng đứng đợi vạn mùa đông

Bạn bè đi qua trao vội thiếp hồng

Tôi vẫn mặc để chờ anh trọn kiếp
 Lệ Khánh 1965


Bài nầy được Thanh Ngọc&Hồng Lâm phổ nhạc, qua tiếng hát của Thanh Thúy.

    1. Tâm sự của Lệ Khánh qua bài thơ “Em là gái trời bắt xấu”

Cô gái Huế có bút hiệu rất là định mệnh. Lệ Khánh. Vì vậy mà cả đời cô đẫm lệ vì khóc, nước mắt nhiều hơn nụ cười.


Trong khi chờ đợi người tình trễ hẹn, cô gái miên man nghĩ ngợi. Nhiều câu hỏi được đặt ra: Không biết người ta có đáp trả lại tình mình hay không?  Mình có được cái diễm phúc trở thành cô dâu với áo cưới đỏ, đạp lên xác pháo hồng, hân hoan bước lên xe hoa cùng người yêu đi trọn đường tình, đến bến bờ hạnh phúc?


“Đến bao giờ dẫm được xác pháo hồng

Áo cưới đỏ cười vui cô dâu mới”.


Đa số những câu thơ của Lệ Khánh cần phải đọc liên tiếp từ câu trên xuống câu dưới thì nghĩa mới liên tục. Không ngắt câu.


Ngày chủ nhật, trông chờ người tình lỗi hẹn, người thiếu nữ nầy phân vân, thắc mắc miên man nghĩ ngợi trong nhiều câu hỏi.


“Tôi yêu anh nhưng hoài hoài thắc mắc

Liệu người ta đáp trả lại hay không?”


Cái mặc cảm của người con gái bị trời bắt xấu thể hiện như sau.


“Hẹn hò chi? Chừ lỡ dở cả rồi

Tình mới chớm đã vội vàng lịm tắt”


“Mưa hôm nay êm như tiếng mưa ngâu

Anh lỗi hẹn nên chiều buồn rứa đó”


Mưa trong cảnh đợi chờ buồn như mưa ngâu, ập xuống cả buổi chiều ở xứ lạnh, sương mù. Đà Lạt. 

“Mưa ngâu” xuất xứ từ câu chuyện trên thiên đình, là Ngưu Lang và Chức Nữ. Ngưu Lang là vị thần chăn trâu của Ngọc Hoàng, vì say mê tiên nữ đệt vải tên Chức Nữ. Cả hai bỏ bê việc làm nên bị Ngọc Hoàng phạt hai người phải xa nhau, người ở bên nây sông Ngân, người ở bên kia bờ sông.  Sau đó, Ngọc Hoàng thương tình, cho hai người gặp nhau chỉ một lần vào ngày mùng 7 tháng 7 âm lịch. Đàn quạ bắt cầu cho hai người gặp nhau. Cầu Ô Thước.

Sau khi gặp nhau, lúc chia tay, Ngưu Lang và Chức Nữ khóc sướt mướt, nước mắt buồn chia ly tràn xuống trần gian bằng những cơn mưa. Mưa ngâu. 

“Tháng sáu trời mưa, trời mưa không ngớt
Trời không mưa anh cũng lạy trời mưa”

(Nguyên Sa)

Giọt Mưa Thu (1942) là bản nhạc nổi tiếng của Đặng Thế Phong, làm rung động trái tim của nhiều thế hệ.


Lệ Khánh nghĩ đến nổi đau buồn của cặp tình nhân trong khi chia xa.

Hẹn mà không đến làm cho người yêu nhỏ khóc thầm trong cô đơn và ngóng chờ bên khung cửa. Thục Vũ lớn hơn Lệ Khánh một con giáp, 12 tuổi. (1932-1944)


Trong nổi buồn chờ trông, Lệ Khánh nghĩ đến thân phận mình, nghèo mà không có bằng cấp.


“Chuyện thủy chung biết lấy gì đổi chác

Khi tôi nghèo, bằng cấp trắng bàn tay”

Buồn không anh? Một số kiếp truân chuyên

Làm con gái không bạc vàng nhan sắc”

“Em là gái trời bắt xấu”


Xấu ở đây không có nghĩa là hoàn toàn xấu, mà là để so sánh với cái sắc đẹp diễm kiều, quyến rũ như một điều kiện để thu hút và cầm giữ người đàn ông.

Người phụ nữ có hai điều kiện để làm tầm ngắm của đàn ông đó là sắc đẹp nghiêng thành đổ nước. “Nhất cố khuynh nhân thành, tái cố khuynh nhân quốc” hay “Nhất tiếu khuynh nhân thành. Tái tiếu khuynh nhân quốc”. Sắc đẹp làm chết đứng người anh hùng vì tay mỹ nhân.


Điều kiện thứ hai là tài năng.


Về tài năng, cụ thể là bằng cấp và địa vị. Trong hệ thống hành chánh của chính phủ thì địa vị bao gồm những chức vụ như: chủ sự phòng, chánh sự vụ sở, giám đốc nha…Ngoài xã hội thì phải là bác sĩ, kỹ sư, luật sư, giáo sư…


Lệ Khánh chỉ có chức vụ tầm thường là thơ ký. 


Lệ Khánh có tài làm thơ, nữ sĩ chiếm địa vị “công chúa”, “hoàng hậu” trong lòng người yêu thơ. Thơ văn là món ăn tinh thần, nên không làm no bao tử được.

    1. Vài nét về Lệ Khánh


Nhà thơ Lệ Khánh tên thật là Dương Thị Khánh sinh năm 1944 tại Thừa Thiên - Huế. Con của Phó Trưởng ty Cảnh sát Đà Lạt.

Tác phẩm đã xuất bản:

  • Em là gái trời bắt xấu (thơ tập 1, 2, 3, 4, 5) – Khai Trí Sài gòn xuất bản: 1964- 1965- 1966.

  • Vòng tay nào cho em (thơ 1966)

  • Nói với người yêu (thơ 1967)

Nhà xuất bản Khai Trí đã in 5 tập thơ “Em là gái trời bắt xấu”, 2 tập thơ “Vòng tay nào cho em”, và “Nói với người yêu”, đã có một số độc giả khổng lồ.

Lệ Khánh hiện ở số 71 đường 3 tháng 2, thành phố Đà Lạt.

  1. Cuộc đời lận đận của Lệ Khánh


Nhà văn nữ Hoài Linh Phương (Minneapolis, MN) thân tình với Lệ Khánh như chị em ruột, cả gia đình Hoài Linh Phương cũng xem Lệ Khánh như người thân trong gia đình.

Hoài Linh Phương thuật lại cuộc đời lận đận của Lệ Khánh bên ngoài những vần thơ.


“Thân hình chị đẹp, nếu không nói là hấp dẫn. Tôi nhận ra chị rất mượt mà, có gì đâu mà gọi là “Em là gái trời bắt xấu”? như chị thường than thở. Nhìn khuôn mặt của chị tôi không thấy có điều gì “khuyết điểm” cả”. Lệ Khánh không tuyệt đẹp nhưng không có nghĩa là xấu như chị thường hay than thở”.

Lệ Khánh làm công chức ở tòa Hành chánh thị xã Đà Lạt, rồi sau đó chuyển về Sài Gòn, làm công chức tại tòa Hành chánh tỉnh Gia Định.

Chị liều lĩnh đắm mình trong mối tình ngang trái. Câu chuyện một màu Alpha đỏ khi xưa đã là quá khứ. Và cháu Dương Khánh Thục ra đời.

    1. Sao không thấy bóng dáng của nhạc sĩ Thục Vũ?

Nhà văn Hoài Linh Phương viết trong tùy bút, kể về cô Khánh như sau. 


“Chị không có ai là họ hàng thân thuộc ở Sài Gòn cả. Mỗi ngày tôi vào thăm chị ở nhà bảo sanh Đức Chính, đường Cao Thắng, Sài Gòn, tôi mang theo những thứ cần thiết, ru cháu Thục.

Người đàn ông của chị, tôi chỉ gặp một lần trước kia, khi tôi mới quen chị”. Ý muốn nói là hiện tại chưa gặp lại một lần nào cả.


“Chị sống một mình với con trên căn gác nhỏ, mái lợp tôn, ở con hẻm sâu trong đường Nguyễn Huệ, Gia Định. Căn gác nóng hầm hập vào mùa hè, nóng như đổ lửa.

Chị cô đơn trong cảnh đời phồn hoa xa lạ. Cô đơn, xót xa nhìn con khóc mà không thấy cha. Thơ chị phản phất tiếng thở dài:


“Bây giờ mẹ chỉ có con

Con thơ thơm sửa, mẹ mòn tuổi yêu”


Trong cảnh phồn hoa náo nhiệt mà Lệ Khánh cảm thấy rất cô đơn vì thiếu vắng người tình, thiếu hơi ấm của tình yêu lúc ban đầu. Người cha phải nhìn mặt con mình. Con thơ cần phải có cha chăm sóc. Nhưng không thấy nhạc sĩ Thục Vũ ở đó. Ở thời điểm sinh con, người chồng phải có mặt bên vợ trong lúc sinh đẻ.


Đàn ông đi biển có đôi

Đàn bà đi biển mồ côi một mình.


“Tôi thương cảm sự nhẫn nhục của chị. Cơn mê đã tàn, tình yêu đã tắt. Từ một tiểu thơ, con gái của một Phó ty Cảnh Sát Đà Lạt, với nhà cao cửa rộng, chị theo đuổi một hạnh phúc mong manh. Yêu một người “không phải của mình” để bắt đầu một đời bạc phận, long đong”.


Lệ Khánh muốn về Đà Lạt để gần cha mẹ và cho con được thấy ông bà ngoại và các cậu, dì. Cầm sự vụ lịnh thuyên chuyển trong tay, chưa kịp trình diện nhiệm sở thì Đà Lạt mất. Cả nhà lại di tản về Sài Gòn với hai bàn tay trắng. Tất cả sống trong căn nhà gần như bỏ hoang mà người cha đã mua trước kia.

Từ đó, cuộc sống của Lệ Khánh hoàn toàn bất định ở nhiều nơi khác nhau. Muốn gặp cũng khó.

    1. Lệ Khánh bị tù

Sau đó được tin Lệ Khánh bị bắt bỏ tù, nằm trong số 200 nhà văn, nhà báo, bị ghép tội là thực hiện văn hóa đồi trụy, gởi bài ra ngoại quốc bôi bác chế độ, nói chung là “Những tên biệt kích cầm bút”.

Thành phần bị bắt giam gồm có: Vũ Hoàng Chương, Doãn Quốc Sĩ, Hồ Hữu Tường, Nguyễn Sĩ Tế, Dương Nghiễm Mậu,  Phan Nhật Nam, Thanh Tâm Tuyền, Duyên Anh, Khuất Duy Trác, Hiếu Chân Nguyễn Hoạt, Trần Ngọc Tư và Lý Thụy Ý…và Lệ Khánh.

    1. Bị đi kinh tế mới

Ra tù. Vì không có hộ khẩu thường trú nên phải đi kinh tế mới. Nhìn chung quanh chỉ thấy rừng núi. Đêm đêm nghe tiếng gió hú. Ban ngày phải đi đốn tre, xẻ gỗ làm củi đem về Sài Gòn bán để tìm chén cơm, manh áo.

Từ giả vùng kinh tế mới, Lệ Khánh trở về Sài Gòn nhưng cuộc sống bất định, lang thang, rạc rày, lam lũ…

Có một lần bạn bè phát hiện ra Lệ Khánh bán những rổ chanh ớt, kim chỉ ở bến xe Chợ Lớn. Chị đội cái nón lá sâu, rộng vành, sụp xuống để tránh mặt người quen.


               https://cafevannghe.files.wordpress.com/2010/11/tr-buon-5.jpg?w=150&h=148  https://cafevannghe.files.wordpress.com/2010/11/tr-buon-ban-1.jpg?w=92

    1. Trở về Đà Lạt

Cả gia đình trở về Đà Lạt. Lệ Khánh bán quần áo cũ. Bán ở chợ không có khách hàng, cho nên chị phải trèo đèo, leo núi, quảy cái túi quần áo cũ trên vai, đi vào những buôn Thượng xa xôi. Khi về đến nhà, tay chân rã rời. Mọi người yên giấc.

  1. Kết luận

Người con gái Đà Lạt, xứ sương mù thơ mộng, đã để lại cho đời những vần thơ gây xao xuyến lòng người của một thời trong quá khứ. Nữ sĩ Lệ Khánh, một bút hiệu định mệnh, buồn nhiều hơn vui. Nước mắt nhiều hơn nụ cười.

Yêu thơ của nữ sĩ Lệ Khánh, quý trọng tài năng và trải lòng chia xẻ niềm đau bạc phận do sự đổi đời vĩ đại trong lịch sử Việt Nam.

Cám ơn nữ sĩ đã để lại cho đời những vần thơ hay, trong một đoạn đường của lịch sử thi ca Việt Nam.

Xin chúc sức khỏe và cầu mong vạn sự an lành cho nhà thơ quý mến. Lệ Khánh.


Trúc Giang 

Minnesota ngày 27-6-2020  
     

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nổi tiếng quốc tế như một người viết tiểu thuyết, và cũng nổi tiếng như một Thiền sư, Ruth Ozeki có một văn phong riêng, trộn lẫn các pháp ấn khổ, vô thường, vô ngã vào các chuyện kể trên giấy. Độc đáo như thế: Ruth Ozeki là một nhà văn, một đạo diễn phim ảnh và là một Thiền sư dòng Tào Động. Xin mở ngoặc nhỏ nơi đây, nói bà là Thiền sư, chỉ có nghĩa rằng, bà là một cư sĩ được trao cương vị người dạy Thiền. Sách và phim của bà, kể cả nhiều tiểu thuyết, đan xen các chuyện kể cá nhân vào các vấn đề xã hội, và chạm vào các chủ đề liên hệ tới khoa học, kỹ thuật, chính trị, môi trường, sắc tộc, tôn giáo, chiến tranh và văn hóa quần chúng.
Đối thoại với Trịnh Y Thư: Văn chương Nghệ thuật & Những điều khác. Đinh Từ Bích Thuý & Đặng Thơ Thơ thực hiện
Cung Tích Biền là nhà văn của lương tri, bởi mọi truyện ông viết đều đưa ra những chất vấn về bản chất của một nền đạo lý nhân bản. Nhà văn bằng ngôn ngữ vi diệu và huyền áo đã tạo dựng nên một không gian nghệ thuật đặc thù phong cách của riêng ông. Và ông dùng không gian nghệ thuật ấy để đối thoại với quá khứ, một quá khứ được soi lại qua những tra vấn để trở thành công án cho ngày hôm nay. – Đặng Thơ Thơ
Thơ của Holderlin giản dị, cô đọng, súc tích và thêm sự pha trộn giữa lãng mạn và cổ điển, nhất là cổ điển Hy Lạp, nên rất đặc biệt. Ông được xếp vào một trong những nhà thơ trữ tình xuất sắc nhất ở Đức. Một số nhà văn, triết gia lớn của Đức như Wolfgang Goethe, Friedrich Schiller, Friedrich Hegel und Friedrich Schelling là những người đồng thời với Hölderlin.
Rừng phong đã nhuộm màu hay lòng người nhuốm màu thu? Những kẻ sống ở vùng ngoại phương không ít thì nhiều, không cạn thì sâu ắt biết. Cái màu rừng phong đẹp lắm, rực rỡ lắm, đất trời như bừng lên, ánh nắng như lồng vào trong phiến lá. Nói muôn hồng nghìn tía không còn là ước lệ, không phải là tỷ dụ nữa mà hoàn toàn thật sự như thế. Hồng, đỏ, cam, vàng, nâu, tím, trắng… cứ thế mà lá phô diễn trước khi về với đất mẹ.
Cô luật sư trẻ mới ra trường, người được tòa chỉ định để bênh vực tôi, khi gặp mặt lần đầu, cô hùng hổ nhưng lúng túng khi nói, “Ông đừng nhận tội, tôi sẽ giúp ông thoát khỏi tội danh này. Tôi đã nhìn thấy một phương án.” Tôi nói, rõ ràng là tôi có tội. Cố ý phạm pháp. Tội này đã được tổ chức suốt 20 năm. Đã đánh cắp một khối lượng tài sản khổng lồ. Có tang chứng, vật chứng. Có hàng trăm ngàn nhân chứng. Tội sẽ nhận tội mà không mảy may hối tiếc. Khối tài sản khổng lồ đó đã tan biến vào trí não, tâm tư của dân Việt, tôi không có cách nào lấy lại. Tôi nhận tội. Cô luật sư cố gắng thuyết phục. Tôi hiểu cô cần công việc này. Cần có hồ sơ tranh cãi, dẫu không thắng cũng để lại những luận lý luật pháp như một bằng chứng tài năng cho tương lai. Ai cũng biết vụ kiện này sẽ thua. Nhưng nếu như thắng một vụ kiện không thể thắng, cô sẽ trở thành ngôi sao, sẽ được các văn phòng luật sư lớn chiếu cố. Đời cô sẽ thay đổi hào quan trong một ván cờ. Thắng bại không phải là chuyện quan trọng. Chỉ là c
Văn học người Mỹ Bản Xứ xuất hiện phong phú trong văn học truyền khẩu từ trước khi tiếp xúc với người Châu Âu và/hay sau khi áp dụng theo cách viết của người Châu Âu. Văn học truyền khẩu của người Mỹ Bản Xứ ngoài việc kể chuyện, cũng còn ca nhạc, tụng niệm, và thơ dùng cho các buổi lễ. Nhiều trong số những câu chuyện và ca nhạc này được những nhà nhân chủng học da trắng sao chép lại, nhưng thường mâu thuẫn đáng kể với các bộ lạc và thường bị hiểu sai hay dịch sai nghiêm trọng.Richard J. Chacon và Rubén G. Mendoza trong phần “Giới Thiệu” tác phẩm nghiên cứu “The Ethics of Anthropology and Amerindian Research: Reporting on Environmental Degradation and Warfare” [Đạo Đức Của Nhân Chủng Học và Nghiên Cứu Về Người Mỹ Da Đỏ: Phúc Trình Về Sự Suy Thoái Môi Trường Và Chiến Tranh], được phổ biến vào năm 2011, đã viết rằng: “Trong nỗi thống khổ của cuộc tấn công của thực dân, các nhà nhân chủng thường không nhận thức hay nhận thức ngược lại giá trị lịch sử và văn hóa
Nhà văn lưu vong, Abdulrazak Gurnah, từ quê quán ở miền Đông Phi đến Anh Quốc năm 18 tuổi. Hành trình xa quê hương gần 55 năm với bút mực và sách đã mang lại cho ông giải Nobel văn chương 2021. Vượt qua một số tên tuổi hàng đầu trong năm nay như Margaret Atwood ở Canada, Lyudmila Ulitskaya ở Nga. Nhà văn Châu Phi trước ông lãnh giải Nobel văn chương 1986 là Wole Soyinka. Lưu vong, danh từ này quen thuộc, Gurnah nói, chuyện tị nạn, di cư “là những gì hiện diện với chúng ta mỗi ngày” - thậm chí nhiều hơn cả khi ông mới đến tị nạn ở Anh, năm 1960. “Người ta đang chết, đang bị tổn thương trên khắp thế giới. Chúng ta cần giải quyết vấn nạn này bằng một cách tử tế nhất.” (Associated Press. 10, 07, 2021.) Nhận diện ý thức và tâm tư trên, Viện Hàn lâm Thụy Điển cho biết giải thưởng này để công nhận “sự thấu hiểu không khoan nhượng và nhân ái của Gurnah đối với những tác dụng của chủ nghĩa thực dân và số phận người tị nạn.” Báo chí đề cao ông là nhà văn có kinh nghiệm vượt qua các lục địa
Ngài Ryokan sinh năm 1758, viên tịch năm 1831. Ryokan ra đời trong năm 1758 (ngày chính xác không rõ), tại ngôi làng hẻo lánh ven biển Izumozaki, thuộc tỉnh Echigo, bây giờ gọi là Quận Niigata. Vùng này, Honshu phương bắc, còn đuợc gọi là “xứ tuyết,” nơi các trận tuyết mùa đông dày ngập tới nổi buộc cư dân phải rời nhà và vào lại nhà họ bằng tầng [lầu] thứ nhì.
Hôm nay trời mưa lâm râm suốt từ sáng sớm; đến chiều mới ngưng. Mưa như tịnh thủy tẩy sạch bụi bặm trên những cành cây ngọn lá; lênh láng ngập tràn hai bên đường dẫn ngang xóm nhỏ ngoại ô. Cảm nhận hóa thân của mây trời nơi những giọt mưa còn đọng trên cánh hoa; và trong chung trà ấm tay buổi chiều thu. Cảm niệm một bậc chân sư từ chốn xa mờ, như áng mây, như cánh hạc bay qua sông dài, mất hút cuối trời tây. Không dấu vết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.