Hôm nay,  

Những Dự Cảm Của Nguyễn Đình Toàn

11/06/202016:01:00(Xem: 3758)

Phan NI Tan


Như ta đều biết họ Nguyễn là họ có từ thời Lạc Việt, thời của con cháu các vua Hùng. Theo dòng thời gian, để dễ phân biệt giữa nam và nữ thì nam lót chữ văn, nữ lót chữ thị. Nghe xưng tên Nguyễn Văn A, Nguyễn thị B ta biết ngay đó là người Việt Nam. Tuy nhiên, gia tộc họ Nguyễn có nhiều hệ phái, nhiều chi, nhiều nhánh… Thí dụ họ Nguyễn Phúc (như Nguyễn Phúc Luân, Nguyễn Phúc Ánh, Nguyễn Phúc Bảo Long) là dòng hoàng phái. Lùi sâu trong quá khứ, theo sử liệu có gia tộc Nguyễn Đình, là một trong những dòng họ hiển hách dưới triều nhà Lê, đặc biệt là trong lĩnh vực võ nghiệp.  

Có điều, dòng họ Nguyễn Đình vinh hiển bậc nhất ra sao, võ nghiệp uy danh như thế nào là chuyện của năm, sáu trăm năm trước. Ngày nay, gần gũi hơn, dưới thời Pháp thuộc ở Ba Tri (Bến Tre) có một bậc Nho gia tiết tháo họ Nguyễn Đình là nhà giáo mù Nguyễn Đình Chiểu, tức cụ Đồ Chiểu, nổi tiếng là người chống thực dân Pháp và là một bậc thức giả hay chữ. Lòng yêu nước và văn tài của cụ Đồ Chiểu với các tác phẩm như Lục Vân Tiên ca ngợi chính nghĩa, đề cao chữ hiếu, Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc, truy điệu các nghĩa sĩ gốc nông dân Cần Giuộc hy sinh trong những trận đánh chống thực dân Pháp, Ngư Tiều Vấn Đáp….làm cho lịch sử nước Việt trở nên sinh động hẳn lên.

Nhưng cá nhân tôi cũng chẳng cần tìm hiểu dòng họ Nguyễn Đình ở đâu cho xa mà ngay trong thời đại này, xã hội này, ngay trước mắt ta, gần gũi với ta hằng ngày. Đó là nhà văn Nguyễn Đình Toàn của thập niên 1960, tác giả của 17 tác phẩm đã xuất bản gồm tiểu thuyết, truyện dài, truyện ngắn, bút ký, thơ và kịch, trong đó tác phẩm Áo Mơ Phai đoạt giải Văn Học Nghệ Thuật của VNCH năm 1973. 

Sau ngày mất nước, sách của Nguyễn Đình Toàn bị xếp vào loại văn hóa đồi trụy, tất cả đều bị tịch thu và đốt sạch, trong đó tác phẩm Áo Mơ Phai đã đưa ông đi tù "cải tạo". Khi nhà văn được thả ra và khi chế độ trong nước thay đổi, họ xin tác giả cho phép được tái bản Áo Mơ Phai. Đây là chuyện bình thường có lợi cho độc giả trong nước.

Trở lại thập niên 1960, ngoài văn chương, ông còn có công trong việc phát triển nền tân nhạc miền Nam VN trên đài phát thanh Sài Gòn với chương trình "Nhạc Chủ Đề" vào mỗi tối thứ năm. Giới thưởng ngoạn văn học đều biết Nguyễn Đình Toàn là nhà văn nổi tiếng, nhưng hình như vào thời đó người ta "nghe" Nguyễn Đình Toàn nhiều hơn là "đọc" Nguyễn Đình Toàn. Bởi vì ngoài thơ văn, ông còn là một nhạc sĩ.

Thập niên 1960 chưa có TV, mỗi tối quần chúng thường lắng nghe trên đài phát thanh Sài Gòn nhiều chương trình ca nhạc qua Tiếng Tơ Đồng của nhạc sĩ Hoàng Trọng, Tiếng Nhạc Tâm Tình của Anh Ngọc, Mai Thảo, Tiếng Nói Dạ LanNgười em gái hậu phương của Đại tá Trần Ngọc Huyến v.v… Tuy nhiên, chương trình "Nhạc Chủ Đề" vào mỗi tối thứ năm hàng tuần của nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn không kém phần ăn khách, đã lôi cuốn thính giả bằng một cung cách mới lạ qua giọng nói trầm ấm như lời thủ thỉ của Nguyễn Đình Toàn.

Từ chương trình Nhạc chủ đề qua lời giới thiệu như thơ, ông đã tạo nên một làn sóng ngưỡng mộ tài năng của ông với những ca khúc trữ tình, những bản tình ca quê hương giữa thời chinh chiến. Không riêng gì người nữ bị thu hút mà cả người nam, giới sinh viên học sinh, những người lính cũng bị giọng nói truyền cảm của Nguyễn Đình Toàn làm cho xao xuyến.

Năm 1998, vợ chồng nhà văn Nguyễn Đình Toàn được xuất cảnh sang Mỹ, định cư tại Quận Cam đến nay. Nói về chuyện "xuất ngoại" hầu như ai ra đi cũng phấn khởi, riêng nhà văn Nguyễn Đình Toàn thì tôi được biết trước khi lìa bỏ quê hương mình ông đã từng khổ sở, điêu đứng trước sự lựa chọn giữa ở và đi. Đi là bứng mình ra khỏi đất nước, như cái cây trồng trên đất mới dĩ nhiên sống được, nhưng trái sẽ chua nên ông vẫn tự nhận mình là người nghệ sĩ tạm trú trên đất khách quê người. 

Trong Áo Mơ Phai, nhân vật nữ tên Lan đã một lần bỏ xứ (Hà Nội) di cư vào Nam:"Nàng mong đợi ngày đi để đi cho xong, cầu nguyện cho ngày khởi hành đừng đến vội, để còn được ở lại đây thêm nữa, ở lại Hà Nội, chia xẻ nỗi đau đớn của Hà Nội, sống với Hà Nội, chết với Hà Nội, rũ rượi với Hà Nội, rõ ràng là Hà Nội đang kiệt sức, những giọt mưa đọng trên các cành cây, những ngọn lá, chẳng khác Hà Nội khóc."

Áo Mơ Phai là một dự cảm chia lìa. Nguyễn Đình Toàn từng thổ lộ: " Tôi viết cuốn sách đó chỉ dựa trên những dự cảm đối với hoàn cảnh lịch sử cho một người chịu đựng hoàn cảnh lịch sử như chịu đựng sự đổi thay của thời tiết".


Nghe danh Nguyễn Đình Toàn từ hồi còn trong nước, nhưng mãi đến năm 2001, trong buổi triển lãm Chợ Sách Việt ở Quận Cam tôi mới gặp mặt nhà văn Nguyễn Đình Toàn và người bạn đời, chị Thu Hồng. Tôi ở xứ tuyết (Canada) ngót 40 năm, vào mùa đông trời đất lúc nào cũng lạnh lùng, tuyết giá nên tôi thèm nắng ấm. Qua Cali thấy Cali nắng đẹp tôi tíu tít xuýt xoa nhưng khi gặp chị Thu Hồng rồi thì nắng nào đẹp bằng nụ cười rạng rỡ trên gương mặt hồn nhiên của chị. Tôi thật lòng không nói quá đâu. Cũng tại Quận Cam, năm 2005, nhân buổi ra mắt tập nhạc và CD tình khúc PNT, tôi gặp lại tác giả Áo Mơ Phai. Năm 2006, Nguyễn Đình Toàn ra mắt tập Bông Hồng Tạ Ơn (I & II) viết về 190 Tác Giả & Ca Sĩ Việt Nam, trong đó tôi hân hạnh được ông nhắc tới và gởi tặng tôi hai tập bút ký này.

Khác với lời giới thiệu như thơ trong Nhạc chủ đề, tư tưởng nghệ thuật trong "Bông Hồng Tạ Ơn" mộc mạc, giản dị hơn khi ông viết về con người, cuộc đời và tác phẩm của những tác giả và nghệ sĩ Việt Nam:

"Đây không phải là cuốn sách nghiên cứu hay phê bình văn học, nghệ thuật. Mục đích của người viết nhắm chia xẻ chút hiểu biết, những gì còn nhớ được về các tác phẩm tác giả mình ưa thích, với những người có cùng cảm nghĩ, như một cách bày tỏ lòng ngưỡng mộ, lòng biết ơn, đối với những người đã dâng hiến những gì tốt đẹp nhất mình có thể làm ra được cho đất nước, nhờ đó, mọi người đã được thừa hưởng.

Phần khác, để các bạn trẻ sinh trưởng ở trong ngoài nước, không biết nhiều về Việt Nam, một lúc nào đó, muốn quay về tìm các tác giả trong nước, có thêm chút dấu vết, tài liệu…" (Nguyễn Đình Toàn).

Đến đây tôi mạn phép nói thêm điều này. Rằng ai cũng biết thời gian không từ nan bất kỳ một ai. Từ năm 2005 tôi gặp Nguyễn Đình Toàn trong buổi ra mắt sách của tôi tính đến nay chẵn chòi 15 năm. Vậy mà khi đọc bài viết của Nguyễn Đình Phượng Uyển, con gái của bố Nguyễn Đình Toàn đăng trên facebook có chua hình song thân của cô làm tôi giựt mình. Chị Thu Hồng không còn nhớ gì sao? Người bạn vong niên của tôi, nhà văn Nguyễn Đình Toàn già tới mức nếu không ghi chú tên tuổi thoạt nhìn tôi khó nhận ra. Rồi tôi hoang mang nghĩ không biết ông còn nhớ tôi không.

Nhà văn Nguyễn Đình Toàn sinh năm 1936 tại Gia Lâm, Bắc Ninh. Di cư vào Nam năm 1954, Nguyễn Đình Toàn bắt đầu viết văn, làm thơ và viết nhạc. Tiểu thuyết Chị Em Hải là tác phẩm đầu tay của ông, xuất bản năm 1961.. Từ đó đến nay, ngoài 17 tác phẩm văn chương đã xuất bản, ông còn cống hiến cho đời các nhạc phẩm Hiên Cúc Vàng, Tôi Muốn Nói Với Em, Mưa Trên Cây Hoàng Lan…  

Cá nhân tôi, đọc truyện Nguyễn Đình Toàn từ lúc tôi bước vào năm đầu trung học đệ nhị cấp, có thể nói tôi chậm chân hơn những độc giả khác đến với tác giả Áo Mơ Phai.



Ghi chú:

Uyen Nguyen (*) Bố vẫn còn nhớ anh Tấn đầy đủ. Mới năm ngoái năm kia, khi anh và Nguyễn Đình Hiếu và một anh nữa ( U quên tên rồi ) tổ chức chương trình nhạc bên Mỹ, anh Hiếu có gửi cho U hình ảnh, video...U kể cho bố nghe, bố hỏi ngay " Có hát bài " Kính thưa thầy đây là bài chính tả của con....của PNT không? Bài đó hay." Nếu nói về dự cảm, " Đồng Cỏ" 1974, dự cảm về một cuộc bỏ chạy của người VN ra nước ngoài với những sắp xếp, toan tính, dùng giằng người đi , kẻ ở...y chang như những gì xảy ra sau 1975. Truyện này , bố đang viết ở dạng feuillerton , chưa kịp in thành sách thì thay đổi chế độ. Hỏi " Sao bố biết?" " Nhìn thấy những thứ xảy ra xung quanh, bố đoán được."

Phan Ni Tan Nghe Uyen Nguyen nói bố Toàn còn nhớ tới anh thì anh mừng quá. Bố Toàn có Uyển nối nghiệp văn thì hay lắm. Thật nhớ anh chị (anh quen gọi vậy) Thu Hồng-Nguyễn Đình Toàn. Cho anh gởi lời thăm hai ông bà mạnh giỏi. Anh thăm Uyển và gia đình nghe.

Uyen Nguyen Bố em còn mẫn tiệp. Nghe anh nói, tự nhiên nhớ bố mẹ. Hình như khách nào đến chơi nhà cũng nói bố mẹ Uyển ân cần, thân thiện. Đến bạn của con cái cũng thích ông bà già. Uyển sẽ gửi nguyên bài này cho cụ xem nhé. Chưa gặp anh ( "Tôi đã biết rằng")nhưng Uyển đã thuộc vài bài hát của anh Tấn từ 40 năm trước nhé và còn biết anh phổ 2 bài thơ của điêu khắc gia Trương Đình Quế nữa.


Phan Ni Tan Bố Toàn còn khỏe mạnh thì tốt quá. Những người cương trực và tài ba như "Áo Mơ Phai" phải mẫn tiệp luôn. Em nhớ cho anh thăm ông bà nghe. Ái chà chà! Em cũng biết bài hát xưa đó he, và còn biết phổ thơ Trương Đình Quế. Hồi đó anh hay lang thang qua Làng Báo chí Thủ Đức hát hò với mấy ông văn nghệ sĩ ở nhà TDQuế. Ông Quế phát họa anh lúc anh đờn hát ở nhà ổng. Thời gian trôi nhanh quá.


Uyen Nguyen Anh hay ghé bác Quế chơi, vậy mà chưa bao giờ đến nhà U Tiếc quá ! Bố quen anh Hiếu từ bác Quế, kể cả anh Ánh chị Oanh và sau này là Trần Quang Lộc. Từ từ các vị khách thân với bố mẹ U, đến chơi nhà hà rầm. Em thích " Vừa chớm nụ bông " từ khi bé tí, nhờ Nguyễn Đình Hiếu chép cho một bản. Muốn gặp tác giả ghê lắm nhưng người cứ như từ cõi xa xăm...Mà xa thật. 40 năm sau mới biết một chút về PNT.😄


Uyen Nguyen Cám ơn anh đã dành một tình cảm đặc biệt cho bố mẹ Phượng Uyển.


(*) Nguyễn Đình Phượng Uyển là con gái của nhà văn Nguyễn Đình Toàn.

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nổi tiếng quốc tế như một người viết tiểu thuyết, và cũng nổi tiếng như một Thiền sư, Ruth Ozeki có một văn phong riêng, trộn lẫn các pháp ấn khổ, vô thường, vô ngã vào các chuyện kể trên giấy. Độc đáo như thế: Ruth Ozeki là một nhà văn, một đạo diễn phim ảnh và là một Thiền sư dòng Tào Động. Xin mở ngoặc nhỏ nơi đây, nói bà là Thiền sư, chỉ có nghĩa rằng, bà là một cư sĩ được trao cương vị người dạy Thiền. Sách và phim của bà, kể cả nhiều tiểu thuyết, đan xen các chuyện kể cá nhân vào các vấn đề xã hội, và chạm vào các chủ đề liên hệ tới khoa học, kỹ thuật, chính trị, môi trường, sắc tộc, tôn giáo, chiến tranh và văn hóa quần chúng.
Đối thoại với Trịnh Y Thư: Văn chương Nghệ thuật & Những điều khác. Đinh Từ Bích Thuý & Đặng Thơ Thơ thực hiện
Cung Tích Biền là nhà văn của lương tri, bởi mọi truyện ông viết đều đưa ra những chất vấn về bản chất của một nền đạo lý nhân bản. Nhà văn bằng ngôn ngữ vi diệu và huyền áo đã tạo dựng nên một không gian nghệ thuật đặc thù phong cách của riêng ông. Và ông dùng không gian nghệ thuật ấy để đối thoại với quá khứ, một quá khứ được soi lại qua những tra vấn để trở thành công án cho ngày hôm nay. – Đặng Thơ Thơ
Thơ của Holderlin giản dị, cô đọng, súc tích và thêm sự pha trộn giữa lãng mạn và cổ điển, nhất là cổ điển Hy Lạp, nên rất đặc biệt. Ông được xếp vào một trong những nhà thơ trữ tình xuất sắc nhất ở Đức. Một số nhà văn, triết gia lớn của Đức như Wolfgang Goethe, Friedrich Schiller, Friedrich Hegel und Friedrich Schelling là những người đồng thời với Hölderlin.
Rừng phong đã nhuộm màu hay lòng người nhuốm màu thu? Những kẻ sống ở vùng ngoại phương không ít thì nhiều, không cạn thì sâu ắt biết. Cái màu rừng phong đẹp lắm, rực rỡ lắm, đất trời như bừng lên, ánh nắng như lồng vào trong phiến lá. Nói muôn hồng nghìn tía không còn là ước lệ, không phải là tỷ dụ nữa mà hoàn toàn thật sự như thế. Hồng, đỏ, cam, vàng, nâu, tím, trắng… cứ thế mà lá phô diễn trước khi về với đất mẹ.
Cô luật sư trẻ mới ra trường, người được tòa chỉ định để bênh vực tôi, khi gặp mặt lần đầu, cô hùng hổ nhưng lúng túng khi nói, “Ông đừng nhận tội, tôi sẽ giúp ông thoát khỏi tội danh này. Tôi đã nhìn thấy một phương án.” Tôi nói, rõ ràng là tôi có tội. Cố ý phạm pháp. Tội này đã được tổ chức suốt 20 năm. Đã đánh cắp một khối lượng tài sản khổng lồ. Có tang chứng, vật chứng. Có hàng trăm ngàn nhân chứng. Tội sẽ nhận tội mà không mảy may hối tiếc. Khối tài sản khổng lồ đó đã tan biến vào trí não, tâm tư của dân Việt, tôi không có cách nào lấy lại. Tôi nhận tội. Cô luật sư cố gắng thuyết phục. Tôi hiểu cô cần công việc này. Cần có hồ sơ tranh cãi, dẫu không thắng cũng để lại những luận lý luật pháp như một bằng chứng tài năng cho tương lai. Ai cũng biết vụ kiện này sẽ thua. Nhưng nếu như thắng một vụ kiện không thể thắng, cô sẽ trở thành ngôi sao, sẽ được các văn phòng luật sư lớn chiếu cố. Đời cô sẽ thay đổi hào quan trong một ván cờ. Thắng bại không phải là chuyện quan trọng. Chỉ là c
Văn học người Mỹ Bản Xứ xuất hiện phong phú trong văn học truyền khẩu từ trước khi tiếp xúc với người Châu Âu và/hay sau khi áp dụng theo cách viết của người Châu Âu. Văn học truyền khẩu của người Mỹ Bản Xứ ngoài việc kể chuyện, cũng còn ca nhạc, tụng niệm, và thơ dùng cho các buổi lễ. Nhiều trong số những câu chuyện và ca nhạc này được những nhà nhân chủng học da trắng sao chép lại, nhưng thường mâu thuẫn đáng kể với các bộ lạc và thường bị hiểu sai hay dịch sai nghiêm trọng.Richard J. Chacon và Rubén G. Mendoza trong phần “Giới Thiệu” tác phẩm nghiên cứu “The Ethics of Anthropology and Amerindian Research: Reporting on Environmental Degradation and Warfare” [Đạo Đức Của Nhân Chủng Học và Nghiên Cứu Về Người Mỹ Da Đỏ: Phúc Trình Về Sự Suy Thoái Môi Trường Và Chiến Tranh], được phổ biến vào năm 2011, đã viết rằng: “Trong nỗi thống khổ của cuộc tấn công của thực dân, các nhà nhân chủng thường không nhận thức hay nhận thức ngược lại giá trị lịch sử và văn hóa
Nhà văn lưu vong, Abdulrazak Gurnah, từ quê quán ở miền Đông Phi đến Anh Quốc năm 18 tuổi. Hành trình xa quê hương gần 55 năm với bút mực và sách đã mang lại cho ông giải Nobel văn chương 2021. Vượt qua một số tên tuổi hàng đầu trong năm nay như Margaret Atwood ở Canada, Lyudmila Ulitskaya ở Nga. Nhà văn Châu Phi trước ông lãnh giải Nobel văn chương 1986 là Wole Soyinka. Lưu vong, danh từ này quen thuộc, Gurnah nói, chuyện tị nạn, di cư “là những gì hiện diện với chúng ta mỗi ngày” - thậm chí nhiều hơn cả khi ông mới đến tị nạn ở Anh, năm 1960. “Người ta đang chết, đang bị tổn thương trên khắp thế giới. Chúng ta cần giải quyết vấn nạn này bằng một cách tử tế nhất.” (Associated Press. 10, 07, 2021.) Nhận diện ý thức và tâm tư trên, Viện Hàn lâm Thụy Điển cho biết giải thưởng này để công nhận “sự thấu hiểu không khoan nhượng và nhân ái của Gurnah đối với những tác dụng của chủ nghĩa thực dân và số phận người tị nạn.” Báo chí đề cao ông là nhà văn có kinh nghiệm vượt qua các lục địa
Ngài Ryokan sinh năm 1758, viên tịch năm 1831. Ryokan ra đời trong năm 1758 (ngày chính xác không rõ), tại ngôi làng hẻo lánh ven biển Izumozaki, thuộc tỉnh Echigo, bây giờ gọi là Quận Niigata. Vùng này, Honshu phương bắc, còn đuợc gọi là “xứ tuyết,” nơi các trận tuyết mùa đông dày ngập tới nổi buộc cư dân phải rời nhà và vào lại nhà họ bằng tầng [lầu] thứ nhì.
Hôm nay trời mưa lâm râm suốt từ sáng sớm; đến chiều mới ngưng. Mưa như tịnh thủy tẩy sạch bụi bặm trên những cành cây ngọn lá; lênh láng ngập tràn hai bên đường dẫn ngang xóm nhỏ ngoại ô. Cảm nhận hóa thân của mây trời nơi những giọt mưa còn đọng trên cánh hoa; và trong chung trà ấm tay buổi chiều thu. Cảm niệm một bậc chân sư từ chốn xa mờ, như áng mây, như cánh hạc bay qua sông dài, mất hút cuối trời tây. Không dấu vết.