Hôm nay,  

Harriet Beecher Stowe Và ‘Túp Lều Chú Tom’ Đang Cháy

05/06/202000:00:00(Xem: 3770)

TUP LEU CHU TOM 01

Bìa cuốn “Uncle Tom’s Cabin.” (nguồn: www.commons.wikimedia.org)


Tháng 6 năm 2020 đánh dấu 209 năm chào đời của nữ văn sĩ người Mỹ Harriet Beecher Stowe (sinh ngày 14 tháng 6 năm 1811), và 169 năm ra đời của cuốn tiểu thuyết đi vào lịch sử “Uncle Tom’s Cabin” [Túp Lều Của Chú Tom] (được đăng báo vào tháng 6 năm 1851). Cuốn tiểu thuyết này lần đầu tiên mô tả về nỗi khốn khổ và sự chống đối của người Mỹ gốc Phi Châu và làm bùng nổ phong trào chống chế độ nô lệ tại Miền Nam nước Mỹ, mà ngay cả Tổng Thống Abraham Lincoln cũng phải khen rằng, “Bà là một phụ nữ bé nhỏ nhưng lại là người viết cuốn sách tạo ra cuộc chiến tranh thật lớn này,” theo www.en.wikipedia.org

Không phải chỉ cách nay trên 200 năm nước Mỹ mới chìm đắm trong hận thù và kỳ thị chủng tộc, mới hôm 25 tháng 5 năm 2020, một người Mỹ da đen, Goerge Flyod, đã bị các cảnh sát da trắng đè cổ tới chết tại thành phố Minneapolis, kéo theo đó là nhiều cuộc biểu tình khắp nước Mỹ xảy ra nhiểu ngày chống lại sự bạo hành của cảnh sát mà trong đó vẫn còn phản ảnh mầm mống của kỳ thị chủng tộc.

Trong phát biểu lên án về sự kỳ thị có hệ thống còn tồn tại ở Mỹ, cựu Phó Tổng Thống Joe Biden, người nắm phần chắc sẽ được Đảng Dân Chủ đề cử đại diện ra tranh chức tổng thống với đương kim TT Donald Trump, hôm 27 tháng 5 nói rằng, “Xem mạng sống của [Floyd] bị cướp đi trong cùng cách, vang dội lại gần như cùng những chữ … là sự nhắc nhở bi kịch rằng điều này không phải là sự kiện đơn độc, nhưng là một phần của vòng lẩn quẩn có hệ thống ăn sâu của bất công mà vẫn còn tồn tại trong đất nước này.”

Muốn biết sự kỳ thị chủng tộc đã ăn sâu gốc rễ như thế nào trong xã hội Mỹ cách nay gần 200 năm thì có thể đọc cuốn tiểu thuyết “Uncle Tom’s Cabin” của nữ văn sĩ Harriet Beecher Stowe.
 
Cuộc đời của nữ văn sĩ Harriet Beecher Stowe (1811-1896)

TUP LEU CHU TOM  02
Nữ văn sĩ Harriet Beecher Stowe. (nguồn: www.commons.wikimedia.org

Harriet Elisabeth Beecher Stowe sinh ra tại thành phố Litchfield thuộc Connecticut vào ngày 14 tháng 6 năm 1811. Bà là người con thứ 6 trong gia đình 11 anh chị em. Cha bà là nhà truyền giáo đạo Tin Lành Calvin Lyman Beecher. Mẹ của bà, Roxana, là vợ cả, một phụ nữ sùng đạo đã qua đời khi bà mới lên 5. Ông ngoại của bà Roxana là Tướng Andrew Ward trong Chiến Tranh Cách Mạng. Chị của Harriet, Catharine Beecher cũng là nhà văn. Những người anh của bà là các nhà truyền giáo gồm, Henry Ward Beecher, nhà truyền giáo và đòi bãi bỏ chế độ nô lệ nổi tiếng, và Charles Beecher và Edward Beecher.

Harriet vào học trong Nữ Chủng Viện Hartford do người chị Catharine điều hành. Ở đó Harriet đã nhận được một vinh dự rất lớn và hiếm có, một nền giáo dục học viện truyền thống, tập trung vào các môn Nhạc Cổ Điển, ngôn ngữ, và toán học. Bạn học của bà tại trường này là Sarah P. Willis, sau đó đã trở thành nhà văn với bút hiệu Fanny Fern.

Năm 1832, lúc 21 tuổi, Harriet dời tới thành phố Cincinnati thuộc Ohio, đi theo người cha, là viện trưởng của Chủng Viện Thần Học Lane. Ở đó bà cũng tham gia Câu Lạc Bộ Semi-Colon Club, là câu lạc bộ thẩm mỹ và xã hội. Thương mại và kinh doanh chuyên chở hàng hóa của Cincinnate trên Sông Ohio lúc đó đang bùng nổ, thu hút nhiều di dân từ nhiều vùng khác của nước Mỹ đến, gồm nhiều người nô lệ chạy trốn, những người đi săn tìm nô lệ có tiền thưởng, và di dân Ái Nhĩ Lan làm việc trên các kênh rạch và đường rầy xe lửa. Năm 1829, người Ái Nhĩ Lan tấn công những người da đen, phá hủy nhiều khu vực của thành phố, cố đẩy các đối thủ này ra để lấy việc làm. Bà Beecher gặp một số người Mỹ gốc Phi Châu là những người bị tổn thương trong các vụ tấn công đó, và kinh nghiệm của họ đã đóng góp cho bà sau đó để viết về nô lệ. Các cuộc bạo loạn diễn ra từ năm 1836 tới 1841, cũng được thúc đẩy bởi những người bản xứ chống người đòi bãi bỏ chế độ nô lệ.

Harriet cũng bị ảnh hưởng bởi những cuộc Tranh Luận tại Lane về Nô Lệ. Một sự kiện lớn nhất từ trước tới lúc đó diễn ra tại Lane là hàng loạt cuộc tranh luận được tổ chức trong 18 ngày trong tháng 2 năm 1834, giữa thực dân và những người bảo vệ người đòi bãi bỏ chế độ nô lệ. Theodore Weld và những người đòi bãi bỏ nô lệ khác đã chiến thắng quyết định. Harriet có mặt tại hầu hết các cuộc tranh luận.

Ở câu lạc bộ văn học tại Lane, Harriet đã gặp Mục Sư Tin Lành Calvin Ellis Stowe, một người góa vợ là giáo sư về Văn Học Thánh Kinh tại chủng viện. Hai người đã kết hôn tại Chủng Viện vào ngày 6 tháng 1 năm 1836. Ông là nhà phê bình hăng hái về nô lệ, và gia đình Stowes đã ủng hộ phong trào Underground Railroad, làm nơi tạm cư cho nhiều người nô lệ chạy trốn ở trong nhà của họ. Hầu hết người nô lệ tiếp tục ở miền bắc được bảo đảm tự do tại Canada. Gia đình Stowes có 7 người con cả thảy, gồm một cặp chị em song sinh.

Sau cái chết của người chồng, Calvin Stowe, năm 1886, sức khỏe của Harriet Stowe nhanh chóng suy sụp. Năm 1888, báo Washington Post tường thuật rằng do kết quả của bệnh mất trí nhớ ở tuổi 77 Stowe đã bắt đầu viết lại “Uncle Tom’s Cabin.” Bà tưởng rằng bà đã viết tác phẩm gốc, và trong vài giờ mỗi ngày, bà chăm chỉ dùng bút và giấy, ghi những đoạn của cuốn sách gần như chính xác từng chữ. Điều này được thực hiện một cách vô thức từ ký ức, tác giả tưởng tượng rằng bà sáng tác vấn đề khi bà tiến hành. Đối với tâm trí bị bệnh của bà, câu chuyện hoàn toàn mới, và bà thường xuyên kiệt sức với việc làm mà bà coi là mới được tạo ra.

Nhà văn Mark Twain, người hàng xóm của Stowe tại Hartford, nhớ lại những năm cuối đời của bà trong đoạn hồi ký của ông như sau.

“Tâm trí bà đã suy nhược, và bà là một nhân vật thống thiết. Bà thơ thẩn suốt ngày trong sự chăm sóc của một người phụ nữ Ái Nhĩ Lan khỏe mạnh. Trong số những người dân thuộc địa của khu phố chúng tôi, những cánh cửa luôn mở trong thời tiết dễ chịu. Bà Stowe bước vào nhà họ theo ý muốn tự do của mình, và vì bà luôn luôn đi nhẹ nhàng và nói chung là hưng phấn tự nhiên, bà có thể đối phó với những điều ngạc nhiên, và bà thích làm điều đó. Bà sẽ lẻn ra đằng sau một người chìm đắm trong giấc mơ và trầm ngâm và la lên để khiến người đó giật mình tỉnh ra. Và bà ấy đã có tâm trạng khác. Đôi khi chúng tôi sẽ nghe thấy âm nhạc nhẹ nhàng trong phòng vẽ và sẽ thấy bà ấy ở đó bên cây đàn piano hát những bài hát cổ xưa và u buồn với hiệu ứng vô cùng cảm động.”

Các nhà nghiên cứu hiện nay cho rằng vào cuối đời Harriet Stowe đã mắc phải chứng bệnh Alzheimer’s.

Nữ văn sĩ Harriet Beecher Stowe qua đời vào ngày 1 tháng 7 năm 1896, tại thành phố Hartford thuộc tiểu bang Connecticut, 17 ngày sau sinh nhật 85 của bà. Bà đã được an táng tại nghĩa trang lịch sử Phillips Academy tại thành phố Andover thuộc tiểu bang Massachusetts, bên cạnh người chồng và người con Henry Ellis của họ.
 
‘Uncle Tom’s Cabin’ Với Cuộc Nội Chiến Ở Mỹ
 
Vào năm 1850, Quốc Hội Hoa Kỳ đã thông qua Luật Nô Lệ Chạy Trốn, cấm hỗ trợ cho những người chạy trốn và tăng cường trừng phạt ngay cả trong các tiểu bang tự do. Lúc đó, Stowe đã dời gia đình bà tới thành phố Brunswick thuộc Maine, nơi chồng bà đang dạy tại Trường Bowdoin College. Nhà của họ gần trường hiện được bảo vệ như là Ngôi Nhà Lịch Sử Quốc Gia.

Stowe cho rằng việc nhìn thấy một người nô lệ đang hấp hối trong buổi lễ hiệp thông tại Nhà Thờ Giáo Xứ Đầu Tiên của Brunswick, đã truyền cảm hứng cho bà viết câu chuyện về ông ấy. Tuy nhiên, còn một điều khác khiến bà đồng cảm với những người nô lệ là sự mất mát người con trai 18 tháng tuổi của bà, cậu Samuel Charles Stowe. Bà sau đó đã phát biểu rằng, “Qua kinh nghiệm mất mát người thân thiết đối với tôi, tôi có thể đồng cảm với tất cả những người nô lệ nghèo, không có thế lực tại những cuộc đấu giá bất công. Các bạn sẽ luôn luôn là Samuel Charles Stowe trong trái tim tôi.”

Vào ngày 9 tháng 3 năm 1850, Stowe đã viết cho Gamaliel Bailey, chủ bút của tuần báo chống nô lệ The National Era, rằng bà đã có kế hoạch viết một câu chuyện về vấn đề nô lệ: “Tôi cảm thấy bây giờ đã đến lúc dù một phụ nữ hay một đứa trẻ có thể nói đến một chữ cho tự do và nhân bản thì nhất định nên nói… Tôi hy vọng mọi người phụ nữ có thể viết thì sẽ không im lặng.”

Ngay sau tháng 6 năm 1851, khi bà 40 tuổi, phần đầu tiên của tác phẩm “Uncle Tom’s Cabin” của bà đã được đăng trong tờ báo The National Era. Ban đầu bà sử dụng tựa đề phụ “The Man That Was A Thing,” nhưng ngay sau đó nó đã được đổi thành “Life Among the Lowly.” Các phần của cuốn tiểu thuyết đã được đăng hàng tuần từ ngày 5 tháng 6 năm 1851 đến ngày 1 tháng 4 năm 1852. Stowe đã được trả $400 cho việc đăng báo cuốn tiểu thuyết này.

TUP-LEU-CHU-TOM-04-rev

Tờ báo The National Era đăng nhiều kỳ cuốn tiểu thuyết “Uncle Tom’s Cabin” bắt đầu vào tháng 6 năm 1851.(nguồn: www.harrietbeecherstowecenter.org


“Uncle Tom’s Cabin” đã được xuất bản thành sách từ ngày 20 tháng 3 năm 1852, bởi John P. Jewett với số lượng in đợt đầu 5,000 bản. Mỗi 2 tập của bộ sách gồm 3 hình minh họa và một trang bắt đầu cuốn sách ghi tên sách, tên tác giả và nhà xuất bản, và thông tin về việc xuất bản, được thiết kế bởi Hammatt Billings. Chưa đầy một năm, cuốn sách đã được bán chạy bất ngờ với 300,000 bản. Vào tháng 12, sách đã bắt đầu bán yếu lại, Jewett đã đưa ra ấn bản rẻ tiền với giá 37 xu rưỡi cho mỗi cuốn để khuyến khích người mua. Sách cũng đã được bán rất chạy tại Anh Quốc, nhưng bà Stowe đã không được gì cả vì không có thỏa thuận bản quyền vào thời đại đó.

Theo Daniel R. Lincoln, mục đích của cuốn sách là để giáo dục người miền Bắc về những điều kinh khủng hiện thực của những việc đã xảy ra tại miền Nam. Mục đích khác của cuốn sách là cố gắng làm cho người miền Nam cảm thấy đồng cảm hơn với những người mà họ bị ép buộc làm nô lệ.

Cuốn sách miêu tả cảm xúc về ảnh hưởng của chế độ nô lệ đối với các cá nhân đã thu hút sự chú ý của cả nước. Stowe cho thấy chế độ nô lệ đã chạm đến tất cả xã hội, vượt ra ngoài những người trực tiếp tham gia với tư cách là chủ nhân, thương nhân và nô lệ. Cuốn tiểu thuyết của bà đã thêm vào cuộc tranh luận về việc bãi bỏ và nô lệ, và làm dấy lên sự chống đối ở miền Nam. Tại miền Nam, Stowe bị mô tả là mất liên lạc, kiêu ngạo và có tội vu khống.
Trong một năm, 300 trẻ em sơ sinh tại thành phố Boston được đặt tên Eva (một trong những tên của nhân vật trong cuốn tiểu thuyết), và vở kịch dựa trên cuốn sách đã được mở ra tại New York vào tháng 11. Những người miền Nam đã nhanh chóng đáp ứng với nhiều tác phẩm về điều mà hiện nay được gọi là các tiểu thuyết chống Tom, tìm kiếm chân dung xã hội và chế độ nô lệ miền Nam trong nhiều thuật ngữ tích cực. Nhiều tác phẩm là loại sách bán chạy nhất, dù không có cuốn nào nổi tiếng bằng cuốc của Stowe, đã đạt được tới số lượng ấn bản kỷ lục.

Sau khi bắt đầu cuộc Nội Chiến, Stowe đã đến Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn, nơi bà đã gặp Tổng Thống Abraham Lincoln vào ngày 25 tháng 11 năm 1862. Người con gái của Stowe là Hattie, đã tường trình về việc này rằng, “Đó là giây phúc rất vui vẻ khi chúng tôi đã có mặt tại Bạch Ốc tôi quả quyết với bạn như thế… Bây giờ tôi sẽ chỉ nói rằng đó là lúc rất vui – và chúng tôi đã thực sự bùng vỡ với tiếng cười.” Điều mà TT Lincoln nói là một bí mật nhỏ. Người con trai của bà sau đó tường thuật rằng Lincoln đã chào đón bà bằng câu nói rằng, “như thế bà là một phụ nữ bé nhỏ là người đã viết cuốn sách khởi động cuộc chiến tranh vĩ đại này.” Các tác phẩm của bà thì không nói rõ về điều này, gồm lá thư tường trình cuộc gặp mặt với phu quân của bà: “Em đã có một cuộc hội kiến thật sự vui vẻ với Tổng Thống.”

Cuộc nội chiến Mỹ diễn ra từ năm 1861 tới 1865 đánh nhau giữa Hiệp Chúng Quốc Miền Bắc (trung thành với Liên Minh) và Hiệp Chúng Quốc Miền Nam (tách ra khỏi Liên Minh và thành lập Liên Bang). Nội chiến bắt đầu chủ yếu là kết quả của sự bất đồng kéo dài về sự nô lệ của người da đen. Cuộc chiến bùng nổ vào tháng 4 năm 1861 khi các lực lượng ly khai tấn công Fort Sumter tại South Carolina ngay sau khi Abraham Lincoln tuyên thệ nhậm chức Tổng Thống Hoa Kỳ. Những người trung thành với Liên Minh tại Miền Bắc, cũng gồm một số tiểu bang Miền Tây và Miền Nam, đã tuyên bố ủng hộ Hiến Pháp. Họ đương đầu với những người ly khai của Liên Bang tại Miền Nam, là những người hậu thuẫn quyền của các tiểu bang duy trì chế độ nô lệ.
Cuộc nội chiến đã chấm dứt vào ngày 9 tháng 4 năm 1865, khi Tướng Liên Bang Robert E. Lee đầu hang Tướng Liên Minh Ulysses S. Grant tại Chiến Trường Appomattox Court House. Các tướng lãnh Liên Bang khắp các tiểu bang Miền Nam đã đầu hàng theo, cuộc đầu hàng sau cùng xảy ra vào ngày 23 tháng 6. Phần lớn hạ tầng cơ sở tại Miền Nam đều bị phá hủy, đặc biệt các đường rầy xe lửa. Liên Bang sụp đổ, chế độ nô lệ bị bãi bỏ, và 4 triệu người nô lệ da đen đã được tự do.
 
Câu chuyện của ‘Uncle Tom’s Cabin’
 
Cuốn tiểu thuyến mở đầu với người nông dân tại Kentucky có tên Arthur Shelby đối diện với việc bị mất nông trại vì nợ nần. Dù ông và vợ, Emily Shelby tin rằng họ có mối quan hệ tử tế với những người nô lệ của họ, Shelby quyết định gây quỹ cần thiết bằng cách bán 2 người nô lệ là Uncle Tom, một người đàn ông trung niên với người vợ và đứa con, và Harry, con trai của người giúp việc Emily Shelby cho ông Haley, một thương buôn nô lệ lỗ mãng. Emily Shelby không thích ý định này bởi vì bà đã có hứa với người giúp việc rằng đứa con của người này sẽ không bao giờ bị bán. Người con trai của bà Emily là George Shelby thù ghét phải trông thấy Tom ra đi bởi vì đứa trẻ này xem ông Tom như là bạn và thầy.

Khi Eliza tình cờ nghe Ông Bà Shelby bàn tính chuyện bán Tom và Harry, Eliza quyết định bỏ trốn cùng với đứa con trai của bà. Cuốn truyện kể rằng Eliza quyết định bởi vì bà sợ mất người con sống sót duy nhất (bà đã sẩy thai 2 đứa con). Eliza bỏ nhà vào đêm đó, để lại lời nhắn xin lỗi bà chủ của mình.

Khi Tom bị bán, Ông Haley dẫn anh ấy tới chiếc ghe đậu trên Sông Mississippi và từ đó Tom được chở tới chợ nô lệ. Trong lúc ngồi trên ghe, Tom gặp Eva, một nữ thiên thần da trắng bé nhỏ và rồi họ nhanh chóng trở thành bạn. Eva rớt xuống sông và Tom lặn xuống để cứu mạng cô bé. Cảm kích Tom, cha của Eva là Augustine St. Clare mua anh ấy từ Haley và đem về nhà họ ở New Orleans. Tom và Eva bắt đầu khắng khít nhau bởi vì họ chia xẻ với nhau niềm tin Thiên Chúa Giáo sâu xa.

TUP LEU CHU TOM 03

Tay buôn nô lệ Harley đang kiểm tra một người nô lệ để đấu giá. Hình được vẽ trong lần xuấn bản sớm có lẽ vào năm 1870 của cuốn “Uncle Tom’s Cabin.” (nguồn: www.britannica.com


Quay lại chuyện bỏ trốn của bà Eliza, tiểu thuyết kể rằng bà gặp người chồng là ông George Harris, vốn đã bỏ trốn trước đó. Họ quyết định cố gắng tới Canada. Tuy nhiên, họ bị Tom Loker, kẻ chuyên đi săn nô lệ đã được Haley mướn. Cuối cùng Loker và đám người của ông đã gài bẫy bắt được Eliza và gia đình của bà, khiến cho ông George đã bắn ông này tại chỗ. Sợ Loker có thể chết, Eliza thuyết phục George mang kẻ săn tìm nô lệ này tới khu định cư Quaker gần đó để điều trị thuốc men.

Trở lại New Orleans, tiểu thuyết nói rằng St. Clare tranh luận về chế độ nô lệ với người chị em họ miền Bắc là Ophelia là người, trong khi chống nô lệ, có thành kiến với người da đen. Tuy nhiên, St. Clare tin rằng ông ấy không thiên vị, dù ông là chủ nô lệ. Trong nỗ lực cho Ophelia thấy quan điểm của bà về người da trắng là sai, St. Slare đã mua Topsy, một nô lệ da đen trẻ, và nhờ Ophelia dạy cho cô này.

Sau khi Tom đã sống với gia đình ông St. Clares 2 năm, bệnh tình của Eve càng trầm trọng. Trước khi qua đời cô đã nhìn thấy thiên đường, mà cô chia xẻ với người chung quanh. Do cái chết và thấy của cô, các nhân vật khác quyết định thay đổi cuộc sống của họ, với việc Ophelia hứa buông bỏ thành kiến cá nhân của bà về người da đen, Topsy nói bà sẽ tốt hơn, và St. Clare cam kế sẽ trả tự do cho Tom.

Tuy nhiên, trước khi St. Clare có thể thực hiện lời hứa của mình, ông đã chết sau khi bị đâm bên ngoài một quán rượu. Vợ ông từ bỏ lời hứa của người chồng quá cố và bán Tom tại cuộc đấu giá cho một chủ đồn điền xấu ác tên là Simon Legree. Tom được đem về miền quê Louisiana với những người nô lệ mới khác gồm Emmeline là người mà Simon Legree đã mua để sử dụng làm nô lệ tình dục.

Legree bắt đầu thù ghét Tom khi Tom từ chối lệnh của Legree để khai báo bạn nô lệ. Legree đánh Tom một cách tàn nhẫn và quyết tâm đè bẹp niềm tin vào Thượng Đế của người nô lệ mới này. Mặc dù sự tàn bạo của Legree, Tom từ chối việc ngừng đọc Kinh Thánh và an ủi những nô lệ khác một cách tốt nhất có thể. Khi ở đồn điền, Tom gặp Cassy, một nô lệ khác mà Legree dùng làm nô lệ tình dục. Cassy kể câu chuyện của mình cho Tom nghe. Trước đây cô đã bị tách khỏi con trai và con gái của mình khi chúng được bán. Cô lại mang thai lần nữa nhưng đã giết chết đứa trẻ vì không thể chịu đựng được một đứa trẻ khác sẽ bị tách lìa khỏi cô.

Tới lúc này thì Tom Loker trở lại câu chuyện. Loker đã thay đổi vì được chữa lành bởi những người ở khu định cư Quakers. George, Eliza, và Harry cũng đã được tự do khi Tom Loker giúp họ vượt biên vào Canada từ ngả Hồ Erie. Tại Louisiana, Chú Tom gần như không chịu nổi sự tuyệt vọng khi niềm tin vào Thượng Đế được thử thách bởi những khó khăn của đồn điền. Tuy nhiên, ông có hai lần nhìn thấy, một của Chúa Giêsu và một của Eva, điều này làm mới quyết tâm của ông vẫn là một tín đồ Thiên Chúa Giáo trung thành, thậm chí cho đến chết. Ông khuyến khích Cassy bỏ trốn, điều mà cô này làm, mang Emmeline đi cùng. Khi Tom từ chối khai với Legree nơi Cassy và Emmeline đã đi, Legree ra lệnh cho các giám thị của mình giết Tom. Khi Tom sắp chết, ông tha thứ cho những người giám thị đã đánh đập ông dã man. Khiêm tốn trước tính cách của người đàn ông họ đã giết, cả hai người đều trở thành tín đồ Thiên Chúa Giáo. Rất lâu trước cái chết của Tom, George Shelby (con trai của Arthur Shelby) đến để mua sự tự do của Tom nhưng nhận thấy anh đã quá muộn.

Đoạn cuối của cuốn tiểu thuyết kể rằng trên chuyến đi thuyền đến tự do, Cassy và Emmeline gặp chị gái Madame de Thoux của George Harris và cùng bà đến Canada. Madame de Thoux và George Harris bị tách ra từ thời thơ ấu. Cassy phát hiện ra rằng Eliza là cô con gái đã mất từ lâu của bà vì bị bán đi khi còn nhỏ. Bây giờ gia đình họ lại ở đoàn tụ một lần nữa, họ đi du lịch đến Pháp và cuối cùng là Liberia, quốc gia Châu Phi được tạo ra cho những người nô lệ Mỹ trước đây. George Shelby trở về trang trại Kentucky, nơi sau cái chết của cha anh, anh giải phóng tất cả nô lệ của mình. George Shelby kêu gọi họ nhớ về sự hy sinh của Tom mỗi khi họ nhìn vào túp lều của ông. ông quyết định sống một cuộc sống của tín đồ Thiên Chúa Giáo ngoan đạo giống như chú Tom đã làm.
 
‘Túp Lều Chú Tom’ đang cháy
 
Đến nay đã 169 năm kể từ ngày cuốn tiểu thuyết “Túp Lều Chú Tom” được phổ biến và 155 năm kể từ ngày chấm dứt Cuộc Nội Chiến tại Mỹ. Nhưng ngọn lửa hận thù và kỳ thị chủng tộc vẫn còn âm ỉ và trong mấy ngày qua đã bùng cháy trở lại.

Điều lạ là, những tổ phụ của nước Mỹ khi viết Tuyên Ngôn Độc Lập và Hiến Pháp đều tuyên dương và bảo vệ quyền bình đẳng của mọi người, mọi công dân. Nhưng nước Mỹ cũng là nơi có cuộc nội chiến bi thảm nhất vì sự kỳ thị chủng tộc đối với người da đen. Trải qua nhiều thời kỳ lịch sử của nước Mỹ, đã có nhiều nỗ lực lớn lao để hàn gắn vết thương chia rẽ và hận thù vì chủng tộc, như Tuyên Ngôn Giải Phóng Nô Lệ của Tổng Thống Albraham Lincoln vào năm 1863, như tinh thần bất bạo động của Mục Sư Martin Luther King Jr. trong cố gắng thức tỉnh lương tri người Mỹ trước thảm họa kỳ thị chủng tộc vào thập niên 1960s. Dù tình trạng kỳ thị chủng tộc có khi lắng xuống nhưng vẫn không bao giờ hoàn toàn lịm tắt, chỉ cần một cơ hội hay một sự kiện nào đó là bùng phát trở lại dữ dội, như mấy ngày qua.

Có lẽ nói như Đạo Phật rằng khi tâm chưa bình thì thế giới chưa an. Đúng vậy, khi mầm mống của hận thù và phân biệt giai cấp còn trong tâm thì con người sẽ không bao giờ cư xử với nhau bình đẳng và hòa bình thật sự. Nhưng nhận ra được điều đó đã không phải là dễ, làm được điều đó còn khó khăn hơn.
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Như gã nghèo trong thí dụ của phẩm Ngũ Bách Đệ Tử Thọ Ký của kinh Pháp Hoa, cứ đi lang thang từ nơi này đến nơi khác để tìm kế sinh nhai mà không hề hay biết rằng ở trong chéo áo của mình vốn có một viên ngọc quý, giá đáng liên thành. Cũng vậy, con người lăn lóc trong ba cõi sáu đường, tạo nghiệp, thọ khổ vẫn không hề hay biết rằng mình vốn có khả tính giác ngộ và giải thoát.
Trong tuyển tập "Đành lòng sống trong phòng đợi của lịch sử" nhà văn Cung Tích Biền đã cảm nhận đời mình là "đời hoa sương cỏ" và ông đang đi cho hết một đời hoa sương mỏng manh, bé nhỏ ấy.
Kieu Chinh is an unusual woman who has lived what seems like five different lives. She survives as a poignant witness, an experiencer of the turbulence of our most controversial time... I salute her as a true and noble friend. – ALISON LESLIE GOLD, author
TQBT 59, số Tưởng Niệm Phùng Thăng với các bài viết của Trần Hoài Thư, Thái Kim Lan, Phạm Văn Nhàn, Phay Van, Thinh Văn, Đào Anh Dũng, Trần Văn Nam… THT và Nguyễn Lệ Uyên phỏng vấn những cây bút nói về Phùng Thăng: Nguyễn Vy Khanh, Khuất Đẩu, Diệu Hoa. Văn liệu sưu tầm trích từ bản dịch của Phúng Khánh và Phùng Thăng. Thơ của Trần Xuân Kiêm, Nguyễn Đức Sơn, Huy Tưởng, Đinh Cường, Trần Thị Nguyệt Mai…
Nhà văn Cung Tích Biền hôm Thứ Bảy 16/10/2021 đã thực hiện buổi ra mắt sách tại quán Café & Té, Fountain Valley, với tham dự của nhiều văn nghệ sĩ. Nhà văn Đặng Thơ Thơ trong lời giới thiệu nói rằng buổi ra mắt sách này cũng là tròn kỷ niệm 65 năm viết văn, và là tròn 55 viết văn với bút hiệu Cung Tích Biền. Hiện diện trong buổi ra mắt sách có nhiều nhà văn, nhà thơ, nhà báo, ca sĩ, họa sĩ… trong đó có: Nhã Ca, Phạm Phú Minh, Trịnh Y Thư, Trịnh Thanh Thủy, Vương Trùng Dương, Nguyễn Thanh Huy, Đặng Thơ Thơ, Paulina Dam, ca sĩ Thu Vàng, Thân Trọng Mẫn, Đặng Phú Phong, Lê Giang Trần, Phạm Quốc Bảo, Bùi Vĩnh Phúc, Nguyễn Đình Thuần và phu nhân, Mai Tất Đắc và phu nhân, Lê Phước Bốn, Nguyễn Hà và phu nhân… Cùng nổi bật trong buổi ra mắt sách là phu nhân của nhà văn Cung Tích Biền. Người sắp xếp, mệt nhọc nhất trong buổi ra mắt sách này là chị Hoàng Thi Kim, phu nhân của nhà văn, cũng là người mà nhà văn Cung Tích Biền từng ghi nhận rằng: “Từ năm 2000 đến nay Hoàng Thị ăn
Thi sĩ Trụ Vũ nói, vì tôi vô ngã nên cái tự ngã của tôi nằm ngủ im re một giấc miên trường, dài hơn cả ngàn năm - khỏi cần ru hát ầu ơ ví dầu…Vì tôi vô ngã nên tự ngã bay bổng, tỏa hương (trầm hương). Tôi tuy hiện hữu đó nhưng tôi bình yên, tôi thong dong, tôi tự tại! Ở đây cũng cần lưu ý thêm một điểm vô cùng quan trọng để tránh đi lạc về sau. Vô ngã hoàn toàn không hàm ý rằng "ta không có ngã" (tức là thuyết đoạn diệt). Hai lãnh vực tư duy này khác nhau như đen và trắng, như mặt trời và mặt trăng. Nó cũng sai lầm hệt như chấp rằng "ta có ngã" (thuyết trường tồn). Cả hai quan niệm vừa nêu ấy đều vẫn còn trói buộc trong ý tưởng sai lầm "có cái ta". Phải quán chiếu, phải tư duy sự vật như chính sự vật ấy, mới là thái độ đúng đắn.
Không quá phức tạp nhưng đủ để người đọc suy gẫm. Bài Headfirst chỉ là một ví dụ ngắn, dọc theo những trang sách trong tập thơ Night Sky with Exit Wounds, người đọc sẽ tìm thấy rất nhiều những ý nghĩ thâm trầm, những tứ thơ tự sáng nổi bật, không chỉ gây thích thú mà còn tạo ra những suy tư và nghi vấn về bản thân trong đời sống lưu vong.
Hai phẩm cách đáng kể nhất của một nhà văn là ngôn ngữ và sự tưởng tượng. Nhà văn Trần Vũ – qua tập truyện Phép tính của một nho sĩ (Công ty sách Nhã Nam liên kết với nhà xuất bản Hội Nhà Văn xuất bản, 2019) – hình như có cả hai. Đây không phải là cuốn sách sáng tác theo công thức có sẵn, kể lể một câu chuyện mà người đọc chưa đọc hết mươi dòng đầu đã biết tác giả muốn nói gì, kết cục ra sao. Nó không phải là cuốn sách đọc qua là quên ngay, chẳng lưu lại trong bộ nhớ người đọc được vài sát-na. Nó khó khăn bắt người đọc trăn trở cùng nó, cùng chiêm nghiệm những góc cạnh đầy gai nhọn nhức nhối từ lịch sử đến siêu hình; từ bản thể đến bản nguyên con người; từ dục vọng thấp hèn đến lý tưởng cao vợi. Nó là cuốn sách đầy cá tính – You either hate it or love it, there is no midway here, no equidistance – để từ đó, hiển lộ một tính cách khai phá cực đoan hiếm thấy trong ngôi nhà văn chương Việt Nam. Những truyện ngắn của Trần Vũ trong tập truyện, tác giả viết không phải để làm cái gì phải đạo,
Trong những gì tôi được đọc và được nghe kể, hình như nhà thơ Bùi Giáng không còn tham sân si, hay nếu còn, thì rất là ít. Không rõ có ai chứng kiến lúc nào Bùi Giáng khởi tâm tham sân si hay không. Rất nhiều người đã thân cận, đã chứng kiến đời thường của nhà thơ họ Bùi và đều nhận thấy nhà thơ như là người của cõi khác, người bay trên mây, người lạc tới thế gian này, như dường không còn chút nào tham sân si; hay chỉ còn, nếu có, thì rất ít.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.