Hôm nay,  

Thơ Về Với Cõi Thủy Chung

25/05/202010:55:00(Xem: 3283)

To Thuy Yen2020


nhớ nhà thơ Tô Thùy Yên (1938-2019)

Vừa qua, trong facebook của Hoàng Xuân Sơn và Ngy Thanh có nhắc đến ngày giỗ đầu của nhà thơ Tô Thùy Yên. Mới đó mà đã một năm rồi. 

Nhớ có lần viết một bài về hoa anh đào tôi có nhắc đến thi sĩ Tô Thùy Yên, hôm sau được tin ông mất. Có lẽ trước khi ra đi ông gợi cho bạn bè nhớ về ông không chừng. Người ta nói cái đó là linh cảm hay thần giao cách cảm chi đó.

Thật ra tôi có hai lần nhắc đến Tô Thùy Yên trong hai bài viết của tôi. Một bài về con dế và một bài về bông hoa. Con dế gáy và bông hoa nở, cả hai như người, hết lòng mừng thi sĩ đi tù về.

Con dế vẫn là con dế ấy

Hát rong bờ cỏ giọng thân quen

Và:

Cảm ơn hoa đã vì ta nở

Thế giới vui từ mỗi lẻ loi

Ta Về, với bốn câu thơ dẫn chứng trên trong 127 câu, đều nói lên lòng nhân bản nhưng tràn trề dòng nước mắt khô.  

Nỗi đời của thi sĩ Tô Thùy Yên có ba lần đi tù, cộng lại là 13 năm. Không có gì hạnh phúc cho bằng sau 13 năm sống chết trong ngục tù Cộng sản lại được thả cho về. Mỗi lần về ông đều về với dòng nước mắt khô. Ông về gặp lại gia đình, bạn bè, anh em. Ông về với thế giới thi ca của ông để gặp lại cái Ta từ tốn, đôn hậu, là bản thể sống thực của một người nghệ sĩ đi tù về.

Tô Thùy Yên là nhà thơ lớn của nền văn học Việt Nam, dù vậy điều đó không có nghĩa là được nhiều nhạc sĩ ưu ái phổ nhạc. Cho đến nay tôi được biết thơ ông được hai nhạc sĩ phổ nhạc, bài nào cũng hay, cũng gợi cho người nghe nhiều xúc cảm. 

Chiều Trên Phá Tam Giang, nhạc Trần Thiện Thanh là một bản tình ca trong thời binh lửa làm rung động bao trái tim người nữ kể cả những người lính Cộng Hòa, và bài Ta Về, nhạc của Đình Đại được tác giả hát lên như một tiếng thở dài.

Trong thế giới thi ca Việt Nam, thơ Tô Thúy Yên nở rộ như loài hoa quý, thênh thang, cao rộng, ngạo nghễ, vang xa và siêu thoát. Nhất là vết thương ngục tù không làm ông nhức nhối, nó không làm ông mệt mõi, chết mòn vì ám ảnh, sầu đau, ngược lại, với tấm lòng rộng mở, không thù hằn, oán hận, ông trở về tiếp tục làm thơ dể tiếp nối hơi thơ của ông từ ngày trước, từ kiếp trước.   

Người tù Tô Thùy Yên trở về đối diện với thực tế phức tạp, nhìn vào cuộc đời nhiễu nhương để vượt lên, thoát mình vào chỗ đứng ngày xưa. Ở đó ông đào sới trong kỷ niệm lòng yêu thương, niềm tin tưởng là những chất liệu cần thiết để ông vẽ lại tiền thân ông bằng điệu thơ.  

Tiền thân của thi sĩ không phải là kiếp xưa, ông không nghiêng về quá khứ khắc khoải, bi thương, giận dỗi. Tình thương, hồi ức, đam mê, hệ lụy là những hình trạng thi sĩ vẽ nên bằng những cung bậc thâm trầm nhưng nhịp nhàng uyển chuyển đã biến ông thành một biểu tượng thi ca sống động, trên bước đường về. 


Tô Thùy Yên về với chút tình tự làm mới văn chương chữ nghĩa qua bài thơ Ta Về. Một dòng thơ đời đời thao thức với tình yêu, quê hương và thân phận làm người trong hay ngoài đất nước. 

Tuy nhiên, với tôi, Ta Về là một bản trường ca. Bài hát có những âm điệu ru hời đã không ngừng làm thổn thức biết bao tấm lòng yêu chuộng thi ca qua từng thời gian. Cứ thế người ta đọc lên, hát lên với niềm kính trọng và thương tiếc một tái năng đã vĩnh viễn ra đi. 

Lần trước thi sĩ Tô Thùy Yên từ ngục tù trở về, thi sĩ về để sống với thi ca. Lần này Tô Thùy Yên cũng về, về thật, vĩnh viễn về luôn, và cho dù thi sĩ không về với lòng đất Mẹ, nhưng ông và cõi thơ ông vẫn về với cõi thủy chung.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ngày cuối năm của Tết Tây nầy không có cái thiêng liêng của đêm ba mươi, bùi ngùi tiễn đưa năm cũ đang dần qua mà rộn ràng mong đợi một năm mới sắp tới. Ngồi yên để nhớ nhà, nhớ những người đã mất, nhớ tuổi thơ…Xuân nầy em có về không, nhành mai cố quận nở bông dịu dàng. (BG).
Như chúng ta biết, lịch cổ truyền của Việt Nam gồm mười hai con giáp và Trâu là con giáp đứng thứ nhì sau Chuột dùng để tính thời gian: Tý, Sửu, Dần, Mão (Mẹo), Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và cuối cùng là Hợi. Năm Tý vừa đi qua và Năm Mới 2021 là năm Trâu, Năm TÂN SỬU.
Ngày nay, vấn đề kỳ thị chủng tộc, giai cấp, giới tính được con người quan tâm và tranh đấu quyết liệt hơn bao giờ hết. Có lẽ một phần là do sự văn minh tiến bộ của xã hội đã giúp mở rộng nhận thức và tâm thức con người đối với những vấn đề xã hội như thế. Trong đó không thể không nói đến nhiều đóng góp của các phong trào dân quyền, nhân quyền, bình quyền, nữ quyền, v.v… trên thế giới từ vài thế kỷ qua đã xây dựng những nền tảng về lý thuyết và thực hành cho công cuộc đấu tranh đòi quyền sống và bình đẳng cho từng cá nhân trong cộng đồng xã hội.Tuy nhiên, ở đời hễ có đấu tranh cho quyền bình đẳng thì tất nhiên cũng đã có thực trạng bất công và kỳ thị xảy ra. Các hiện tượng tiêu cực này không phải chỉ mới xuất hiện vài trăm năm mà đã có từ hàng ngàn năm trước.
Tôi rất xúc cảm về những hiểu biết, tầm nhìn xa và mối từ tâm mà Ngô Thế Vinh đã dàn trải trong Vòng Đai Xanh, cuốn sách được viết từ hơn 30 năm trước. Mặc dầu là một tiểu thuyết nhưng nhiều biến cố mang dấu ấn lịch sử và một số nhân vật thì như là rất thật.
Xin cầu cho mọi cái xấu của năm cũ qua đi, thay vào đó những lời chúc tốt lành như hoa trái đầu mùa, mang tới cho những người dân sống trên mảnh đất Hiệp Chủng Quốc này, dù chủng tộc nào, tôn giáo nào, màu da nào cũng được Thượng Đế ban phát bình an tràn đầy trong hai bàn tay họ như hoa trái đầu mùa để họ lại mang chia cho người đang ở bên cạnh mình và cả những người ở rất xa mình.
Năm 2020 trôi qua với nhiều biến động lớn lao mà đại dịch Covid-19 là sự kiện nổi bật nhất sẽ còn ảnh hưởng lâu dài đối với đời sống hàng ngày của toàn nhân loại. Ngoài những khủng hoảng trầm trọng mà đại dịch đã tạo ra cho kinh tế và sức khỏe của con người trên toàn hành tinh, còn có những thay đổi lớn lao đối với các sinh hoạt văn hóa, giáo dục, tôn giáo, v.v… Ngày nay, đi bất cứ ở đâu chúng ta đều thấy mọi người đeo khẩu trang và giữ khoảng cách hơn một mét rưỡi với người khác. Khẩu trang trở thành hình ảnh thời đại đối với mọi tầng lớp xã hội. Khoảng cách giữa người với người đã thành một thứ bức tường vô hình tạo ra một khoảng trống vắng bao quanh con người. Không còn nơi nào trên thế giới là an ổn. Nỗi bất an không chỉ ở bên ngoài mà còn nằm bên trong tâm thức con người!Và còn một điều kinh dị khác mà trước đây í tai nghĩ tới. Đó là cái chết bất ngờ, rộng khắp và không thể tiên liệu được. Người già chết, giới trung niên chết, thanh niên chết. Con Covid-19 có thể gõ cửa
Câu chuyện về bản nhạc này bắt đầu khi một linh mục trẻ là Cha Joseph Mohr, đến Oberndorf một năm trước. Ông đã viết lời của bản nhạc “Stille Nacht” vào năm 1816 tại Mariapfarr, một thị trấn quê nhà của cha của ông tại vùng Salzburg Lungau, nơi Joseph làm việc trong vai trò một đồng trợ lý. Giai điệu của bản nhạc được sáng tác bởi Franz Xaver Gruber là hiệu trưởng và nhạc sĩ chơi đàn organ tại ngôi làng bên cạnh làng Arnosdorf, mà ngày nay là một phần của thị trấn Lamprechtshausen của Áo. Trước Christmas Eve, Mohr đã đem lời nhạc tới cho Gruber và nhờ ông viết giai điệu và đệm guitar cho buổi trình diễn công chúng vào dịp Christmas Eve, sau khi nước lụt của con sông đã làm hư cây đàn organ của nhà thờ. Cuối cùng nhà thờ đã bị phá hủy bởi nhiều trận lụt và đã thay thế bằng Nhà Nguyện Silent Night. Điều không rõ là điều gì đã tạo cảm hứng cho Mohr viết lời nhạc, hay điều gì đã khiến vị linh mục trẻ này viết ca khúc mừng Giáng Sinh mới, theo Bill Egan trong tác phẩm
Vào mùa xuân năm 1984, Tiến sĩ Tôn Nữ Nha Trang đã bỏ ra nhiều tuần lễ tham khảo các tài liệu về văn học Miền Nam lưu trữ tại các thư viện đại học Mỹ. Sau đó bà liên lạc với các nhà văn, nhà báo Việt tị nạn tại Mỹ để xin gặp và phỏng vấn.
Thơ là chữ viết, nhưng thơ cũng là giữa những dòng chữ. Thơ là lời nói ra, nhưng thơ cũng là giữa những lời nói ra, hiển lộ cả trước và sau lời nói ra. Thơ là ngôn ngữ và thơ cũng là vô ngôn, là tịch lặng. Và là bên kia của chữ viết, bên kia của lời nói. Khi đọc xong một bài thơ hay, khi không còn chữ nào trên trang giấy để đọc nữa, chúng ta sẽ thấy thơ là một cái gì như sương khói, mơ hồ, lung linh, bay lơ lửng quanh trang giấy. Cũng như thế, Kinh Phật là thơ, là lời nói, là tịch lặng, là bên kia ngôn ngữ. Khi bài Tâm Kinh đọc xong, khắp thân tâm và toàn bộ ba cõi sáu đường đều mát rượi, ngấm được cái đẹp của tịch lặng ẩn hiện bên kia những chữ vừa đọc xong. Cội nguồn thơ, cũng là cội nguồn Kinh Phật, đó là nơi của vô cùng tịch lặng, một vẻ đẹp như sương khói phả lên những gì chúng ta nhìn, nghe, cảm xúc và hay biết. Chúng ta có thể kinh nghiệm được cái tịch lặng. Nó không phải là âm thanh, cũng không phải là cái vô thanh. Khi chúng ta gõ lên một tiếng chuông, tịch lặng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.