Hôm nay,  

Văn Học Press Giới Thiệu Tuyển Văn Dịch "Gặp Gỡ Với Định Mệnh" Của Trịnh Y Thư

16/05/202009:12:00(Xem: 3013)

NC_Cover_PreOrder.jpg


Gặp gỡ với định mệnh

Tuyển văn dịch


FRANZ KAFKA

GABRIEL GARCÍA MÁRQUEZ

PHILIP ROTH

MILAN KUNDERA

SALMAN RUSHDIE

ORHAN PAMUK

KURT VONNEGUT

IRIS MURDOCH

WOLE SOYINKA

HERTA MÜLLER

ROBERTO BOLAÑO

BANANA YOSHIMOTO


Người dịch: Trịnh Y Thư

Thiết kế bìa: Đinh Trường Chinh

222 trang, giá bán: $18.00


Tìm mua trên:

BARNES & NOBLE

https://www.barnesandnoble.com 

Search Keywords: Gap go voi dinh menh

Hoặc bấm vào đường dẫn sau:

https://www.barnesandnoble.com/w/books/1137030755?ean=9781078799065



Thay lời tựa


Cuốn sách bạn đọc đang cầm trên tay là một tuyển tập văn dịch – gồm 12 tác giả thuộc nhiều quốc tịch khác nhau – và có lẽ chỉ được xem là một cố gắng khiêm tốn, mang tính cách tìm tòi học hỏi của một kẻ đam mê chữ nghĩa nhiều hơn là một công trình nghiên cứu hàn lâm nghiêm túc.

Có hai vấn đề khi thực hiện một tuyển tập như vậy.

Thứ nhất, những tác giả tôi chọn dịch trong sách là hoàn toàn theo thiên kiến chủ quan; đó là những tác giả tôi yêu thích xưa nay. Dĩ nhiên, thích mới dịch. Nhưng không phải ai cũng đồng quan điểm và sở thích với tôi, không phải ai cũng ưa thích những tác giả tôi chọn dịch.

Thứ hai, trong phạm vi hạn hẹp của một cuốn sách mỏng, bạn chỉ có thể tiếp cận một phần trăm, thậm chí đôi khi một phần ngàn tổng thể trước tác văn chương của tác giả được giới thiệu. Như vậy có công bằng với tác giả không? Câu trả lời dĩ nhiên là không. Một bản dịch sơ sài vài ngàn chữ một truyện ngắn, một trích đoạn tiểu thuyết, một bài tiểu luận… trong khi toàn bộ tác phẩm của họ là một kho tàng văn học quý giá cả mấy chục đầu sách, cuốn nào cũng có thể xem là một kiệt tác văn chương (như trường hợp Gabriel García Márquez, Milan Kundera, Philip Roth… ) thì làm sao có thể gọi là công bằng được. Giống như giới thiệu văn hóa ẩm thực Việt Nam mà tôi dọn ra cỗ bàn duy nhất món nem rán! Món nem rán của tôi dù ăn ngon miệng cách mấy cũng không thể nói lên trọn vẹn cái siêu tuyệt của thức ăn Việt Nam nói chung. Bởi thế, xin bạn, nhất là các bạn trẻ đang muốn tìm hiểu văn học nước ngoài, hãy xem cuốn sách này là món nem rán ăn khai vị để từ đó cất công tìm hiểu sâu thêm và biết đâu sẽ có lúc chúng ta gặp lại nhau trên những nẻo đường văn chương, vốn muôn đời là con đường vô hạn định, xuyên vũ trụ, không bao giờ đến đích.

Hầu hết các tác giả tôi tuyển dịch trong tuyển tập là đồng thời với chúng ta, mặc dù ít ai còn trẻ. Họ là những nhà văn sống và viết vào nửa sau thế kỷ XX, có người sống sang thế kỷ XXI và vẫn đang tiếp tục viết, có người đã qua đời.

Đây lại là một chọn lựa chủ quan khác.

Chủ quan bởi tôi muốn tìm hiểu các nhà văn này tư duy gì trên trang viết của họ, những nhà văn sinh sống cùng thời với tôi, cùng bối cảnh lịch sử, cùng môi trường, cùng chia sẻ những vấn đề nhân sinh, và đôi khi cùng khí hậu văn hóa.

Thêm một lý do khác, quan hệ không kém đối với tôi, đó là phong cách văn học của các nhà văn, mà phần nhiều nghiêng về xu hướng phi thực. Điểm chung khiến tôi đặc biệt chú ý là, tuy văn chương họ không hẳn miêu thuật đời sống thực tại, nhưng nó không tách rời thực tại. Họ không phải người viết truyện huyễn tưởng hay viễn tưởng. Họ làm văn, mà đã làm văn thì phải bám sát đời sống con người, xem bản ngã và đời sống con người là những đối tượng chính yếu của văn chương.

Phi thực nhưng không tách rời đời sống, điều này không dễ viết cho hay, nhưng ở những ngòi bút bậc thầy, cái phi thực lại có sức thuyết phục hơn cái hiện thực tả chân, vốn chỉ miêu thuật hay minh họa đời sống theo những giác quan cố định, không cho phép thần trí tưởng tượng bay bổng lên cao. Văn chương chỉ có thể gọi là nghệ thuật nếu nó đưa người đọc vào một chiều kích nơi óc tưởng tượng có cơ hội bung nở, mở ra những suy tưởng phi giới hạn. Nếu không nó chỉ là mớ chữ tuyên truyền cho một chủ thuyết, một quan điểm, một luận đề. Vô hồn, chán ngắt. Trích đoạn tiểu thuyết Tôi là cái thây ma của nhà văn Thổ Nhĩ Kỳ Orhan Pamuk, hoặc truyện ngắn william burns của nhà văn Chile Roberto Bolaño đều có thể xem là những thí dụ điển hình.

Tôi cũng đặc biệt yêu thích nhà văn Colombia Gabriel García Márquez. Vì thế, mặc dù đã có khá nhiều bản dịch tác phẩm ông sang tiếng Việt, tôi vẫn tìm cách đưa vào sách một truyện ngắn tiêu biểu cho văn phong của ông. Ông chính là đại diện cho xu hướng Hiện thực Huyền ảo, vốn làm mưa làm gió trên văn đàn thế giới cả mấy chục năm qua. Những nhà văn khác như Salman Rushdie, Philip Roth, Kurt Vonnegut, Milan Kundera… đều ít nhiều sáng tác dưới luồng sáng của xu hướng văn học này.

Và gần như tất cả đều chịu ảnh hưởng của Franz Kafka.

Đó là lý do vì sao tôi không thể bỏ quên Kafka, mặc dù ông là một tác giả không đồng thời với chúng ta. Sinh sống và sáng tác cách đây cả trăm năm, số lượng trước tác không nhiều, phải nói là cực kỳ ít ỏi, nhưng Kafka đã là bảng chỉ đường cho rất nhiều nhà văn quốc tế suốt thế kỷ XX. Cuốn sách Márquez đọc khi mới trưởng thành, dọn đường cho một văn nghiệp lừng lẫy, chính là cuốn Hóa thân của Kafka. Nhà văn Mỹ Philip Roth thì viết một cuốn tiểu thuyết nhan đề The Breast (Cái vú) nhái theo cuốn Hóa thân. Một nhà văn khác, Milan Kundera, cũng có mặt trong tuyển tập, không bao giờ tiếc lời ca ngợi Kafka, xem ông như một nhà văn khai phóng đặt nền tảng cho tiểu thuyết hiện đại.

Riêng với Kundera, tôi có một ngoại lệ. Những nhà văn khác, tôi dịch truyện – truyện ngắn hoặc trích đoạn tiểu thuyết – nhưng với Kundera, tôi chọn những trích đoạn mà tôi tâm đắc từ cuốn tiểu luận Bức màn của ông. Điều này dễ hiểu. Kundera là nhà viết tiểu luận xuất sắc bên cạnh cương vị một tiểu thuyết gia hàng đầu. Tiểu thuyết Kundera đã được dịch sang tiếng Việt khá nhiều trong suốt thời gian hơn hai mươi năm qua. Tiểu thuyết ông không dễ đọc và hay bị hiểu sai dưới lăng kính chính trị, do đó, ước mong của tôi khi dịch những tiểu luận văn học này là giúp người đọc có cái nhìn đúng đắn hơn về một tác giả quan trọng của văn chương thế giới đương đại. Tiểu luận của Kundera không nặng tính hàn lâm, không bám dựa mông lung quá nhiều vào lý thuyết văn học; nó là những điều tâm huyết về văn chương, nghệ thuật, lịch sử và nhân sinh ông nói thẳng từ lòng mình, lại có nhiều chi tiết lịch sử, văn học thú vị, nên dễ lĩnh hội và hữu ích.

Bên cạnh các tác giả vừa kể trên, tôi cũng đưa vào tuyển tập đôi ba tác giả ít được nhắc đến trong văn chương Việt, như Iris Murdoch, Woly Soyinka, Herta Müller. Họ đều là những tác giả không tầm thường, rất xứng đáng để tìm hiểu thêm. Và sau cùng, hai tác giả với hai đoản văn “nhẹ nhàng,” “dễ thương,” Kurt Vonnegut và Banana Yoshimoto, mà tôi thấy rất thú vị khi dịch.

Câu hỏi thường được đặt ra cho một tác phẩm dịch thuật văn học là: người dịch nên tuyệt đối trung thành với văn bản nguyên tác, hay nên đặt trọng tâm vào yêu cầu tiếp nhận của ngôn ngữ dịch? Ở cuốn sách này, cũng như các tác phẩm dịch khác đã xuất bản của tôi, tôi đều cố gắng đến mức tối đa có thể kết hợp chặt chẽ cả hai xu hướng. Tôi không phủ nhận giá trị những dịch phẩm nghiêm chỉnh tuân thủ từng câu, từng chữ, từng dấu chấm, dấu phết trong nguyên tác, nhưng tính Dionysian trong nghệ thuật bao giờ cũng hấp dẫn hơn, quyến rũ hơn và tôi sẵn sàng hy sinh cái chân lý tuyệt đối (đôi khi rất vô tích sự) để đổi lấy dăm ba nét linh diệu phù ảo của cái bất toàn. Tôn chỉ ấy tôi luôn luôn tuân thủ, và đã áp dụng vào cuốn sách rất mực đề huề.

– Trịnh Y Thư

5/2020

***

Van Hoc Press:

22 Agostino, Irvine, CA 92614 USA • vmail: +1-949-981-3978

email: vanhocpress@gmail.com • Facebook: Van Hoc Press


 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chiều thứ Bảy, 13/4/2024, tại hội trường Nhật báo Người Việt, Quận Cam, đã có một sự kiện văn học đáng chú ý. Đó là buổi Ra Mắt Sách (RMS) của nhà văn Đặng Thơ Thơ với cuốn tiểu thuyết mới nhất của chị, “Ai”...
Nhà văn, nhà thơ Viên Linh (1938-2024) vừa ra đi. Ông tên thật là Nguyễn Nam, sinh ngày 20/1/1938 tại Hà Nam, từ trần ngày 28/3/2024 tại Virginia, Hoa Kỳ, hưởng thọ 86 tuổi. Bài viết này để đưa tiễn nhà thơ Viên Linh, người mà tôi hân hạnh có nhiều năm thân cận tại Quận Cam, California. Tôi thuộc thế hệ sau nhà thơ Viên Linh rất xa, nên những gì biết và tương tác với nhà thơ chỉ là một góc nhìn. Tôi hân hạnh được gọi nhà thơ Viên Linh là "anh" theo thói quen giao tiếp trong giới văn nghệ, cũng như tôi đã gọi anh Mai Thảo, anh Nhật Tiến, anh Nguyễn Mộng Giác, anh Trần Dạ Từ, chị Nhã Ca... trong những buổi gặp nhau ở Quận Cam. Thật sự họ cách biệt tôi rất nhiều, vì họ đã hiện ra như các ngọn núi huyền thoại của văn học Miền Nam trước 1975. Và tôi đã có cơ duyên làm người bạn trẻ của họ. Và cũng là người viết các bản tin về họ, vì tôi phụ trách mục tin tức trên tờ Việt Báo. Trong các bài viết hay bản tin trước giờ về Viên Linh, đôi khi tôi gọi Viên Linh là anh, đôi khi gọi là ông.
Nhà thơ Viên Linh ra đi trong Tháng Ba, nhưng tang lễ của ông diễn ra trong Tháng Tư. Ừ nhỉ, Tháng Tư! Bây giờ đã bước vào Tháng Tư. Tháng Tư đối với người Việt Nam chứa đầy ký ức thương đau! Đất nước thay ngôi đổi chủ. Hàng hàng lớp lớp người bị đẩy vào các ngục tù khổ sai trên khắp nước. Hàng triệu người bị đuổi khỏi nhà cửa vườn tược để đi tới những “vùng kinh tế mới” xa xôi, lạ hoắc, những nơi “khỉ ho cò gáy.” Hàng trăm ngàn người bỏ nước ra đi, lên núi, xuống biển để tìm lẽ sống trong cái chết bi hùng! Đúng như nhà thơ Viên Linh đã viết, “Tháng tư máu chảy một trời sương tan.”
Cùng một thời điểm làm “Thơ Tình”với Đinh Hùng và Vũ Hoàng Chương, nhưng có một cái gì rất khác với hai thi sĩ này. Thanh Tâm Tuyền mở ra cho chúng ta một trang Thơ Tình rất lạ, rất khác, rất kén độc giả nhưng vô cùng quyến rũ. Nhân kỷ niệm ngày qua đời của Thi Sĩ Thanh Tâm Tuyền, tôi muốn nói về 2 bài Thơ trong số những bài Thơ tôi yêu thích của Thanh Tâm Tuyền...
Vòng Tay Học Trò là tác phẩm tiêu biểu của nữ văn sĩ Nguyễn Thị Hoàng, được đăng nhiều kỳ trên tạp chí Bách Khoa năm 1964. Tác phẩm được công chúng nồng nhiệt đón nhận và theo đó cũng hứng nhiều luồng ý kiến khác nhau, càng làm cho tác phẩm nổi tiếng hơn. Chính vì vậy, từ khi xuất hiện, tác phẩm đã gây được tiếng vang lớn, làm xôn xao dư luận trong giới chuyên môn và công chúng độc giả. Hàng chục năm sau, lúc chúng tôi còn nhỏ, chưa đọc tác phẩm đã thuộc tựa đề vì Vòng Tay Học Trò gắn liền với tên tuổi tác giả. Nói đến Nguyễn Thị Hoàng người ta nhớ đến Vòng Tay Học Trò...
Nhà sư, nhà thơ, nhà thư pháp Thích Nhuận Tâm cho biết sau khi thầy hoàn tất Lớp hướng dẫn thư pháp tại Huntington Beach, California cuối tuần này, Thầy sẽ bay sang Houston, Texas để sẽ hướng dẫn một lớp thư pháp dự kiến sẽ mở ra tại Tịnh Xá An Nhiên ở Houston.
Bài thơ Lời tình buồn được nhạc sĩ Vũ Thành An phổ nhạc năm 1967, khi nhạc sĩ và thi sĩ Chu Trầm Nguyên Minh cùng đang theo học lớp Sĩ quan tại quân trường Lam Sơn, Đồng Đế, đến nay đã trở thành một trong những ca khúc vượt thời gian, được thể hiện qua những giọng ca: Tuấn Ngọc, Khánh Ly, Bằng Kiều…
Trong một bối cảnh đất nước nhiễu nhương, hỗn loạn, nhà văn thường đóng một vai trò quan trọng bằng cách sử dụng ngôn từ của mình để phản ánh, phê bình, truyền cảm hứng và đôi khi thậm chí thách thức hiện trạng. Trong suốt chiều dài lịch sử, nhà văn phản ứng với những biến động khác nhau, cho dù đó là xã hội, chính trị hay văn hóa...
Tết và Xuân, Xuân và Tết, thời điểm kỳ lạ trong một năm. Vừa trông chờ vừa mong đừng đến. Vừa lưu luyến rét đông vừa háo hức xuân ấm. Vừa khép kín đoàn tụ gia đình vừa chan hoà xôn xao lễ hội. Vừa lặng lẽ hoài niệm chuyện riêng tư vừa hân hoan cùng nhau “nâng chén ta chúc nơi nơi”...
Nhà hiền triết người Ấn Độ Jiddu Krishnamurti (1895-1986) qua đời vào ngày 17 tháng 2 năm 1986 tại Ojai Valley, Quận Ventura, Nam California, Hoa Kỳ, nơi ông đã chọn làm quê hương thứ hai từ năm 1922 cho đến khi ông mất, dù ông không ở đó thường trực. Tính đến tháng 2 năm nay, 2024 đã tròn 38 năm kể từ ngày ông lìa bỏ trần gian. Krishnamurti là một trong những nhà hiền triết có sức ảnh hưởng rất lớn đối với nhân loại trong thế kỷ 20. Cuốn “The First and Last Freedom” của ông được Giáo sư Phạm Công Thiện dịch sang tiếng Việt từ trước năm 1975 ở Sài Gòn với tựa đề “Tự Do Đầu Tiên và Cuối Cùng” là một trong những cuốn sách tôi rất yêu thích đọc từ thời còn niên thiếu. Nhân tìm đọc lại một số bài giảng và bài viết của Krishnamurti, tôi tình cờ gặp được bài thơ “Song of the Beloved” (Bài Ca Về Người Yêu), nhưng không thấy ghi ông đã làm từ bao giờ. Có lẽ bài ca này ông làm vào những lúc về nghỉ ngơi tịnh dưỡng ở Ojai, vì bài đó nói lên lòng yêu thích thâm thiết của ông đối với thiên nhiên,
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.