Hôm nay,  

Chết Tuy Xa Mà Gần

08/04/202017:20:00(Xem: 2633)

 


Tác giả Matthieu Ricard (Plaidoyer pour le Bonheur)
Bs thú y Nguyễn Thượng Chánh chuyển ngữ


Chết tuy xa mà gần. Xa, vì chúng ta nghĩ rằng nó chỉ đến sau nầy mà thôi; gần vì nó có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Chết là điều cầm chắc, nhưng lúc nào là điều không ai có thể tiên liệu trước được.
Khi giờ ra đi đã đến rồi thì không một lời lẽ nào có thể thuyết phục bắt nó phải chờ được, không một quyền lực nào đẩy lùi được nó, không có tiền của nào mua chuộc được, cũng như không có một sắc đẹp nào có thể rù quến nó được hết.


                                                     blank

                                                                            ***

Les chutes du Niagara : Admirez leur beauté renversante et puissante


Như dòng thác chảy ra biển cả,

Như vầng nhật nguyệt khuất dần sau rặng núi hướng Tây,
Ngày cũng như dêm, thời gian và khoảnh khắc đều trốn đi,
Kiếp phù sinh dần dần trôi qua không tiếc nuối.

Comme le torrent qui court vers la mer,
Comme le soleil et la lune qui glissent vers les monts du couchant,
Comme les jours et les nuits, les heures, les instants qui s’enfuient,
La vie humaine s’écoule inexorablement.
(Padmasambhava, Đại sư Tây Tạng, người đã đem Phật giáo vào Tây Tạng vảo thế kỷ thứ 8-9. M.Ricard dịch). 

Đối với người biết trích lấy tinh khí của cuộc sống thì chết không có nghĩa là sự suy tàn cuối cùng, nhưng là sự kết thúc trong thanh tịnh của một đời sống trọn vẹn: một cái chết êm đềm là kết quả của một cuộc sống tốt đẹp.

Văn hào Victor Hugo đã từng nói: “Sống hạnh phúc thì chết vinh quang” ( C’est le bonheur de vivre qui fait la gloire de mourir).


blank


Hãy nhớ đến cái chết để trân quý mỗi giây phút trong cuộc sống hiện tại

Làm sao đương đầu với cái chết mà không quay lưng lại với cuộc sống?

Làm sao nghĩ tới cái chết mà không thất vọng, không sợ hãi cũng như không cắt đứt hết tất cả mọi lạc thú và sung sướng trong đời?

Etty Hillesum có nói: “Loại bỏ cái chết ra khỏi cuộc đời, chúng ta không thể sống trọn vẹn được, còn chấp nhận cái chết trong lòng cuộc sống, sẽ mở rộng và phong phú hóa cuộc đời của chúng ta hơn.”

Bởi vậy, cách chúng ta tư duy đến cái chết của bản thân sẽ ảnh hưởng không ít đến phẩm chất của cuộc sống. Có người thì hốt hoảng,nhưng có người thì không màng quan tâm đến nó, và người khác thì ngắm nhìn cái chết như một thực thể không thể tránh khỏi. Thái dộ nầy giúp chúng ta trân quý và tận hưởng giá trị mỗi giây phút đang trôi qua trong cuộc sống.

Cái chết nhắc nhỡ chúng ta phải quan tâm và tránh phung phí thời gian trong nhũng cuộc vui chơi vô ích.

Mọi người đều bình đẳng trước cái chết, nhưng chúng ta khác nhau về thái độ và cách chuẩn bị giây phút lâm chung của chính mình.

Tốt hơn hết là chúng ta nên biết cách lợi dụng nỗi lo sợ trước cái chết hơn là có thái độ thờ ơ với nó.

Chúng ta không sống trong nỗi thù hằn với cái chết, nhưng vẫn phải ý thức về sự mong manh của kiếp nhân sinh. Chúng ta không nên thờ ơ nhưng phải biết trân quý thời gian còn lại trong phù sinh. 

Cái chết thường đến bất ngờ mà không cần báo trước: đang có một sức khoẻ tốt, đang thưởng thức một bữa tiệc vui cùng bạn bè trong khung cảnh tuyệt vời, biết đâu đó có thể đó là lúc chúng ta đang sống những giây phút cuối cùng đời mình.

Chúng ta đành bỏ lại cho người thân, cuộc hàn huyên gián đoạn, dĩa thức ăn lở vỡ và những dự án chưa hoàn tất. 

Không có gì để tiếc nuối hết?

Nếu biết lợi dụng tối đa tiềm năng phi thường mà sự sống đã mang đến cho mình, thì tại sao mình phải dày vò tiếc nuối làm chi trước cái chết.

Dù cho thời tiết có ưu đãi hay không đi nữa thì người nông dân nào đã cày, đã gieo mạ, đã chăm sóc và chu toàn vụ mùa rồi thì họ không có lý do gì phải tiếc nuối cả.

Chúng ta chỉ có thể tiếc nuối khi chúng ta chểnh mảng và thiếu sự quan tâm mà thôi.

Người nào biết lợi dụng mỗi khoảnh khắc trong cuộc sống để tự rèn luyện thành một người hoàn thiện hầu đóng góp vào hạnh phúc của tha nhân thì người đó có quyền được chết với tâm thanh tịnh.

Không còn gì cả

Cái chết cũng không khác hơn gì một ngọn lửa đã tắt liệm, một giọt nước tan thấm vào lòng đất khô cằn.

Nếu cuộc phiêu lưu không dừng nơi đây thì chết chỉ là một trạm trong hành trình mà thôi.

Như Phật giáo đã nói tâm thức của chúng ta đã từng sống và sẽ còn sống mãi trong vô số kiếp nữa.

Vậy khi gần đến phút lâm chung, sẽ không thích hợp nếu chúng ta âu lo là mình sẽ bị đau đớn hay không nhưng cần phải tự vấn là mình đã sẵn sàng chưa trước ngã rẽ quyết định nầy.

Trong tất cả mọi trường hợp, vào những tháng cuối cùng của cuộc đời chúng ta cần phải giữ cho tâm trạng được thanh tịnh hơn là rơi vào trong một trạng thái lo âu.

Tại sao chúng ta phải dày vò với ý tưởng là phải bỏ lại người thân, bỏ lại tài sản để rồi sống trong sự chán ghét thân xác mình?

Như Đại Sư Sogyal Rinpoché đã giải thích: “Chết tượng trưng cho sự hủy hoại tối thượng và không tránh khỏi của những gì chúng ta gắn bó nhất: đó là chính chúng ta. Bởi vậy những lời dạy về vô ngã (sans-égo) và bản chất của trí tuệ có thể giúp ích cho chúng ta.” (Đai Sư là tác giả của Tác phẩm nổi tiếng Tạng Thư Sống Chết).

Khi đến giờ phút sắp ra đi,chúng ta cần phải giữ cho tâm được thanh tịnh, vị tha và buông xả. Như thế chúng ta tránh được sự dày vò tinh thần và thể xác./


 HẾT

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Vào tháng Năm vừa qua, một người đàn ông Ấn Độ đã thiệt mạng khi cố gắng chụp ảnh “tự sướng” bên cạnh một con gấu bị thương. Đây là cái chết thứ ba liên quan đến việc chụp ảnh tự sướng ở Ấn Độ kể từ tháng 12 năm ngoái. Trong hai tai nạn khác, những con voi đã đạp chết hai người trong lúc họ đang cố gắng tự chụp với chúng trong hai lần “tự sướng” riêng biệt. Vào tháng 7 năm nay, Gavin Zimmerman, một người Mỹ du lịch đến Úc, 19 tuổi, đã mất mạng vì rơi xuống vực khi anh đang tự chụp ảnh tự trên một vách đá ở New South Wales.
Chữ có hình có dạng, nhưng ý nghĩa bên trong chữ như chất lỏng. Sáng tác không chỉ đặt chữ xuống trang giấy, lên màn ảnh, trong tâm tình và ý thức nghệ thuật, mà quan trọng hơn, là làm rách chữ để chất lỏng chảy ra, thấm sâu vào giấy, vào điện tử, bốc hương lên tác giả và truyền thơm cho độc giả.Ca từ có thể không chứa chất lỏng đặc sệt như chữ trong thi ca, hoặc đậm đen trong ngôn từ triết học, nhưng chất lỏng trong ca từ rất đặc thù: có thể hát, mỹ vị hóa tứ nhạc, đồng cảm với giai điệu, và có khả năng đặc biệt nhất: đi thẳng vào lòng người. Sự phức tạp này là trở ngại lớn nhất đối với người viết ca khúc, vì nói đến ca khúc là nói đến ca từ. Một bản nhạc không thể hay, không thể đạt được giá trị, nếu có ca từ dở.
Cuộc thi viết văn bằng tiếng Việt hoặc bằng tiếng Anh về ứng dụng Phật Pháp trong đời sống hàng ngày do Chùa Hương Sen tổ chức đang được tiến hành. Cho đến nay, chúng tôi nhận được 170 bài dự thi của 70 thí sinh tham dự, phần đông từ Việt Nam. Ban tổ chức giải thưởng quyết định sẽ chấm dứt nhận bài vào 12 giờ đêm giờ California ngày 30 tháng 10 năm 2022
Nguyễn Du gọi cuộc đời mình từ năm 20 đến 30 tuổi là “Mười năm gió bụi”. Nhưng gia phả lại chép “mười năm đó ông về quê vợ ở Quỳnh Hải họp cùng anh vợ Đoàn Nguyễn Tuấn khởi nghĩa chống Tây Sơn”. Nhưng Đoàn Nguyễn Tuấn trong sử sách lại chép ông ra làm quan Hàn Lâm thị thư triều Tây Sơn, làm Phó sứ trong phái đoàn Phan Huy Ích năm 1790 với vua Quang Trung giả
Trong suốt gần 4000 năm lịch sử của nước ta, bên cạnh ngày lễ Tết Nguyên Đán còn có ngày lễ hội Trung Thu dành cho các trẻ em. Lễ hội Trung Thu được cử hành hằng năm vào ngày rằm tháng Tám âm lịch. Vào ngày này, trẻ em thường nhận được quà tặng từ cha mẹ, ông bà để cử hành lễ hội Trung Thu. Phần nhiều quà tặng các em thích nhất là những lồng đèn có hình ngôi sao, cá chép, con gà trống, con thiên nga, con bướm... hay lớn hơn có hình con rồng dài, cái đầu con lân...
Chuyện tình Huyền Trân Công Chúa đã được nhắc tới nhiều trong dân gian Việt Nam, dưới nhiều góc độ khác nhau. Người thì ca ngợi Công Chúa đã thay mặt triều đình nhà Trần, thực hiện công tác chính trị, ngoại giao, tạo hoà bình giữa hai nước, đã thường xuyên tranh chấp lâu đời với nhau...
Nếu tính theo lịch thế gian, Việt Báo tròn 30 năm tuổi. Nhưng, nếu dò theo trí nhớ mơ hồ của tôi, Việt Báo hẳn là 3000 năm tuổi. Trong một ngôi làng rất mực thần thoại cổ tích như Little Saigon của chúng ta, Việt Báo chỉ là một góc nhỏ của làng, nhưng lại là nơi chất đầy trong tôi những kỷ niệm khó quên.
Ba mươi năm đối với đời người thì mới chỉ ở cái tuổi mà đức Khổng Tử gọi là “tam thập nhi lập,” tức là ở tuổi ba mươi thì người ta có thể tự đứng vững, tự lập cả về quan điểm, lập trường và sự nghiệp. Người ta khó có thể so sánh ba mươi năm của một tờ báo với ba mươi năm của một đời người. Một người trung bình ngày nay có thể sống tới tám chín mươi tuổi. Nhưng ai biết được một tờ báo có tuổi thọ là bao nhiêu. Có nhiều tờ báo sống trên một trăm bảy mươi tuổi, như tờ New York Times xuất bản lần đầu vào năm 1851 tính đến nay năm 2022 là đã 171 năm, cũng có nhiều tờ báo chỉ sống vài tháng hay vài năm.
LTS: Kỷ Niệm Việt Báo 30 tuổi, xin đăng lại bài viết của cố nhà báo kỳ cựu Hồ Văn Đồng, một ngòi bút trong ban chủ biên sáng lập tờ Việt Báo, viết về nhà báo Trần Dạ Từ và các bạn văn nghệ sĩ trong tù.
LTS: Nhân ngày Việt Báo tròn 30 tuổi, xin trích lại bài viết của cố nhà báo kỳ cựu Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh. Ông là vị chủ biên sáng lập Việt Báo, và là chánh chủ khảo đầu tiên của giải thưởng Viết Về Nước Mỹ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.