Hôm nay,  

Những Trận Đại Dịch Trong Một Số Tác Phẩm Văn Học Thế Giới

03/04/202000:00:00(Xem: 2788)
DAI DICH TRONG VAN HOC THE GIOI 01

Hình ảnh minh họa trận chiến thành Troy của Sử Thi Iliad. (nguồn: www.theconversation.com)


Đại dịch COVID-19 phát xuất từ thành phố Vũ Hán thuộc tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc từ cuối năm 2019 đang hoành hành khắp thế giới gây khủng hoảng và lo sợ cho toàn thể nhân loại, với số lượng người bị lây và thiệt mạng vì vi khuẩn corona mỗi ngày mỗi gia tăng.

Nhưng trong lịch sử của loài người đây không phải là cơn đại dịch đầu tiên mà đã nhiều lần xảy ra. Đặc biệt dấu vết và ấn tượng của những trận đại dịch kinh hoàng này vẫn còn nằm trong những tác phẩm văn học nổi tiếng thế giới từ thi hào Hy Lạp Homer thời cổ đại cho đến nhà văn Stephen King thời hiện đại.

Trong nền văn học Tây Phương, từ sử thi Iliad của thi hào Homer trong thời cổ đại Hy Lạp và tuyển tập truyện Decameron của văn hào người Ý Giovanni Boccaccio trong thế kỷ 14 đến cuốn tiểu thuyết The Stand được xuất bản năm 1978 của nhà văn người Mỹ Stephen King và tiểu thuyết khoa học giả tưởng Severance được xuất bản năm 2018 của nữ văn sĩ người Mỹ gốc Tàu Ling Ma, tất cả đều có nói đến các trận đại dịch toàn cầu, theo nhà văn và nhà nghiên cứu văn học người Anh Chelsea Haith cho biết trong nghiên cứu của bà về dấu vết các trận đại dịch trong văn học thế giới Tây Phương được đăng trên trang mạng www.theconversation.com .

Theo Haith, văn học đóng vai trò quan trọng trong việc ghi lại những ứng phó của con người đối với các trận đại dịch nói chung và dịch COVID-19 nói riêng. Bởi vậy khi con người đọc lại những tác phẩm văn học có đề cập đến những trận đại dịch toàn cầu thì họ có thể rút ra được những bài học quý giá về sự hướng dẫn để làm sao đối phó hữu hiệu với đại dịch.

Theo nhà nghiên cứu cổ học tại Đại Học Cambridge là Mary Beard, Sử thi Iliad của Homer mở đầu bằng một dịch bệnh đến thăm trại Hy Lạp tại thành phố Troy để trừng phạt người Hy Lạp vì vua Agamemnon bắt con gái của Chryseis làm nô lệ.

Trong Cuộc Chiến Thành Troy (trước những hành động được mô tả trong Iliad của Homer), Agamemnon đã lấy con gái của Chryses tức là Chrysies hay còn gọi là Astynome từ Moesia làm chiến lợi phẩm và khi Chryses cố gắng chuộc cô con gái lại thì Agamemnon đã không chịu trả lại. Chryses đã cầu nguyện với Apollo, và ông này, để bảo vệ danh dự giáo sĩ của mình, đã gửi một bệnh dịch lây lan khắp quân đội Hy Lạp, và Agamemnon buộc phải trả Chryseis lại để chấm dứt trận dịch.

Học giả người Mỹ Daniel R Blickman thì cho rằng vở kịch về sự tranh chấp của Agamemnon và Achilles “không nên làm chúng ta mù quáng về vai trò của bệnh dịch trong việc thiết lập cung bậc cho những gì tiếp theo, hay quan trọng hơn, trong việc đưa ra một mô hình đạo đức ngay trọng tâm của câu chuyện". Nói cách khác, Iliad trình bày dụng cụ khuôn mẫu kể chuyện về tai họa xuất phát từ hành vi bị đánh giá xấu về phía tất cả các nhân vật liên quan.

Cuốn Decameron của nhà văn Ý Giovanni Boccaccio được ấn hành năm 1353 là thời kỳ của đại dịch Black Death. Black Death là một trong những đại dịch tàn phá lớn nhất trong lịch sử loài người, mà số người thiệt mạng được phỏng đoán từ 75 tới 200 triệu tại Châu Âu và Châu Á, lên cao điểm tại Châu Âu vào những năm từ 1347 đến 1351. Cuốn Decameron cho thấy vai trò quan trọng của việc kể chuyện trong thời kỳ tai ương dịch bệnh. Trong truyện này có nói đến chuyện 10 người tự cách ly trong một ngôi làng bên ngoài Florence trong 2 tuần lễ trong thời gian đại dịch Black Death. Trong suốt thời gian cách lý, các nhân vật trong truyện đã thay phiên nhau kể những câu chuyện về cái chết, tình yêu, chính trị tình dục, kinh doanh và quyền lực.

Trong tập truyện này, chức năng kể chuyện như là phương pháp thảo luận về các cấu trúc và tương tác xã hội trong những ngày đầu của Thời Phục Hưng. Những câu chuyện cho người nghe các phương cách mà qua đó tái xây dựng cuộc sống hàng ngày “bình thường” của họ, vốn đã bị ngưng trệ vì đại dịch.
Như thế việc cách ly để ngăn chận sự lây lan của đại dịch corona ngày nay chỉ là làm theo cách người xưa đã làm và cách ly dù là cách xa xưa song là phương cách rất hữu hiệu để đối phó với đại dịch.

Sinh hoạt bình thường của cuộc sống thường nhật cũng được nói đến trong tiểu thuyết tận thế The Last Man được xuất bản năm 1826 của nữ văn sĩ người Anh Mary Shelley. Lấy bối cảnh tại nước Anh tương lai giữa những năm 2070 và 2100, cuốn tiểu thuyết - được dựng thành phim năm 2008 - kể về cuộc đời của Lionel Verney, trở thành người “đàn ông cuối cùng” sau trận đại dịch toàn cầu tàn khốc.

Tiểu thuyết của Shelley xây dựng trên giá trị của tình bạn, và chấm dứt với Verney đi cùng với chú chó lang thang của mình. Điều này cho thấy thú cưng có thể làm cho con người cảm thấy bình yên hơn trong thời khủng hoảng. Cuốn tiểu thuyết này đặc biệt chỉ trích gay gắt về sự ứng phó của chế độ đối với dịch bệnh. Nó châm biếm chủ nghĩa không tưởng cách mạng và cuộc chiến nổ ra giữa các nhóm người còn sống sót, trước khi những người này cũng ngã quỵ.

Truyện ngắn The Masque of the Red Death được xuất bản năm 1842 của văn thi sĩ người Mỹ Edgar Allen Poe cũng mô tả sự thất bại của các viên chức thẩm quyền trong việc đối phó một cách đầy đủ và nhân đạo với trận đại dịch như thế. Đại dịch Red Death gây chảy máu chết người từ các lỗ chân long. Để đối phó, Hoàng Tử Prospero tập trung một ngàn cận thần vào một tu viện sang trọng cách biệt, hàn chặt các công và tổ chức một cuộc khiêu vũ đeo mặt nạ. Trong truyện ngắn có đoạn viết:

“Thế giới bên ngoài có thể tự chăm sóc. Nó thật đau buồn hay lo nghĩ. Hoàng Tử đã cung cấp tất cả những thứ lạc thú.”

Poe kể chi tiết các lễ hội xa hoa, kết thúc với sự xuất hiện vô hình của Red Death như là vị khách giống con người tại buổi khiêu vũ. Bệnh dịch được nhân cách hóa trong cuộc sống của hoàng tử và đến các cận thần của ông. Truyện viết rằng:

“Và từng người một buông thả những kẻ ăn chơi trong hội trường đẫm máu của cuộc tiêu khiển của họ, và từng người chết trong tư thế tuyệt vọng của sự ngã quỵ.”

Trong thế kỷ 20, tác phẩm The Plague xuất bản năm 1942 của nhà văn, triết gia và nhà báo Algeria với dòng máu Pháp Albert Camus và tác phẩm The Stand xuất bản năm 1978 của nhà văn Mỹ Stephen King đều có nói đến đại dịch với việc cách ly và những thất bại của chính phủ trong việc ngăn chận dịch bệnh. Việc tự cách ly trong tiểu thuyết của Camus tạo ra ý thức lo lắng về giá trị của việc tiếp xúc con người và mối quan hệ trong những công dân của thành phố Oran bị dịch hạch tại Algeria. Camus viết:


“Sự tước sạch không chừa thứ gì và sự vô minh hoàn toàn của chúng ta về những gì tương lai cất giữ trong kho đã khiến chúng ta không hiểu nổi; chúng ta không thể phản ứng chống lại sự hấp dẫn câm lặng của sự hiện hữu, vẫn còn rất gần và đã rất xa, điều đó ám ảnh chúng ta suốt ngày.”

Tiểu thuyết The Stand của nhà văn Stephen King, một trận cúm ghê hồn có vũ khí sinh học được đặt tên là “Project Blue” rò rỉ ra ngoài từ một căn cứ quân sự Mỹ. Đại dịch xảy ra. King gần đây viết trên Twitter rằng COVID-19 chắc chắn không nghiêm trọng như đại dịch trong hư cấu của ông, cũng thúc giục quần chúng phải thực hiện các đề phòng hợp lý.

Trong cuốn tiểu thuyến Fever xuất bản năm 2016, nhà văn người Nam Phi Deon Meyer mô tả chi tiết về sự sụp đổ tận thế của một loại vi khuẩn vũ khí sinh học đưa đến việc những người sống sót bao vây lẫn nhau để chiếm lấy các tài nguyên.

Trong tiểu thuyết khoa học giả tưởng Severance được xuất bản năm 2018 của nữ văn sĩ gốc Trung Hoa Ling Ma miêu tả hư cấu một loại dịch bệnh diễn ra tại Mỹ vào những năm 2010, trước và trong đại dịch Shen Fever, một bệnh nhiễm nấm hư cấu có nguồn gốc từ tỉnh Thâm Quyến của Trung Quốc. Truyện kể rằng Candace Chen đã từ bỏ công việc nghiền nát tâm hồn từ 9 đến 5 trong một nhà xuất bản ở quận Manhattan tại thành phố New York, nơi sản xuất những cuốn Kinh Thánh mới lạ được tô điểm bằng những viên đá nửa quý. Công ty gia công sản xuất cho một nhà máy ở Trung Quốc có công nhân đang chết vì bệnh phổi vì điều kiện làm việc nguy hiểm khi khai thác đá nửa quý. Không bao lâu, dịch Shen Fever lan ra khắp thế giới thông qua những thứ rác rưởi giá rẻ được sản xuất hàng loạt tại các nhà máy Trung Quốc, biến dân số thành những thây ma phải cam chịu lặp lại những hành động tương tự cho đến khi họ chết. Candace và nhóm thiên niên kỷ của cô tìm nơi ẩn náu trong một trung tâm thương mại, chuyển sang Google để tìm ra cách sống sót trong ngày tận thế (cho đến khi internet chết).

DAI DICH TRONG VAN HOC THE GIOI 02
Hình bìa của cuốn tiểu thuyết The Dreamers của nhà văn Karen Thompson Walker. (nguồn: www.electricliterature.com )

Cuốn tiểu thuyết The Dreamers xuất bản tháng 1 năm 2019 của nữ văn sĩ người Mỹ Karen Thompson Walker, bệnh dịch đã chiếm lấy một thị trấn đại học nhỏ giữa hư không Miền Nam California. Giai đoạn đầu tiên của giấc ngủ là nhẹ nhất, buông tay ngắn ngủi, giống như việc ném  một hòn đá lướt trên mặt nước. Từng người một, các sinh viên đại học rơi vào giấc ngủ trong trạng thái mơ màng cao độ, nhưng họ lại không thức dậy. Những người sống sót bị buộc phải cách ly trong khuôn viên trường và bị cấm ra khỏi vì ngăn ngừa họ lây bệnh cho dân chúng bên ngoài.

Cuốn They Came Like Swallows xuất bản năm 1997 của nhà văn người Mỹ William Maxwell mô tả cuộc sống như thế nào trong trận đại dịch cúm lây lan toàn thế giới như đại dịch Tây Ban Nha năm 1918. Cuốn tiểu thuyết They Came Like Swallows được viết một cách tinh tế về động lực gia đình lấy bối cảnh bệnh tật và sợ hãi, khi cúm hoành hành qua một thị trấn Miền Trung Tây.

Trong cuốn tiểu thuyết Zone One xuất bản năm 2011 của nhà văn người Mỹ Colson Whitehead mô tả một bệnh dịch đã biến dân số bị nhiễm bệnh thành những “bộ xương.” Quân đội đã thanh trừng Zone One trong vùng hạ Manhattan của những người chết còn sống và bây giờ họ đang cố gắng khôi phục nền văn minh thông qua tuyên truyền (American Phoenix Rising) và một bài hát vui nhộn (Dừng lại! Bạn có thể nghe Eagle Roar không? 'Chủ đề từ Sự Tái Thiết'). Cuốn tiểu thuyết kể về Mark Spitz, một cựu quản lý phương tiện truyền thông xã hội rất thụ động đã biến người quét xác chết, khi anh thuật lại cuộc sống hậu tận thế của mình thành một Bluetooth không hoạt động.

Còn nữa, cuốn tiểu thuyết Pale Horse, Pale Rider xuất bản năm 1939 của nữ văn sĩ người Mỹ Katherine Anne Porter miêu tả trận đại dịch phát xuất từ Tây Ban Nha năm 1918 và 1919. Tác giả cuốn Pale Horse, Pale Rider cũng là nạn nhân sống sót của trận dịch này. Cuốn tiểu thuyết kể câu chuyện tình lãng mạn buồn vui sẽ khiến bạn khóc, cuốn tiểu thuyết ngắn này xoay quanh một tình yêu cam chịu trong bối cảnh Thế Chiến Thứ Nhất và sự bùng phát của dịch cúm Tây Ban Nha.

Cuốn The Dog Stars xuất bản năm 2012 của nhà văn người Mỹ Peter Heller lấy bối cảnh 10 năm sau trận dịch cúm đã tiêu diệt hầu hết dân số Mỹ. Hig, chú chó của anh ta là Jasper và một ông già cáu kỉnh với một đống vũ khí sống trong một phi trường bỏ hoang. Bộ ba dành cả ngày để tự mình chống lại những tên cướp hung bạo là những kẻ, không biết vì duyên cớ gì họ lại đeo dây chuyền làm từ âm đạo??? Thật là quái gỡ, có lẽ chỉ có trong truyện hư cấu! Khi Hig nhận được một tín hiệu bất ngờ qua máy phát thanh trên máy bay mà anh ấy đang sống, nó gợi lên hy vọng rằng anh ấy vẫn còn nền văn minh bên ngoài khu vực đó.

Nhà văn trẻ người Mỹ Thomas Mullen trong cuốn tiểu thuyết The Last Town on Earth xuất bản năm 2006 miêu tả một thị trấn nhỏ có tên Commonwealth nằm ở Tây Bắc của Thái Bình Dương đã bỏ phiếu tự cách ly để chống lại đại dịch Tây Ban Nha. Không ai được ra vào. Trong khi đó Philip Worthy được đặt cách giữ an ninh cho một con đường độc đạo ra vào thị trấn khi ông ấy phải quyết định xem có nên cho phép một người lính mệt mỏi đang đi tìm nơi tị nạn vào Commonwealth hay không.

DAI DICH TRONG VAN HOC THE GIOI 03

Hình bìa của cuốn tiểu thuyết The Last Man của nữ văn sĩ Mary Shelley.(Nguồn: www.electricliterature.com )


Cuốn tiểu thuyết khoa học giả tưởng hậu tận thế The Last Man xuất bản năm 1826 của nữ văn sĩ người Anh Mary Shelley lấy bối cảnh năm 2100 ở Anh, nơi một bệnh dịch hạch chỉ còn lại một người đàn ông duy nhất là Lionel Verney.

Dĩ nhiên là còn rất nhiều tác phẩm văn học trên thế giới cả Tây lẫn Đông Phương miêu tả về các trận đại dịch thực có và hư cấu có. Nhưng phạm vi của bài viết này không thể nào kể ra cho hết.

Có điều rõ ràng đang xảy ra trước mắt nhân loại là thảm trạng kinh hoàng của trận đại dịch vi khuẩn corona phát xuất từ thành phố Vũ Hán tại tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc vào cuối năm 2019 hiện đã lây lan trên toàn thế giới trong đó có Hoa Kỳ khiến cho nhiều tiểu bang, nhiều thành phố và nhiều nước đã ra lệnh phong tỏa, cách ly để ngăn ngừa đại dịch.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Số là tôi có cái may từ nhỏ đã được nghe rất nhiều câu ca dao trong lời hát ru từ những người xung quanh từ dưới quê cho tới thị thành. Nghe riết rồi thuộc, rồi thấm hồi nào không hay, rồi lâu lâu lôi ra nghiền ngẫm: ‘sao ông bà mình hồi xưa hay vậy ta? Nói câu nào trúng câu đó!’
Có lẽ vì vậy mà một năm con chuột vừa qua có quá nhiều biến động và khủng hoảng, từ đại dịch vi khuẩn corona làm chết hơn 2 triệu người trên toàn thế giới đến vụ bầu cử tổng thống Hoa Kỳ tạo ra một thời kỳ ảo vọng và phân hóa trầm trọng trong lịch sử của Xứ Cờ Hoa. Đại dịch đã thay đổi tận gốc các phong tục tập quán và lối sống của con người. Ngày nay đi đâu cũng thấy mọi người đeo khẩu trang, đứng cách nhau hơn một mét rưỡi, ngần ngại khi đi gần người khác, tránh xa khi thấy người nào đó ho, nhảy mũi. Sinh hoạt kinh tế cũng đã có nhiều thay đổi. Các cơ sở thương mại đóng cửa quá lâu đã phải dẹp tiệm luôn. Đa phần con người chuộng mua hàng qua mạng, ít có người muốn đi mua sắm ở các thương xá như lúc trước, bằng chứng là ngày Thứ Sáu Đen (Black Friday) trong cuối tháng 11 năm 2020 số người đi mua sắm đã sút giảm đáng kể trong khi số người mua qua mạng đã tăng vọt. Sự sa sút của kinh tế đã làm cho ngày càng có nhiều người nghèo hơn, đói khổ hơn và do dó nhu cầu trợ giúp thực phẩm
Thấm thoát đã 45 mùa xuân lướt qua đời mình, từ ngày tôi bắt đầu chập chững những bước tị nạn trên xứ người. Ký ức mùa xuân của tôi như dòng sông chảy ngược về nguồn, lúc vun vút, khi chậm rãi luân lưu giữa chập chùng biển hồ dĩ vãng. Theo chân gia đình ra khỏi trại Pendleton thuộc Quận San Diego, tiểu bang California, tôi về định cư ở thành phố của Những Thiên Thần (Los Angeles)vào những ngày tháng cuối năm 1975. Mùa xuân Bính Thìn 1976 đầu tiên trên miền đất hứa Hoa Kỳ, bố tôi dẫn gia đình đến thăm ngôi chùa Việt Nam toạ lạc ở đường Berendo của thành phố này. Mẹ tôi là người hái những chiếc lá lộc non đầu năm để cầu nguyện cho gia đình và cuộc sống tương lai không biết sẽ ra sao trên vùng đất mới. Ngày ấy tôi chưa đủ trưởng thành để xao xác với niềm nhớ quê hay trằn trọc với những hoài vọng luyến thương canh cánh như bố mẹ tôi. Tôi chỉ biết dõi theo những khuôn mặt ưu tư trĩu nặng của khách dâng hương đang thành kính khấn vái trên chiếc chiếu cói trải trước Phật Đường. Từ đó Chùa Việ
Tôi không cần phải tìm kiếm một câu chuyện tình yêu hay nhất cho ngày Valentine ở nơi xa xôi nào cả. Câu chuyện ấy ở thật gần bên tôi và tôi đã được nhìn thấy mỗi ngày: ngay cả cái chết đã không bao giờ có thể chia cách mối thâm tình giữa Ông Nội và Bà Nội tôi. Kể từ sau khi ông mất, Bà vẫn thương nhớ Ông và đến bên bàn thờ tâm sự với Ông mỗi ngày.
Khi còn trẻ, ông đi về hướng tây để tới tiểu bang tự do Illinois. Vào ngày 27 tháng 1 năm 1838, bài diễn văn Lyceum của Abraham Lincoln đã đọc cho các học sinh trung học đệ nhất cấp của Springfield tại Illinois, và trong bài diễn văn ông đã nói đến chế độ nô lệ. Trước đó 7 tuần lễ, một đám đông người tại Illinois đã giết chết Ikijah Lovejoy, một mục sư giáo phái Presbyterian và là chủ bút của một tờ báo có quan điểm chống chế độ nô lệ mạnh mẽ. “Tâm trạng của người dân Illinois khi đám đông giận dữ giết chết Lovejoy là ủng hộ chế độ nô lệ, nhưng không phải chỉ có tại Illinois. Các nhà lập pháp tiểu bang của Connecticut và New York vào thập niên 1830s đã thông qua nhiều nghị quyết bắt đầu rằng chế độ nô lệ được chấp nhận trong Hiến Pháp Hoa Kỳ và rằng không có tiểu bang nào có quyền để can thiệp.” Chính Lincoln đã là một trong 6 Dân Biểu của Hạ Viện tại Illinois đã bỏ phiếu chống lại nghị quyết nói rằng “quyền sở hữu nô lệ là thiêng thiêng … (rằng) chúng tôi không đồng ý về việc
Dù "nàng Giáng Tiên không bao giờ qua", nàng Giáng Tiên không trở lại chùa Phật Tích ở Kinh Bắc để vướng gẫy một cành "Mẫu đơn hoa vương" một lần nữa...Dù cho chúng ta có ăn Tết hay không ăn Tết nữa, văn hóa Tết đã là một phần văn hóa của dân tộc, là nguồn cảm hứng bất tận của thi ca và âm nhạc. Ăn Tết, hoài niệm Tết vẫn là mạch sống rưng rưng khơi động tâm hồn chúng ta mỗi độ Xuân về.../.
Nhà thơ Chase Twichell, sinh ngày 20/8/1950 tại New Haven, Connecticut, hoàn tất Thạc sĩ tại Iowa Writers' Workshop. Cũng là một giáo sư, bà từng dạy tại các đại học Princeton University, Warren Wilson College, Goddard College, University of Alabama, và Hampshire College. Bà xuất bản nhiều thi tập, trong đó tập thơ Horses Where the Answers Should Have Been (nxb Copper Canyon Press, 2010) giúp bà thắng giải thưởng thi ca Kingsley Tufts Poetry Award với 100,000 đôla từ đại học Claremont Graduate University. Bà cũng được nhiều giải thưởng văn học khác từ các cơ qaun và tổ chức như New Jersey State Council on the Arts, the American Academy of Arts and Letters và The Artists Foundation. Nhiều bài thơ của Twichell mang chất Thiền do ảnh hưởng từ nhiều năm học Thiền từ nhà sư John Daido Loori tại thiền viện Zen Mountain Monastery. Nhà thơ Twichell đã trả lời tạp chí Tricycle trên số báo mùa thu 2003 rằng: “Thiền tọa và thơ, cả hai đều là học về tâm. Tôi nhận ra áp lực nội tâm khởi lên từ cả
CÓ NHỮNG ĐÊM TRĂNG VỠ không phải là tập truyện đầu tay của Vũ Đình Kh. Tuy nhiên, tập truyện này đã chứng nghiệm cái “tình” mà Vũ Đình Kh đã dành cho một vùng đất mang tên Diên Khánh. Mà Diên Khánh là một vựa trái cây của Khánh Hòa. Phải chăng, vì yêu từng hòn sỏi quê hương, yêu từng ngọn cỏ, luống rau nơi mình khôn lớn, yêu từng con dế của những buổi thiếu thời, v.v., mà ông đã viết tắt hai chữ Khánh Hòa, làm bút hiệu cho mình?
Con trâu già nằm nghỉ bên sông, miệng vẫn còn nhai nhóp nhép. Nắng chiều lấp loáng trên mặt nước. Con cò trắng vỗ cánh bay về non tây. Mục tử nghêu ngao bài đồng dao, phóc lên lưng trâu, cỡi về. Lều tranh lưng núi un khói trắng. Lối về trùng điệp cỏ lau, phất phơ múa nhảy theo gió.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.