Hôm nay,  

Tại Sao Nước Mỹ Vẫn Chưa Có Nữ Tổng Thống?

20/03/202000:00:00(Xem: 3115)
 
1.h1.NU TONG THONG MY 01

Victoria Woodhull tranh luận về quyền bầu cử của phụ nữ trước Ủy Ban Tư Pháp Hạ Viện Hoa Kỳ vào năm 1871, hình vẽ lấy từ Illustrated Newspaper (vol. 31, no. 801) của Frank Leslie. (Nguồn: www.britannica.com )

 

Nước Mỹ có bản Tuyên Ngôn Độc Lập tuyên dương quyền bình đẳng của con người từ buổi bình minh dựng nước vào hậu bán thế kỷ 18. Mỹ là nước đa văn hóa, đa sắc tộc nên cũng là nước có nhiều tự do, dân chủ và bình đẳng nhất thế giới.

Năm 2008, nước Mỹ đã làm cả thế giới ngạc nhiên và thích thú vì lần đầu tiên trong lịch sử của Hiệp Chúng Quốc có một người Mỹ gốc Phi Châu làm Tổng Thống, Barack Obama.

Nhưng tại sao mãi đến nay, năm 2020, nước Mỹ vẫn chưa có một nữ tổng thống?
 
Từ Thực Tế Đời Thường Đến Văn Chương
 
Chuyện phụ nữ muốn làm tổng thống Mỹ không phải là điều mới lạ chỉ xảy ra trong chừng mươi năm qua với những nữ ứng cử viên sáng giá như bà Hillary Clinton trong cuộc bầu cử năm 2016, hay trong cuộc vận động tranh cử tổng thống trong năm 2020 với 6 nữ ứng cử viên, mà là chuyện đã từng xảy ra trong quá khứ trên thực tế và trong văn chương hư cấu.

Chuyện thực tế là vào năm 1872, Victoria Woodhull, nhà môi giới chứng khoán, chủ nhiệm báo, và cải cách xã hội, đã ra tranh cử tổng thống, trong thời điểm nửa thế kỳ trước khi phụ nữ Hoa Kỳ có quyền bầu cử, theo www.britannica.com cho biết. Woodhull cho biết ý định của bà ra tranh cử tổng thống trong lá thư gửi cho báo New York Herald vào ngày 2 tháng 4 năm 1870 rằng, “Trong khi những người khác tìm cách chứng tỏ rằng không có lý do chính đáng tại sao phụ nữ nên được đối xử trrong xã hội và chính trị như một người yếu kém hơn đàn ông, tôi mạnh dạn bước vào đấu trường chính trị và kinh doanh và thực thi các quyền mà tôi đã có. Do đó, tôi đòi quyền được phát ngôn cho những phụ nữ chưa được tự do của đất nước này. Bây giờ tôi tuyên bố mình là ứng cử viên Tổng Thống. Tôi nhận thức rõ ràng rằng khi đảm nhận vị trí này, tôi sẽ gợi lên sự chế giễu nhiều hơn là sự nhiệt tình ngay từ đầu. Nhưng đây là một kỷ nguyên của những thay đổi đột ngột và những bất ngờ đáng ngạc nhiên. Những gì có vẻ vô lý hôm nay sẽ chiếm lấy lĩnh vực quan trọng đối với ngày mai.”
 
Trong văn chương hư cấu còn nhiều hơn thực tế bởi đầu óc tưởng tượng của con người luôn luôn phong phú hơn hiện thực. Trong cuốn tiểu thuyết khoa học giả tưởng năm 1959, Alas, Babylon của nhà văn Pat Frank (bút hiệu của Harry Hart Frank), Tổng Thống Josephine Vannebuker-Brown, cựu Bộ Trưởng Y Tế, Giáo Dục, và Xã Hội, đã trở thành tổng thống Mỹ bởi vì bà là thành viên duy nhất của dòng kế thừa sống sót từ cuộc chiến tranh nguyên tử; cuốn tiểu thuyết này là một trong nhiều tiểu thuyết ngày tận thế của thời đại nguyên tử và luôn được xếp hạng trong danh sách 20 Truyện Ngắn Khoa Học Giả Tưởng của Amazon.com. Các tiểu thuyết khoa học giả tưởng khác có nhân vật tổng thống Hoa Kỳ gồm bộ Remnants năm 2001-2003 của K.A. Applegate; cuốn Sunstorm năm 2005 và The Light fo Other Days năm 2001 của Arthur C. Clarke và Stephen Baxter; cuốn Moonfall năm 1998 của Jack McDevitt; cuốn Red Planet Blues năm 2013 của Robert J. Sawyer; bộ tiểu thuyết khoa học giả tưởng lấy bối cảnh là một nền văn hóa phi pháp của một xã hội áp bức bị chi phối bởi kỹ thuật máy tính Eclipse Trilogy năm 1985, 1988, và 1990 của John Shirley; bộ tiểu thuyết Coyote năm 2002, 2004, 2005, 2007, 2008, 2009, 2010, và 2011 của Allen Steele; và tiểu thuyết Schrödinger's Cat Trilogy năm 1979 của Robert Anton Wilson.
Ngoài ra cũng có nữ tổng thống Hoa Kỳ trong tiểu thuyết phi khoa học giả tưởng Shall We Tell the President? (1977) và The Prodigal D daughter (1982), cả hai đều được viết bởi nhà văn Jeffrey Archer; cuốn First Hubby (1990) của Roy Blount Jr.; và cuốn The Woman President (2016) của Erwin Hargrove; trong The Prodigal D daughter, First Hubby, và The Woman President, nữ tổng thống có được vị trí của mình thông qua cái chết của cựu tổng thống. Archer đã truyền cảm hứng cho cuộc đời chính trị của nữ tổng thống Florentyna Kane và vươn lên làm tổng thống trong The Prodigal D daughter từ các cuộc bầu cử ngoài đời thực của Golda Meir, Margaret Thatcher và Indira Gandhi.

Cuốn tiểu thuyết Shall We Tell the President? cũng cùng nhà văn Archer, ban đầu có sự góp mặt của tổng thống Ted Kennedy, nhưng sau thành công của The Prodigal D Daughter và một cuốn sách trước đó có Kane trong kiếp trước, được gọi là Kane và Abel, nhân vật đã được đổi thành chủ tịch Kane trong các phiên bản sau. Cuốn tiểu thuyết HILLARY! của Michael Bowen: How America’s First Woman President Won The White House (2003) nói về nhiệm kỳ tổng thống hư cấu của chính trị gia thực Hillary Clinton.
 
Phải chăng phụ nữ Mỹ không tài giỏi bằng các đấng mày râu?
 
Chắc chắn là không! Bởi vì, Phụ nữ ở Mỹ không những làm được nhiều việc của nam giới mà còn làm tốt hơn nữa là khác. Bằng chứng là đội tuyển quốc gia bóng tròn nữ của Mỹ đã nhiều lần đoạt giải vô địch bóng đá nữ thế giới, trong khi đội tuyển quốc gia bóng tròn nam thì chưa, ít nhất nhiều thập niên gần đây. Phụ nữ Mỹ đã và đang đảm trách nhiều chức vụ cao cấp trong lập pháp và hành pháp, như đương kim Chủ Tịch Quốc Hội Nancy Pelosi và cựu Ngoại Trưởng Hillary Clinton. Còn nhiều và nhiều tấm gương tài ba lỗi lạc trong nữ giới ở Mỹ mà không làm sao kể hết.

Chuyện mới xảy ra còn nóng hổi là lần đầu tiên trong lịch sử Hoa Kỳ, trong cuộc vận động tranh cử tổng thống năm 2020 của Đảng Dân Chủ đã có ít nhất 6 phụ nữ tham gia. Đó là, Dân Biểu Liên Bang Tulsi Gabbard của Hawaii, Thượng Nghị Sĩ Liên Bang Elizabeth Warren của Massachusetts, TNS Liên Bang Amy Klobuchar của Minnesota, TNS Liên Bang Kirsten Gillibrand của New York, TNS Liên Bang Kamala Harris của California, và nhà tư vấn và nhà văn tâm linh Marianne Williamson. Nhưng cuối cùng thì chỉ còn 2 người đàn ông xắp xỉ bát tuần là cựu PTT Joe Biden và TNS Bernie Sanders của Vermont.

Chuyện trước đó là trong cuộc tổng tuyển cử năm 2016, cựu Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton chạy đua vào Tòa Bạch Ốc với tỉ phú Donald Trump và bà đã thắng phiếu bầu phổ thông của cử tri toàn quốc trong khi ông Trump thắng cử tri đoàn nên đã vào Bạch Ốc. Các thăm dò trước cuộc bầu cử 2016 đều cho rằng bà Clinton dẫn đầu tỉ phủ Trump. Nhưng kết quả chung cuộc đã hoàn toàn bị đảo ngược.

Trong cuộc vận động tranh cử tổng thống năm 2020, TNS Elizabeth Warren được đánh giá là người thật sự mạnh trong cuộc vận động. Bà đã công bố chi tiết các chính sách về nhiều vấn đề lớn mà cử tri quan tâm, dù một số được cho là quá khuynh tả. Nhưng dù người ta có đồng ý hay không với các kế hoạch của bà, thì bà chắc chắn đã không thua kém gì với những ứng cử viên tổng thống nam giới trong cuộc vận động này.

1.h2.NU TONG THONG MY 02

Ứng cử viên tổng thống Đảng Dân Chủ TNS Elizabethy Warren (Dân Chủ, Massachusetts), với phu quân Bruce Mann, tuyên bố tử bỏ cuộc đưa vào Bạch Ốc trong cuộc họp báo bên ngoài nhà của bà tại Cambridge, MA, hôm 5 tháng 3 năm 2020. (nguồn: www.time.com )

 
Thế giới nghĩ gì về vai trò chính trị của phụ nữ?
 
Một thăm dò toàn cầu mới, là chỉ số chuẩn mực xã hội về giới tính của Liên Hiệp Quốc lần đầu tiên nói rằng đây thực sự không chỉ là vấn đề của người dân Mỹ. Theo tài liệu thăm dò 75 quốc gia này, chiếm 80% dân số thế giới, cho thấy rằng một nửa nhân loại cảm thấy rằng đàn ông mới là những nhà lãnh đạo chính trị có phẩm chất nhất, theo bài xã luận “Why The Wait For A Female US President Goes On” của nhà báo Katty Kay đăng trên trang www.bbc.com hôm 6 tháng 3 2020, cho biết.


Estonia, Singapore, Ethiopia và Phần Lan nằm trong số 21 quốc gia trên thế giới hiện đang được lãnh đạo bởi một nữ tổng thống hay nữ thủ tướng, theo Giáo Sư và Khoa Trưởng Phân Khoa Khoa Học Chính Trị tại Đại Học Oklahoma State University là Farida Jalalzai, trong bài viết “Why the US Still Hasn’t Had A Woman President” được đăng trên trang mạng https://theconversation.com, hôm 9 tháng 3 năm 2020, cho biết.

Nghiên cứu của Jalalzai cho thấy rằng từ năm 2000 có 89 phụ nữ mới nắm quyền lực. Đó là tăng gấp đôi tổng số phụ nữ tham chính từ năm 1960 đến 1999.  Sự hiện diện ngày càng nhiều của phụ nữ trong chức vụ thượng nghị sĩ đã tạo ra nhiều cơ hội hơn cho phụ nữ tiến lên dần các chức vụ tổng thống và thủ tướng.

Phụ nữ đã lãnh đạo các nước có bình đẳng giới tính tương đối như Na Uy cũng như những nơi nhiều gia trưởng hơn như Pakistan. Tuy nhiên, phụ nữ thường giữ chức vụ thủ tướng, thường là chức vụ ít quyền lực hơn tổng thống. Con đường đến thủ tướng tùy thuộc vào sự bổ nhiệm hơn là bỏ phiếu trực tiếp. Hơn nữa, nhiệm kỳ là không thể đoán trước. Khi các thủ tướng điều hành nội các, họ thường dựa nhiều vào sự hợp tác của quốc hội. Các bộ trưởng cũng được cho quyền tự trị để kiểm soát các bộ riêng của họ, so với các đối tác của họ trong các hệ thống tổng thống, theo GS Jalalzai.

Chỉ một phần ba các nữ tổng thống tính tới nay được bầu vào chức vụ này. Những người khác được chỉ định qua các thủ tục khác nhau. Các thủ tục này gồm các nữ phó tổng thống là những kế vị các tổng thống, cũng như các phụ nữ được chỉ định để làm tổng thống phục vụ trên cơ bản tạm thời khi có sự kiện bất ngờ nào đó xảy ra. Một số được bầu gián tiếp bởi những người đứng đầu các phòng trong những cơ chế chính trị như quốc hội.

Các cơ hội chính trị cho phụ nữ lãnh đạo thường xuất hiện trong những lúc khủng hoảng hay chính biến. Thí dụ, sự chuyển đổi dân chủ tại Á Châu, Châu Mỹ La Tinh, vùng lưu vực Sa Mạc Sahara của Phi Châu và Đông Âu để cho các phụ nữ có được chỗ đứng chính trị.
Con đường thông thường đối với các chức vụ quyền lực hơn cho phụ nữ tại Á Châu và Châu Mỹ La Tinh thông qua vai trò làm vợ hay con gái của những người đàn ông có uy thế chính trị.
 
Khi phụ nữ lãnh đạo
 
Có phụ nữ ở các chức vụ cao nhất có thể mang lại quan điểm đa dạng hơn và các ưu tiên chính sách mới. 
Thí dụ, liên minh của Thủ Tướng Phần Lan Sanna Marin, so với các đảng do phụ nữ lãnh đạo, đã thông qua một đạo luật nghỉ việc hào phóng, mở rộng quan niệm về vai trò giới tính và gia đình. Thủ Tướng Katrin Jakobsdottir của Iceland và Jacinda Ardern của Tân Tây Lan đã đặt ưu tiên các chính sách gia đình và môi trường xanh trên việc phát triển kinh tế trong dự án ngân sách.
Các học giả đã cho thấy rằng phụ nữ nắm quyền xây dựng cảm giác tin cậy và đúng pháp trong hệ thống chính trị.
Các công dân có thích thú về chính trị cao và tham gia dưới sự lãnh đạo của nữ giới. Những lợi ích này không chỉ được thưởng thức bởi phụ nữ, mà còn toàn thể dân chúng.
Phụ nữ trong chức vụ cao cũng cung cấp các mô hình vai trò công cộng, truyền cảm hứng cho những phụ nữ khác để ứng cử.
Nhưng đó là tổng quan về vai trò của phụ nữ trên toàn thế giới còn tại Hoa Kỳ thì sao? Có những cản lực nào đã làm cho nước Mỹ vẫn chưa có được một nữ tổng thống?
 
Đâu là trở ngại?
 
Vị thế có ảnh hưởng của Hoa Kỳ trên trường thế giới đã làm to chuyện thêm sự vắng mặt của một nữ tổng thống Mỹ. Điều gì cầm chân Hoa Kỳ?

Như đã đề cập ở trên, rõ ràng là không phải vì nước Mỹ không có những phụ nữ tài ba. Bằng chứng là số lượng nhiều kỷ lục của phụ nữ hiện đang phục vụ trong Lưỡng Viện Quốc Hội Hoa Kỳ. Hiện tại, có 9 nữ thống đốc ở Mỹ là nhiều bằng tổng số nữ thống đốc từ năm 2003 đến 2007. Những vai trò này thường là bàn đạp quan trọng cho chức vụ tổng thống.
Vậy thì phải chăng người dân Mỹ không muốn bầu cho các nữ ứng cử viên tổng thống? Nữ ứng cử viên tổng thống năm 2020 là Elizabeth Warren đã thách thức quan điểm này trong một cuộc tranh luận của Đảng Dân Chủ vào tháng 1 năm nay rằng, “Những người duy nhất trong giai đoạn này đã giành chiến thắng trong mọi cuộc bầu cử mà họ đã tham gia là phụ nữ: Amy [Klobuchar] và tôi.”

Bằng chứng từ các cuộc bầu cử quốc hội Hoa Kỳ cho thấy tỉ lệ chiến thắng của phụ nữ ngang bằng với nam giới.
Nhưng phụ nữ Mỹ tiếp tục gặp phải những quan điểm tiêu cực hơn từ công chúng, giới tinh hoa chính trị và các truyền thông đại chúng liên quan đến khả năng và năng lực lãnh đạo của họ, so với các đồng nghiệp nam. Những đặc điểm nam tính mang đầy định kiến, như sức mạnh lãnh đạo và ra quyết định nhanh chóng, thường được đánh giá đầy thành kiến qua những đặc điểm nữ tính như sự cân nhắc và thỏa hiệp.

Theo Debbie Walsh, giám đốc Trung Tâm Phụ Nữ và Chính Trị Mỹ tại Đại Học Rutgers cho rằng hệ thống chính trị Mỹ là một cuộc tranh đua phổ thông hơn các quốc gia khác, điều này tạo ra những thách thức đặc biệt khó khăn cho các nhà lãnh đạo phụ nữ. Bà cho rằng phụ nữ dễ dàng tranh đua vào các chức vụ trong hệ thống lập pháp, như Đức, Anh hay Phần Lan. Hệ thống lập pháp có thể thuận lợi hơn cho phụ nữ bởi vì “bạn không bầu cho Thủ Tướng, nó xảy ra trong tổ chức.” “Đảng trở thành đại đa số, và rổi các đảng có thể làm nhiều hơn cho phụ nữ để lên làm lãnh đạo.”

Theo ký giả báo Time Charlotte Alter, những quốc gia khác, đặc biệt Châu Âu hay các nước thuộc địa, có thể thuận lợi với việc phụ nữ lãnh đạo quốc gia bởi vì di sản của thể chế quân chủ Châu Âu. Thí dụ, nữ thủ tướng Anh có thể ít xa lạ hơn bởi vì lịch sử lâu dài của vương quốc này được cai trị bởi Nữ Hoàng. Án Độ cũng vậy là thuộc địa của Nữ Hoàng.
Alter cũng đề cập đến quá trình vận động tranh cử kéo dài 18 tháng là quá lâu đối với phụ nữ. Ở các quốc gia khác, nơi các cuộc vận động tranh cử ngắn hơn và sự giám sát của truyền thông ít gay gắt hơn, các cuộc bầu cử thường được quyết định nhiều hơn về sự phân biệt chính sách hơn là tính cách cá nhân.

Nhưng GS Farida Jalalzai cho rằng các ứng cử viên phụ nữ hiểu rõ điều này và thường bỏ ra nhiều thời gian hơn để thực hiện các chiến lược bù đắp những định kiến về giới tính tiềm phục. Những điều này bao gồm việc nhấn mạnh đến sức mạnh và khả năng lãnh đạo của họ hay đưa ra các hình ảnh về những đặc điểm bằng nhau của nam và nữ, trong nỗ lực thuyết phục quần chúng vững tin vào họ.
Phụ nữ cũng ít tham chính hơn đàn ông, vì quan niệm về phân biệt giới tính, tuyển dụng chính trị hạn chế và đánh giá thấp trình độ chuyên môn của họ.
Việc bà Hillary Clinton đã thắng gần 3 triệu lá phiếu nhiều hơn ông Donald Trump trong cuộc bầu cử năm 2016 đã khẳng định rằng phụ nữ có thể trả giá cuộc đấu thầu tổng thống đầy cạnh tranh tại Hoa Kỳ. Tuy nhiên, nghiên cứu sử dụng 2 cuộc thăm dò toàn quốc cho thấy rằng các thái độ kỳ thị giới tính đã góp phần để cho một số cử tri quyết định bầu cho Trump thay vì bà Clinton.
GS Farida Jalalzai kết luận rằng “dù phụ nữ chưa được bầu làm tổng thống Hoa Kỳ trong năm 2020, nhưng sự hiện diện và hành động của các nữ ứng cử viên đã gây ra những cuộc tranh luận quan trọng trong công chúng, các nhà chính trị và các học giả về tình trạng chính trị của phụ nữ.”
Bà nhận định thêm rằng, “Theo quan điểm của tôi, điều quan trọng là các phát biểu công khai về chủ nghĩa phân biệt giới tính không dẫn đến việc phụ nữ từ chối việc ra tranh cử trong tương lai hoặc làm xói mòn thêm nhận thức về khả năng cơ hội hợp lý để được bầu chọn của phụ nữ.”

Ý kiến bạn đọc
23/03/202021:52:26
Khách
Thời thế mới tạo anh hùng, hay ta thường nói . Muốn làm việc gì cũng phải có thiên thời, địa lợi , nhân hoà cuộc đời của chúng ta mất đi 3 thứ nầy thì khó mà thành công lắm. Người trong cuộc thì họ mới biết được cái gì mất cái gì còn trong 3 thứ nầy ( Nếu tôi biết cũng xin miễn bàn ) nói ra đây hết chắc viết thành sách, nếu không nói thì thiên hạ cho là ba sạo. Không phải là phụ nữ không đủ thông minh để lãnh đạo đất nước mà họ cố tình lánh đi cái trách nhiệm nầy, bởi vì xã hội quá là bất công cho họ. Thí dụ như TT Bill Clinton và TT Trump khi tranh cử thì bị lôi ra nói toàn chuyện dâm dục nhưng đa số cử tri cho rằng là đàng ông thì ai cũng như thế. Nếu đổi lại MRS. Bill, hay MRS. Trump thì chắc được 1 phiếu do người chồng bầu cho, các con thì chúng nó sẽ nghỉ gì ? Mới đây thôi 1 ứng viên bộ quốc phòng từ chối trách nhiệm gì không muốn đời sống hằng ngày bị đảo lộn . Khi tôi nói câu chuyện nầy ra đây thì có cả khối phụ nữ vỗ ngực nói là: Tôi là phụ nữ chính chuyên đây, xin đọc lại phần trên phải có thiên thời , địa lợi, nhân hoà. Tôi biết mọi người đều hỏi rằng thiên thời, địa lợi, nhân hoà là cái gì? MRS. Hillary có địa lợi và nhân hoà nhưng không có thiên thời, mà thiên thời là cái gì? Đó là sức khỏe vì lẽ đó mà bà ta không trở thành TT của Hoa Kỳ. Cho nên con người ai cũng có cái số.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bùi Giáng qua đời tại Sài-gòn tháng 10-1998, tới tháng 10 năm này, 2023, đúng là 25 năm, một phần tư thế kỷ “Vắng bóng người Điên giữa kinh thành”. Trong tất cả các bút hiệu của Bùi Giáng, Sáu Giáng là tên hiệu dễ thương với mọi người, Bùi Giáng lại thích “anh Sáu Giáng” nhất; bởi/từ cái gốc gác quê mùa, đồi sim, ruộng lúa, tiếng gà trưa, con cò bãi nước xa, cái nền nhà lát gạch hoa, đứa con thứ sáu trong gia đình tộc Bùi, thằng bé Giáng tập bò tập đi.
Tôi viết những cảm nhận ở đây căn cứ vào những trích đoạn đã phổ biến, không đặt nó vào bối cảnh toàn diện của cuốn tiểu thuyết “Đường Về Thủy Phủ”, vì cuốn sách chưa ra đời, nhưng cũng có được cái nhìn về thủ pháp bố cục truyện và văn phong của nhà văn Trịnh Y Thư...
Có cách nào để tìm hòa bình cho vùng Trung Đông? Hãy hình dung về một phép thần nào đó, làm cho quân Israel và quân Hamas buông súng, cùng bước tới bắt tay nhau bùi ngùi, nước mắt ràn rụa, cùng nói rằng tất cả chúng ta hãy sống như một trẻ em mới sinh ra, rằng hãy quên hết tất cả những ngày đau đớn cũ, và cùng trải bản đồ ra vẽ lại, sao cho các thế hệ tương lai không bao giờ nghĩ tới chuyện cầm súng giết nhau nữa. Hình như là bất khả. Đúng là có vẻ bất khả, để có thể sống như một trẻ em mới sinh ra đời. Chỉ trừ, vài thiền sư và nhà thơ. Tôi có một giấc mơ. Vua Trần Nhân Tông bay từ đỉnh núi Yên Tử tới vùng Gaza, ngay nơi cửa khẩu đang mịt mù khói súng. Bên ngoài cửa khẩu là hàng ngàn xe tăng Israel đang chờ tiến vào, bên trong là nhiều đường hầm và hố chiến hào nơi chiến binh Hamas thò mắt nhìn ra để chờ trận chiến cuối đời của họ. Ngay nơi cửa khẩu là một giáo sĩ Đạo Do Thái ngồi đối diện, nói chuyện với một giáo sĩ Đạo Hồi, trước khi họ có thể nhìn thấy đồng bào của họ xông vào nhau.
Tiểu thuyết gia, thi sĩ và kịch tác gia người Na Uy Jon Fosse – người ngày càng thấy số lượng độc giả trong thế giới nói tiếng Anh càng tăng vì những cuốn tiểu thuyết viết về những đề tài tuổi già, cái chết, tình yêu và nghệ thuật – đã được trao Giải Nobel Văn Chương hôm Thứ Năm, 5 tháng 10 năm 2023, “vì những vở kịch và văn xuôi đầy sáng tạo giúp tiếng nói cho những điều không thể nói,” theo bản tin của báo The New York Times cho biết hôm 5 tháng 10 năm 2023. Điều này đã làm cho Fosse trở thành người đầu tiên lãnh giải thưởng Nobel Văn Chương viết bằng tiếng Nynorsk. Ông là người Na Uy thứ tư đoạt giải này và là người đầu tiên kể từ Sigrid Undset trúng giải vào năm 1928. Là tác giả đã xuất bản khoảng 40 vở kịch, cũng như tiểu thuyết, thơ, tiểu luận, sách thiếu nhi và nhiều tác phẩm được dịch sang nhiều thứ tiếng, Fosse đã từ lâu được quý trọng vì ngôn ngữ bao dung, siêu việt và thử nghiệm chính thức của ông.
Kỷ vật, không trừu tượng, là một thứ gì bằng vật chất ghi lại, cưu mang, hoặc ẩn tượng một kỷ niệm nào đó. Loại kỷ niệm có động lực gợi lại những vui buồn, thương tiếc, nhớ nhung; có khả năng làm nhếch một nụ cười hoặc làm mờ khóe mắt. Có những kỷ vật dù đã mất nhưng không quên. Mỗi đời người càng sống lâu, càng có nhiều kỷ vật. Điều này cất vào kho tàng quá khứ, có hay không, nhiều hạnh phúc đã qua mà mùi hương không bao giờ xao lãng.
Có một tương đồng giữa Tổng Thống Hoa Kỳ Joe Biden và Tổng Bí Thư CSVN Nguyễn Phú Trọng. Đó là đôi khi họ làm thơ. Nhưng dị biệt lớn giữa hai nhà thơ tài tử này chính là chủ đề, là nguồn cảm hứng để làm thơ. Nguyễn Phú Trọng làm thơ ca ngợi ông Hồ Chí Minh và những chủ đề tương tự, thí dụ, một lần ông Trọng làm ca ngợi khách sạn Mường Thanh Grand Phương Đông. Nhưng Tổng Thống Biden chỉ làm thơ tình, và chỉ tặng vợ thôi. Chúng ta không nói rằng thơ hay, hay dở, chỉ muốn nói rằng trong tâm hồn của Biden là hình ảnh thướt tha của Đệ nhất phu nhân Jill Biden. Và trong tâm hồn của ông Trọng là những khối xi măng có hình Lăng Ông Hồ, và rồi hình khách sạn Mường Thanh. Không hề gì. Thơ vẫn là thơ (giả định như thế). Bây giờ thì hai nhà thơ Joe Biden và Nguyễn Phú Trọng đã gặp nhau.
Truyện Thạch Sanh Lý Thông lưu truyền trong dân gian dưới hình thức chuyện kể truyền miệng chắc có đã lâu, phải hiện hữu trước khi ông Dương Minh Đức đưa bản văn sáng tác của mình sang bên Quảng Đông khắc ván ‒ cũng như đã từng đưa vài chục tác phẩm khác của nhóm, nhờ đó miền Nam Kỳ Lục tỉnh có được một số tác phẩm Nôm đáng kể mà người nghiên cứu Nôm thường gọi là Nôm Phật Trấn...
Sau tháng Tư năm 1975, tất cả những tác phẩm truyện ngắn truyện dài của các tác giả Việt Nam Cộng Hòa [1954-1975] đều bị chế độ mới, Xã hội chủ nghĩa cấm in ấn, phổ biến, lưu trữ. Tên tuổi tác giả, tác phẩm được công bố rõ ràng. Việc tưởng xong, là quá khứ. Bỗng dưng 32 năm sau năm, 2007, từ Hà Nội một nhà văn có chức quyền, có Đảng tịch, ông Phạm Xuân Nguyên, vận động, hô hào sẽ in lại một số tác phẩm Miền Nam, đang bị cấm. Trước tiên là 4 [bốn] tập truyện ngắn của Dương Nghiễm Mậu. Đó là các tác phẩm Đôi mắt trên trời, Cũng đành, Tiếng sáo người em út và Nhan sắc. Khi sách được phát hành có ngay phản ứng. Rất nhiều bài báo lần lượt xuất hiện liên tiếp trên các báo tại Sàigòn “đánh/ đập” ra trò. Hóa ra, những người vận động in lại sách là các cán bộ văn hóa từ Hà Nội. Hung hăng đánh phá là những cây bút… Sàigòn. Trong đó có Vũ Hạnh, một cán bộ nằm vùng, người trước kia bị chế độ Miền Nam bắt giam tù, Dương Nghiễm Mậu là một trong số các nhà văn, ký đơn xin ân xá cho Vũ Hạnh.
Kể lạ, ở “nước non mình”, bút hiệu của các nhà sáng tác qua nhiều lãnh vực văn chương, thi ca, âm nhạc, hội họa, nghiên cứu phê bình, truyền hình, báo chí, diễn viên, có bút hiệu/danh, là Sơn [không kể Sơn ở đầu như Sơn Nam, Sơn Tùng, Sơn Vương…] là đông vô số kể. Thiếu Sơn, Triều Sơn, Trúc Sơn, Phạm văn Sơn, Trịnh Công Sơn, Mai Sơn, Phong Sơn, Vân Sơn, Trần văn Sơn, Linh Sơn, Trần Áng Sơn, Từ Sơn, Vinh Sơn, Tiến Sơn, Cao Sơn, Ngô văn Sơn, Lê Thái Sơn, Nguyễn Lê La Sơn, Lê Tây Sơn. Chu Sơn, Tùng Sơn, Hoài Sơn, Đào Bá Sơn…Trong đó hai ông Sơn thi sĩ là….đáng yêu nhất. Nguyễn Đức Sơn và Nguyễn Bắc Sơn. Đáng yêu, vì hai ông này đều có tài, đều có cái lạ trong thơ, lẫn ngất ngư, ngất ngưỡng, ngất ngây trong đời sống.
Bài phỏng vấn dưới đây do Christian Salmon thực hiện, đăng trên quý san văn học The Paris Review năm 1983 và sau đó xuất hiện trong tập văn luận “Milan Kundera Nghệ thuật tiểu thuyết” xuất bản năm 1986...