Hôm nay,  

Kinh Nghiệm Sáng Tác Trong Tù

06/03/202000:00:00(Xem: 3448)
Nhà thơ Thanh Tâm Tuyền, họa sĩ Đinh Cường, họa sĩ Ngọc Dũng
Từ trái, nhà thơ Thanh Tâm Tuyền, họa sĩ Đinh Cường, họa sĩ Ngọc Dũng.



Ở lại, tôi chấp nhận số phận dành cho kẻ bại. Không chút tiếc rẻ quãng đời cũ, cũng không ảo tưởng về những ngày sắp tới với mình.

Năm 74, trả lời một người bạn đã ra khỏi nước viết thư về hỏi thăm “cớ sao hạ sơn?”, tôi viết cho anh:

… Ta nhớ rằng ta không nhớ nữa
Như cây trút lá mùa hưu miên.

Như thân gỗ nặng thả theo nước
Bập bềnh trôi nổi ta về xuôi.
Như lau lách mọc bên bờ bãi,
Phất phơ tóc trắng lả theo trời.

Trước cái hỗn độn mờ mịt mở ra sau 73, tôi kể như mình đã sống hết đời mình, những ngày còn lại thừa dư không đáng bận tâm. Tôi vô vọng hoàn toàn. Bởi thế sau 75, đi cải tạo, tôi lại cùng những kẻ “đồng hội đồng thuyền” từ miền xuôi lên mạn ngược, phần nào thản nhiên rửng rưng – không tuyệt vọng cũng không hy vọng.

Tôi nghĩ trong chuyến đi này tôi sẽ “mất hút” không trở lại như từng ao ước, không như lần “tiền cải tạo” đi rồi về vì thấy “đâu ngọn núi nào của riêng ta?” Lần này đi “tự nhiên” hơn, không kênh kiệu lớn lối, chỉ như “rác rưởi bị cuốn trong giòng lũ của lịch sử”.

Nhưng đã không như tôi tưởng.

*

Khi ra Bắc, đến những vùng rừng núi hẻo lánh cách biệt thế giới bên ngoài, và trong khi còn được thả lang thang “chém tre đẵn gỗ trên ngàn” miễn đạt chỉ tiêu trong ngày, tôi đã “leo núi” rồi “tuột núi” không biết bao lần, và vẫn tìm đường về trại giam.

Cái gì gọi tôi về?

Có phải “L’espoir pour rien” như lời của René Char, “Nous touchons au temps du suprême  désespoir et de l’espoir pour rien, au temps indescriptible.” Có phải đến lúc ấy tôi mới quả thật là “vô vọng” như lời Héraclite, “L’homme qui ne s’abandonne pas à l’espoir n’atteindra jamais l’inespéré, qui est impénétrable et inaccessible.” Có đúng là tôi đã tuyệt vọng đến cực điểm, đã đánh đắm mình trong “hy vọng như không” và tới được chốn “bất khả xâm nhập”, “bất khả giao tiếp”?

Thú thật, tôi không rõ.

Chỉ biết tôi thấy mình “phục sinh”, nghĩa là tôi thấy mình làm thơ và “sung sướng” cùng “mắc cở” khi làm xong một bài, giống hệt lúc trẻ – khi làm được những bài thơ đầu tiên, giấu giếm không dám khoe, kể cả với bạn.
Khi anh sống buông trôi qua ngày, không màng tưởng tương lai, không đoái hoài quá khứ, không đếm xỉa hiện tại, thì anh còn gì? Còn. Anh còn những cái anh có, ở trong anh, và cái “ở đấy”, ở ngoài anh.

Để đi qua những ngày đêm, nắng mưa, nóng lạnh, gió bão, xuân hạ thu đông… tôi tìm “sinh thú” ở những “cái ở đấy” và ở những gì mang theo trong mình.

Trong tôi bấy giờ có gì? Gia đình, bè bạn, thơ đã đọc và nhập tâm. Lúc cần bắt tâm trí bận rộn, tôi lục ký ức ôn lại những gì nằm lòng, đọc cho riêng mình lắng nghe. Ôn nhớ thơ yêu thích là một kinh nghiệm mà người làm thơ nên từng trải – nếu chưa. Anh có thể bắt gặp thứ ánh sáng lạ lùng của thời gian tích đọng trong thơ, đúng như ý kiến của Borges: Thời gian hủy hoại cung điện đền đài nhưng lại bồi đắp cho những câu thơ.

*

Đầm mình trong cái thời gian “không lịch sử” – “sử ngoại” đúng hơn – ngày tháng tự nhiên theo cuộc xoay vần không đi đâu chẳng về đâu, trong một đời sống trần trụi đến độ kỳ cùng với một số nhu cầu sơ đẳng của sự sống, tôi nghĩ tôi hiểu được cái nền minh triết (la sagesse) của cổ nhân – với “vô vi” và những cái “vô” khác. Điều mà phương Tây gọi là “vô vọng”, Trung Hoa và Việt Nam coi là “tự tại” – “Thực tại”, không phải “hiện tại”, là cái tự nhiên có, không cần chỗ bấu víu, hay nơi nương tựa, để tồn tại. “Thực tại” đời sống là “tự tại”, đến và đi theo lẽ tự nhiên ngoài “vọng tưởng” của người ta – “hy” hay “tuyệt” cũng thế thôi.


Và tôi bỗng thấm thía cái khí vị đặc biệt của những bài Đường Thi sực nhớ. Bằng một ngôn ngữ đơn giản, từ vựng giới hạn (người ta có thể học chữ Hán qua Đường Thi và chỉ để đọc Đường Thi), mỗi bài thơ là sự hiển hiện của một thời gian khép kín, tách lìa “dòng” thời gian. Phải chăng đó là một vài biểu hiện của thứ “méta-langage” mà thơ Đường đạt được? Buổi sáng mưa bụi, quán rượu bên đường và cuộc chia tay của hai người bạn. Đêm mưa núi trút như thác, chong đèn ngồi bên cửa sổ nghe mưa, nhớ bạn. Thời gian trong bàng hoàng lặng lẽ ngưng tụ từ bao giờ chẳng cần tiếng kêu gọi của người: Oh Temps, suspends ton vol!

(Trong thơ Pháp thời hậu chiến, thỉnh thoảng anh cũng gặp được cái khí vị “lạ lùng như không” ấy, tỷ như hai câu của Yves Bonnefoy:

Elle a pris la lampe et ouvre la porte.
Que faire d’ une lampe. Le jour se lève. Il pleut

*

Làm thơ ở trại cải tạo là sự trở về với truyền thống thơ dân gian.

Sống dưới chế độ lao động ngày tám tiếng, kể cả thứ Bảy (thường khi luôn sáng Chủ nhật, lao động XHCN) giang sơn của mỗi người là một khoảnh chiếu rộng 50 – 60 cm trên một mặt sạp (hai tầng) trong một gian lán lúc nhúc hằng trăm nhân mạng, anh không thể viết văn, giả như anh có  muốn. Việc viết lách đòi hỏi anh một số điều kiện tối thiểu: một chỗ để ngồi, thì giờ để viết.

Đầu tắt mặt tối ngày này sang ngày khác, có khi “làm ngày không đủ, tranh thủ làm đêm”, được lúc nghỉ ngơi thì bị cái đói ám ảnh hành hạ, thử hỏi anh “bụng dạ” nào tưởng nghĩ đến chuyện “sáng tác”. Ấy là chưa kể những khó khăn trở ngại khác, ở anh và nhất là ở ngoài, dù tài thánh cũng không “khắc phục” nổi.

Làm thơ không đòi hỏi anh thì giờ viết lách (trong tiếng Việt, người ta nói “làm thơ”, không ai nói “viết” thơ). Anh có thể làm thơ bất cứ chỗ nào, lúc nào, bất kỳ trong tư thế nào của cơ thể: đi đứng, nằm, ngồi, thức, ngủ… Thơ đến với anh không hẹn chỗ, không hẹn ngày, không hẹn giờ. Anh không thể tìm nó bởi cũng chẳng biết đâu mà tìm. Công việc của anh giản dị chỉ là chuẩn bị đón tiếp nó, trò chuyện với nó, nó chỉ cần anh là người còn giữ được thuần khiết tiếng nói sinh thành ra anh và là sinh mệnh của nó. Nó đến lặng lẽ, lúc từ cửa trước vào lúc từ lối sau đột nhập, nên anh cần có lỗ tai thật thính. Nó lại thường thích cải trang, giả dạng, nên nếu ký ức của anh “tồi” anh có thể không nhìn ra nó.

Thơ đến bất chợt, ngoài đồng, trên rừng, đang lúc “lao động” khiến anh ngừng tay, mặt trông trời và làm thơ. Thơ gọi anh ra khỏi cái thời gian máy móc điều động anh mỗi ngày, nhấc bổng anh tới chốn “tự tại”, nơi công việc còn là một sinh thú bởi người ta không thể “ở không”. Và khi anh quay về với cái thời gian anh vừa đào thoát, anh thấy nó đã bị hoán cải theo nhịp tiết của những câu thơ anh làm. Có khi tay anh vẫn làm việc hằng ngày và tai anh vẫn theo đuổi lời thơ, nhịp tiết và vần điệu của câu thơ trở thành sự điều hòa cần thiết cho công việc đang làm cũng như cho ký ức lưu trữ.

Sự khiếm khuyết lớn nhất của việc làm thơ trong cải tạo là không thể thực hiện giai đoạn chót trong quá trình hình thành thơ không văn tự: cất lên thành tiếng, chia xẻ với người xung quanh cái lạc thú “thốt được thành lời” của anh. Thơ, nhất là thơ không ghi chép, cần được đọc (đọc thành tiếng) và cần được nghe để hoàn tất sinh mệnh của nó cũng là sinh mệnh của một tiếng nói. Trong ký ức của nhiều người.

*

Khi được thả, trở về nhà, việc làm đầu tiên của tôi là ngồi ghi chép những bài thơ làm trong trại. Tôi là một kẻ may mắn sống sót nhưng đã không còn muốn làm nhà văn nữa như từng tự nhủ trước kia.

Trong quyển sổ tay mang thoát từ trại cải tạo về, có một câu tự nhủ khác: Viết như thể không có gì xảy ra. Không có gì đáng kể.

Nay thì tôi hỏi mình: Chừng nào tôi đạt nổi điều ấy? Để viết.

St. Paul 21-2-93

(Nguồn: www.thotanhinhthuc.org )

 

 

 

Ý kiến bạn đọc
27/05/202006:58:15
Khách
chuyen den ban bai hay cua TTT
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tháng Ba 2019, ba tháng trước khi cuốn sách “Một Thoáng Rực Rỡ Chốn Nhân Gian” (On Earth We’re Briefly Gorgeous) của Ocean Vương phát hành, anh gọi cho nhà xuất bản từ bệnh viện: “Tôi không thể nào đi tour ra mắt sách được,” anh nói: “Mẹ tôi bị ung thư. Mọi thứ đều chấm dứt.” Lần đầu tiên bà Hồng, mẹ anh, vào bệnh viện cấp cứu với cơn đau dữ dội sau lưng, anh không bên cạnh Mẹ. Bệnh viện gởi bà về nhà với dải băng nóng dán sau lưng. Ocean Vương, lúc đó đang sống tại Northampton, Mass., cùng với Peter, đến thăm bà và đưa bà trở lại phòng cấp cứu, lần này, bác sĩ làm thử nghiệm và sau đó báo kết quả bà bị ung thư vú, giai đoạn thứ tư. Ung thư đã di căn vào xương sống, tủy sống của bà.
Cuối năm 2019 Nhà Perrin ấn hành cảo luận Nam Phuong, La denière impératrice du Vietnam của giáo sư François Joyaux, là nghiên cứu sau cùng của giới sử gia Pháp về hoàng hậu Nam Phương. Trước tiên có sự khác biệt trong tước hiệu: Nhà Nguyễn và các sách tiếng Việt đều viết Hoàng hậu nhưng phía Pháp luôn viết Impératrice là Nữ hoàng. Do trong mắt Tây phương, Đại Nam là một đế quốc mà Ai Lao và Cao Miên đã thần phục. Trong hồi ký L’Indochine française: Souvenirs xuất bản vào năm 1905, toàn quyền Paul Doumer từng viết: “Nếu chúng ta không đến kịp để ngăn chặn, phần số của Thái Lan đã kết thúc trong tay Đại Nam.” Pháp cũng luôn xem Trung kỳ và Nam kỳ là hai thuộc địa của nhà Nguyễn. Quốc sử quán triều Nguyễn ngược lại, phải tuân thủ quốc sách xin cầu phong và nhận tỉ ấn của Thanh triều (chỉ xem Đại Nam là vương quốc An Nam), nên không thể có danh xưng hoàng đế và nữ hoàng. Phải đến 1945, trong tuyên ngôn độc lập đầu tiên, Bảo Đại mới đặt tên nước là Đế Quốc Việt Nam.
Cao Bá Quát tự Chu Thần (bậc thần tử của nhà họ Chu) sống vào thế kỷ thứ 19, người sau này xếp bút nghiên đứng lên phất cờ chống lại triều đình nhà Nguyễn ở Mỹ Lương...
Sài Gòn có con đường nối liền hai đường song song Bùi Viện và Phạm Ngũ Lão, nối khúc gần rạp hát Thái Bình ngày xưa với khúc đuôi của Phố Tây Bùi Viện. Con đường không dài hơn 2km đâm ra bến xe buýt mới Sài Gòn, chỗ trước đây nằm trong khu ga xe lửa Sài gòn tên là Đỗ Quang Đẩu. Cái tên Đỗ Quang Đẩu của con đường nầy ngày nay hình như vẫn còn, vẫn mang tên cũ... Nhưng Đỗ Quang Đẩu là ai, sao lại có tên đường ngay một vùng rất gần với những khu tấp nập của Sài gòn? -- Học giả Nguyễn Văn Sâm, nổi tiếng với những công trình biên khảo văn chương nghệ thuật đặc thù Nam bộ, cho chúng ta câu trả lời qua bài viết sau. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Đối với quần chúng bình dân, những giáo nghĩa cao siêu về Tánh Không (Śūnyatā) mà Bồ Tát Quán Tự Tại đã giảng cho Tôn Giả Xá Lợi Phất trong Bát Nhã Tâm Kinh là triết lý cao thâm khó thấu hiểu và thực hành trong cuộc sống hàng ngày. Đối với quần chúng bình dân, một Bồ Tát Quan Thế Âm trong hình ảnh của Quan Âm Thị Kính hay Quan Âm Diệu Thiện sẽ gần gũi, dễ cảm thông, dễ tiếp nhận, và dễ được ảnh hưởng sâu đậm hơn.
Giáo sư Nguyễn Văn Sâm, một học giả không xa lạ trong cộng đồng người Việt hải ngoại, cho biết ông vừa hoàn thành việc phiên âm và giới thiệu một cuốn sách xưa hơn 100 năm, cuốn Quan Âm Tế Độ Diễn Nghĩa Ca. Dưới đây là Lời Tựa của cuốn sách. Việt Báo trân trọng iới thiệu.
Tôi đề nghị các bạn có khả năng dịch cứ dịch, thời gian sẽ loại bỏ những gì không đúng, không phù hợp, nhưng không cần phải chỉ trích nhau về bản dịch. Nếu thấy dịch không “đúng” theo ý mình, thì mình dịch một bản khác, “đúng” hơn, để người đọc giám định và học hỏi. Có câu, “chỉ trích là rẻ tiền, hành động là đầu tư.” Người đọc có trình độ đều có thể nhìn thấy: hành động vạch lá tìm sâu, lòng tỵ hiềm, và bóng tối âm u trong lời chỉ trích thiếu hiểu biết. Thay vì mất thời giờ vạch cỏ tìm gai, sao không trồng cây hoa, cây ăn trái?
“Tôi vừa nghe ba tiếng nổ,” nhà thơ Iya Kiva đăng lên trang Facebook của bà vào đêm 23/2/2022. “Hãy chờ… đang xảy ra.” Kiva, một nhà thơ, dịch giả và nhà báo, đang sống tại Kyiv kể từ mùa hè 2014, khi bà chạy thoát khỏi quê hương Donetsk sau khi bùng nổ cuộc chiến chống lại những người ly khai do Nga yểm trợ. Trong tám năm qua, Kiva là một trong nhiều nhà thơ trẻ tại Ukraine mô tả về sự tuyệt vọng đang diễn ra của chiến tranh và hy vọng tại một đất nước đang tìm một căn cước độc lập.
Tháng Hai, năm 2022, tờ The Atlantic công bố một bản tin mà người quan tâm đến chữ nghĩa sách vở không thể không nhíu mày suy nghĩ. Theo bản tin, Dân biểu tiểu bang Texas, ông Matt Krause, mới đây đã liệt kê một danh mục hơn 800 nhan đề sách bị liệt vào loại cấm lưu hành trong trường học, trong đó có rất nhiều sách với nội dung liên quan đến vấn đề chủng tộc và đồng tính (gọi chung là LGBTQ). Liền sau đó một nghị sĩ tiểu bang Oklahoma cũng đưa ra một dự luật cấm, không cho các thư viện trường học lưu trữ các sách có chủ đề và nội dung bị xem là “đồi trụy”. Đồng thời, Hội đồng Giáo dục quận hạt McMinn, bang Tennessee đưa ra sắc lệnh cấm học sinh không được phép đọc cuốn Maus của tác giả Art Spiegelman. (Maus là một tác phẩm hình họa, được trao giải Pulitzer, một cuốn tự truyện về người Do Thái bị Đức Quốc xã đối xử tàn bạo như con thú trong các trại tập trung, lò sát sinh thời Đệ Nhị Thế chiến).
Tác giả tác phẩm này là Tỳ Kheo Sujato, thường được ghi tên là Bhikkhu Sujato, một nhà sư Úc châu uyên bác, đã dịch bốn Tạng Nikaya từ tiếng Pali sang tiếng Anh. Bhikkhu Sujato cũng là Trưởng Ban Biên Tập mạng SuttaCentral.net, nơi lưu trữ Tạng Pali và Tạng A Hàm trong nhiều ngôn ngữ
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.