Hôm nay,  

Phụ Nữ Độc Thân: Từ Danh Đến Thực

06/03/202000:00:00(Xem: 3336)

Phu nu doc than new 01
Bức hình năm 1797 mô tả 3 ‘người gái già’ dẫn đầu đàn vượn trong địa ngục. (© Trustees of the British Museum, CC BY-NC-SA, từ web www.theconversation.com )

 

Cuộc đời là vô thường vì vậy mọi thứ đều không ngừng thay đổi kể cả các nền văn hóa, các chuẩn mực hoặc tập quán xã hội. Cách nay khoảng nửa thế kỷ những người độc thân cảm thấy rất “tủi thân” vì cuộc sống cá nhân đơn độc hoặc vì cái nhìn của xã hội đối với những người như thế không hoàn toàn cảm thông và cởi mở. Ngày nay thì khác. Phụ nữ sống độc thân rất vui vẻ, yêu đời đối với bản thân trong khi xã hội cũng không còn có cái nhìn dị biệt hay nghiêm khắc nữa.

Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với tạp chí Mỹ Vogue được đăng trên trang mạng www.theconversation.com, nữ diễn viên nổi tiếng trong bộ phim Harry Potter là Emma Watson công khai về chuyện cô là người phụ nữ 30 tuổi độc thân. Tuy nhiên, thay vì tự gọi mình là độc thân cô dùng chữ “tự làm bạn” [self-partnered].

Watson nói rằng cô đã nghiên cứu và viết về lịch sử của người phụ nữ độc thân, và đây là lần đầu tiên cô dùng chữ “tự làm bạn.” Cô nói sẽ xem xét liệu chữ này có phù hợp không, nếu có, nó sẽ tham gia vào danh sách các từ đang phát triển không ngừng được sử dụng để mô tả phụ nữ độc thân ở một độ tuổi nhất định nào đó.

Người phụ nữ đã từng được gọi là người chưa chồng [spinster] cuối cùng đã được gọi là những người gái già [old maids]. Tại New England vào thế kỷ thứ 17, cũng có những chữ như “thornback” – con cá đuối với nhiều ngạnh đầy gai – dùng để mô tả người phụ nữ độc thân hơn 25 tuổi.

Các thái độ đối với những người phụ nữ độc thân đã liên tục thay đổi – và một phần sự thay đổi thái độ đó được phản ảnh trong các tên được đặt cho những phụ nữ chưa kết hôn.

 

Sự gia tăng của phụ nữ độc thân

 

Trước thế kỷ 17, những phụ nữ nào chưa lập gia đình thì được gọi là ‘maid’ [con gái], ‘virgin’ [con gái còn trinh], hay ‘puella’ là chữ La Tinh để chỉ ‘con gái’. Những chữ này nhấn mạnh đến sự trẻ trung và trinh tiết, và chúng cho rằng các phụ nữ chỉ độc thân trong một khoảng thời gian ngắn của cuộc đời của họ -- một khoảng thời gian “trước khi kết hôn.”

Nhưng vào thế kỷ thứ 17, các từ ngữ mới, như “spinster” [người chưa chồng] và “singlewoman” [phụ nữ độc thân],” đã phát sinh.

Điều gì đã thay đổi? Số phụ nữ chưa lập gia đình – hay những phụ nữ không bao giờ kết hôn – đã bắt đầu gia tăng.

Trong thập niên 1960s, nhà nhân khẩu học John Hajnal xác lập “Mô Hình Hôn Nhân Tại Tây Bắc Châu Âu,” mà trong đó người dân tại các quốc gia tây bắc Châu Âu như Anh Quốc đã bắt đầu kết hôn trễ -- trong độ tuổi 30 và ngay cả 40. Số lượng dân số đã không hề lập gia đình nhiều đáng kể. Trong khu vực này của Châu Âu, nó là kiểu mẫu đối với những cặp vợ chồng để bắt đầu một gia đình mới khi họ kết hôn, mà trong đó đòi hỏi tích lũy một số tài sản nhất định. Giống như hiện nay, những thanh niên và thanh nữ làm việc và tiết kiệm tiền bạc trước khi tiến tới việc xây dựng gia đình mới, một tiến trình thường làm trễ nãi việc hôn nhân. Nếu hôn nhân bị trễ quá lâu – hay nếu con người không thể tiết kiệm đủ tài sản – thì họ có thể không lập gia đình luôn.

Ngày nay các chữ này thì cần cho những phụ nữ độc thân lớn tuổi mà có thể không bao giờ lập gia đình. Chữ ‘spinster’ [người chưa chồng] đã chuyển đổi từ mô tả một vị trí công việc mà nhiều phụ nữ đảm đang – thợ xe len – trở thành một từ ngữ hợp pháp để chỉ cho một phụ nữ chưa lập gia đình sống độc lập.

Phụ nữ độc thân, trung bình, chiếm 30% dân số phụ nữ lớn tuổi tại Anh Quốc vào thời kỳ đầu hiện đại. Nghiên cứu riêng của Watson đối với thành phố Southampton cho thấy rằng vào năm 1698, có 34.2% phụ nữ trên 18 tuổi độc thân, 18.5% khác là phụ nữ góa chồng, và gần một nửa, hay 47.3% là phụ nữ đã kết hôn.

Nhiều người trong chúng ta cho rằng các xã hội trong quá khứ truyền thống hơn chúng ta, với hôn nhân phổ biến hơn. Nhưng tác phẩm của Walton cho thấy rằng tại nước Anh vào thế kỷ 17, bất cứ lúc nào, đều có nhiều phụ nữ không kết hôn hơn những phụ nữ có hôn nhân. Đó là phần bình thường của cuộc sống và văn hóa của kỷ nguyên đó.

 

‘Gái già xấu xí’

 

Vào cuối thập niên 1690s, từ ngữ người gái già đã trở thành thông thường. Sự diễn tả này nhấn mạnh đến sự nghịch lý của tuổi già và tuy nhiên vẫn còn trinh và chưa kết hôn. Nó không phải là từ ngữ duy nhất được đem ra thử; nền văn học của kỷ nguyên này cũng đã chọc cười “những gái trinh siêu hạng.” Nhưng bởi vì chữ “người gái già” dễ thốt ra nơi đầu lưỡi, nên nó là cái còn kẹt lại, có nghĩa là được nói đến nhiều.

Tác phẩm vô danh “A Satyr upon Old Maids” được viết vào năm 1713 đề cập đến những người phụ nữ không bao giờ kết hôn như là “khả ố,” “không sạch” và đáng ghét.

Tới thời điểm nào một phụ nữ trẻ độc thân trở thành gái già? Có lằn ranh dứt khoát: Trong thế kỷ 17, đó là khi một phụ nữ ở vào độ tuổi giữa 20s.

Thí dụ, nhà thơ độc thân Jane Barker đã viết trong bài thơ vào năm 1688 của cô, “A Virgin Life,” rằng là cô hy vọng cô có thể vẫn “Không sợ hãi tuổi hai mươi lăm và trọn cuộc hành trình, / Về những coi thường hay khinh rẻ, hay bị gọi là Gái Già.”

Những từ ngữ tiêu cực này xuất hiện khi số người phụ nữ độc thân tiếp tục gia tăng và tỉ lệ kết hôn đã sút giảm. Vào thập niên 1690s và đầu thập niên 1700s, theo Watson cho biết, các chính quyền Anh Quốc đã lo ngại về dân số giảm sút đến nỗi chính quyền phải ra luật Marriage Duty Tax, đòi hỏi những người chưa vợ, những người góa chồng và những phụ nữ độc thân phải trả một số tiền phạt vì không chịu kết hôn.

 

Chữ mới ‘tự làm bạn’

 

Ngày nay tại Hoa Kỳ, tuổi trung bình kết hôn đối với phụ nữ là 28. Đối với đàn ông là 30.

Đều chúng ta đang trải qua hiện nay không phải là lần đầu trong lịch sử; mà thực tế là chúng ta chủ yếu đã trở lại với mô thức hôn nhân đã phổ biến vào 300 năm trước, theo Watson. Từ thế kỷ thứ 18 tới giữa thế kỷ 20, tuổi trung bình để kết hôn lần đầu tiên đã giảm xuống còn 20 đối với thanh nữ và 22 đối với thanh niên. Rồi nó đã bắt đầu tăng lên lại.

Có một lý do mà Báo Vogue đã hỏi Watson về tình trạng độc thân của cô khi cô tới tuổi 30. Đối với nhiều người, 30 tuổi là cột mốc đối với người phụ nữ -- thời điểm khi mà nếu họ không sẵn sàng, thì họ được cho là sẽ đi từ sự tự do muốn làm gì thì làm và chưa yêu ai đến việc suy nghĩ về hôn nhân, một gia đình và một căn nhà.

Ngay dù bạn là người phụ nữ giàu có và nổi tiếng, thì bạn cũng không thể thoát được tín điều văn hóa này. Những người nổi tiếng thuộc nam giới dường như không bị tra vấn về việc họ độc thân và tuổi 30.

Trong khi hiện tại không ai gọi Watson là một người chưa chồng hay cô gái già, tuy nhiên cô cảm thấy bắt buộc phải tạo ra một từ ngữ mới cho tình trạng của cô: “tự làm bạn.” Trong điều mà một số người đã gọi là “tuổi tự chăm sóc mình,” có lẽ từ ngữ này không gây ngạc nhiên. “Có thể nói, tôi chú tâm vào chính mình và các mục tiêu và nhu cầu của chính tôi. Tôi không cần để ý đến người khác, cho dù đó là một người bạn đời hay đứa con,” theo Watson phát biểu.

Watson cho biết rằng đối với cô, thật là mỉa mai rằng từ ngữ “tự làm bạn” có vẻ nâng cao tình trạng cặp đôi. Người chưa chồng, phụ nữ độc thân hay người độc thân: Không một từ ngữ nào trong đó công khai nói đến một người bạn đời vắng mặt. Nhưng tự làm bạn gợi lên sự thiếu mất một nửa kia tốt hơn.

Trong khi đó trong một bài viết có tựa đề “More people than ever before are single – and that’s a good thing” [Ngày càng có nhiều người độc thân hơn bao giờ hết – và đó là điều tốt] đăng trên trang mạng www.theconversation.com cho rằng thế kỷ 21 là thời đại của cuộc sống độc thân.

 

Phu nu doc than new 02
Phụ nữ độc thân hưởng thụ thú vui đi du lịch một mình.(nguồn: www.pixabay.com )



Thế kỷ 21 là thời đại sống độc thân

 

Ngày nay, số ngưởi lớn tuổi độc thân tại Hoa Kỳ - và nhiều quốc gia khác trên thế giới – là nhiều chưa từng có. Và những con số này không chỉ cho thấy rằng con người đang sống độc thân lâu hơn trước khi ổn định cuộc sống. Ngày càng có nhiều người sống độc thân trọn đời. Một phúc trình vào năm 2014 của Pew Report phỏng đoán rằng vào thời điểm đó những người thanh niên nam nữ đạt tới tuổi 50, khoảng ¼ trong số họ không bao giờ kết hôn.

Theo Phòng Thống Kê Dân Số Hoa Kỳ, loại gia đình gia tăng nhanh nhất kể từ thập niên 1980s là người độc thân. Trước đây cả xã hội không phổ biến và không được chấp nhận do vai trò nhận thức, ý thức cộng đồng, các yếu tố kinh tế xã hội hiện đại và giáo dục và nghề nghiệp ngày càng phổ biến và lâu dài đã biến lối sống độc thân trở thành một lựa chọn khả thi cho nhiều người Mỹ, đặc biệt là sau Chiến Tranh Việt Nam.

Theo Phòng Thống Kê Dân Số Hoa Kỳ, trong năm 2016 người trưởng thành độc thân đã chiếm hơn 45% dân số Hoa Kỳ. 65% trong nhóm này chưa bao giờ kết hôn. Trong năm 2014, Trung Tâm Nghiên Cứu Pew cho thấy rằng phần trăm cao nhất của những người lớn tuổi không bao giờ lập gia đình giữa những người Mỹ da trắng, da đen, La Tinh và Châu Á là những người Mỹ da đen. Cùng nghiên cứu này cũng dự đoán rằng khoảng 25% thế hệ thiên niên kỷ có thể không kết hôn.

Uy thế của cuộc sống độc thân đã làm cho một số người hoảng sợ. Thí dụ, phúc trình của US News & World Report cảnh giác rằng nhiều người Mỹ nghĩ rằng các giá trị đạo đức của quốc gia là xấu và ngày càng tồi tệ hơn, và một trong những lý do hàng đầu cho mối quan tâm của những người này là có quá nhiều người còn độc thân.

Nhưng thay vì băn khoăn, có lẽ chúng ta nên ăn mừng.

Theo Bella DePaulo, Khoa Học Gia Về Dự Án tại Đại Học UC Santa Barbara, nói rằng, “Tôi là một nhà khoa học xã hội, và tôi đã bỏ ra 2 thập niên vừa qua để nghiên cứu và viết về người độc thân. Tôi phát hiện rằng sự trỗi dậy của cuộc sống độc thân là một lợi ích cho các thành phố và thị trấn và cộng đồng của chúng ta, của người thân và bạn bè và hàng xóm của chúng ta. Khuynh hướng này có cơ hội để tái xác định ý nghĩa truyền thống – và những giới hạn – của ngôi nhà, gia đình và cộng đồng.”

 

Tương quan gia đình xã hội

 

Trải qua nhiều năm, các cộng đồng trên khắp nước Mỹ đã được tổ chức bởi các nhóm gia đình hạt nhân sống trong những căn nhà ngoại ô. Nhưng có một số dấu hiệu về sự sắp xếp này đang diễn ra không tốt lắm.

Những căn nhà này thường rất cô lập – quá xa từ nơi làm việc và từ người này đến người kia. Theo một thăm dò toàn quốc diễn ra kể từ năm 1974, nhiều người Mỹ hiện nay ít thân thiện với làng giềng hơn bao giờ hết, với tình nghĩa bà con hàng xóm ở mức thấp nhất tại các vùng ngoại ô.

Nhưng thăm dò nói trên cũng cho thấy rằng người độc thân đang nhảy khỏi khuynh hướng đó. Thí dụ, họ có vẻ năng nỗ hơn người lập gia đình để khuyến khích, giúp đỡ và xã giao với bạn bè và láng giềng của họ. Họ cũng thích thăm viếng, ủng hộ, khuyên lơn và gặp gỡ với anh chị em và cha mẹ của họ nhiều hơn.

Thực tế, những người sống một mình thường là cuộc sống của các thành phố và thị trấn nơi họ ở. Họ có khuynh hướng tham gia nhiều hơn vào các nhóm dân quyền và các sự kiện cộng đồng, ghi danh nhiều hơn vào các lớp học nghệ thuật và âm nhạc, và đi ăn tối bên ngoài thường hơn những người sống với những người khác. Người độc thân, bất luận họ sống một mình hay với người khác, cũng tình nguyện nhiều hơn cho các tổ chức phục vụ xã hội, các nhóm giáo dục, các bệnh viện và các tổ chức cống hiến cho nghệ thuật nhiều hơn những người đã kết hôn.

 Ngược lại, khi các cặp vợ chồng dọn vào hay kết hôn, thì họ có khuynh hướng trở thành ốc đảo hơn, dù họ không có con cái.

 

Vui hay buồn

 

Không may, cuộc sống độc thân tiếp tục bị kỳ thị, với những người độc thân thường được cho là ít an toàn và tự cho mình là trung tâm hơn so với những người đã kết hôn. Họ được cho là chết sớm hơn, cô đơn và buồn bã.

Tuy nhiên, các nghiên cứu về những người sống một mình thường cho thấy rằng hầu hết họ đều sống tốt; họ không cảm thấy cô độc, họ cũng không buồn rầu và cô đơn.

Các phúc trình về cái chết sớm của những người độc thân cũng đã được phóng đại lên rất nhiều, khi cho rằng hôn nhân biến những người độc thân đau khổ, bệnh hoạn thành người phối ngẫu hạnh phúc và khỏe mạnh.

Trong một ý nghĩa nào đó, người độc thân là những người đang sống đặc biệt hạnh phúc, theo Bella DePaulo cho biết.

Thí dụ, những người có mối quan hệ đa dạng hơn có khuynh hướng thỏa mãn hơn với cuộc sống của họ. Ngược lại, sự tẻ nhạt của các cặp vợ chồng chuyển đến sống chung hoặc kết hôn có thể khiến họ dễ bị tổn thương về sức khỏe tinh thần.

Các nghiên cứu đã cho thấy rằng những người sống độc thân phát triển sự tự tin hơn về quan điểm của chính họ và trải qua sự tăng trưởng và phát triển cá nhân nhiều hơn so với những người kết hôn. Chẳng hạn, họ coi trọng công việc có ý nghĩa hơn những người đã kết hôn. Họ cũng có thể có nhiều cơ hội hơn để hưởng thụ sự tĩnh mịch mà nhiều người trong số họ thưởng thức.

Thỉnh thoảng, bạn sẽ thấy các thay đổi của những sắp xếp truyền thống của thế kỷ 21, như các gia đình nhiều thế hệ cho phép sự riêng tư và độc lập cũng như tương quan liên hệ xã hội. Những người khác - và không chỉ là những người rất trẻ - đang sống với bạn bè hoặc các gia đình khác của họ chọn.

Những phụ nữ độc thân thực sự muốn điều gì khi họ chọn đời sống một mình?

 

Phụ nữ độc thân muốn gì?

 

Trong bài viết “What Single Women Really Want,” đăng trên trang mạng www.psychologytoday.com Tiến Sĩ Bella DePaulo, đang sống độc thân, cho biết các ưu tiên hàng đầu của phụ nữ độc thân theo thăm dò 1,200 người mà các công ty Hill Holiday’s Origin và Match Media Group đã thực hiện như sau.

Ưu tiên số một của phụ nữ độc thân là sống cho chính họ. Gần một nửa (44%) những người trả lời thăm dò nói rằng đó là vấn đề ưu tiên nhất của họ.

Ưu tiên kế tiếp của các phụ nữ độc thân là tạo dựng sự nghiệp. Khoảng 1/3 phụ nữ độc thân (34%) nói rằng sự nghiệp là ưu tiên hơn mọi thứ khác.

Ưu tiên thứ ba của phụ nữ độc thân là an toàn tài chánh. Hơn ¼ (27%) người trả lời thăm dò nói rằng an toàn tài chánh là quan trọng nhất đối với họ.

Cũng trong bài viết của Bella DePaulo, thì yêu đương kết hôn là ưu tiên đứng hàng thứ 4 sau ba ưu tiên đầu nói trên.

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tôi viết những cảm nhận ở đây căn cứ vào những trích đoạn đã phổ biến, không đặt nó vào bối cảnh toàn diện của cuốn tiểu thuyết “Đường Về Thủy Phủ”, vì cuốn sách chưa ra đời, nhưng cũng có được cái nhìn về thủ pháp bố cục truyện và văn phong của nhà văn Trịnh Y Thư...
Có cách nào để tìm hòa bình cho vùng Trung Đông? Hãy hình dung về một phép thần nào đó, làm cho quân Israel và quân Hamas buông súng, cùng bước tới bắt tay nhau bùi ngùi, nước mắt ràn rụa, cùng nói rằng tất cả chúng ta hãy sống như một trẻ em mới sinh ra, rằng hãy quên hết tất cả những ngày đau đớn cũ, và cùng trải bản đồ ra vẽ lại, sao cho các thế hệ tương lai không bao giờ nghĩ tới chuyện cầm súng giết nhau nữa. Hình như là bất khả. Đúng là có vẻ bất khả, để có thể sống như một trẻ em mới sinh ra đời. Chỉ trừ, vài thiền sư và nhà thơ. Tôi có một giấc mơ. Vua Trần Nhân Tông bay từ đỉnh núi Yên Tử tới vùng Gaza, ngay nơi cửa khẩu đang mịt mù khói súng. Bên ngoài cửa khẩu là hàng ngàn xe tăng Israel đang chờ tiến vào, bên trong là nhiều đường hầm và hố chiến hào nơi chiến binh Hamas thò mắt nhìn ra để chờ trận chiến cuối đời của họ. Ngay nơi cửa khẩu là một giáo sĩ Đạo Do Thái ngồi đối diện, nói chuyện với một giáo sĩ Đạo Hồi, trước khi họ có thể nhìn thấy đồng bào của họ xông vào nhau.
Tiểu thuyết gia, thi sĩ và kịch tác gia người Na Uy Jon Fosse – người ngày càng thấy số lượng độc giả trong thế giới nói tiếng Anh càng tăng vì những cuốn tiểu thuyết viết về những đề tài tuổi già, cái chết, tình yêu và nghệ thuật – đã được trao Giải Nobel Văn Chương hôm Thứ Năm, 5 tháng 10 năm 2023, “vì những vở kịch và văn xuôi đầy sáng tạo giúp tiếng nói cho những điều không thể nói,” theo bản tin của báo The New York Times cho biết hôm 5 tháng 10 năm 2023. Điều này đã làm cho Fosse trở thành người đầu tiên lãnh giải thưởng Nobel Văn Chương viết bằng tiếng Nynorsk. Ông là người Na Uy thứ tư đoạt giải này và là người đầu tiên kể từ Sigrid Undset trúng giải vào năm 1928. Là tác giả đã xuất bản khoảng 40 vở kịch, cũng như tiểu thuyết, thơ, tiểu luận, sách thiếu nhi và nhiều tác phẩm được dịch sang nhiều thứ tiếng, Fosse đã từ lâu được quý trọng vì ngôn ngữ bao dung, siêu việt và thử nghiệm chính thức của ông.
Kỷ vật, không trừu tượng, là một thứ gì bằng vật chất ghi lại, cưu mang, hoặc ẩn tượng một kỷ niệm nào đó. Loại kỷ niệm có động lực gợi lại những vui buồn, thương tiếc, nhớ nhung; có khả năng làm nhếch một nụ cười hoặc làm mờ khóe mắt. Có những kỷ vật dù đã mất nhưng không quên. Mỗi đời người càng sống lâu, càng có nhiều kỷ vật. Điều này cất vào kho tàng quá khứ, có hay không, nhiều hạnh phúc đã qua mà mùi hương không bao giờ xao lãng.
Có một tương đồng giữa Tổng Thống Hoa Kỳ Joe Biden và Tổng Bí Thư CSVN Nguyễn Phú Trọng. Đó là đôi khi họ làm thơ. Nhưng dị biệt lớn giữa hai nhà thơ tài tử này chính là chủ đề, là nguồn cảm hứng để làm thơ. Nguyễn Phú Trọng làm thơ ca ngợi ông Hồ Chí Minh và những chủ đề tương tự, thí dụ, một lần ông Trọng làm ca ngợi khách sạn Mường Thanh Grand Phương Đông. Nhưng Tổng Thống Biden chỉ làm thơ tình, và chỉ tặng vợ thôi. Chúng ta không nói rằng thơ hay, hay dở, chỉ muốn nói rằng trong tâm hồn của Biden là hình ảnh thướt tha của Đệ nhất phu nhân Jill Biden. Và trong tâm hồn của ông Trọng là những khối xi măng có hình Lăng Ông Hồ, và rồi hình khách sạn Mường Thanh. Không hề gì. Thơ vẫn là thơ (giả định như thế). Bây giờ thì hai nhà thơ Joe Biden và Nguyễn Phú Trọng đã gặp nhau.
Truyện Thạch Sanh Lý Thông lưu truyền trong dân gian dưới hình thức chuyện kể truyền miệng chắc có đã lâu, phải hiện hữu trước khi ông Dương Minh Đức đưa bản văn sáng tác của mình sang bên Quảng Đông khắc ván ‒ cũng như đã từng đưa vài chục tác phẩm khác của nhóm, nhờ đó miền Nam Kỳ Lục tỉnh có được một số tác phẩm Nôm đáng kể mà người nghiên cứu Nôm thường gọi là Nôm Phật Trấn...
Sau tháng Tư năm 1975, tất cả những tác phẩm truyện ngắn truyện dài của các tác giả Việt Nam Cộng Hòa [1954-1975] đều bị chế độ mới, Xã hội chủ nghĩa cấm in ấn, phổ biến, lưu trữ. Tên tuổi tác giả, tác phẩm được công bố rõ ràng. Việc tưởng xong, là quá khứ. Bỗng dưng 32 năm sau năm, 2007, từ Hà Nội một nhà văn có chức quyền, có Đảng tịch, ông Phạm Xuân Nguyên, vận động, hô hào sẽ in lại một số tác phẩm Miền Nam, đang bị cấm. Trước tiên là 4 [bốn] tập truyện ngắn của Dương Nghiễm Mậu. Đó là các tác phẩm Đôi mắt trên trời, Cũng đành, Tiếng sáo người em út và Nhan sắc. Khi sách được phát hành có ngay phản ứng. Rất nhiều bài báo lần lượt xuất hiện liên tiếp trên các báo tại Sàigòn “đánh/ đập” ra trò. Hóa ra, những người vận động in lại sách là các cán bộ văn hóa từ Hà Nội. Hung hăng đánh phá là những cây bút… Sàigòn. Trong đó có Vũ Hạnh, một cán bộ nằm vùng, người trước kia bị chế độ Miền Nam bắt giam tù, Dương Nghiễm Mậu là một trong số các nhà văn, ký đơn xin ân xá cho Vũ Hạnh.
Kể lạ, ở “nước non mình”, bút hiệu của các nhà sáng tác qua nhiều lãnh vực văn chương, thi ca, âm nhạc, hội họa, nghiên cứu phê bình, truyền hình, báo chí, diễn viên, có bút hiệu/danh, là Sơn [không kể Sơn ở đầu như Sơn Nam, Sơn Tùng, Sơn Vương…] là đông vô số kể. Thiếu Sơn, Triều Sơn, Trúc Sơn, Phạm văn Sơn, Trịnh Công Sơn, Mai Sơn, Phong Sơn, Vân Sơn, Trần văn Sơn, Linh Sơn, Trần Áng Sơn, Từ Sơn, Vinh Sơn, Tiến Sơn, Cao Sơn, Ngô văn Sơn, Lê Thái Sơn, Nguyễn Lê La Sơn, Lê Tây Sơn. Chu Sơn, Tùng Sơn, Hoài Sơn, Đào Bá Sơn…Trong đó hai ông Sơn thi sĩ là….đáng yêu nhất. Nguyễn Đức Sơn và Nguyễn Bắc Sơn. Đáng yêu, vì hai ông này đều có tài, đều có cái lạ trong thơ, lẫn ngất ngư, ngất ngưỡng, ngất ngây trong đời sống.
Bài phỏng vấn dưới đây do Christian Salmon thực hiện, đăng trên quý san văn học The Paris Review năm 1983 và sau đó xuất hiện trong tập văn luận “Milan Kundera Nghệ thuật tiểu thuyết” xuất bản năm 1986...
Tiểu thuyết, theo Kundera, thể hiện trong mình “tinh thần của phức tạp”, “hiền minh của hoài nghi”, nó không đi tìm các câu trả lời mà đặt ra các câu hỏi, nó nghiên cứu “không phải hiện thực mà hiện sinh”, nghiên cứu chính ngay bản chất sự tồn tại của con người...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.