Hôm nay,  

Dân Mỹ Đọc Sách Nhiều Hơn Xem Xi-nê

2/28/202000:00:00(View: 6158)

books


Theo thống kê mới nhất của viện thống kê Gallup thì ngày nay dân Mỹ ra thư viện tìm sách đọc nhiều hơn đi xem xi-nê. Năm 2019, theo báo cáo của viện, cứ hai người đi thư viện thì chỉ có một người đi xem xi-nê. Một tỉ số chênh lệch đáng chú ý!
Có trên 1,000 người lớn được hỏi trong cuộc thăm dò hồi tháng 12 năm 2019 vừa qua. Kết quả, một người ra thư viện trung bình 10.5 lần trong năm, và chỉ đi xem xi-nê 5.3 lần. Ngoài ra, họ cho biết thêm, trung bình một năm một công dân Mỹ đi xem các cuộc tranh tài thể thao 4.7 lần, xem kịch hay sô ca nhạc 3.8 lần, thăm viếng tham quan các công viên quốc gia hay lịch sử 3.7 lần.
Địa điểm ít thu hút nhất là thảo cầm viên, chỉ một lần trung bình mỗi năm, còn đi chơi các tụ điểm giải trí lành mạnh như Disneyland thì hơn một chút xíu, 1.5 lần. Thống kê tiết lộ thành phần thanh thiếu niên (tuổi từ 18 đến 29), phụ nữ và gia đình với thu nhập thấp là những người hay vào thư viện nhất.
Lý do dễ hiểu, thư viện là nơi lưu trữ sách báo, phim ảnh, đĩa nhạc, gần như tất cả đều miễn phí cho công chúng. Thư viện còn có Wi-Fi, có máy vi tính có thể lên Internet, có máy in, để sinh viên học sinh học bài, làm bài, tìm việc, v.v… Nhiều thư viện còn tổ chức những lớp học, cho người lớn cũng như trẻ em, dạy sử dụng máy vi tính, sinh ngữ, thậm chí yoga thiền quán.


library 2


Ngược lại, đi xi-nê bạn phải bỏ ra trung bình 9.16 đô-la một vé (đây là giá trung bình trên toàn quốc). Nếu bạn muốn ngồi ghế da êm ái có thể ngả ra nằm dài xem thì phải trả ít nhất 20 đô-la. Đấy là chưa kể tiền mua bắp rang và nước ngọt, cũng cao lắm, trung bình từ 15 đến 20 đô-la.
Một buổi tối xi-nê tốn chừng 100 đô-la cho một gia đình bốn người! Một số tiền không nhỏ đối với một gia đình thu nhập thấp.
Còn đi xem tranh tài thể thao, bóng đá thì sao? Vé xem bóng chày trung bình là 32.99 đô-la. Nếu bạn là fan của các đội bóng danh tiếng như Chicago Cubs, New York Yankees hay Los Angeles Dodgers… thì bạn phải móc túi trên 100 đô-la trả tiền vào cửa. Vé Super Bowl hôm tháng Hai vừa rồi thì bất thường lắm, chẳng hề có giá cố định, chỉ biết là có người phải trả 9,000 đô-la một vé! Chắc chắn không có vé nào dưới 1,000.
Các buổi trình diễn âm nhạc, đại nhạc kịch, kịch nói… cũng chẳng rẻ chút nào. Vé vào cửa một sô Broadway trung bình là 123.87 đô-la. Hai người đi nghe Joshua Bell đàn cầm tấu khúc số 1 của Paganini tuần rồi tại Segerstrom Concert Hall đi đứt 150 đô-la, ghế ngồi hạng bét.
Toàn thể dân Mỹ hiện nay đang mắc nợ 156 tỉ đô, những món nợ cá nhân, gọi là personal loans, các cựu sinh viên đã hoặc chưa tốt nghiệp thì nợ tổng cộng 1.5 ngàn tỉ đô! (Yes, that’s 1.5 trillion dollars.)
Thảo nào các thư viện lại đông người vào đến thế.

Reader's Comment
3/12/202013:04:18
Guest
Ở đây hơn 30 năm qua bắc Indiana mùa đông rất lạnh nhưng tôi cũng thích đi thư viện, gần nhà 5 phút. Lúc rảnh tôi hay nghỉ 'thôi đi thư viện chơi' nó cũng như là cái nhà thứ hai, tôi vui trong lòng lắm khi đặt chân đến cửa. Nó có 3 tầng và 50 nhân viên. Nó có đủ chuyện cho mình làm, computer, games, tranh ảnh, phim Đại Hàn, Tàu, âm nhạc, đủ loại sách để đọc giải trí hoặc nghiên cứu, họ có phòng để mình có thể hội họp đến cả 100 người, các bạn cũng có thể mượn sách bấc cứ tiểu bang nào, tất cả đều được miển phí. Tôi thích âm nhạc lồng trong phim trẻ con,
nên đôi khi đi sắp hàng với con nít để xem phim, được uống ly nước chanh và bịch bắp rang dòn, nóng hổi Free. Trung bình đi thư viện 2 tuần/1lần, như thế tôi đã đi thư viện gần 1,000 lần. Có dịp tôi bưng vào 1 chậu kiểng, bình bông, đến nay có đủ cây để làm thành 1 vườn nhỏ. Lát đát đó đây cuối góc kệ sách cũng có cây kiểng của tôi. Mùa
hè tôi vào 2,3 lần/1 tuần, có khi chỉ tạt vào 1 lát, đi 1 vòng và đặt ngón trỏ vào chậu đất thăm chừng coi còn ẩm hoặc gặp ai đó để tán gẩu nắng mưa vài phút rồi ra về mà trong lòng vui cả ngày, hạnh phúc tôi chỉ đơn giản như thế. Thỉnh thoảng thấy ai đó, nhất là mấy ông, bà cao niên ngồi bên cạnh cây kiểng hay trong vườn bông, tay cầm quyển sách, im lìm để thưởng thức cảnh bình an như nơi thư giản hay mơ màng nghỉ chuyện gì đó làm tôi vui sướng vì công mình cũng đáng để ai đó có được giây lát êm đềm. Cách đây vài năm họ cắt băng ăn mừng, có 1 tiệc nhỏ, mời cả chục mạnh thường quân đến vì có sự canh tân bên trong, sau 5,6 tháng đóng cửa chánh để làm lại mới, họ có cho 1 ký giả người Mể đến phỏng vấn tôi vài phút để cám ơn tôi vì đã đóng góp vào sự trang hoàng và được viết bằng 2 thứ tiếng trên tạp chí của thư viện.
Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
... Nếu thế thì mỗi bài thơ là một sự cách tân, mỗi thi sĩ là một người làm mới sự vật. Có những điều chỉ ngôn ngữ thi ca mới nói được, chỉ thi ca mới có cái “thần” giúp chúng ta thấu thị tận đáy sâu của bản ngã. Người làm thơ là người nắm trong tay quyền năng “soi sáng” sự vật, quyền năng cho sự vật một đời sống mới, quyền năng “đi vào linh hồn của sự vật[1],” và không ai có thể tước đoạt quyền năng đó từ tay hắn...
Ngày nay nhân loại có quá nhiều thú vui không kể xiết. Người ta tìm kiếm, ngụp lặn trong thú vui và cho đó là hạnh phúc. Nhưng này bạn ơi, Thú vui không phải là hạnh phúc, Mà nhiều khi nó là nguồn gốc của khổ đau. Niềm vui lớn nhất của nhân loại ngày hôm nay.
Cuộc Thi Viết Văn Ứng Dụng Phật Pháp 2022 là một sự kiện hy hữu. Đây là giải thi viết đầu tiên ở hải ngoại để mời gọi viết bài hoằng pháp. Cũng là những hy sinh rất lớn của Ni Sư Thích Nữ Giới Hương, Trưởng Ban Tổ Chức Cuộc Thi, một công trình rất nặng nhọc và rất tốn nhiều thì giờ. Điểm hy hữu là: Chùa Hương Sen được thành lập ở thị trấn Perris, California, từ tháng 4/2010, vậy mà 12 năm qua chưa xây xong chánh điện vì nhiều lý do, bây giờ đã tổ chức được một cuộc thi viết văn gây nhiều tiếng vang toàn cầu. Ngay cả khi chánh điện bằng gạch cát xi măng chưa xây xong, một chánh điện bằng chữ đã hình thành trong tâm của nhiều ngàn người quan sát Cuộc thi này trong hội trường và trên livestream. Không chỉ như thế, hy hữu là rất nhiều bài viết gửi về dự thi đều hay tuyệt vời, nêu lên được những trải nghiệm gian nan và hạnh phúc của người con Phật.
Tôi biết BS. Phạm Gia Cổn lúc tôi vừa tập tễnh bước vào đời lính, nhận trách nhiệm làm y sĩ trưởng cho Tiểu Đoàn 1 Nhảy Dù, cùng một tiểu đoàn mà BS. Cổn vốn là y sĩ tiền nhiệm 2 năm trước. Tôi lội bộ theo TĐ, Anh làm chỉ huy trưởng Bệnh Viện Dã Chiến Đỗ Vinh tại căn cứ Non Nước, Đà Nẵng. Thỉnh thoảng chúng tôi gặp nhau ở BV Dã Chiến khi tôi theo trực thăng chuyển thương binh. Tôi nhìn thấy anh cao lớn, rất phong độ, uy dũng, với 3 bông mai đen ở cổ áo hoa rừng và dấu hiệu 3 đấm tay của Đệ Tam Đẳng Huyền Đai Tae Kwon Do ở túi áo trước ngực bên trái. Nhìn vào Anh, tôi có cảm giác như một tảng đá mạnh bạo, có tinh chất võ biền mà mình có thể dựa lưng khi cần. Dù hình tướng có vẻ rất quân kỷ, nhưng thái độ anh lại hòa nhã, ăn nói nhẹ nhàng, cởi mở nhưng trực tính. Anh đã cho tôi sự tự tin và niềm vui trong tình huynh đệ. Về sau, tôi cũng biết tin anh được đề cử làm Y Sĩ Trưởng Lữ Đoàn 2 Nhảy Dù trong trận bảo vệ phòng truyến Phan Rang vào đầu tháng 4, 1975.
Hầu như mỗi cuối tuần, cô ấy và tôi đều đi đâu đó bằng tàu điện hoặc xe buýt. Ở Ukraine, có thể đi xa trong cuối tuần và trở về đúng thời hạn. Chỉ một lần chúng tôi về trễ, đi làm muộn hôm thứ hai. Đó là ngày chúng tôi đón xe đi nhờ từ Milove, vùng Luhansk, vào tháng Giêng. Đây là nơi cực điểm miền đông của đất nước. Đi đến bằng xe buýt, lúc quay về, chúng tôi cầm tay nhau đi bộ dọc con đường phủ đầy tuyết. Thuở đó chúng tôi say mê nhau. Những anh chàng ở nhà bốn cửa kiểu Liên Xô cho chúng tôi đi nhờ, không có vấn đề, ngoại trừ mỗi lần họ chỉ chở chúng tôi vài kilô mét, rồi thả xuống để rẽ vào làng của họ. Nhìn ánh sáng xanh ngát buổi hoàng hôn, chúng tôi rùng mình và cảm thấy hạnh phúc.
"Happening", ghi lại ca nạo phá thai bất hợp pháp mà bà đã trải qua, vào năm 1963 ở tuổi 23 và là nguồn cảm hứng cho bộ phim cùng tên của Audrey Diwan. Bộ phim đã được phát hành vào tháng 5 vừa qua, không lâu trước khi Tòa án tối cao pháp viện Hoa Kỳ kết thúc gần nửa thế kỷ Quyền bảo vệ sinh sản của liên bang bằng cách lật ngược Roe vs. Wade. Dù sau khi cải cách, Hàn Lâm Viên đã nỗ lực tuyên bố giải Nobel văn học đánh giá trên giá trị văn chương, nhưng câu hỏi vẫn được nêu ra: Giá trị văn chương và ảnh hưởng chính trị có biên giới ở đâu? Như trường hợp giải Nobel năm 2016, trao cho nhạc sĩ Bob Dyland. “Một nhạc sĩ kiêm nhà viết ca khúc, không phải tác giả. Mặc dù ông đã viết một hồi ký rất hay, một tập thơ dở và một bài diễn văn về The Eagles Woman.”* Việc này đưa đến nhiều dư luận phê phán, tạo ra tên gọi “kỷ nguyên hỗn loạn của giải Nobel.”
Trong quyển tiểu sử Gabriel García Márquez: A Life, Gerald Martin kể rằng García Márquez viết Trăm năm cô đơn chỉ trong vòng một năm, từ tháng 7 năm 1965 cho đến tháng 7 năm 1966, dù ông luôn nói rằng ông mất đến 18 tháng, hoặc có khi là 18 năm. “Trong một tia cảm hứng chớp nhoáng, ông đã nhận ra rằng thay vì viết một cuốn sách về thời thơ ấu của mình, ông nên viết một quyển sách về những kỷ niệm thời thơ ấu của mình. Thay vì một cuốn sách về hiện thực, nó nên là một cuốn sách về sự biểu thị của hiện thực […] Thay vì một cuốn sách về Aracataca và con người ở đó, nó sẽ là một quyển sách được thuật lại qua thế giới quan của họ.”….
Cuốn tiểu thuyết xoay quanh một cuộc giết người bí ẩn trên một hòn đảo Ottoman hư cấu nơi sinh sống của cả người Thổ Nhĩ Kỳ và người Hy Lạp, từ đó đưa ra các suy ngẫm về sức mạnh của các quốc gia hiện đại. Một số nhân vật quen thuộc của Pamuk: Abdulhamid II, một quốc vương đấu tranh để cứu đế chế Ottoman, có chung xu hướng chuyên quyền và Hồi giáo với tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, Recep Tayyip Erdogan. Một người khác hao giống người sáng lập đất nước, Kemal Ataturk. Đối với một cuốn tiểu thuyết lịch sử, "Nights of Plague" lại mang tính chất khá đương đại.
Annie Ernaux (tên khai sinh là Annie Duchesne; sinh ngày 1 tháng 9/1940) là một nhà văn và giáo sư văn học người Pháp. Ernaux lớn lên ở Yvetot ở Normandy. Xuất thân từ tầng lớp lao động, nhưng ba mẹ làm chủ một tiệm café-tạp hóa. Bà học ở Rouen và Bordeaux, dạy ở trường trung học và sau đó, trong 23 năm, làm việc cho một trường đại học đào tạo từ xa của Pháp, cned.
Khi mùa thu đến, những làn gió thu sẽ là nhân duyên đưa đẩy những chiếc lá, cả xanh lẫn vàng, rơi xuống cội, hoặc bay đi xa. Tâm không xao động. Vì đâu cũng là đất; đâu cũng là nơi chốn an ổn để trở về khi cuộc sống tương lai đã được chủ định sẽ như thế nào trong từng phút giây hiện tại.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.