Hôm nay,  

Đọc Sử Thi Người Tù: Hòn Đá Làm Ra Lửa

21/02/202000:00:00(Xem: 3445)
Tran Da Tu by CHOE
Trần Dạ Từ qua nét tranh sơn dầu của Chóe


Khi loài người phát minh ra lửa và sử dụng trong đời sống hàng ngày để nấu ăn, sưởi ấm và chống lại thú rừng cách nay hơn một triệu rưởi năm về trước là bước ngoặc lịch sử mở đầu cuộc cách mạng vô tiền khoáng hậu để nhân loại bước ra làm người, xây dựng nền văn minh và văn hóa ngày càng rực rỡ.

Nhưng đâu đó trong nhà tù cộng sản Việt Nam, nơi thế giới rừng rú hoang dã rợn người vào những năm cuối thế kỷ hai mươi, khi người tù sử dụng lửa từ hai hòn đá tạo ra để hun đúc ngọn lửa yêu thương, sức mạnh của nội tâm và ý chí sống mãnh liệt cũng là cuộc cách mạng thầm lặng, im lặng khác thường khiến cho chế độ với bản chất ồn ào, bạo động phải hoảng sợ.

 

“Anh ta đang bị sự im lặng vây hãm

Tội nghiệp anh ta. Anh ta hoảng

 

Bọn yên lặng ở đâu ra. Đông quá

Nó ra bằng quyển vở, ngòi bút, cục gôm

Bằng chéo khăn, tấm áo, manh quần

Bằng đôi đũa, quả trứng

Nó ra bằng đầu. Nó ra bằng bụng

Nó ra bằng mắt. Nó ra bằng tai

Bằng nén nhang, giọt lệ, nụ cười

Nó ra từ con người

Nó ra từ cuộc sống

Từ mặt đất. Từ bầu trời

Không ngớt. Không ngớt

Nó ra. Nó ra

 

Tội nghiệp anh ta

Yên lặng. Yên lặng.

Yêu lặng” (Trần Dạ Từ - Hòn Đá Làm Ra Lửa)

 

Lửa từ hai hòn đá tạo ra là thứ vũ khí tự vệ linh nghiệm mà nhà thơ Trần Dạ Từ đã hà hơi và thổi sức để tự luyện nội lực mỗi năm, mỗi tháng, mỗi tuần, mỗi ngày, mỗi giờ, mỗi phút và mỗi giây trong suốt mưới năm ngồi tù dưới chế độ cộng sản Việt Nam chỉ vì cái tội không bản án liên quan đến thứ im lặng đáng sợ mà chế độ bạo hành phải hoảng kinh, đó là làm thơ.

 

“Thơ ta đó sao

Không, chỉ là tiếng thét gọi đầu tiên

Những toa tầu bật sáng trong đêm

Những tàn lửa vùng vẫy” (Trần Dạ Từ - Tựa Nhỏ)

 

Làm thơ, với nhà thơ Trần Dạ Từ chính là nói lên lẽ phải bằng tấm lòng yêu thương:

 

“Việc chúng ta: làm thơ và yêu nhau

Ta đâu biết làm việc gì khác

 

Đâu sẽ vô đó. Chẳng có gì đáng ngại

Lẽ phải sẽ phải là lẽ phải

Khi được nói bằng tấm lòng thương yêu

Được nghe bằng đôi tai tin cậy” (Trần Dạ Từ - Hòn Đá Làm Ra Lửa)

 

Nhưng chế độ và nhà tù cộng sản không dùng tai để nghe lẽ phải mà dùng tai vách mặt rừng để theo dõi, để trấn áp và hành hạ tù nhân và dân lành. Một trong những phương thức hành hạ và kiểm soát tù nhân tàn bạo nhất đã trở thành “kinh điển,” “chính sách” của cộng sản là “cái đói.”

  

“Cái đói phát minh của thiên tài.

Nó là thứ gì vậy?

Tên nó, “Chính sách lương thực của Lenin”

Nó giản dị thôi:

Kinh nghiệm phản xạ có điều kiện

từ con chó của Pavlov

được tính toán, phối hợp lô gích cho con người

Sự co thắt dạ dày. Nước miếng. Tiếng kẻng

Cái đói thành vũ khí chuyên chế vô địch

Nó được tung, được hứng, được quảng cáo xôm tụ:

“Kiểm kê. Quản lý. Làm chủ”

 

Và nó vơ. Nó vét. Nó ban phát ơn huệ

Biến chén cơm, miếng bánh thành ma túy

Biến tiểng kẻng cho ăn thành lệnh của ma quỉ

Để khuất phục đồng loại” (Hòn Đá Làm Ra Lửa)

 

Cái đói ở trong tù cộng sản kinh khủng đến độ những tù nhân đã phải tự nghiễn ra cách nấu nướng và ăn bằng miệng cho đỡ đói, như nhà thơ Trần Dạ Từ mô tả đầy kịch tính mà đau đớn khôn cùng:

 

“Anh này trổ tài làm cơm cháy vàng rực

Anh kia đang lựa vịt chọn gà

Anh khác nữa, cân đo gia vị

Hợp lại thánh bữa ăn thịnh soạn

Tha hồ mời bạn tù đánh chén

 

Không nước, không lửa, không củi

Không nồi, không gạo, không cả muối

Càng khỏe. Cần gì. Anh em nấu bằng miệng

Thưởng thức. Nhai nuốt. Bằng nước miếng

Tiêu hóa bằng chính xương thịt mình

 

Nước miếng ứa. Rớt nhãi chẩy. Kẻng ăn gõ

Nó đang gõ. Nó còn tiếp tục gõ

Gõ không ngừng. Gõ đây. Gõ đó”(Hòn Đá Làm Ra Lửa)

 

Một phát minh khác của “thiên tài” cộng sản là cái kẻng gõ không chỉ có trong nhà tù mà còn có ở khắp nơi trong đất nước như nhà thơ Trần Dạ Từ đã mô tả một cách chi tiết và sống động nhưng nghe ra thì mỉa mai, cay đắng và bi đát làm sao:

 

“Nó là cái niềng bánh xe cũ phế thải

Có thể là mảnh đạn, là vỏ bom

Có nơi, như ở trại tù Z.30D,

nó là cái chuông đồng

Mang về từ ngôi chùa cổ nào đó bị cướp phá

 

Nó có dàn treo, có mái che

Sơn đỏ sơn xanh. Kẻ hầu người hạ

Nó lủng lẳng khắp nơi

Cổng tù. Cơ quan. Làng mạc. Thành phố

Nó được gõ. Bằng vồ. Bằng búa

 

Cẩn thận nghe em. Nó đang gõ

Nó gõ sáng. Gõ trưa. Gõ chiều

Rền rỉ những thể xác yếu đuối

Nó gõ tai bắt vểnh. Gõ mắt bắt nhắm

Gõ dạ dầy bắt cồn. Gõ gan ruột bắt cào

Gò khuỷu tay bắt tung hô

Gõ đầu gối bắt xì xụp

Gõ mồm miệng bắt hát, bắt hò

Bắt gào thét, nguyền rủa, đấu tố”(Hòn Đá Làm Ra Lửa)

 

Ở trong cái thế giới đó, trong hoàn cảnh oan nghiệt đó, nếu không có thứ vũ khí là Hòn Đá Làm Ra Lửa thì làm sao sống nổi. Chỉ có chết thôi.

 

“Cây sậy chân tay quều quào của chúng ta

Có thể hết bưng nổi cái sọ dừa cứng đầu

Vũ chết hôm kia. Hồ chết hôm qua

Nguyễn. Và Nguyễn. Và Nguyễn nữa sắp chết

Sẽ đến lượt Lưu. Đến lượt Doãn. Đến lượt Lê!”(Hòn Đá Làm Ra Lửa)

 

Theo ghi chú của nhà thơ Trần Dạ Từ, Vũ là Vũ Hoàng Chương; Hồ: Hồ Hữu Tường; Nguyễn. Và Nguyễn. Và Nguyễn nữa: Nguyễn Mạnh Côn, Nguyễn Hoạt, Nguyễn Sĩ Tế, Nguyễn Viết Khánh; Lưu: Mặc Thu Lưu Đức Sinh; Doãn: Doãn Quốc Sỹ; Lê: Lê Hạ Vĩnh, tức Trần Dạ Từ.

Nhờ có lửa từ hòn đá làm ra, nhà thơ Trần Dạ Từ vẫn còn sống, vẫn gan lì để sống. Không những thế, từ ngọn lửa trong tâm làm trí ông sáng rực lên để nhận ra lẽ biến dịch tuần hoàn của vũ trụ và con đường “bất tận của dòng suối sinh nở” hay sinh tử luân hồi, nói theo nhà Phật.

 

“Có thể không còn. Cũng chẳng mất đi đâu

Dòng chảy nào không hao hụt, bốc hơi

Có thể chúng ta vẫn quanh quất đâu đó

Như bọt nước tung tóe reo vui

Nơi này. Nơi kia

Trong bước đi bất tận của dòng suối sinh nở”(Hòn Đá Làm Ra Lửa)

 

Điều lạ là, trong câu thơ bình dị của nhà thơ Trần Dạ Từ ở trên, “Cũng chẳng mất đi đâu” lại nói lên trọn vẹn ý nghĩa siêu việt của Bát Nhã Tánh Không “bất tăng bất giảm.” Vì các pháp như bọt nước, vốn không có tự ngã, không có tự thể nên chúng không đến, không đi, không tăng, không giảm.

Khi nghĩ đến điều kỳ diệu này, nhà thơ Trần Dạ Từ đã tự tại mỉm cười:

 

“Và tôi mỉm cười

Thư thái hình ảnh em bước tới”(Hòn Đá Làm Ra Lửa)

 

Dường như trên thế giới này chưa có bài thơ nào được một thi sĩ viết trong tù dài như bài thơ Hòn Đá Làm Ra Lửa của nhà thơ Trần Dạ Từ, với gần bảy trăm câu, được in trong tuyển tập Thơ Trần Dạ Từ, do Việt Báo Foundation xuất bản vào tháng 11 năm 2018 tại California, Hoa Kỳ.

Theo nhà thơ Trần Dạ Từ cho biết, bài thơ này được ông làm trong những năm ông bị chính quyền CSVN bắt bỏ tù tại các trại tù Gia Trung năm 1979 đến trại tù Hàm Tân năm 1987, nghĩa là trải dài 8 năm tù. Điều đặc biệt của bài thơ này là vì ở tù CS nên nhà thơ Trần Dạ Từ không thể viết ra mà phải nhớ thuộc lòng trong đầu, cho đến khi ông và gia đình được chính phủ Thụy Điển can thiệp để CSVN trả tự do và cho đi định cư tại Thụy Điển thì bài thơ mới được ông viết ra thành chữ vào tháng 11 năm 1988 tại Thụy Điển. Bài thơ được đăng toàn phần lần đầu tại Hoa Kỳ vào tháng 4 năm 1989 trong Tạp Chí Văn do nhà văn Mai Thảo chủ biên. Bài thơ cũng đã được dịch sang tiếng Anh vào năm 1990 bởi Giáo Sư Cuong T. Nguyen, tại Đại Học George Mason University. Vào ngày 28 tháng 1 năm 1992, bài thơ này đã được nhà văn James Webb, Cựu Thượng Nghị Sĩ, Bộ Trưởng Hải Quân, Thứ Trưởng Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ giời thiệu, và nữ tài tử Kiều Chinh, nhà báo Lê Đình Điểu và nhà thơ Trần Dạ Từ đọc tại Quốc Hội Hoa Kỳ ở Thủ Đô Washington.

Nhà thơ Trần Dạ Từ có lần kể rằng, mỗi ngày ông làm một số câu thơ và đã học thuộc lòng cả câu cũ lẫn câu mới. Cứ thế ông đọc thuộc lòng mỗi ngày tất cả những câu thơ này và vì vậy mới có thể nhớ và giữ được nguyên bài cho đến khi viết ra thành chữ.

Bài thơ Hòn Đá Làm Ra Lửa là một sử thi, một bản trường ca bi tráng của người tù Việt Nam, kể về thân phận đau thương, cuộc sống khổ lụy cùng cực, những cách đối xử tàn bạo và bất nhân trong nhà tù cộng sản, về nhân cách cao thượng và sự chịu đựng phi thường của tù nhân, về lòng nhân hậu và tình yêu thương như tia lửa không ngụm tắt của người tù cho dù sống trong hoàn cảnh nghiệt ngã và bế tắc nhất của cuộc đời, của thời đại.

 

“Không thứ cờ quạt nào vấy nhơ nổi bầu trời

Không thứ chủ nghĩa nào bôi bẩn được trí nhớ” (Hòn Đá Làm Ra Lửa)

 

Bởi vậy, dù đang bị giam trong tù ngục tối tăm của cộng sản, nhà thơ Trần Dạ Từ vẫn không đánh mất niềm tin vào tình yêu và đạo đức vô hình trên thế gian:

 

“Vẫn chẳng hề hấn gì

Nụ hoa tình yêu và đạo đức vô hình

Nở mãi trong vười ta

Ý nghĩ, sự ăn ở tốt lành, dù không ai biết đến

Vẫn lặng lẽ tỏa hương trong không gian

Làm đẹp bầu trời và mặt đất.”(Hòn Đá Làm Ra Lửa)

 

Xin cảm ơn nhà thơ, trong hoàn cảnh gông cùm, như bất cứ lúc nào, vẫn ung dung trấn an chúng ta: “Chẳng hề hấn gì. Chẳng hề hấn gì.”




Huỳnh Kim Quang

(Gia đình Việt Báo kính mừng anh Trần Dạ Từ 80 tuổi. Chúc nhà thơ của chúng ta nhiều sức khỏe, tâm vui thân an.)



 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nhắc đến GS Nguyễn Văn Sâm, người ta biết ông nhiều trong cương vị một nhà giáo, nhà nghiên cứu, nhà sưu tầm, dịch thuật, khảo cứu di sản Hán-Nôm và văn học Nam Bộ hơn là nhà văn, nhà thơ. Điều này không phải do sáng tác của ông chưa chín, mà có lẽ chính sự đóng góp quá lớn của ông ở mảng khảo cứu, dịch thuật Hán-Nôm đã làm che khuất những tác phẩm văn chương giá trị của ông...
Mấy tháng đầu năm 2023 này sao mà mưa bão liên miên... Làm như thiên nhiên muốn bù đắp cho tình trạng hạn hán kéo dài cả thập niên trước đây ở tiểu bang Cali. Dường như không hẳn thế mà xem ra còn ngược lại: Đợt biến động khí hậu này liên tiếp cũng đã và đang gây nên quá nhiều thiệt hại trên hầu hết các vùng của lãnh thổ Hoa Kỳ, đe dọa nặng nề đến môi trường sống của toàn thể dân cư nữa!
Mùa hè năm 1865, ngay sau khi bắt đầu viết Tội Ác và Hình Phạt (Crime and Punishment), đại văn hào vĩ đại nhất mọi thời đại lâm vào hoàn cảnh tệ đến không thể tệ hơn. Vừa góa vợ thì bị nằm liệt giường vì chứng động kinh, Fyodor Dostoyevsky (11/11/1821 – 9/2/1881) còn ‘rước thêm vạ vào thân.’ Sau khi anh trai qua đời, Dostoyevsky, vốn đã nợ nần chồng chất vì máu đỏ đen, đã tự đứng ra gánh món nợ của tòa soạn của anh trai. Chủ nợ nhanh chóng kéo đến gõ cửa nhà ông, đe dọa sẽ tống ông vào nhà tù của những con nợ. (Một thập niên trước, ông suýt chút nữa đã dính án tử hình vì đọc những cuốn sách bị cấm; thay vào đó ông bị kết án bốn năm khổ sai tại một trại lao động ở Siberia – cho nên viễn cảnh bị tù đày lần nữa khiến ông phát hoảng.)
Phải chăng ‘nhìn thấu tim đen’ là một lối nói hàm ý? Vì sao tim lại đen mà không đỏ? Vì trái tim tối tăm, tính toán, mưu đồ. Nhìn thấu tâm lý là nhìn trái tim cả đen lẫn đỏ, cả xấu lẫn tốt, cả buồn lẫn vui, cả thất vọng lẫn hy vọng. Những người giỏi nhìn ra tâm lý người khác, tâm lý đám đông thường trở thành những bậc cao nhân, hoặc ít nhất là thầy bói.“Giỏi nhìn ra tâm lý” là một cụm từ ngụ ý người có học thuật, có tập luyện, có kinh nghiệm nắm bắt những ý nghĩ âm thầm, những cảm giác tâm tư, và cá tính người đối diện. Học tâm lý mà không có khả năng thông tuệ thì chỉ từ chương, ít dùng được vào việc gì quan trọng, ngoài trừ lãnh lương làm cố vấn ở các trường học, các cơ sở nhân viên, hoặc các nhà tù. Muốn nhìn xuyên tâm lý phải bẩm sinh nhạy cảm, cảm nhận sắc bén, và tấm lòng tốt thường làm khả năng thông cảm, đồng cảm mạnh mẽ, dễ dàng nối kết với tâm tình người khác. Đến cấp bậc cao nhân thì khả năng “nhận thức sáng tạo” là lực chủ yếu để nhìn xuyên tâm hồn.
John Steinbeck sinh tại Salinas, California năm 1902 - một thành phố cách xa bờ biển Thái Bình Dương vài dặm, gần Thung Lũng Salinas màu mỡ và cách San Jose khỏang 70 dặm Anh. Nơi đây đã được dùng làm bối cảnh cho nhiều tiểu thuyết của ông...
Nói dối là một đặc tính trong thời đại hôm nay, đầu thế kỷ 21. Có ba loại người: Nói dối chuyên nghiệp vì có mục đích. Nói dối luôn miệng vì thói quen. Nói dối khi cảm thấy cần thiết hoặc sợ hãi. Nói không đúng sự thật nhưng tưởng mình nói thật, cũng là một cách dối. Nói thật và nói dối trên căn bản đối nghịch nhau, nhưng đôi khi, cả hai là một. Vì hầu như vô tình hay cố ý, ít ai thực sự nói thật. Chẳng phải thích thú khi nhìn rõ tim đen của người đang ba hoa cố thuyết phục mình một chuyện gì có lợi cho anh ta? Chẳng phải tức cười khi biết anh này muốn tán tỉnh, nhưng cố nói những lời nghiêm túc? Lào sao biết được? Hãy tập nhìn xuyên giả dối. Tìm người nói thật và đúng sự thật là chuyện hiếm hoi, trước hết, vì ngày nay, sự thật lớn là gì, không ai biết. Còn sự thật nhỏ, chỉ thật một cách tương đối, mỗi người tin khác nhau.
Đây chỉ là cách nói nhẹ đi, thay cho lối nói có thể bị coi là sỗ sàng, làm khó chịu, xúc phạm. Tôi chỉ muốn nói từ CHẾT...
Sau khi nhổ răng, tôi xin anh nha sĩ trẻ mấy cái răng chết, khá thê thảm, để mang về. Lần trước cũng vậy. Anh tỏ vẻ thông cảm. “Bác giữ làm kỷ niệm?” “Vâng. Chúng nó theo tôi bảy mươi mấy năm rồi. Chiến đấu giỏi lắm. Giữ xác lại để nhớ.” Đúng. Răng kề cận người hơn tình nhân. Ở với người trung thành hơn vợ. Nói cắn là cắn, nói nhai là nhai, nói nhe là nhe, nói ngậm là ngậm. Tuyệt nhiên vâng lời, không cãi cọ gì. Chỉ có già đi, lỏng chân, rồi vĩnh biệt.
Gần đây cô cũng hay nghĩ về người chồng xấu số. Đúng ra cô thấy anh trong những giấc mơ. Cô thấy anh và cô đi dạo tại những nơi chốn thơ mộng của vùng đất cố đô nơi cô sinh ra và lớn lên. Những giấc mơ lạ, bởi cô gặp anh và kết hôn với anh khi cô đã vào Nam. Anh là người miền Nam và không hề ra thăm miền đất đó bao giờ. Nhưng trong giấc mơ cô thấy cô và anh thật rõ, khi thì ngồi bên nhau trong ngôi nhà cổ của ba mạ cô ở khu Gia Hội, khi thì thơ thẩn bên bờ sông Hương gần ngôi trường Trung học thân yêu của cô, khi thì đứng dưới bóng mát ngôi nhà thờ uy nghiêm sừng sững trên một ngọn đồi.
Trong buổi tiếp kiến ban biên tập nguyệt san “Phụ nữ Giáo hội Thế giới” của báo Quan sát viên Roma của Toà Thánh, trong tuần qua, dịp kỷ niệm 10 năm thành lập, Đức Thánh Cha khích lệ mọi người và nói: “Phụ nữ có khả năng nói ba ngôn ngữ: lý trí, trái tim và đôi tay”. Có phải Đức Thánh Cha muốn nói: Đối với phụ nữ ba điều này là một: Một người phụ nữ thông minh họ có thể dùng đầu óc mình để thành đạt trong học vấn, trong nghề nghiệp nhưng đồng thời với trí óc thông minh, trái tim mẫn cảm, họ cũng dùng thêm đôi tay của mình để tạo ra những sản phẩm đẹp đẽ và đầy trí tuệ, đầy tình yêu.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.