Hôm nay,  

St. Valentine’s Day, đọc lại một lá thư của John Steinbeck

14/02/202009:50:00(Xem: 3844)

John Steinbeck and wife
John Steinbeck và vợ, 10 tháng 12, 1962


Văn hào John Steinbeck (1902-1968) là một nhà văn lớn của Mỹ quốc, tác giả nhiều cuốn tiểu thuyết kinh điển như Phía đông vườn địa đàng, Vườn nho nổi giận, Của chuột và người, v.v… Ông cũng là tác giả nhiều lá thư đặc sắc ông viết cho gia đình, bằng hữu, biên tập viên nhà xuất bản, và những nhân vật tăm tiếng trong cũng như ngoài văn giới, tổng cộng khoảng trên dưới 850 lá, được gom lại in trong bộ sách Steinbeck: A Life in Letters.


Nhân ngày Valentine, xin trích dịch dưới đây một lá thư ông viết cho cậu con trai tên Thom. Cậu Thom đang học nội trú biên thư về cho bố mẹ, thú nhận rằng cậu đang yêu say đắm một cô nữ sinh tên Susan học cùng trường. Nhận được thư, Steinbeck hồi âm ngay cho con trai với lời lẽ hết sức cảm động, đầy yêu thương thân ái, và rất minh đạt, khôn ngoan. Lá thư không có thời gian tính, cũng như tình yêu thật sự không bao giờ nhạt phai theo năm tháng… Tất cả những ai đã từng yêu, đang yêu hay sắp yêu, nên ghi khắc thật sâu vào tâm khảm lời lẽ trong lá thư của nhà văn.


New York, 10 tháng 11, 1958


Thom thân mến:


Bố mẹ mới nhận thư con sáng nay. Bố sẽ trả lời con từ cái nhìn của bố và dĩ nhiên mẹ sẽ cho con biết mẹ nghĩ gì.


Trước hết – con đang yêu – điều đó tốt thôi – yêu là cái gì tốt đẹp nhất xảy ra cho bất kỳ ai. Đừng để kẻ khác biến nó thành cái gì nhỏ bé, tầm thường.


Thứ hai, tình yêu cũng có nhiều loại. Có loại tình yêu ích kỷ, ác tâm, ái ngã, chỉ muốn sở hữu, sử dụng tình yêu để quan trọng hóa cái tôi của mình. Đấy là loại tình yêu xấu xí, chỉ khiến gây què quặt cho tha nhân. Loại tình yêu khác là tình yêu mà mình dốc ra tất cả những điều tốt lành trong lòng mình – sự tử tế, lòng quan tâm và tôn trọng người kia – không hẳn chỉ là sự tôn trọng có tính cách xã hội, mà là sự tôn trọng ở tầm mức to rộng hơn, tức là biết nhận ra người kia là duy nhất, biết phẩm cách của người kia là gì. Loại tình yêu thứ nhất chỉ khiến con trở nên bệnh hoạn, nhỏ bé và yếu hèn, nhưng loại tình yêu thứ hai có thể tiếp sức cho con trở nên mạnh mẽ, và lòng can đảm cùng những điều tốt lành khác, thậm chí sự minh đạt, những thứ con không bao giờ ngờ mình sở hữu, cũng sẽ hiện ra nơi con người con.


Con bảo đây không phải là tình yêu trẻ con. Nếu con cảm thấy nó sâu đậm như thế thì dĩ nhiên nó chẳng phải là tình yêu trẻ con rồi. Nhưng bố không thấy con nói gì về cảm xúc trong lòng con. Lòng con, con biết rõ hơn ai hết. Con phải làm gì, có lẽ đó mới chính là cái con muốn nhờ bố cho ý kiến giúp con – và bố có thể bảo con rằng, con hãy xem đó là một vinh dự, con hãy vui sướng, vui mừng vì có tình yêu. Chẳng có gì đẹp đẽ và tuyệt vời hơn tình yêu. Con hãy cố hết sức sống sao cho xứng đáng với nó.


Nếu con yêu người nào – bố có thể nói thế mà không sợ gây thiệt hại cho ai – thì con hãy ghi nhớ rằng có người có tính hay e thẹn, và đôi khi lời nói phải bù đắp tính hay e thẹn đó. Con gái có cách nhận biết hoặc cảm thấy cảm xúc của con, nhưng thông thường con gái cũng thích nghe con biểu lộ bằng lời nói. Và rất có thể đôi khi, vì lý này hay lý do nọ, cảm xúc con biểu lộ không được đáp trả – nhưng không có nghĩa là cảm xúc của con không tốt hay không giá trị.


Sau cùng, bố nhận biết cảm xúc của con bởi vì chính bố cũng có cảm xúc đó, và bố vui mừng vì con giống bố.


Bố mẹ sẽ rất vui nếu con đưa Susan về nhà chơi, bố mẹ sẽ vui vẻ tiếp đón. Mẹ con sẽ thu xếp mọi chuyện vì đó là sở trường của mẹ con và bố tin chắc mẹ con cũng sẽ vui như bố. Mẹ con cũng biết đôi điều về tình yêu và chắc sẽ giúp con còn nhiều hơn bố.


Đừng lo lắng con sẽ đánh mất nó. Cái gì đúng, sẽ xảy ra – Điều thiết yếu hàng đầu là đừng hấp tấp. Cái gì tốt lành nếu biết gìn giữ, sẽ không vuột ra khỏi tay mình biến mất đâu.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
LTS: Chiều Thơ Nhạc Ra Mắt Sách O Xưa | Nhã Ca đã được tổ chức vào chiều thứ Sáu, 10 tháng 2 cuối tuần qua. Gia đình Nhã Ca/Trần Dạ Từ và Việt Báo xin cảm ơn quý bạn hữu gần xa đã đến tham dự sinh hoạt cùng chúng tôi. Cũng xin cảm ơn các thân hữu, độc giả, khách tham dự đã gửi bài viết đến tòa soạn. Chúng tôi sẽ lần lượt đăng các bài quý vị gửi đến.
Nhã Ca làm thơ trước khi viết văn, chị làm thơ từ Huế và khi vào trong Nam chị mới bắt đầu viết văn cùng anh Trần Dạ Từ – cũng là một thi sĩ nổi tiếng với những bài “thơ Tình”. Không biết hai anh chị yêu thơ của nhau trước rồi mới yêu người hay yêu người rồi mới bật ra thơ. Nhưng phải nói là cả hai người làm thơ này đã là hai tác giả nổi tiếng về “thơ Tình” cho những người đang yêu nhau từ thời 1964 cho đến bây giờ. (Nếu người ta còn thích đọc “thơ Tình” như tôi.)
Phạm Duy từng là một anh bộ đội. Phạm Duy từng là một văn nghệ sĩ, một cán bộ văn hóa, phục vụ khắp các chiến trường những năm đầu cuộc Kháng chiến chống Pháp, từ 1945 đến 1951. Chỉ sau hai năm đầu toàn dân cùng một lòng chung nhau chống Pháp đã bắt đầu có sự phân rã, vì lý do ý thức hệ tư tưởng chính trị. Những thành phần Quốc gia hiểu ra họ cần một môi trường chống Pháp không cùng hàng ngũ với Mặt trận Việt Minh. Từ 1947, đã có phong trào dinh tê [rentrer, trở về]. Người Quốc gia cùng nhau rời bỏ hàng ngũ kháng chiến để trở về thành phố, những vùng có quân Pháp chiếm đóng. Năm 1948 đã hình thành Lực lượng Quốc gia Việt Nam, có chính phủ và quân đội riêng, nằm trong khối Liên Hiệp Pháp. Vua Bảo Đại đứng đầu.
Chúng tôi chào đời vào buổi không mấy vui. Cái vui chưa đúng là vui, không đáng nhớ. Cái buồn đi lố cái gọi là buồn, phải kèm thêm từ “thảm”. Trốn đi đâu cũng chẳng thể ra ngoái nỗi nhớ. Cuộc đời thì dài dặc, niềm vui biến đâu mất tiêu. Cứ nghe cha đêm khuya thở dài. Mẹ ru con toàn nỗi nhớ // Chiều chiều ra đứng ngõ sau / nhớ về quê mẹ ruột đau chín chiều // Nhớ ai không nhớ, nhớ người thất thế sa cơ // Chiều chiều én liệng truông mây / cảm thương chú Lía bị vây trong thành //
Chúng ta đều rõ là Âu, Mỹ đón Tết Dương Lịch mỗi năm vào ngày 01.01. Hằng năm, người Á Châu nói chung và người Việt Nam nói riêng đều đón Tết theo Âm Lịch. Như vậy người Á Chân có dịp mừng Năm Mới đến hai lần.
LTS: Trải dài suốt mấy thế hệ, từ thời kháng chiến chống Pháp, cuộc chiến hai mươi năm, và rồi tha hương, tên tuổi Phạm Duy luôn luôn gắn bó với tình tự dân tộc, là một huyền thoại trong khu làng âm nhạc, văn nghệ Việt Nam. Hiếm ai trong chúng ta không cảm thấy lòng dạt dào yêu quê Mẹ Việt Nam hơn khi nghe nhạc và ca từ của Ông. Cả một cuộc đời dài sáng tác, Ông đã để lại cho đời sau một gia sản tinh thần khổng lồ với “ngàn lời ca” mà có lẽ trước và sau Ông khó ai bì kịp. Đúng ngày này 10 năm trước, ngày 27 tháng 1 năm 2013, người nhạc sĩ nổi trôi cùng mệnh nước 93 năm đã kết thúc cuộc hành trình “trên đường về nơi cõi hết”. Nhân ngày giỗ Ông năm thứ 10, Việt Báo hân hạnh đăng tải dưới đây loạt bài của nhà văn Cung Tích Biền. Loạt bài gồm 4 phần, mỗi phần là cái nhìn ở mỗi chặng đường soi giọi bước chân của người nhạc sĩ.
mưa bụi lướt về trong mơ ướt sũng một thời trí nhớ thì thầm cổ tích như thơ bay vào trong con giấc ngủ mẹ ru con lời dịu dàng nguyện cho mưa về tốt lúa nguyện cho khắp cõi bình an nguyện người người xa nhà lửa
Sinh thời, Hemingway, tác giả của “Ngư ông và biển cả” vào bất cứ lúc nào cũng có nuôi chừng vài chục con mèo. Ngôi nhà của ông ở Key West, Florida, trở thành viện bảo tàng có khoảng 40 cho đến 50 con mèo sáu ngón (polydactyl cat). Tất cả đều được đặt tên của những nhân vật nổi tiếng. Đám mèo sáu ngón này là hậu duệ của con mèo Snow White do một vị thuyền trưởng tặng cho Hemingway.
... Nếu thế thì mỗi bài thơ là một sự cách tân, mỗi thi sĩ là một người làm mới sự vật. Có những điều chỉ ngôn ngữ thi ca mới nói được, chỉ thi ca mới có cái “thần” giúp chúng ta thấu thị tận đáy sâu của bản ngã. Người làm thơ là người nắm trong tay quyền năng “soi sáng” sự vật, quyền năng cho sự vật một đời sống mới, quyền năng “đi vào linh hồn của sự vật[1],” và không ai có thể tước đoạt quyền năng đó từ tay hắn...
Ngày nay nhân loại có quá nhiều thú vui không kể xiết. Người ta tìm kiếm, ngụp lặn trong thú vui và cho đó là hạnh phúc. Nhưng này bạn ơi, Thú vui không phải là hạnh phúc, Mà nhiều khi nó là nguồn gốc của khổ đau. Niềm vui lớn nhất của nhân loại ngày hôm nay.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.